A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Diễn Tri`nh Của Tâm Thức
A Tỳ Đàm, Bài 19
Thứ Sáu ngày 01 tháng 04 năm 2005
Minh Hạnh chuyển
biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Lớp
Giảng A Tỳ Đàm
A-tỳ-đàm 19.4. Những
đối tượng
của tâm thức
“Cảnh
phân theo
thực thể”
TT
Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức
và thưa qúi Phật tử.
Chúng ta vừa nghe bài giảng nói về danh và sắc
là hai thực thể, có thể nói rằng đă cho chúng ta một
khái niệm rất đặc biệt về nhân sanh quan, vũ
trụ quan của đạo Phật. Chúng ta hăy bắt đầu buổi
thảo luận hôm nay bằng một vài so sánh, so sánh này
tương đối có thể cho chúng ta biết thêm y' niệm
về cách dùng thuật ngữ, ở trong đạo và ngoài
đời khác nhau như thế nào.
Chúng tôi nhớ ngày
xưa thường nghe Sư Trưởng nói rằng ở
trong chùa có danh từ riêng trong chùa.
Thí dụ như ở ngoài đời họ gọi là
y, y là áo, nhưng y của
Chư Tăng khác với áo. Y
nội cũng là y nhưng nó không thể là áo được,
và cái bát là cái chén nhưng cái bát của Chư Tăng không thể
gọi là cái chén được.
Có nhiều thí dụ như vậy, nhưng đôi khi
chúng ta sài từ lẫn lộn với nhau, ví dụ như ở
đây chúng ta có vật chất và tinh thần. Chữ tinh thần nếu nói theo
thế gian ở bên ngoài đôi lúc khó xác định, ví dụ
như trong văn tự họ có lời thơ, rồi có tứ thơ, tứ thơ nhiều khi một
văn bản trên phương diện ngữ nghĩa nó có nghĩa khác, co`n tinh thần của
văn bản nghĩa lại khác, rồi chúng ta dùng chữ
tinh thần của một cái gi` thi` nó lại khác hơn nhiều.
Kính bạch Sư
Trưởng, nếu một người Phật tử họ
đặt câu hỏi là tại sao chúng ta phải dùng chữ
danh và sắc nghe khó hiểu như vậy, chúng ta có thể
nào dùng chữ như vật chất và tinh thần. Trong trường hợp đó nếu
một buổi nói chuyện nghiêm túc rơ ràng như chúng ta
đang bàn tại đây, bạch Sư Trưởng chúng ta
có một vài phân biệt nào để cho thấy rằng chữ
vật chất và tinh thần nếu có dùng thi` có thể
dùng tương đối chứ không thể tuyệt
đối được, tại vi` nó cũng có một
vài lấn cấn, ở chỗ nào là điểm đồng,
chỗ nào là điểm dị.
Bởi vi` con nghĩ rằng đây là một trong những
vấn đề hết sức quan trọng, trước
khi chúng ta nói về quan điểm là tại sao chúng ta phải
có sự phân biệt danh và sắc.
Con xin thỉnh Sư Trưởng cho một sự tỷ giảo, một sự so
sánh khả dĩ để cho qúi Phật tử đại
chúng trong rơom thấy được rằng bản chất
và tinh thần rất tương đối, hay nó có thể
đồng nghĩa hay hoặc giả có chỗ đồng
chỗ dị như thế nào, con xin được thỉnh
Sư Trưởng.
TT Thích Hoàng Pháp (Sư
Trưởng): Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
kính bạch Chư Tăng thưa qúi Phật tử, tiếp
theo phần giảng giải về A Ty` Đàm là phần thảo
luận. TT Giác Đẳng vừa
nêu lên câu hỏi để phân biệt làm sao cho rơ từ
danh sắc, đối với danh từ vật chất và
tinh thần có thể được sử dụng một
cách tương đối chăng.
Nếu gọi là
tương đối thi` chúng ta cũng có thể sử dụng,
mà sử dụng ở đây theo tôi thi` có thể dùng
văn nói khi giảng đạo thuyết pháp chẳng hạn.
Nhưng khi dùng văn viết có lẽ chúng ta hơi cận
trọng hơn, bởi vi` vật chất nó chỉ chung là
thường dụng ngữ bên ngoài.
Nhưng tiếng tinh thần
bây giờ nó cũng trở thành thường dụng ngữ,
nhưng tiếng tinh thần này xuất từ đạo
tiên, thí dụ người ta tu tiên là luyện tiên biến
hoá trí khí hoá thần, thần hoằng hư. Và một cái gi` đó tu tập
đến mức độ nào đó thi` người ta xem
như đầy đủ tinh thần hay có tinh thần là
chỉ cho người khỏe mạnh tráng kiện hơn
làm việc một cách hăng hái tích cực.
