A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Diễn Tri`nh Của Tâm Thức
A Tỳ Đàm, Bài 18
Thứ Sáu ngày 01 tháng 04 năm 2005
Minh Hạnh chuyển
biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Lớp
Giảng A Tỳ Đàm
A-tỳ-đàm 19.4. Những
đối tượng
của tâm thức
“Cảnh
phân theo
thực thể”
TT Giác Đẳng: Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn
Đức và thưa qúi Phật tử. Có một lần mở
đầu cho bài học về
21 cảnh chúng tôi có
thưa rằng có một điểm rất đáng
tiếc ở trong giáo tri`nh của A Ty` Đàm kể cả
giáo tri`nh mà chúng ta gọi là gối đầu giường
của những người học A Ty` Đàm từ
xưa tức là quyển
Thắng Pháp Tập Yếu Luận thi` 21
cảnh lại được nói đến một
cách rất đại lượt, thật ra nhiều
đọan cũng lập đi lập lại, nhưng
đại khái phần này không có dành nhiều thi`
giờ. Thế nhưng chúng ta
đă nhấn mạnh một điều và trong lời
nhấn mạnh của chúng tôi và sau đó cũng được
TT Trí Siêu có đề cập đến đó là hễ chúng
ta nói A Ty` Đàm quan trọng về tâm, thi` khi nói về tâm
và tầm quan trọng của tâm, chúng ta định
nghĩa tâm là biết cảnh, do vậy nếu có rất
nhiều thi` giờ chúng ta dành cho tâm thi` chúng ta không thể
không dành thi` giờ để bàn về cảnh. Bởi vi` đối với
cảnh này cho phép chúng ta có một tầm nhi`n rơ hơn
về tâm, riêng về đề tài danh và sắc là một
đề tài lớn không phải chỉ ở trong A Ty`
Đàm không, mà ở trong thiền học và kể cả
ở trong ba tạng kinh điển của đạo
Phật, chúng ta có dịp sẽ đi sâu vào điểm
này.
Nhưng
thưa qúi vị sẽ có đôi lúc chúng ta không dễ dàng
để phân biệt rơ thế nào là danh, thế nào là
sắc. Chúng tôi đang
ngồi ở đây nhi`n qua vịnh Victoria xuyên qua cửa
sổ, có thể nói rằng là một habor đẹp
nhất của thế giới mà chúng tôi được
biết, cảnh tượng đập vào trước
mắt, đó là cảnh tượng những chiếc tàu
bè đi qua lại và bên kia là những cao ốc cũng
như những bảng hiệu quảng cáo rất đẹp
mắt, nhưng ở đó phải nhận ra rằng có
bao nhiêu thứ pha lẫn giữa cái danh và sắc. Bởi vi` chúng ta thấy rơ ràng có những
thứ là ấn tượng đập vào mắt của
chúng ta, nhưng ngược lại ở trong ấn
tượng đập vào mắt của chúng ta thi` cũng
gói ghém, nó lại liên đới một cách trực tiếp
mật thiết với nhiều khái niệm, và những
khái niệm rất trừu tượng. Ví dụ như đẹp,
thịnh vượng, giàu có, hùng cường v.v... Những khái
niệm chúng ta ít có khi phân biệt được.
Chúng tôi nhớ
cụ học giả Lâm
Ngữ Đường có
viết một đoạn nói về khả năng phân
biệt, cái gi` là vật chất lẫn tinh thần. Ví dụ như có những
người tối ngày thích ăn nhậu thi`
được xem như người hưởng thụ
về vật chất, có những người thích phề
phà điếu thuốc, uống một ngụm cafe và
rồi người này sáng tác một bài thơ,
người thi` ti`m một linh cảm trong lo`ng thi`
người ta gọi là người nặng về
cuộc sống tinh thần.
