Ngày 10 tháng 7 năm
2004
Bài 12
Thuộc Tánh của Tâm (Cetasika)
Những điểm chính
Mỗi sát na tâm là một đơn vị với nhiều thành tố
· Những từ vựng chung quanh chữ cetasika
· Quan hệ của các thuộc tánh và tâm
ooOoo
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Chư Tăng, và kính chào quí Phật tử. Hôm nay thứ Bảy, chúng ta học môn A Ty` Đàm, bài 12 nói về thuộc tánh của tâm tức là tâm sở. Ngày hôm qua chúng ta gặp một vài trục trặc nên học không được suông sẻ, ngày hôm nay chúng ta hy vọng sẽ được học tốt đẹp. Trong bài học này chúng tôi sẽ tri`nh bày về y' nghĩa, và tầm quan trọng của tâm sở trong A Ty` Đàm đối với tâm thức. Sau đó chúng ta sẽ phân loại các tâm sở phối hợp như thế nào đối với các loại tâm, và cuối cùng thi` chúng ta sẽ có phần thảo luận, để chúng ta ti`m hiểu rơ hơn về các tâm sở có liên quan đến các chức năng của những pháp môn tu tập trong đời sống hàng ngày.
Ở đây thưa qúi vị, tâm pháp khi sanh khởi một sát na tâm không phải chỉ có một thành phần là thức uẩn, mà trong một sát na tâm đó nó gồm có cả 4 danh uẩn gọi là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
Thức uẩn chỉ cho 89 hoặc 121 tâm.
Thọ uẩn chỉ cho thọ tâm sở.
Tưởng uẩn là tưởng tâm sở.
Hành uẩn là 50 tâm sở co`n lại ngoài thọ tưởng.
Thi` ở đây tâm sở hay sở hữu tâm gọi là thuộc tánh của tâm, tức là những thành phần phụ thuộc hay là những chất liệu để tạo nên tâm thức, nó cùng với tâm thức đồng sanh, đồng diệt, đồng biết cảnh, đồng nương vật, đó là 4 cách đồng của tâm sở và tâm thức. Khi chúng ta nói đến điều này thi` chúng ta phải biết rằng mặc dù tâm thức có một vị trí riêng và 3 danh uẩn co`n lại là thọ, tưởng, hành, nó về một nhóm, nhưng có điều giữa tâm và tâm sở có sự liên quan mật thiết với nhau mà trong bộ Patthana là bộ vị trí nói về duyên hệ, trong đó đề cập đến tâm và tâm sở được xem như là câu sanh duyên (Sahàjàtapaccayo), hỗ tương duyên (An~n~man~n~apaccayo), tương ưng duyên (Sampayuttapaccayo).
Tại sao gọi là câu sanh duyên? Bởi vi` tâm và tâm sở nó trợ giúp nhau bằng cách hai bên đồng sanh một lượt trong một sát na tâm.
Tại sao gọi là hổ tương duyên? bởi vi` thọ uẩn, hành uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn, 4 danh uẩn này 2 trợ cho 2, 1 trợ cho 3, 3 trợ cho 1 và không thể nào tách rời ra trong một sát na tâm. Bốn uẩn đó hỗ trợ với nhau một cách tương quan như một chiếc ghế có 4 chân vậy, do đó chúng ta mới gọi hổ tương duyên.
Tại sao gọi là tương ưng duyên? Bởi vi` 4 danh uẩn này nó thuộc phần danh pháp nàmadhamma, cho nên ở đây nó hoà hợp với nhau, tương ưng với nhau giống như nước với sửa, hay nước với đường, có thể hoà tan với nhau được như thế nào thi`giữa danh và danh trong một sát na tâm, 4 danh uẩn này có sự hoà hợp với nhau, tương ưng với nhau, mới gọi tương ưng duyên. Thức uẩn tương ưng với thọ tưởng hành, thọ uẩn tương ưng với tưởng hành thức, tưởng uẩn tương ưng với thọ hành thức, hành uẩn tương ưng với thọ tưởng thức. Như vậy ở đây khi chúng ta nói đến 4 danh uẩn đồng sanh trong một sát na tâm, cũng có nghĩa vừa hổ tương vừa tương ưng, chúng ta phải hiểu như vậy.