Hay đối lại
trường hợp người đó có chuyện lo âu rồi làm việc rời
rạc thi` gọi là người đó mất tinh thần,
tức là không được hăng hái. Thi` nếu như chúng ta hiểu một
cách nôm na theo thế thường như vậy thi` vẫn
cứ sài, bởi vi` ngay cả Đức Phật khi nói
pháp cho một hội chúng nào đó cũng tùy theo đối
tượng Ngài có thể dùng từ ngữ tương ứng
với người nghe hiểu được.
Như kinh Vô Ngă Tướng
chẳng hạn, khi Đức Phật nói cho 5 anh em Kiều
Trần Như về ngũ uẩn, nhưng khi giảng
xong về 5 sắc: thọ, tưởng, hành thức, rồi
Ngài tóm lại cho đầy đủ y' nghĩa để
Ngài Kiều Trần Như hiểu,
Ngài dùng danh từ chế định như dầu cho
là sắc, quá khứ, hiện tại hoặc tương
lai, hoặc thô, hoặc tế, hoặt tốt, hoặc xấu,
hoặc gần, hoặc xa, thọ, tưởng, hành, thức
cũng như vậy, ngài dùng pháp chế địng 11 pháp
tương đối này mà nói.
Rồi đến khi giải
thích ra những từ ngữ chế định như vậy
như trong bộ Vibhanga là bộ thứ nhi` của tạng
Abhidhamma, thi` phải giải thích như thế nào sắc thô, sắc tế, thế
nào là sắc tốt, sắc xấu, thế nào là sắc gần
sắc xa. Hay thí dụ tốt,
xấu, gần, xa, chúng ta chỉ hiểu trong nghĩa so
sánh, như tốt là tốt hơn xấu, xấu là xấu
hơn tốt v.v....đại y' là như vậy. Thành ra những từ thường
dùng ngữ đôi lúc cũng phải sài, do đó danh từ
vật chất và tinh thần cũng có thể sài tùy theo
hoàn cảnh, trường hợp, hay người đối
thoại với mi`nh. Nếu
như mi`nh gặp các vị tu tập đạo tiên mi`nh có
thể nói câu này, họ dễ nhận hơn, mặc dầu
danh từ đó họ hiểu một cách nào, nhưng gần
như họ hiểu một cách rơ theo y' nghiệp của họ.
Co`n về chữ danh sắc
ở đây thi` chúng ta thường thường biết
chữ dhamma là pháp làm như một trợ từ để
nói thêm, chứ nếu dùng không thi` đôi lúc hơi cộc lốc
nên phải có trợ từ thêm cho dễ, gọi là danh pháp,
sắc pháp chẳng hạn.
Nhưng trợ từ đó khi nói về danh pháp sắc
pháp thi` chúng ta cũng chưa phải hiểu hoàn toàn, hiểu
chưa chính xác, bây giờ tùy chỗ mà dùng đến, thí dụ
chuúng ta hiểu chữ danh và sắc như là chữ vô minh
duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc
ở đây không phải như danh sắc thường khi
đề cập đến như pháp hai chi, một là
danh, hai là sắc, thi` chữ danh sắc ở đây chỉ
cho tâm pháp và sắc pháp.
Nhưng nếu trường
hợp khác có nhiều chỗ giải thích danh một cách rộng
răi thi` chữ danh đó chỉ cho tâm và tâm sở luôn cả
Niết bàn cũng gọi là danh, tùy chỗ mà sài. Nếu như chúng ta hiểu phiến
diện nào đó mới đưa đến sự tranh chấp
là chữ danh thi` nghĩa này, chữ danh thi` nghĩa kia chẳng
hạn. Từ ngữ này tùy những chỗ yển chuyển
mà dùng mà sài nó đa dạng như vậy.
Kể cả chữ sắc
cũng thế, chữ sắc nếu khi trong kinh tạng
sài chữ rùpa, như do duyên mắt, do duyên các sắc, thi` ở
đây chữ rùpa là sắc được nói ngắn gọn
như vậy thôi. Chữ sắc
ở đây cũng gọi là sắc pháp, cũng là đối
tượng của con mắt hay nhăn thức, thi` đối
tượng đó để phân biệt cảnh sắc
không phải cảnh thinh, nó
khác nhau như vậy chứ không phải trùm tất cả
trong 28 sắc pháp, trong khi cảnh thinh thi` không phải là cảnh
sắc.