Nhưng rồi
thí dụ như có một người rất đam mê
về nghệ thuật vẽ tranh, hội hoạ. Hội hoạ là
một thế giới của màu sắc, hội hoạ là
thế giới của sự phô diễn cái gi` rất
trừu tượng bằng nét bút, bằng màu sắc. Ở trong cuộc sống của
chúng ta một người dành nhiều thi` giờ cho
hội họa, chúng ta gọi người đó nặng
về tinh thần, chứ không phải nặng về
vật chất, tại vi` chúng ta nghĩ
đó là nghệ thuật. Nhưng tinh thần đó nó lại y cứ trên màu
sắc, vào âm thanh sắc tướng thi` chúng ta lại
nhận nó rất vật chất. Như trong kinh
điển của chúng ta nói về sắc giới, sắc
giới nó là một cảnh giới vượt lên trên
dục giới, nhưng trong dục giới nó cũng có
sắc, nhưng ở trong sắc giới nó lại hàm
một y' nghĩa khác.
Thưa quí vị cái
khả năng của chúng ta phân biệt cái nào là vật
chất, cái nào tinh thần, nó không phải chuyện dễ,
nếu chúng ta không có một tri`nh độ khả dĩ ,
ngay cả đối với một người tu tập
thiền định thi` từng bước đi, từng
khởi niệm, từng cái gi` liên hệ đến ở
trong mỗi một hành động, mỗi một cử
chỉ mà một người tu tập cần chú y' cần
ghi nhận, cần phân biệt thi` nhất định việc
đó không dễ.
Hôm nay chúng
ta lại một lần nữa trở lại với
đề tài về cảnh của tâm và lát nữa chúng ta
sẽ có rất nhiều dịp nói chuyện để trao
đổi về điểm này. Bây giờ để xin kính cung
thỉnh TT Giảng Sư, vị Giáo Thọ của
chương tri`nh ngày hôm nay bắt đầu cho bài
giảng và sau bài giảng liên quan đến cảnh danh pháp
và sắc pháp, cũng như tại sao có những tâm
biết những cảnh danh pháp, có những tâm biết
cảnh sắc pháp, có những tâm không thể biết
cảnh sắc pháp được.
Sau khi đi qua những điểm này chúng ta sẽ
trở lại với những đề tài mà chúng tôi
nghĩ rằng nó có rất nhiều điểm quan
trọng để Chư Tăng trao đổi lẫn
nhau. Kính thỉnh TT Giáo Thọ
của chương tri`nh hôm nay. Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật.
TT
Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
kính đảnh lễ Sư Trưởng và đón chào TT
Giác Đẳng. Trước
khi đi vào đề tài, cũng xin được nói
với qúi vị rằng, học A Ty` Đàm chúng ta có
rất nhiều trở ngại về mặt từ
ngữ cũng như về ly' pháp. Từ ngữ thi`
đa phần người Phật tử chúng ta không quen
với những từ Hán Việt, trong khi đó luận
tạng A Ty` Đàm tất cả những từ ngữ
được xử dụng 2/3 là từ Hán Việt. Như ngày hôm qua trong câu đố
vui chúng ta có đề cập đến bát chánh đạo,chánh kiến, chánh tư duy v.v... cũng có vài
Phật tử than phiền chúng
ta dùng từ Hán Việt nhiều quá nên không hiểu gi`
hết, đó cũng là một cái khó cho chúng ta trong việc
chúng ta nghe Phật Pháp, nhất là tạng A Ty` Đàm.
Điểm thứ hai
nữa về nghĩa ly' khác với kinh Tạng, ở
đây A Ty` Đàm được dùng nghĩa ly' giống
như một môn triết học chỉ bàn về vấn
đề vật chất và tinh thần, hay vấn
đề danh và sắc, do vậy những nghĩa ly' này
chúng ta ít được nghe trong đời sống
thường thức, do vậy để hiểu
được một vấn đề A Ty` Đàm nói
đến, chắc chắn chúng ta sẽ không ít nhiều trở
ngại. Kính thưa qúi vị,
tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm quen lúc ban đầu, nếu
chúng ta chịu khó lắng tai để nghe và cố gắng
lĩnh hội những gi` đă được Chư Tăng
tri`nh bày giải thích bằng nhiều phương tiện
thí dụ, thi` chắc có lẽ chúng ta nếu không hiểu được
10 phần, ít ra chúng ta cũng sẽ hiểu được
5, 6 phần, như vậy cũng là một cơ duyên cho chúng
ta.