Ở đây thưa quí vị, khi chúng ta nói đến sự phân loại, chúng ta nói đến sự phân loại của tâm sở, chúng ta phân ra làm 3 nhóm lớn. Một nhóm gọi là tâm sở tợ tha An~n~asamàna cetasika. Tại sao gọi tâm sở tợ tha? vi` nhóm tâm sở này gồm có 13 thứ, mà tánh chất của nó chưa phải thiện, chưa phải bất thiện, chưa phải vô ky'. Chỉ khi nào nó tương ưng với tâm thiện thi` mới mang tánh chất thiện, khi nào nhóm tâm sở tợ tha này tương ưng với tâm bất thiện thi` mang tánh bất thiện, mà hễ nhóm tâm sở tợ tha này tương ưng với tâm vô ky' như tâm tố hay tâm quả thi` lúc đó mới mang tánh chất vô ky'. Vô ky' tức là phi thiện, phi bất thiện.
Co`n nhóm thứ hai tức là nhóm tâm sở bất thiện, nhóm tâm sở bất thiện này tánh chất của nó xấu, tánh chất của nó chẳng lành, là những thành phần hay những yếu tố hành uẩn để tạo nên tâm bất thiện. Vi` đối với tâm hay thức, nếu không có các tâm sở bất thiện này phối hợp tương ưng, thi` những tâm đó không thành tâm bất thiện, vi` rằng những tâm sở bất thiện phối hợp tương ưng với tâm nào thi` tâm đó mới gọi tâm bất thiện, như 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si. Tám tâm tham có sở hữu tham làm gốc, 2 tâm sân có sở hữu sân làm gốc. Cần phải nhận thức được rằng chính những tâm sở bất thiện này tạo ra tâm bất thiện, do đó nó chỉ phối hợp nội trong 12 tâm bất thiện mà thôi, đó là điều chúng ta cần lưu y'.
Và ở đây chúng ta nói đến nhóm tâm sở thứ 3, nhóm tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn có tánh chất tốt đẹp. Cũng giống như đường để pha với nước lă thi` trở thành ly nước ngọt, cũng như nhóm tâm sở tịnh hảo này khi cùng với tâm sở tợ tha hợp với tâm, thi` nó tạo ra một tâm gọi là tâm tịnh hảo. Tâm tịnh hảo gồm có tâm thiện hay tâm tố của vị A La Hán, hoặc những tâm quả dục giới hữu nhân, như quả siêu thế hoặc quả đáo đại hoặc tâm đại quả chẳng hạn, như vậy chính do những tâm sở tịnh hảo này tạo nên những tâm đó.
Bây giờ chúng ta nhi`n 3 nhóm tâm sở này, chúng ta sẽ thấy có một sự phân biệt một cách rơ ràng, là hễ đề cập đến tâm sở tợ tha, thi` chúng ta biết rằng nhóm tâm sở tợ tha này là những nguyên liệu, giống như những nguyên liệu để tạo nên một ly nước, hay tạo nên một thứ thực phẩm, như thứ thực phẩm đó cần phải có gia vị,và gia vị đó có thể là cay chua, hoặc có thể là ngọt bùi. Hễ thực phẩm nào được chế tạo từ những nguyên liệu người ta bỏ thêm gia vị cay chua, thi` thực phẩm trở thành chua cay. Cũng giống như tâm thức nào, do tâm sở tợ tha tạo ra rồi ngay sau đó có tâm sở bất thiện thi` thành tâm sở bất thiện. Co`n ở đây đối với những thực phẩm nào giống như những thực phẩm có đường, đường phối hợp hoà trộn thi` sẽ trở thành ly nước ngọt, hay những chất béo thi` sẽ làm cho thực phẩm đó được béo v.v...... chúng ta phải hiểu như thế.
