www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm và Sự Phân Loại

A Tỳ Đàm, Bài 12.2   Ngày 10 tháng 7 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Ngày 10 tháng 07 năm 2004

Bài 12

Thuộc Tánh của Tâm (Cetasika)

Những điểm chính

·        Mỗi sát na tâm là một đơn vị với nhiều thành tố

·        Những từ vựng chung quanh chữ cetasika

·        Quan hệ của các thuộc tánh và tâm

12.1 A Tỳ Đàm giới thiệu nhiều khái niệm mới trong kho tàng tri thức của nhân loại. Thử h́nh dung một giảng đường tại một tu viện Phật giáo cách đây hơn hai ngàn năm, người ta cùng nhau thảo luận tâm là một tiến tŕnh kết cấu bởi nhiều sát na miên tục. Trong lúc quan niệm về một linh hồn trường cữu bất di bất dịch vốn ăn sâu vào tâm nảo của toàn bộ tư tưởng Veda. A Tỳ Đàm chẳng những chỉ giới thiệu về sự sanh diệt của tâm ư trong từng sát na mà c̣n mô tả rơ ràng thành phần kết cấu của từng sát na tâm. Đây cũng là một khái niệm xa lạ với phần đông. Nói một cách ngắn gọn th́ bất cứ sát na nào cũng gồm bốn thành tố: thọ, tưởng, hành, thức. Thức là tâm. Thọ, tưởng, hành là những thuộc tánh hay tâm sở (cetasika).

12.2 Trong văn học chữ Hán của Đạo Phật th́ từ 'cetasika' được dịch là tâm sở đối với tâm vương. Ngài Tịnh Sự dịch là Sở hữu tâm. Trong giáo án nầy dùng từ vựng 'thuộc tánh' của tâm. Đối với người mới học có thể ngộ nhận danh từ tâm sở là một thứ tâm khác. C̣n chữ 'sở hữu tâm' làm rơ nghĩa hơn nhưng khi nói là sở hữu biến hành hay sở hữu tợ tha th́ có vấn đề về mặt ngữ pháp. Hiểu một cách ngắn gọn th́ Cetasika là những thành tố của tâm.

12.3 Theo cách nói cổ điển th́ tâm và các thuộc tánh có những tương đồng là: đồng sanh, đồng diệt, đồng nương một căn và đồng biết một cảnh. Một tâm đơn thuần nhất th́ cũng có 7 thuộc tánh biến hành. Mặc dù trên phương diện giảng giải những thuộc dường như có hành trạng riêng biệt từng thứ một thí dụ như tín, niệm, tàm, úy ... nhưng trên thực tế th́ vai tṛ của chúng trong một sát na tâm tế nhị hơn nhiều và mang vai tṛ như một cơ phận chứ không phải chủ vị.

 

OOOOO

 



TT Trí Siêu giảng    

 

ooOoo

 



Minh Hạnh Thực Hiện