Nhưng nếu sài nghĩa
là sắc uẩn thi` kể cả cảnh sắc, cảnh
thinh, cảnh khí, cảnh thinh, cảnh vị v.v... đều
nằm trong chữ sắc pháp.
Như vậy chữ sắc có thể dùng rộng và hẹp
tùy theo trường hợp mà sài.
Chữ sắc nếu dùng trong nghĩa của vô minh
duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc. Sắc này chỉ cho sắc tục
sinh chứ không phải lấy tất cả các sắc pháp
khác chỉ cho sắc mà do nghiệp tạo thôi. Co`n những
sắc do tâm tạo hay thời tiết tạo hay do vật
chất tạo thi` không được kể đến,
đại khái là như vậy.
Do đó danh từ danh sắc
trong Phật Giáo, danh từ Phật học này rất đa
dạng, tùy theo chỗ dùng
sài. Nếu như nói một
cách thông thường như TT
Giác Đẳng hay dùng chữ mạch như văn, đúng
vậy, nếu dùng danh từ danh và sắc này ở trong một
bài nào đó, chúng ta nắm theo mạch văn đó chúng ta
ti`m hiểu danh nằm chỗ này hiểu nghĩa như thế
này.
Chính như vậy, trong
khi kinh tạng Đức Phật hay thuyết pháp, Ngài hay gọi
“này các ty` kheo, ở đây”, dùng chữ ở đây
để nhấn mạnh trường hợp đó, trong
một bối cảnh đó mà thôi chứ không ở trong mọi
trường hợp và điều này khiến chúng ta thấy
hứng thú khi học tạng Abhidhamma, và cũng làm cho những
người khác mỏi mệt hay chán nản khi học Abhidhamma.
Cũng cái từ đó
khi hỏi có phải như vậy không?
rồi trả lời “phải
rồi”
Nhưng khi lập lại
thi` nó “chẳng nên như thế”
Trường hợp có
thể giống là giố ng ở
cảnh này.
Có thể không là không
giống khi ở trường hợp khác .
Thí dụ như nói về
ngũ uẩn mà nói là thô và tế, hay tốt và xấu, thi`
cũng không thể khẳng định được.
Thí dụ như thọ,
thọ bất thiện là thô, thi` thọ thiện vô ky’ là thọ
tế, nói như vậy phải
rồi.
Nhưng câu dưới
thi` nói thọ thiện, thọ bất thiện, thiện là
thô là thọ vô ky’ là tế.
Hay thọ tốt thọ xấu cũng
vậy, thọ bất thiện là xấu, thọ thiện
thọ vô ky’ là tốt.
Rồi câu dưới lại
lập lại thọ thiện, thọ bất thiện và xấu
là thọ vô ky’ là tốt v.v…
Như vậy cũng tùy
trường hợp do sự so sánh tỷ giảo phân biệt
mà nói ,do đó danh từ Phật học ở đây, kể
cả danh từ chuyên môn về Phật học cũng phải
hiểu theo từng trường hợp từng bối cảnh
khác nhau. Co`n nếu đem so sánh
những từ ngữ này dùng cho thường dụng ngữ
hay bên ngoài thi` danh sắc này co`n khác xa nữa, đôi khi người
ta sài chữ danh ngoài như là danh từ, một tên người
như danh từ riêng, danh từ chung, thi` những chữ này đem vô đây cũng không được
đúng, ngay kể cả danh từ pali thí dụ như danh
từ thatu….. theo Abhidhamma giải thích là giới, nhưng chữ
thatu ở trong tiếng Pali thi` nó lai là động
từ chẳng hạn thi` như vậy cũng không phải
là luôn luôn áp dụng một từ ngữ đó mà nó ra một
nghĩa nhất định được, do đó tùy trường hợp uyển
chuyển chúng ta không thể nào xác định là được,
nhưng ở đây trong phạm vi bài học này nói về
21 cảnh thi` nói cảnh danh pháp cảnh sắc pháp thi` như
vậy chúng ta biết cảnh danh pháp và những gi` chỉ
về tâm luôn cả có thể là luôn cả Niết bàn, nhưng
cảnh sắc pháp thi` kể chung những gi` thuộc trong
phạm vi sắc uẩn đó là 28 sắc pháp. Đó là nói trong phạm vi này cho bài
học hôm nay để trả lời câu hỏi của TT
Giác Đẳng vừa nêu lên../.
ooOoo
Minh Hạnh Thực Hiện