Và ở đây thưa quí vị, khi chúng ta nói tổng quát như thế, bây giờ chúng ta sẽ đi qua một vấn đề khác, trong 13 tâm sở tợ tha đó có hai thành phần, một thành phần được gọi là 7 tâm sở tợ tha sabbacittasàdhàran.a thuộc thành phần biến hành. Tại sao chúng ta gọi là biến hành, bởi vi` những tâm sở tợ tha này có mặt trong khắp tất cả 121 tâm, giống như những thành phần cơ bản của tâm pháp không thể nào vắng mặt, thậm chí như tâm ngũ song thức, tâm nhăn thức, tâm nhĩ thức v.v... tâm đó ít nhất cũng phải là 7 tâm sở tợ tha biến hành này có mặt, một chút thọ, tưởng, tư, định, mạng quyền, tác y' là 7 tâm sở thuộc về tợ tha biến hành.
Co`n 6 tâm sở tợ tha khác gọi là 6 tâm sở tợ tha biệt cảnh. Tại sao gọi là tợ tha biệt cảnh, tợ tha là tùy thuộc vào thiện hay bất thiện, mà nó mang tánh chất thiện hay bất thiện cho nên mới gọi tợ tha. Nhưng biệt cảnh vi` 6 tâm sở, tầm, tứ, thắng giải, cần, hỷ, dục, 6 tâm sở đó đôi khi gặp những tâm nó không có phù hợp để nó tương ưng, thi` nó không phối hợp làm hướng tâm đến cảnh, mặc dù gặp những tâm nhị thiền, tam thiền, thuần thục đối cảnh, do vậy trong những tâm nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền không cần phải có tầm phối hợp. Cho nên chúng ta phải hiểu rằng 6 tâm sở này được xem như là 6 tâm sở trợ tha mà biệt cảnh, đó là một điều mà chúng ta cần phải lưu y'.
Có lẽ khi chúng tôi giải thích điểm này, hay chúng tôi tri`nh bày theo cách này, thi` các học viên của chúng ta khó nhận được, nhưng vi` thời gian quá ư hạn chế cho nên ở đây chúng ta chỉ lướt qua thôi, rồi về sau này có dịp bàn luận, nhất là khi có mặt TT Giác Đẳng, lúc đó chúng ta sẽ bàn luận chi tiết thêm để chúng ta hiểu rơ, co`n bây giờ ở đây trong thời gian ngắn ngủi, hơn nữa hiện tại chỉ có một mi`nh chúng tôi giảng giải, trong trường hợp này thi` chúng tôi không thể nào làm mất thời gian của quí vị.
Bây giờ chúng ta lại xoay qua nhóm tâm sở bất thiện, nhóm tâm sở bất thiện này nó gồm có tổng cộng 14 thứ tâm sở. 14 thứ tâm sở đó chúng ta chia ra làm 5 thành phần, quí vị chú y' nhớ giùm, hoặc chúng ta có ghi âm lại sau đó chúng ta nghe rồi chúng ta ghi chép. Năm thành phần của tâm sở bất thiện.
Thứ nhất chúng ta gọi tâm sở si phần (tâm sở si phần chúng ta nêu lên trước bởi vi` nó căn bản). Tâm sở si phần đó có 4 thứ là si, vô tàm, vô úy, phóng dậy. Si là trạng thái tối mê thiếu sự hiểu biết, vô tàm là trạng thái không hổ thẹn tội lỗi, vô úy là trạng thái không ghê sợ tội lỗi, và phóng dật ở đây là trạng thái làm cho phân tán tâm đối với cảnh hay đối tượng không được vững trú ở trên cảnh hay đối tượng. Thi` si vô tàm, vô úy, phóng dật si phần này, 4 tâm sở si phần này nó co`n có một tên được gọi là akusala sàdhàran.a cetasika tức là các tâm sở bất thiện biến hành.
Tại sao gọi là bất thiện biến hành, ở đây gọi bất thiện biến hành, bởi vi` những tâm sở si vô tàm, vô úy, phóng dật, nó có mặt cùng khắp ở trong 12 tâm bất thiện, không có thứ tâm bất thiện nào mà vắng mặt 4 tâm sở bất thiện này, 4 tâm sở si phần này.