Trở lại
vấn đề bài học ngày hôm nay, chúng ta vẫn co`n tiếp
tục học về đối tượng của tâm thức. Trong phần này chúng ta chỉ có học
hai cảnh thôi, cảnh danh pháp và cảnh sắc pháp, cảnh
phân theo thực thể. Trước hết chúng ta đề
cập đến từ ngữ danh pháp và từ ngữ sắc
pháp, danh pháp gọi là nàmadhama nàma có nghĩa
là tên gọi. Tất
nhiên cái gi` cũng có tên gọi, nhưng sở dĩ ở đây
gọi một pháp thực thể, nó chỉ có tên gọi chớ
không có hi`nh thể, nó thuộc về phi vật chất, phi
sắc.
Ở đây danh pháp là một
trong những yếu tố nếu là danh pháp hữu vi, thi`
một trong hai yếu tố để tạo nên cái gọi
là chúng sanh, co`n chúng ta kể luôn về pháp vô vi tức là Niết
Bàn cũng được gọi là danh pháp, bởi vi` Niết
Bàn không có một hi`nh tượng, không có một hi`nh dáng
hay một hi`nh thể gi` cả, không phải vật chất,
nó chỉ là một thực thể có tên gọi do theo sự
kiện đối với Niết Bàn, và tâm cùng sở hữu
tâm hay tâm sở, ba thành phần này chúng ta là danh pháp.
Bây giờ chúng ta đề
cập đến vấn đề sắc pháp, sắc pháp
ở đây để chỉ cho các pháp thực thể thuộc
về vật chất, và pháp vật chất này nó có hi`nh thể, nó có tướng trạng biến
dạng và bị chi phối bởi thời tiết ở bên
ngoài. Giữa sắc pháp và danh
pháp, đối với danh pháp chúng ta chỉ nói riêng về
danh pháp hữu vi, ở đây được
xem như phần năng tri đối tượng hay năng
tri cảnh, bởi vi` danh pháp đó tức là tâm và tâm sở.
Co`n đối
với sắc pháp nó là pháp vô tri giác, nó thuộc về vật
chất và không có sự hiểu biết, không có sư nhận
thức về đối tượng. Tuy nhiên cả hai phạm trù này đều
có thể là cảnh hay đối tượng của tâm thức. Tâm hay tâm sở nó vừa là năng
tri cảnh mà nó cũng vừa là pháp bị cảnh biết
. mặc
dù cũng có một vài tâm không biết đó là trường
hợp sau này có lẽ chúng ta học vềtức là
thể tài nhị đề, lúc đó chúng ta sẽ có dịp
để chúng ta tham khảo trong vấn đề này. Mặc dù tâm pháp hay danh pháp nó là năng
tri cảnh, nhưng chính bản thân của tâm pháp cũng trở
thành cảnh hay đối tượng của tâm pháp , tâm này biết tâm kia do vậy tâm kia được
gọi là đối tượng hay cảnh của tâm này,
cho nên chúng ta mới có được nàmadhamma tức là cảnh
danh pháp.
Thứ hai
nữa là sắc pháp, sắc pháp ở đây nó là đối
tượng của tâm thức, nó bị tâm biết được
cho nên nó trở thành cảnh mà chúng ta gọi là cảnh sắc
pháp. Thực ra nói đến
cảnh sắc pháp, chúng ta có 5 loại cảnh rơ
rệt, đó là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh
vị và cảnh xúc.
