A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm và Sự Phân Loại
A Tỳ Đàm, Bài 9.3.1
Ngày 19 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Tâm Thiện Sắc
Giới (Kusalarùpavacaracitta)
II.Tâm
Thiền Quả Sắc Giới (Vipācarūpavacaracitta):
III. Tâm
Thiền Duy Tác Sắc Giới
ooOoo
TT Giác Đẳng:
Chúng con xin kính đảnh lễ Sư Trưởng,
đảnh lễ Chư Tôn Đức và kính chào toàn
thể quí Phật tử đang có mặt trong rơom. Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí
Phật tử, hôm nay lớp A Ty` Đàm chúng ta sẽ
học về tâm quả sắc giới và tâm duy tác sắc
giới. Một
khái niệm mà những người đă học qua mấy
bài học trong lớp A Ty` Đàm này, tâm quả là một
trạng thái tâm sanh khởi do tâm thiện. Và tâm quả sắc giới là tâm
từ do tâm thiện sắc giới. Tâm quả sắc
giới cho chúng ta biết nhiều về một số qui
luật nhất định của nghiệp. Một người tu thiền
ở trong kiếp này nếu người đó không
hoại thiền thi` sau khi thân hoại mạng chung chắc chắn sẽ sanh vào cơi thiền.
Một người chứng sơ thiền sau khi thân
hoại mạng chung người đó
sẽ tục sinh bằng tâm quả sơ thiền, và tâm
quả đó là một điều chắc chắn mà trong
định ly' nghiệp báo gọi là Garukamma hay trọng
nghiệp và trong trường hợp ở đây là
trọng nghiệp thiện.
Nhưng cơi trời sắc giới
cũng đặc biệt có nhiều cảnh giới cho
chúng ta biết nhiều về con đường tu
chứng giải thoát như ngũ
tịnh cư thiên, hay chúng ta cũng có một cơi khác khó có
thể tương nghị được, đó là cơi
trời vô tưởng. Đúng ra những đề tài
chung quanh tâm quả sắc giới là một đề tài
rất rộng, nói đến sự lớn mạnh
vượt trội của các căn, như tín, tấn,
niệm, định, huệ, cũng khiến cho tâm quả
sắc giới có phần sai khác đi trong vai tro` tục
sinh.
Kính
bạch Sư Trưởng và TT Trí Siêu, hôm nay chúng ta sẽ
nói về tâm quả sắc giới. Như chúng ta
được biết rằng một tâm thiện là tâm
thiện dục
giới, tâm thiện sắc giới hay tâm
thiện vô sắc giới tạo ra những tâm quả và
những tâm quả này đều mang phần hành giống
nhau đó là tục sanh hộ kiếp và tử. Và trong nhiều
trường hợp khác thi` nó cũng có mang một phận
sự khác, nhưng ở đây đặc biệt trong tâm
hộ kiếp và tử.
Chúng ta cũng được biết rằng một
người tu thiền, sau khi chứng thiền và nếu
từ đó cho đến khi thân hoại mạng chung nếu
không hoại thiền thi` chắc chắn sẽ sanh về
cơi tương ứng với tầng thiền của mi`nh, chúng ta gọi là Gurukamma hay trọng nghiệp.
Thi` bây
giờ trước nhất xin được thỉnh TT
Trí Siêu giảng về tâm quả và tâm sắc giới.
Và sau bài giảng đó chúng ta có rất
nhiều câu hỏi để có thể chia sẻ lẫn
nhau. Xin cung thỉnh TT.
TT Trí Siêu: Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn
Đức, kính thưa qúi vị Phật tử, hôm nay chúng
ta học về tâm quả sắc giới phải
được hiểu đó là một thứ tâm được
tạo tác bởi do tâm thiện sắc giới. Tâm quả
sắc giới được hi`nh thành
do tâm thiện sắc giới trợ tạo bằng
nghiệp dị thời duyên. Và ở đây chúng ta cũng
nên biết rằng tâm quả sắc giới là một
loại quả cũng giống như tâm thiện, tâm
quả vô sắc giới, vậy nói chung tức là quả
sắc giới, quả vô sắc giới, hai tâm quả
đáo đại thuộc về sanh báo nghiệp.
- Hiện
báo nghiệp, sở dĩ chúng ta biết là theo
thời gian trổ quả thi` chúng ta nắm vững
hiện báo nghiệp tức là đă tạo, nó sẽ cho
quả ngay trong kiếp sống này, tạo ngay tại
đây, đó là hiện báo nghiệp.
- Sanh báo nghiệp là một
loại nghiệp tạo ngay trong kiếp sống này, nó
sẽ cho quả đời kế tiếp sau khi chết
ở đây.
- Hậu báo nghiệp là một
loại nghiệp sẽ cho quả từ đời
thứ 3 trở đi trong tương lai, bất cứ lúc
nào nó cũng có thể trổ quả được gọi
là hậu báo nghiệp.
Và cũng có những
trường hợp mà tâm tạo nghiệp ở trong
kiếp sống hiện tại này thiện hay ác, nó sẽ
mất hiệu năng trổ quả và như vậy thi`
nó sẽ không có trổ quả ở đây, trường
hợp này gọi là vô hiệu nghiệp.
Riêng
về tâm thiện sắc giới thi` nó chỉ trổ
quả sinh báo nghiệp, tức là một vị tu chứng
thiền sắc giới ngay trong hiện tại thi` tâm
quả sắc giới nó chỉ được hi`nh thành
sau khi vị này chết ở đây, nó sẽ trở thành
kiếp sanh thức để đưa đến quả
đời kế tiếp.
Và đặc biệt chỉ là sanh báo nghiệp thôi,
chớ quả sắc giới và quả vô sắc giới
không thể nào là hiện báo nghiệp hay là hậu báo
nghiệp mà
chỉ là sanh báo nghiệp. Không phải
giống như tâm thiện dục giới. Tâm thiện dục
giới hiện sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp
nữa. Do vậy cho nên chúng ta trước hết nên
hiểu 5 thứ tâm quả này.
Năm quả sắc
giới co`n điểm đặc biệt khác mà chúng ta
phải biết rằng khi vị hành giả tu chứng
thiền sắc giới, thi` thiện sắc giới
hễ sơ thiền thiện thi` chỉ có một loại
quả, một thứ tâm quả đó là tâm sơ thiền
quả, nhị thiền thiện sẽ tạo ra nhị
thiền quả, tam thiền thiện sẽ tạo ra tam thiền
quả, tứ thiền thiện sẽ tạo ra tứ
thiền quả và ngũ thiền thiện sẽ tạo ra
ngũ thiền quả, tâm nào quả nấy. Trong khi đó tâm thiện dục
giới có thể là một tâm đại thiện, thí
dụ như tâm thiện dục giới hợp trí, thọ
hỷ hợp trí vô trợ là một tâm thứ nhất nó có
thể cho 16 quả nếu như tâm thiện đó có
đầy đủ tâm tư, và tối thiểu cũng là
8 quả, tối thiểu một tâm thiện cũng có
thể cho ra 8 quả, chứ không phải giống như
tâm thiện sắc giới và vô sắc giới. Tâm thiền thiện nào cho quả nấy, cho
một quả thôi. Đó là điểm thứ hai chúng ta cần
phải lưu y'.
Điểm thứ ba nữa là chúng ta
nên lưu y' rằng đối với tâm thiền đáo
đại tức là thiền sắc giới và thiền vô
sắc giới, hễ tâm thiền thiện bắt cảnh
đề mục nào, sử dụng đề mục nào
để tu chứng quả sắc giới hay quả vô
sắc giới sanh khởi thi` cảnh của tâm quả
đó cũng sẽ là cảnh giống như tâm thiền
thiện. Đây là điểm thứ 3 mà chúng ta cũng
phải lưu y' có phải giống như tâm thiện
dục giới. Tâm thiện
dục giới thi` nó cho quả, tâm quả đó lại
bắt đối tượng khác hơn về cảnh
chân đế chớ không phải cảnh tục
đế như là tâm thiện khi làm có thể là bố thí,
tri` giới v.v... Có thể lấy cảnh sắc, cảnh thinh,
cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc để làm
cảnh của tâm thiện, nhưng cho đến tâm sắc
giới thi` không phải như vậy. Cảnh đề mục của tâm thiện như
thế nào thi` nó trở thành đối tượng
cảnh của tâm thiền quả như thế đó. Đây là 3
điểm mà chúng ta phải chú y'. Và nếu nói thêm
nữa thi` chúng ta nên biết rằng tùy làm thiện dục
giới tùy trường hợp trí và ly trí có đủ tam
tư hay không tam tư và sự cho qủa về sau này, cái
tâm quả dục giới có thể là nhị nhân hoặc
tam nhân hay là vô nhân. Nhưng
đối với tâm thiền sắc giới khi tâm quả
sanh lên luôn luôn phải là tam nhân, nghĩa là có 3 nhân
tương ưng vô tham, vô sân, vô si phối hợp với
tâm quả sắc giới đó hay là tâm quả vô sắc
giới đó. Bởi
vậy cho nên một vị phạm thiên ở cơi sắc
giới hay là vô sắc giới, vị phạm thiên đó
đều là người tam nhân cả, chúng ta cũng sau
này chúng ta sẽ học thêm và chúng ta biết
được rằng tại sao vấn đề hết
sức quan trọng ở điểm này.
Và bây giờ thưa quí vị chúng ta
sẽ phân loại về những tâm thiền quả hay
những tâm quả dục giới.
Tâm quả sắc giới nó có 5 thứ, tính theo 5 bậc thiền do vị hành giả tu
chứng, tức là quả sơ thiền, quả nhị
thiền, quả tam thiền, quả tứ thiền, quả
ngũ thiền. Vị A La Hán có tâm quả sắc giới
hay không, xin thưa rằng đối với một vị
A La Hán cơ
tánh của vị ấy vẩn có sử dụng tâm quả
sắc giới, nhưng trong trường hợp là
đắc quả A La Hán trong tại cảnh giới
phạm thiên, có nghĩa là phải tục sinh vào cảnh
giới phạm thiên trước khi đắc A La Hán. Tâm tục sinh đó nó sẽ
trổ thành tâm hộ kiếp bhavangacitta, rồi vị
phạm thiên này đắc Tu Đà Hườn, Tu Đà Hàm,
A Na Hàm và A La Hán, thi` vị A La Hán sanh khởi vẫn có
mặt tâm quả sắc giới làm tâm hộ kiếp trong
đời sống bi`nh nhật.
Co`n nếu như chúng ta
nói rằng một vị A La Hán đă đắc
được thiền tố sắc giới tại cơi
dục giới này khi vị đó làm nhân loại, thi` tâm
thiền tố này không có tạo ra quả sắc giới
được. Bởi vi` sau khi mệnh chung, một vị A La Hán
viên tịch Niết bàn hoàn toàn không có sự tái sanh. Cho nên tâm quả
sắc giới đó mặc dù có chứng đắc A La
Hán nhưng phải hiểu đó là chứng trước
khi chứng A La Hán. Điều này chúng tôi cần nhấn mạnh
để quí vị có thể hiểu được, có
thể nhớ được không thể có tâm quả
sắc giới mà trong khi nói rằng tâm thiền tố
sắc giới không tạo ra quả, qúi vị sẽ
ngạc nhiên được điều đó. Nói một cách khác có nghĩa là lúc đắc
thiền trước khi đắc A La Hán, vị đó vẫn
là một vị phàm phu tam nhân hay là một bậc hữu
học, vẫn hành thiền chỉ chứng
được thiền thiện sắc giới, rồi
tâm thiền đó sẽ tạo ra quả bằng cách là dị
thời nghiệp duyên sanh báo nghiệp. Để
rồi khi tái sanh về cảnh giới phạm thiên,
vị phạm thiên tam nhân đó hay là vị phạm thiên
hữu học đó sẽ tiến tu các bậc thiền
chỉ ở đây điều này chúng ta phải
được giải thích như thế.
Và thưa quí vị khi chúng ta biết 5 loại thiền
quả sắc giới, chúng ta cũng nên nhận
định thêm một điều là đối với tâm
quả sơ thiền thi` nó sẽ là tâm tái tục hay kiếp
sanh thức để cho tái sanh trong 3 cơi sơ
thiền.
- Tâm
quả nhị thiền, tâm quả tam thiền thi` làm
thức tái sanh cho tái sanh ở ba cơi nhị thiền.
- -
Tâm quả tứ thiền thi` làm thức tái sanh cho sanh
vào ba cơi tam thiền.
- -
Và tâm quả ngũ thiền làm
thức tái sanh cho sanh làm phạm thiên ở sáu cơi sắc
giới hữu tưởng, sáu cơi tứ thiền mà
thuộc về sáu cơi hữu tưởng.
Chúng ta cũng nên lưu
y' điểm này là đối với cơi phạm thiên
sắc giới thi` chỉ có cơi sơ thiền, cơi nhị
thiền, cơi tam thiền, cơi tứ thiền mà thôi, chớ không
có cơi ngũ thiền, bởi vi` y cứ trên chi pháp thi`
ở đây tâm quả nhị thiền rồi quả tam
thiền đă làm thức tái sanh về cơi phạm thiên
nhị thiền rồi. Cho nên chúng ta cũng phải chú y' chỗ đó.
Phân tích theo kinh
tạng thi` có bốn bậc thiền sắc giới
tương ứng với bốn cơi thiền sắc
giới. Co`n theo trong Vi
Diệu Pháp thi` vi` phân tích chặc chẽ hơn một chút,
là có loại tâm thiền vô tầm hữu tứ, có loại
tâm thiền vô tầm vô tứ, và vô tầm hữu tứ
hay vô tầm vô tứ lấy điểm chủ yếu,
điểm trọng yếu ở chỗ vô tứ. Cho nên ở đây khi chúng ta phân theo Vi Diệu Pháp thi` chúng ta phân 5 hạng, 5
bậc thiền. Nhưng cho đến khi làm kiếp sanh thức
tái sanh cơi sắc giới thi` sanh ở bốn cơi thiền
mà thôi, cơi sơ thiền, cơi nhị thiền, cơi tam
thiền và cơi tứ thiền.
Cũng nên nói thêm rằng khi năy chúng tôi
có đề cập đến cơi tứ thiền, thật
ra thi` cơi tứ thiền nó có đến 7 chứ không
phải là 6, nhưng trong 7 đó thi` có 5 cơi tịnh cư và
một cơi quảng quả. Thi`
5 cơi tịnh cư và 1 cơi quảng quả được
gọi là 6 cơi ngũ uẩn, 6 cơi tứ thiền mà ngũ
uẩn, tức là có danh và sắc đầy đủ. Co`n riêng về cơi vô
tưởng mặc dù được xếp vào cơi tứ
thiền, nhưng ở đây chúng ta biết rằng
vị phạm thiên ở đó chỉ có sắc mà không có
danh. Bởi do khi co`n
ở các cơi dục,vị đó tu
chứng được ngũ thiền rồi mới phát
nguyện rằng do năng lực thiền này nguyện
trong tương lai sẽ sanh không có tâm thức . Do vậy cho nên ngũ
thiền là tâm thiện ngũ thiền.
Trong ngũ thiền
thiện đó nó sẽ tạo ra một loại sắc
pháp mà chúng ta gọi là J́vitarùpa là sắc mạng quyền
xuất hiện trong cơi vô tưởng, như vậy
sự tái sanh của vị phạm thiên vô tưởng
bằng năng lực của ngũ thiền. Nhưng ngũ
thiền đó không phải tạo ra tâm quả mà tạo ra
sắc nghiệp. Ở đây vấn đề này nó hơi tế
nhị một chút và hơi khó hiểu một chút. Cũng
mong rằng với những điều mà chúng tôi tri`nh bày ở đây sẽ khiến cho quí
vị có thể nắm bắt được.
Nói tóm lại khi chúng ta
học tâm quả sắc giới, trước hết là
chúng ta phải nhận xét những điểm đặc
biệt của tâm quả sắc giới.
- Tâm
quả sắc giới là một thứ tâm quả do tâm
thiện sắc giới tạo ra bằng cách dị
thời nghiệp duyên sanh báo nghiệp.
-
Thứ hai là tâm quả sắc giới có
cảnh đối tượng sẽ là cảnh đề
mục giống như thiền thiện sắc giới.
-
điểm thứ ba là tâm quả sắc
giới vẫn xuất hiện, vẫn sanh khởi trong
cơ tánh của các vị A La Hán, nhưng lại là làm tâm
hộ kiếp và phải là một vị A La Hán ở cơi
sắc giới.
-
Điểm thứ tư chúng ta cũng
nên nói thêm là mỗi thứ tâm quả sắc giới nó
sẽ là kiếp sanh thức hay tâm tái tục cho sanh tương
ứng với mỗi cơi thiền sắc giới.
Và đó là 4 điểm mà
chúng ta cũng nên có sự chú y' và đến đây chúng tôi
xin được kết thúc buổi giảng của chúng
tôi về tâm quả sắc giới.
Minh Hạnh Thực Hiện