Ở đây thưa quí vị chúng ta nghe nói như vậy, chúng ta sẽ nghĩ rằng tại sao khi năy Sư lại nói tâm tham lấy tham làm gốc, tâm sân lấy sân làm gốc, tâm si lấy si làm gốc, thế mà bây giờ lại nói rằng 4 tâm sở si phần có mặt trong cùng khắp 12 tâm bất thiện. Thưa quí vị, đồng y' rằng 8 tâm tham thi` có tham tâm sở làm gốc, nhưng đi song song với tham tâm sở phải có si tâm sở, đi song song với sân tâm sở thi` phải có si tâm sở, bởi vi` nơi nào xuất hiện tham, sân, thi` nơi đó si có mặt do sự vô minh, do sự thiếu sáng suốt, thiếu sự hiểu biết cho nên mới tham ái sanh khởi, mới sân hận sanh khởi, do đó cho nên chúng ta cần phải hiểu được điểm này.
Tiếp đến chúng ta nói thành phần thuộc về 3 tâm sở tham phần, nhóm 3 tâm sở tham phần đó tức là tham tâm sở, tà kiến tâm sở và ngă mạn tâm sở. Tham, tà kiến, ngă mạn là 3 thứ tâm sở chỉ phối hợp ở trong 8 tâm tham, tuy nhiên chúng ta cũng nên phân biệt được là tham tâm sở có mặt trong 8 tâm tham, nhưng tà kiến tâm sở chỉ có mặt trong 4 tâm tham hợp tà kiến, co`n ngă mạn tâm sở thi` có thể có mặt ở trong 4 tâm tham, ly tà kiến, chúng ta cần phải hiểu như vậy.
Quí vị có cần phải giải thích về y' nghĩa từng tâm sở hay không, nếu như chúng ta có cần thiết thi` xin quí vị báo lên, ở đây chúng tôi sẽ chậm lại và chúng tôi sẽ tri`nh bày giải thích từng y' nghĩa một, tuy vậy quí vị có yêu cầu thi` chúng tôi sẽ đi chậm lại bằng cách là chúng tôi giải thích cho nghe từng thứ tâm sở, và những tâm sở đó có tác động như thế nào đối với tâm, đây là một vấn đề mà chúng ta cũng cần thiết để chúng ta tri`nh bày .
Thi` ở đây thưa quí vị, bây giờ chúng ta bắt đầu chúng ta trở lại với 13 tâm sở tợ tha, xúc tâm sở tức là thành phần phối hợp với tâm để làm công việc giúp cho các pháp đồng sanh. Các pháp đồng sanh ở đây chỉ cho thọ, tưởng, hành, thức co`n lại ngoài ra nó, để giúp cho các danh pháp đồng sanh với nó, tâm được cảnh, căn cảnh và thức hội ngộ lại đây, tức là những cảm giác của tâm thức như thọ hỷ là vui, thọ ưu là buồn, thọ khổ là đau đớn, co`n thọ lạc tức là thoải mái dể chịu, thọ xả tức là trạng thái bi`nh thản dửng dưng không có những cảm giác vui buồn sướng khổ thi` đó gọi là thọ tâm sở.
Tư, cetanà tức là một tâm sở rất quan trọng, nó đôn đốc, nó chỉ huy, nó điều động cho các pháp đồng sanh với nó, sử sự cảnh hay đối tượng. Và ở đây chính tư tâm sở này co`n có một chức năng, một vai tro` mà Đức Phật Ngài đă dạy rằng "này Chư Ty` kheo, cetanà hay là tư, ta gọi đó là nghiệp, bởi vi` chính cetanà này nó sẽ tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện v.v....