Co`n riêng về
những sắc tế thi` đó là cảnh pháp chứ không
phải cảnh ngủ mặc dù nó là sắc pháp. Vi` không phải tất cả sắc
pháp đều có thể là đối tượng của 5
giác quan, chỉ có cảnh sắc là đối tượng
của thị giác, cảnh thinh là đối tượng của
thính giác, cảnh khí là đối tượng của khứu
giác, cảnh vị là đối tượng của vị
giác và cảnh xúc là đối tượng của xúc giác, ngoài ra những sắc pháp co`n lại
nó chỉ là cảnh pháp mà thôi, nhưng nếu nói trên phương
diện sắc thực thể thi` nó cũng là sắc pháp,
nhưng sắc pháp đó nó không phải là sắc pháp hiện
tại, chúng ta đi vào chi tiết một chút và có thể điều
này khiến cho chúng ta khó nhận được ly’ lẽ,
khó nhận được y’ nghĩa trong bài học hôm nay,
nhưng điều này sẽ không trở ngại gi` khi chút
nữa chúng ta sẽ được nghe Sư Trưởng
cùng TT Giác Đẳng và chúng tôi trong phần thảo luận
sẽ tri`nh bày để cho qúi vị hiểu được
những y’ nghĩa của danh pháp và sắc pháp.
Khi chúng ta
nói đến danh pháp thi` chúng ta phải biết rằng
phần lớn trong đời sống hàng ngày của chúng
ta liên hệ đến đối tượng là danh pháp
cũng nhiều. Chúng ta
có thể suy tư, có thể nghĩ ngợi một cái gi`
đó mà không phải do thấy do nghe, do ngửi, do nếm,
do đụng, tất cả những thứ đó nó có
thể là cảnh danh pháp hay cảnh sắc pháp, nhưng
thực tế thi` cảnh danh pháp chắc chắn là
cảnh pháp.
Co`n đối với 5
cảnh mà chúng ta gọi là cảnh ngũ đối
tượng của giác quan thi` chúng ta thấy gần
như nó xảy ra trong đời sống của chúng ta
liên tục lúc nào cũng có, khi chúng ta mắt nhi`n thấy,
tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm
vị, thân xúc chạm, thi` nó đều có y' nghĩa là
cảnh sắc pháp. Nhưng điều đó cũng ít thôi, tuy nói
như vậy, nhưng giữa cảnh sắc pháp và
cảnh danh pháp, chúng ta cũng chưa có một sự
thống kê là cảnh nào xuất hiện trong đời
sống của chúng ta nhiều nhất. Chúng ta suy tư cái
gi` không thuộc về sắc pháp, nó không thuộc về
vật chất hay liên hệ với vật chất thi`
gọi là cảnh danh pháp.
Trong đời sống
hàng ngày của chúng ta đối với 6 giác quan, trong
đó ngũ giác quan là tâm nhăn thức,
nhĩ thứ, thiệt thức, thân thức, thi` trong
đời sống hàng ngày diễn ra cũng không phải là
ít. Hay chúng ta nói rơ hơn ở
khía cạnh khác là đối với tâm dục giới, tâm dục
giới này chuyên môn biết cảnh sắc pháp, chỉ có
một số trường hợp tâm dục giới
biết luôn cả cảnh danh pháp, nhưng chỉ biết
bất định thôi.
Co`n đối với
pháp thiền, đối với tâm thiền, gồm có tâm
thiền sắc giới, tâm thiền vô sắc giới và
tâm siêu thế tức là tâm đạo và tâm quả, thi` có
tính chất đặc biệt hơn, là về tâm thiền
đáo đại trong đó có ba tâm thức vô biên xứ và
ba tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ, chắc
chắn là chỉ biết cảnh danh pháp, bởi vi`
đối tượng của những tâm thiền này là
tâm thiền chứng thấp hơn tâm thiền chứng
đă diệt, chẳng hạn như đối
tượng của tâm thức vô biên xứ là thiền không
vô biên xứ. Đối
tượng của tâm phi tưởng, phi phi tưởng
xứ là thiền vô sở hữu xứ, do vậy 6 tâm vô
sắc này nó chỉ hoàn toàn biết cảnh danh pháp, 15 tâm
sắc giới, 3 tâm không vô biên xứ và 3 tâm vô sở
hữu xứ, 21 tâm này không biết cảnh sắc pháp
nhưng cũng không phải danh pháp, bởi vi` đề
mục của thiền này là chế định hay
đề mục tục đế nó thuộc về
tức là tiêu biểu chế định.