Định, ( xúc, thọ, tưởng, tư, định). Định đúng ra chúng ta sài nghĩa gọi ekaggatà nhất hành, nhất hành nghĩa là đi đến ekaggatà đến một điểm giúp cho các tâm sở đồng sanh, giúp cho các danh pháp đồng sanh trông ngay vào cảnh, nghĩa là an trụ trong cảnh, một cảnh. Và ở đây đối với xúc, thọ, tưởng, tư và những tâm sở khác muốn được dán chặc vào cảnh thi` phải nhờ có ekaggatà tức là định, để làm chức năng đó. Nhưng ekaggatà nhất hành gọi là định, chỉ khi nào ekaggatà này phối hợp với tâm thiền thi` chúng ta mới gọi là định, gọi là samathi phát triển ekaggatà nhất hành cho đến mức độ vững chắc, chúng ta gọi đó là định trong tâm thiền.
Mạng quyền ở đây tức là một loại tâm sở, có chức năng để bảo tri` cho tất cả danh pháp đồng sanh với nó trong một sát na tâm, được sống co`n trong khoảng thời gian ngắn ngủi như sanh, trụ, diệt. Chính sở hữu mạng quyền này duy tri` cho những tâm pháp được sống co`n không bị tiêu diệt giữa chừng.
Ở đây chúng ta có hai loại mạng quyền là danh mạng và sắc mạng quyền. Sau này chúng ta sẽ học đến sắc mạng quyền, từng tế bào của chúng ta được sự sống co`n do nhờ sắc mạng quyền bảo tri`, cũng như từng sát na tâm được sống co`n do nhờ có sở hữu mạng quyền bảo tri`. Mạng quyền hay co`n gọi là mạng căn j́vitindŕya.
Bây giờ chúng ta nói đến tác y' manasikàra là một loại tâm sở, có chức năng làm thành cảnh cho tâm, nó được ví dụ cũng như khi chúng ta cầm ống viễn vọng kính hay ống do`m, chúng ta đưa lên phía trước thi` lăng kính sẽ giới hạn cho hi`nh ảnh, chúng ta nhi`n thấy ở phía trước gom lại vào lăng kính của ống viễn vọng như thế nào, thi` ở đây tác y' cũng làm công việc đó. Con mắt thường của chúng ta khi nhi`n bi`nh thường, thi` chúng ta nhi`n thấy một cách tổng quát bao la, nhưng khi chúng ta đưa con mắt vào trong ống do`m thi` nhờ có lăng kính ở phía trước, cho nên nó giới hạn để chúng ta nhi`n rơ hơn. Thi` ở đây tác y' cũng như thế, nó giúp cho tâm sở hay danh pháp đồng sanh nhi`n cảnh một cách vừa vặn, không phải là bao la rộng lớn, mà chính vi` khi chúng ta nhi`n, thí dụ khi chúng ta nhi`n trong một tờ giấy có chữ a, b, c, v.v.... thi` tâm sanh diệt nhanh lắm, tâm đầu thấy chữ a, lộ tâm sau thấy chữ b, lộ tâm sau thấy chữ c, v.v.... thi` mỗi một lộ tâm như vậy nó thấy được mỗi một sát na tâm nó sẽ thấy, nó sẽ biết được, nó sẽ an trú được trên một góc cạnh, một khía cạnh của một bức tranh, hay một cảnh sắc, thi` nhờ như vậy chúng ta gom góp lại nhiều sát na tâm, nó sẽ trở thành một tờ giấy có viết chữ mà chúng ta thấy rơ ràng.
Trong cái nhi`n, cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái niếm, cái đụng hàng ngày của chúng ta, có đôi khi chúng ta tưởng chừng như một lúc chúng ta có thể thấy hết, có thể nghe hết, nhưng không phải, có lúc chúng ta có thể thấy, lúc nào mà chúng ta nhi`n thấy thi` nó dán chặc từng chút, từng chút cho đến khi chúng ta nhi`n toàn vẹn toàn bộ bức tranh một cách rơ ràng, thi` ở đây cái trách nhiệm này, cái chức năng này do tâm tác y', do tâm sở tác y', chữ tác y' manasikàra nó làm chức năng như vậy.
Cũng giống như khi chúng ta nói ánh sáng mặt trời, thực sự ra ánh sáng mặt trời trong đó nó gồm có những tia cực tím, những màu sắc phối hợp lại, và ánh sáng mặt trời đó nếu nó muốn thiêu đốt cái gi` thi` nó phải tập trung lại. Thí dụ như chúng ta nhờ có lăng kính gom thu, lăng kính gom thu đó khi ánh sáng mặt trời tỏa lan, nó không thể đốt cháy miếng giấy ở phía dưới được, người ta cầm kính gom thu (kính lup) nó có trách nhiệm gom lại làm cho ngọn lửa nóng lên mới làm cháy được. Cũng như không có tâm sở tác y' thi` tâm sẽ không nhi`n thấy cảnh được, không nghe được tiếng, bởi vi` nó không có tác y' cảnh, ở đây chúng ta lưu y' như thế. đó là giải thích xong về 7 tâm sở biến hành.
Bây giờ chúng ta nói về 6 tâm sở tợ tha mà biệtcảnh, thi` có tầm, có tứ, có thắng giải, có cần, có hỷ, có dục. Tầm là gi`, chức năng của nó là gi`. Tầm tức là sự suy xét hay sự ti`m kiếm, nó có chức năng hướng tất cả các pháp đồng sanh vào đối tượng. Khi chúng ta nghe một tiếng động xảy ra lúc bấy giờ tâm của chúng ta sanh khởi, ngoại trừ ra tâm ngũ song thức, thi` lúc bấy giờ nó nhạy cảm, nó có mặt kịp thời bắt cảnh sắc, hay cảnh thinh khi nghe tiếng động, nhưng rồi sau đó một y' chí sanh khởi ,để ti`m hiểu tiếng động đó quen hay lạ, ở đây khi chúng ta thấy biết được một cảnh sắc hay cảnh thinh và tâm hướng về chỗ đó được, thi`đó là do chức năng của tầm tâm sở .
Tứ tâm sở có chức năng giúp cho các pháp đồng sanh với nó, để có sự quan sát kỹ lưỡng đối với đối tượng, hay cảnh, cũng giống như hai tâm sở là tầm và tứ. Chúng ta ví dụ cũng giống như con ong khi phát hiện ở phía trước tại vườn hoa có một bông hoa có nhiều mật ngọt, thi` lúc bấy giờ con ong đó sẽ quây quần chung quanh bông hoa để xác định bông hoa đó có mật ngọt hay không, thi` chức năng của tầm và tứ cũng vậy.
Tầm là hướng tâm đến cảnh, gom tâm dán chặc vào đối tượng. Cũng như khi chúng ta đằng kia có một sự kiện lạ, bắt đầu chúng ta hướng đi đến, gọi là tầm, và khi đến rồi chúng ta quan sát thi` như vậy gọi là tứ, hai y' nghĩa đó chúng ta phải hiểu như thế.
Thắng giải adhimokkha, tâm sở thắng giải có một chức năng xác quyết, nghĩa là khi có tầm, có tứ,thi` lúc bấy giờ nó trông ngay vào cảnh, thi` nó có một sự xác quyết, nếu đó là cảnh sắc thi` biết là cảnh sắc, cảnh thinh nghe biết đó là cảnh thinh v.v... có sự xác định rơ ràng như thế, nghĩa là không có sự hoài nghi, không có sự nghi vấn. Cho nên ở đây chúng ta cũng nên biết, tâm nào có thắng giải phối hợp, thi` chỗ đó không có hoài nghi phối hợp, và chỗ nào có hoài nghi phối hợp với tâm thi` chỗ đó không có thắng giải, hai tâm sở này có sự tương phản với nhau.