Riêng về tâm siêu thế tức tâm
đạo và tâm quả, tâm
đạo sát trừ phiền năo và chứng ngộ
Niết Bàn, tâm quả sanh sau tâm đạo, là thành quả
của tâm đạo, hễ tâm đạo biết cảnh
Niết Bàn thi` tâm quả siêu thế cũng biết
cảnh Niết Bàn, và 40 tâm siêu thế này chuyên môn biết
cảnh pháp, bởi vi` đối tượng của tâm
siêu thế này chỉ là Niết Bàn mà thôi, do đó gọi là
những tâm biết cảnh danh pháp nhất
định.
Trong đời sống hàng ngày của
chúng ta, chúng ta chưa có tri`nh độ để
đạt đến tâm thiền và tâm siêu thế, chúng ta
chỉ sử dụng nội trong 54 tâm dục giới mà
thôi, do vậy 54 tâm dục giới này nó biết cảnh
danh pháp và cảnh sắc pháp, chỉ trừ ra ngũ song
thức tức là nhăn thức, nhĩ thức, tỷ
thức, thiệt thức, thân thức, 5 đôi thức
đó cùng với ba tâm tiếp y' giới tức là hai tâm
tiếp thu và tâm khai ngũ môn, 13 tâm này chỉ biết
cảnh sắc pháp tức là chuyên biết về cảnh
sắc pháp chớ không thể biết danh pháp
được, 44 tâm dục giới co`n lại ngoài ngũ
song thức và ba y' giới được xem như biết
đủ cả sáu cảnh, cảnh sắc, cảnh thinh,
cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc thuộc về
sắc pháp, biết luôn cả cảnh pháp, cảnh danh pháp,
do đo' chúng ta nói rằng 44 tâm dục giới ngoài ngũ
song thức ra thi` nó chỉ toàn là biết cảnh danh pháp
hay biết cảnh sắc pháp một cách bất
định, nó không nhất thiết biết cảnh
sắc pháp hay nhất thiết biết cảnh danh pháp, nó
tùy theo trường hợp, chẳng hạn như tâm khai
y' môn chúng ta cũng biết rằng tâm khai y' môn biết luôn
cả cảnh Niết bàn, bởi vi` tâm khai y' môn vai tro`
của nó là khai mở cho lộ y’ và phân đoán cho lộ
ngũ, cho nên hễ lộ tri`nh tâm đó biết cảnh
nào thi` những tâm dục giới này cũng biết
cảnh đó.
Khi chúng ta đề cập đến
vấn đề này, chúng ta nói nhiều như vậy
để chúng ta có thể phân biệt được trong
đời sống của chúng ta, những loại tâm nào
biết cảnh danh pháp hay cảnh sắc pháp, cảnh liên
hệ vật chất hay cảnh không liên hệ vật
chất. Nhờ như vậy
sẽ giúp cho chúng ta có sự nhạy bén, và khía cạnh
bắt cảnh một cách chính sát trong vấn đề
thiền quán. Đây cũng là
một điều có lợi ích cho chúng ta nhiều lắm,
mặc dù khi chúng ta nghe những pháp môn này, quả thật
chúng ta khó hiểu, khó nhận thức, bởi vi` chúng ta dùng
những từ ngữ Phật học chuyên môn, hoặc
nghĩa ly' giải với phạm trù triết học tâm
linh hay triết học về vật chất, do vậy
ở đây chúng tôi chỉ tri`nh bày ngắn gọn vừa
đủ với thời gian để nhường
thời gian lại cho buổi thảo luận. ./.
ooOoo
Minh Hạnh Thực Hiện