Thưa qúi vị, ĐĐ Lá Bối sẽ cùng chúng tôi nói về tâm sở tợ tha. Tâm sở bất thiện và tâm sở tịnh hảo thi` có thể tuần sau chúng ta sẽ có dịp bàn đến nhiều. Nếu ngày hôm nay chúng ta học hết 52 tâm sở, thi` đó là một điều kỷ lục, vi` thường thường mỗi lớp học Vi Diệu Pháp được dạy, chúng tôi giảng giải về tâm sở, chúng tôi giảng rất lâu, chẳng hạn như tâm sở tợ tha chúng tôi phải giảng 2 buổi học, một buổi học giảng về tâm sở biến hành và một buổi giảng về tâm sở biệt cảnh, rồi 5 buổi học nói về tâm sở bất thiện, và 5 buổi khác để chúng ta nói vể tâm sở tịnh hảo, như vậy chúng ta có tất cả là 12 phần để chúng ta học. Và ở đây có lẽ chúng ta cũng nên đi chậm một chút để học viên có thể nắm bắt kịp thời. Khi chúng ta nghe kinh tạng có thể chúng ta nghe phớt qua được, chúng ta nghe giải thích nghĩa ly’ đến đâu chúng ta hiểu đến đó được, nhưng khi chúng ta nghe về A Ty` Đàm thi` chúng ta nghe càng chậm càng tốt, chớ nếu chúng ta nghe giảng nhiều quá thi` chúng ta sẽ nuốt không trôi.
Tâm sở thắng giải là trạng thái tâm sở có chức năng xác quyết đượccảnh một cách dứt khoát, thấy cảnh sắc biết đó là cảnh sắc, nghe biết đó là nghe âm thanh gi` v.v…. không có sự hoài nghi. Khi tâm si hoài nghi có mặt thi` tâm si đó là vicikicchà.
Cần tâm sở viriyà cần tâm sở này nó có 2 y’ nghĩa, y’ nghĩa thứ nhất là chúng ta nói về chức năng thực tính pháp, cần tức là sự siêng năng, sự tinh tấn, chúng ta định nghĩa cần là sư siêng năng, sự tinh tấn, sự nỗ lực đó là chúng ta định nghĩa trong y’ nghĩa thứ 2, để mà tu tập y’ nghĩa thường thức. Nhưng chúng ta nói đến thực tính thi` chúng ta phải nói cần là loại tâm sở có chức năng đôn đốc, đốc thúc các danh pháp đồng sanh, kể sự đối với cảnh mà không có sự lui sụt. Ở đây không có sự lui sụt, nghĩa là có sự sóc nổi, và làm cho các pháp đồng sanh với nó, cũng là xóc nổi trong cảnh đó gọi là cần tâm sở.
Hỷ tâm sở, hỷ ở đây nó khác với thọ hy tâm sở. Thọ hỷ tâm sở thuộc về thọ uẩn mà chúng ta đă nói ở trên, tức là cảm giác gọi là somanassalà cảm giác thoải mái của tâm. Nhưng hỷ tâm sở ṕti ,chữ ṕti ở đây chỉ cho một loại tâm sở có chức năng tạo ra sự hưng phấn cho tâm, và ảnh hưởng cho thân. Thí dụ như khi chúng ta có niềm vui, khi chúng ta thấy cảnh gi` chúng ta hoan hỷ, rồi khi chúng ta vừa hoan hỷ, thi` toàn thân của chúng ta nổi gai ốc, hoặc chúng ta có cảm giác như nhẹ nhàng, hoặc cảm giác lân lân v.v… thi` cảm giác nhẹ nhàng lân lân, hoặc nổi gai ốc, những trạng thái đó chính do hỷ tâm sở tạo ra, cho nên ở đây chúng ta phải hiểu.
Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng đối với tâm tứ thiền, mặc dầu là thọ hỷ, nhưng không có hỷ tâm sở phối hợp, bởi vi` nó đă ly hỷ, không co`n trạng thái thô tháo nữa, cho nên khi chúng ta tu thiền thi` thoạt đầu đắc được định sơ thiền, định nhị thiền, định tam thiền, thi` lúc bấy giờ co`n hỷ ṕti. Nhưng đến định tứ thiền thi` chỉ co`n có thọ lạc thôi, chớ không có thọ hỷ, không có hỷ tâm sở phối hợp, sau này chúng ta sẽ học đến.
Bây giờ chúng ta nói qua thứ tâm sở cuối cùng là dục. Tầm, tứ, thắng giải, cần, hỷ,dục, dục ở đây là chanda dục ở đây không có nghĩa là bất thiện. Chúng ta nhớ nếu như chữ dục này nó đi với chữ gọi là kàmacchanda dục dục, hay sự ham muốn trong cảnh trần, thi` như vậy mới gọi là tham, là bất thiện, co`n dục mà chúng ta nói theo nghĩa thực tính, nó làm cho các danh pháp đồng sanh, có sự vọng ti`m hướng đến cảnh, thi` như vậy gọi là dục, và dục này nếu hiệp với tâm tịnh hảo, nhất là hiệp với tâm thiện thi` nó trở thành điều tốt chúng ta gọi là pháp dục gọi là dhammacchanda,
Nhưng người Phật tử chúng ta cũng có cái muốn, nhưng chúng ta muốn cái gi`, chúng ta cũng muốn làm phưóc, muốn tri` giới, hay chúng ta muốn tu thiền. Sự muốn của chúng ta thuộc pháp dục chứ không phải là tham dục cho nên là chữ dhammacchanda. Trong trường hợp này chúng ta phải hiểu nghĩa là nó trợ lực cho tâm pháp đồng sanh, bằng cách có sự mong muốn đối với cảnh, chớ không phải sự mong muốn đơn thuần.
Có một loại dục khác gọi là kiriyàchanda tức là tác dục. Một vị A La Hán, Ngài không khởi lên một cái ướt muốn để thụ hưởng các dục lạc hữu trần, nhưng ở đây trong đời sống hàng ngày, Ngài cũng đói, cũng muốn ăn, khát vẫn muốn uống, khi Ngài thân thể đi đường xa bụi bậm, mồ hôi làm cho khó chịu, thi` lúc bấy giờ Ngài cũng khởi lên ướt muốn tắm rửa v.v… thi` trạng thái muốn hành động của vị A La Hán, trạng thái đó gọi là tác dục. Bởi vi` trạng thái này không thuộc về bất thiện, không thuộc về thiện mà trạng thái đó thuộc về tâm tố, vô kư. Tham dục là bất thiện, pháp dục tức là thuộc thiện tác dục là phi thiện, phi bất thiện, mà chỉ là dục của tâm tố đối với vị A La Hán mà thôi, chúng ta cần nên biết như vậy.
Thi` ở đây trở lại vấn đề chúng ta học chia chẻ, rồi bây giờ chúng ta quay lại đối với 7 tâm sở tợ tha biến hành, nó có mặt cùng khắp ở trong 121 tâm. Ở đây đối với tâm sở biệt cảnh (pakin.n.aka cetasika) được gọi như vậy, bởi vi` 6 thức tâm sở, tầm, tứ, thắng giải, cần, hỷ, dục có một vai tro` với tâm đó, nếu như nó không có phận sự đối với tâm đó, thi` nếu có sanh thi` sanh đủ cả 3 loại tâm, tức là tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô kư, bởi vậy cho nên mới gọi là tợ tha.
Nhưng được gọi là biêt cảnh, bởi vi` nó giới hạn cảnh, có những loại tâm nó bắt cảnh như thế nào cần thiết có mặt tầm, tư, thắng giải, cần, hỷ, dục hay không cần thiết có mặt, thi` lúc bấy giờ 6 tâm sở biệt cảnh này nó sẽ có khi có, có khi không, do vậy ở đây chúng ta nên biết rằng những tâm sở này là những tâm sở tợ tha, vừa có biến hành vừa có biệt cảnh, thi` bây giờ chúng ta tạm dừng lại ở chỗ phân tích, giải thích về tâm sở tợ tha rồi, tuần sau chúng ta sẽ bàn sâu về tâm sở bất thiện và tâm sở tịnh hảo.
C̣n bây giờ chúng ta tạm dừng ở đây, để cho quí vị có thể nghiệm lại những gi` đă được nghe, để cho chúng ta được biết một cách rơ ràng, chúng ta nhớ bài một cách kỹ lưỡng hơn. Nói tóm lại tâm sở tợ tha, nhóm tâm sở thứ nhất nó gồm có 13 thứ tâm sở, chia thành 2 thành phần là thành phần tợ tha biến hành và tợ tha biệt cảnh, thi` ở dây đă được giải thích nghĩa đó xong rồi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên
soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính