www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm Thiền Sắc Giới

A Tỳ Đàm, Bài 9.2.3   Ngày 18 tháng 6 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Tâm Thiện Sắc Giới (Kusalarùpavacaracitta)

 

ooOoo

 

Ngày 18 tháng 6 năm 2004

I. Tâm Thiền sắc Giới (Kusalarùpavacaracitta)

 

Những điểm chính

· Tâm Thiện Sắc Giới

· Các án xứ thiền chỉ

 

I. Tâm Thiền Thiện Sắc Giới

TT Giác Đẳng: Về đề mục thiền sắc giới và vô sắc giới có một số Phật tử sẽ đặt câu hỏi rằng những việc ti`m hiểu như vậy liệu nó có lợi cho chúng ta ở trong đời sống tu học hay không?. Chúng ta ít khi nào nghĩ rằng ngồi xuống để tu tập những pháp môn thiền chỉ này, trong hàng trăm ngàn, hàng triệu người thi` mới có chỉ một người tu tập như vậy. 

Thật ra dầu chúng ta có tu tập hay không tu tập thi` chúng ta cũng nên đặc biệt biết về các trạng thái tâm thiền này. Bởi vi` chúng ta quen sống hàng ngày với tâm dục giới, tâm có những triền cái như tham dục, sân hận, hôn trầm, thụy miên, hoài nghi, phóng dật.  Những trạng thái đó, bởi vi` chúng ta quá quen với nó và chúng ta không bao giờ nhi`n thấy những giới hạn của những thứ đó mang lại cho chúng ta.

Ngài Achaan Jumnien là một thiền Sư đệ tử của Ngài Achaan Chaa, Ngài nói rằng cứ tưởng tượng một người đi trên trạm đường dài và đi với trạng thái thong dong, cho dù cảnh đẹp thi` cứ đưa mắt nhi`n và rồi tiếp tục lên đường, cho dù thấy một ho`n đá hay một cây rất đẹp thi` cũng để yên ở đó chứ không nhấc lên vai để mà đi, bởi vi` chúng ta không thể mang hết tất cả những gi` mà chúng ta thấy dọc đường, chúng ta càng mang thi` gánh càng nặng. 

Đời sống của chúng ta với 5 pháp triền cái là tham dục, sân hận, hôn thụy, hoài nghi, phóng dật, những pháp này nó liên tục làm cho cuộc sống của mi`nh xáo trộn và hầu như một số ít trong chúng ta y' thức được rằng, mi`nh phải cần làm một cái gi` đó để vượt lên trên những thứ nó khiến cho chúng ta bị kéo xuống.  Chúng ta ham học Phật Pháp, chúng ta rất ưa tu chuộng học, thế nhưng những gi` chúng ta đối diện trong đời sống hàng ngày nó cứ kéo chúng ta xuống làm cho chúng ta bị tri` trệ không đi tới được. 

Hăy cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng thức dậy mà tâm hồn mi`nh muốn được an lạc, thi` thưa quí vị chúng ta không an lạc được tại vi` đơn giản là cho dù một ngày rất đẹp trời, một ngày mùa xuân ở tại thành phố có đầy hoa thơm cỏ lạ và quí vị có công ăn việc làm tốt, có những người trong gia đi`nh hết sức thân thương, có một mái nhà hết sức ấm cúng thi` nó cũng không đủ làm cho chúng ta hạnh phúc.  Bởi vi` sao, bởi vi` nội tại của chúng ta luôn luôn phải chịu những thứ phiền năo, một người muốn nâng cao trạng thái tâm của mi`nh, thi` phải thấy rằng phải có một cái cố gắng vuợt thoát, cái cố gắng phải đi qua, và phải có phương tiện nào, khả năng tập trú vào mới giúp cho tâm của chúng ta ổn định như vậy. 

Có một lần chúng tôi nghe một vị Pháp sư, vị này trong lúc thuyết pháp lại dùng ví dụ tâm tư của chúng ta giống như cục bột, người ta muốn nặn vuông thi` vuông, người ta muốn nặn tro`n thi` tro`n, mới nghe thi` chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể từ chối điều đó, bởi vi` tâm tư con người mà giống như cục bột thi` thật là thảm thương quá.  Nhưng thựt tế thi` nó là như vậy, người ta muốn mi`nh vui, người ta khen tặng mi`nh một vài lời, và người ta muốn mi`nh buồn người ta chê bai một vài câu thi` những thứ đó đủ làm cho mi`nh điên đảo. Khi mi`nh thấy biết và y' thức được điều này thi` mới thấy được sự mỏng manh, sự suy yếu, một trạng thái yếu đuối  của nội tâm, và mi`nh phải y' thức rằng từ đó mi`nh phải làm gi` đó để thay đổi đi. 

Thật ra bài học về thiền định là bài học lớn ở đây, bởi vi` chúng ta được biết rằng ngay cả trong đời sống hàng ngày cho dù mi`nh không tu tập thiền định, cho dù mi`nh không có hướng tâm vào những án xứ như là Sư Trưởng và TT Trí Siêu vừa tri`nh bày ngày hôm nay.  Tuy nhiên nếu chúng ta có khả năng tập trú vào một đối tượng, một công việc và đối tượng đó là một công việc đúng, thi` thưa quí vị nó cũng có một số tâm lực và nhờ những tâm lực này chúng ta có thể tiếp tục an ổn vững mạnh.

Chúng tôi nói đó chỉ là đời sống hàng ngày thôi, những người tâm tư họ thường đau khổ là bởi vi` họ có một vấn đề, vấn đề là tự nội tại của họ, nó như một gio`ng suối cạn, nó không có được suối nguồn hạnh phúc, họ luôn luôn đi ti`m ở bên ngoài.  Cái ở bên ngoài là cái gi`, cái gi` mi`nh có, cái gi` mi`nh nghe, cái gi` mi`nh ngửi, cái gi` mi`nh nếm, mi`nh đụng, mi`nh nghĩ đó là hạnh phúc, nhưng ở trong lo`ng mi`nh phải hạnh phúc trước. chúng ta đă nghe rất nhiều câu chuyện về những vị vương phi, những vị  công chúa, những người có bao nhiêu tiền bạc, có bao nhiêu quyền hành, có bao nhiêu danh tiếng, danh vọng địa vị cao, nhưng rồi tự tâm họ không vui, nếu tâm họ thật sự vui thi` họ đă sống một nơi nào đó an trú một nơi nào đó và hưởng cái gi` họ có.  Nhưng không họ vẫn tiếp tục có cái gi` đó bắt họ phải lên đường, cái gi` bắt buộc họ phải lao mi`nh vào cuộc phiêu lưu, bởi vi` sao, bởi vi` tự bản thân của họ không được an lạc.  Nên những khái niệm về thiền cho chúng ta biết ít nhiều về cái gọi là khả thi, cái gọi là có thể từ thế giới này chúng ta có thể chuyển hóa sang thế giới khác. 

Ở đây chúng tôi phải trở lại với định nghĩa chữ kammatthana, khi năy Sư Trưởng, TT Trí Siêu, và chúng tôi thường dùng chữ án xứ, đúng ra một chữ mà ngày xưa các Ngài đă cố gắng dịch nhiều cách, ở trong đó có một cách các Ngài dịch là đề mục.  Chúng tôi không hiểu chữ đề mục này ngày hôm nay ở Việt Nam co`n có nghĩa chính xác hay không, nhưng chữ đề mục nếu người ta dịch qua tiếng Anh là topic có nghĩa là một đề tài. Người ta viết văn hay nói chuyện thi` có đề tài có chủ đề, co`n chữ đề mục thi` khi chúng ta nói một danh sách mà trong đó có nhiều đề mục khác. Và chúng tôi cảm thấy ngờ ngợ rằng chữ đề mục nó không chính xác là để dịch chữ kammatthana.  Sư Trưởng có dùng một chữ trong quyển sách của Sư Trưởng đó là "Chiếu Kiến Nghiệp Xứ". 

Chiếu kiến nghiệp xứ có thể dùng để dịch cho chữ kammatthana, và tại sao ở đây chúng ta dùng chữ án xứ, chữ án ở đây giống như chữ công án, công án là một đề tài hay một đối tượng để chúng ta đào sâu, để chúng ta tập trú vào, chúng ta có chữ công án rất đắc y' mà trong thiền tông đă dùng rất nhiều đời nhưng ở đây không thể dùng chữ công án được. Công án được hiểu như đề tài để suy tư, để trầm tư, để khai ngộ hơn là đối tượng để tập luyện để nâng cao định lực của chúng ta.  Chữ xứ dịch từ chữ tthana, chữ tthana ở đây chúng ta được hiểu một nơi, một cảnh giới, một đối tượng.  Đó là đối tượng để chúng ta tu tập thiền định, như vậy thi` chữ án xứ ở đây dịch nó hơi xa lạ nhưng mà nó kết hợp được nhiều cái từ ngữ liên hệ xa gần với thiền định để chỉ cho chỗ chúng ta tạm dùng, từ chỗ đó phát triển định tâm thành tựu các chi thiền chứng đạt các tầng thiền. 

Nếu qúi vị đọc kỹ bài học, nhất là qúi vị đọc trong Thanh Tịnh Đạo có tất cả là 40 đề mục mà gọi là thiền chỉ.  Tại sao chúng ta gọi là thiền chỉ, chỉ ở đây có nghĩa là ngưng lại, tập trú vào một điểm, tâm của chúng ta thường đi từ chỗ này sang chỗ khác.  Và khi nói thiền quán là khả năng hoà quyện, cái khả năng bám sát theo dơi những gi` đang xảy ra.  Nhưng thiền chỉ thi` ngược lại, thiền chỉ thi` không để bản tâm tùy quán, thiền chỉ là một trạng thái tâm tập trú một điểm thôi. 

Chúng tôi lấy ví dụ mi`nh đang ngồi trong một căn pho`ng, có bao nhiêu sự việc đang diễn ra, đáng lẽ những người chung quanh làm cho mi`nh chú y', những âm thanh làm cho mi`nh chú y' và những gi` đang xảy ra khiến cho mi`nh phải luôn thường xuyên quan sát.  Bây giờ chúng ta tự đặt ra một kỷ luật là chúng ta không ngó chỗ này, ngó chỗ kia, không nghe cái này, không nghe cái kia, không đọc sách, đọc báo nữa và chỉ tập trú vào một điểm nào đó và cái khả năng tập trú đầu tiên đó để nó tách rời khỏi những chi phối chung quanh, cái đó chúng ta gọi là chỉ.  Nhưng hơn thế nữa là sự tập trung đó nó vào một cái án xứ, án xứ đó về lâu về dài chúng ta có thể phát huy được định tâm của chúng ta trong nhiều cách.

 Thật ra chúng tôi không muốn đi quá sâu vào những phương pháp tập thiền, quí vị có thể đọc thêm trong Thanh Tịnh Đạo, lấy ví dụ là một hành giả có thể dùng đất để nắn thành một cái kasina. Kasina chúng ta gọi là một đề mục hoàn tịnh, là một vật thể hi`nh tro`n, khỏan chừng một gang rưỡi tay của chúng ta, và chúng ta có thể cho nó một màu thích hợp với mi`nh, xanh, đỏ, vàng, trắng và tập trú vào trong đó, khi họ tập trú họ niệm pathavi`, pathavi` tức là  đắp đất,  đến khi nào nhắm mắt lại vẫn co`n giữ được hi`nh ảnh cái kasina đó trong đầu óc của mi`nh.  Và từ hi`nh ảnh mà chúng ta gọi là quang tướng, ấn tượng co`n để trong tâm họ có thể biến măn một cách tự tại và sự biến măn này nhờ định tâm là từ màu sắc, từ kasina hi`nh tro`n cái dạng như vậy, có giới hạn như vậy, bây giờ có biến măn đến không cùng không tận, họ có thể xuất nhập một cách thuần thục, khi nào muốn xuất thi` xuất, khi nào muốn nhập thi` nhập, thi` vị này có thể dần dà đạt đến nhiều giai đoạn của thiền định khác, nhau mượn một đối tượng và từ đối tượng đó làm khả năng có thể biến măn.

Điều này tương tựa như trong thế giới của chúng ta nó có những thành phần vật chất có khả năng dẫn điện.  Có những thành phần vật chất cách điện, và không dẫn điện được, thi` ở trong đời này có những đề mục đối tượng khiến cho tâm tư (định tâ m) có thể từ chỗ đó biến măn, và có những đối tượng không làm cho tâm tư biến măn được.

Chúng tôi lấy một ví dụ , mi`nh muốn ăn cho ngon một miếng ăn mà chúng ta đặc biệt thích thú, cho dù chúng ta đem hết tinh thần, đem hết thi` giờ để chuẩn bị món ăn đó ngon cực ky` đi nữa, thi` cái thỏa măn của lưỡi nó chỉ đến một giới hạn nào đó, nó không thể nào tiếp tục đi hoài, nó đi xa rộng hơn được hết, tại vi` cực điểm của ăn uống chỉ là cái ngon của lưỡi, mà cái ngon của lưỡi chỉ nằm giới hạn ở đó thôi.  Người ta có thể đi vào thế giới của thi ca, đi vào thế giới của nghệ thuật, thế giới đó không giới hạn.  Chúng tôi nói trong đời sống thường thức hàng ngày, thi` cũng bài thơ đó, cũng âm giai đó hôm nay họ có thể lănh hội một cách khác, ba năm nữa họ lănh hội một cách khác, mươi năm nữa họ lănh hội một cách khác về thế giới này. 

Có ví dụ điển hi`nh trong thế giới phàm tục của chúng ta là có những đối tượng mà chúng ta tập trú, tự nhiên chúng ta bị giới hạn bởi đối tượng đó, và những đối tượng nó có thể rộng ra như khi chúng ta nói về điện, có những conductor, mà nó khiến cho chúng ta có thể dẫn điện được đi xa hàng vạn dặm, có những cái nó không có khả năng để dẫn điện.  

Cảnh rất là quan trọng cho tâm, và có những cảnh hữu hạn, nó hạ liệt, nó tầm thường, và có những cảnh đáo đại, những cảnh gọi là biến măn, những cảnh mà nó đưa chúng ta đến cảnh giới cao rộng hơn. Nếu tâm tư cao rộng thi` mi`nh phải có những đối tượng đủ khả năng dẫn chúng ta đến chỗ cao rộng.  Nếu trong cuộc đời này chúng ta chỉ tập trú vào những cái tầm thường thi` rốt cuộc chúng ta cũng tầm thường thôi. 

Hăy thử tưởng tượng rằng một người quanh năm suốt tháng chỉ nghĩ đến vấn đề thị phi hơn thiệt, chỉ nghĩ đến vấn đề ăn uống ngủ nghỉ, chỉ nghĩ đến vấn đề vui buồn nhỏ nhặt, thi` suốt cuộc đời chúng ta sẽ bị luẩn quẩn như vậy. Rất quan trọng để chúng ta ti`m một đối tượng hay một cảnh giới trong cuộc đời, cảnh giới đó có thể đưa tâm tư của chúng ta vượt lên trên cái tầm thừơng đó và an trú vào cảnh giới cao rộng. 

Khi năy Sư Trưởng có nói một điều mà quí vị ở trong rơom nên để y’ một chút, và thường đọc kinh điển quí vị sẽ nhi`n nhận ra những tầng thiền đặc biệt là sơ thiền được diễn tả trong kinh điển. Sơ thiền tức là tầng thiền đầu tiên nó là một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, điều này là điều không thể không chú y’ bởi bất cứ người Phật tử nào. Bởi vi` phần lớn trạng thái hỷ lạc của chúng ta, tức là trạng thái hân hoan và hạnh phúc sung sướng của chúng ta nó đến từ dục lạc mà có, nào là sự hưởng thụ sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon xúc lạc. Khi tâm tư của chúng ta không có những thứ đó thi` mi`nh cứ tưởng tượng như là con cá bị quăng lên bờ như trong kinh Pháp Cú có câu là “Như cá vất lên bờ, sống bên ngoài thủy giới”, cũng vậy tâm vùng vẫy và vùng vẫy mạnh bởi vi` nó không nằm trong dục lạc.

Tại sao nó vùng vẫy mạnh, và thưa quí vị tại nó quen thôi, nó quen sống với thứ đó, nó quen hưởng thụ thứ đó và nó nghĩ cái đó là tất cả, nhưng nó không phải là tất cả, cứ tưởng tượng chúng ta không hút thuốc, bây giờ chúng ta cảm thấy thế giới này không hút thuốc thi` nó không chết ai hết, nó bi`nh thường thôi, nhưng nếu chúng ta đă lỡ ghiền thuốc lá rồi, và bây giờ không hút thuốc thi` chúng ta cảm thấy buồn một chút.  Chúng ta quen vào sinh hoạt trong paltalk, rồi một ngày nào đó tự nhiên liên tục 3, 4 tháng chúng ta không có điều kiện như cable bị cắt, máy móc bị hư, hay làm gi` đó nên chúng ta không sinh hoạt, nếu chúng ta sinh hoạt hàng ngày, giờ bị cắt ngang mi`nh cảm thấy nó vắng.  Cái vắng đó cho chúng ta thấy rằng ở trong các dục, ở trong cái mà gọi là thích thú, nó thường là sức mạnh của lệ thuộc nhiều hơn là sức mạnh của độc lập.  Sức mạnh của lệ thuộc nó là bản chất của dục, bất cứ một cái ưa thích gi` nó đều là bản chất của dục hết. 

Chúng tôi nhớ rằng ở trong ngành tâm ly’ học có đề cập đến những trạng thái  những người họ luôn luôn thích sống bằng sự vay mượn.  Trong chúng ta thi` ai cũng sợ nợ hết, mi`nh mượn nợ thi` cố trả cho xong, tại vi` có nợ thi` nó canh cánh trong lo`ng.  Nhưng có những người họ sống trong cuộc đời đặc biệt họ thích vay mượn, mỗi lần họ đi vay mượn thi` họ cảm thấy sung sướng với sự vay mượn đó, họ không cảm thấy cái gi` nặng nề với sự vay mượn, mặc dầu sự vay mượn đó làm cho đời sống họ đi xuống khổ sở, làm cho đời sống họ đảo điên, nhưng họ vẫn thích sống với sự vay mượn. 

Thi` thưa quí vị chúng ta sống ở trên đời này mà sống đối với các dục thi` mi`nh nghĩ rằng các dục cho mi`nh rất nhiều, như sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, mi`nh luôn luôn quan niệm rằng chính những dục đó nó cho chúng ta cả một bầu trời, một cảnh giới.  Tuy vậy khi mi`nh đă tu thiền thi` bấy giờ mi`nh sống trong trạng thái gọi là hỷ lạc do ly dục sinh, cái hỷ lạc do ly dục sinh này là trạng thái tâm tư không co`n bị ràng buộc, không co`n bị lệ thuộc, không co`n có những hạnh phúc vay mượn ở bên ngoài nữa, điều này nó không có dễ dàng, hoàn toàn không dễ dàng. 

Một người trẻ đi vào trong cuộc đời, luôn luôn mong mỏi rằng mi`nh lập được một công danh, một sự nghiệp có chỗ đứng trong cuộc đời, có địa vị trong xă hội, có những thành công về phương diện này, phương diện khác, nhưng với một người đă sống lăn lộn trong quan trường, đă uống gần cạn chung rượu đời thi` bấy giờ mới hiểu rằng cuộc đời không đẹp như một bài thơ, cuộc đời đầy dẫy bao nhiêu thứ phiền hà rắc rối và lúc đó chúng ta mới thấy rằng có danh thi` khổ vi` danh, có lợi thi` khổ vi` lợi, có tài sản thi` khổ vi` tài sản. 

Khi mi`nh chưa trúng số thi` mi`nh có cái thiếu thốn của cái không trúng số, nhưng khi mi`nh trúng số rồi thi` nó không phải là vấn đề hạnh phúc, không, mà nó co`n có cái khổ của cái mi`nh trúng, chúng ta  hoàn toàn không thấy chuyện đó.  Nên bấy giờ khi một người đă từ bỏ con đường hoạn lộ, khi chúng ta có thể từ bỏ cái danh, cái lợi, và trở về sống ẩn dật một mi`nh, lúc đó người sẽ cảm thấy được thanh thản nhẹ nhàng.  Hoàng tử Anunica đă có lúc ở trong rừng sâu, khi nghĩ đến cuộc sống trong cung đi`nh lúc đó co`n là vị hoàng tử, và cuộc sống một vị Ty` khưu sống trong rừng sâu núi thẳm bấy giờ, phải thốt lên rằng đời sống của mi`nh được hạnh phúc.  Hạnh phúc do ly dục sanh không phải là dễ cảm nhận, tuy nhiên nó rất cần thiết cho mỗi chúng ta trong cuộc sống này hiểu được rằng bên cạnh cái ăn, ngủ, đi, đứng, thương yêu, ghét bỏ, bên cạnh những tranh chấp, bên cạnh những được mất hàng ngày, thi` nó co`n có trạng thái cao siêu hơn, màu nhiệm hơn, phải hiểu như vậy để chúng ta không có nhi`n phiến diện.

Thưa quí vị, Hoa ky` là một trong những quốc gia mà theo thống kê dân chúng học ngoại ngữ rất kém, đa số người Hoa Ky` chỉ học được tiếng Anh, và rất ít có được sinh ngữ thứ hai.   Đồng thời người Hoa ky` nhi`n thế giới này rất phiến diện, họ chỉ biết và quan tâm đến những gi` liên quan đến quyền lợi của Mỹ thôi. Khi quí vị sang Âu Châu, những tin tức, sách báo Âu Châu mà quí vị đọc, quí vị sẽ thấy rằng cái nhi`n của báo chí khác về của Hoa ky` nhiều lắm, rất khác, bởi vi` đất nước Hoa ky` quá lớn, và vốn là siêu cường, và Anh ngữ là dụng ngữ phổ thông toàn cầu, bởi vi` Anh ngữ phổ thông nên chi người ta không cảm thấy cần thêm một sinh ngữ khác, không có nhu cầu như người Việt Nam, tại Việt Nam biết được tiếng Anh là cả một lợi điểm hơn, nhưng tại Hoa ky` có đôi khi biết một ngôn ngữ khác, nó cũng chỉ biết một ngôn ngữ thôi, không có được nhiều cơ hội mở ra như ở những nước khác. 

 

Và đồng thời những chuyện ở trong thành phố, trong tiểu bang, trong nước Mỹ nó đă có quá nhiều để cho người ta quan tâm, nên người ta không quan tâm đến những chuyện khác nữa.  Thi` thế giới này trở nên cục bộ, trở nên phiến diện, có những thứ người Mỹ không thể nào hiểu được dân tộc của các nước khác hết.  Chúng ta hăy tưởng tượng rằng có những cuộc chiến đẫm máu chết tới hàng trăm, hàng ngàn người tại Phi Châu, mà báo chí cơ quan truyền thông Hoa ky` rất ít khi nhắc đến, và sự việc đó có thể diễn ra trong nhiều năm ở tại Angola, ở tại Rwanda và những nơi khác.  Bởi vi` những điều đó không nằm trong quyền lợi, không nằm trong sở thích của người Hoa ky`. 

 

Thi` cuộc sống của chúng ta đôi lúc nó gặp phải vấn đề, là chúng ta quá tự măn đối với cảnh giới, với thế giới mà mi`nh sống, và nghĩ như vậy là đủ rồi, co`n thế giới mi`nh sống rộng lắm, nó lớn như thành ph mi`nh đang sống.  Chúng tôi đang sống tại thành phố Houston, chúng tôi nghĩ rằng đây là thành phố lớn thứ tư của Hoa ky`,và có rất nhiều thứ tại thành phố Houston mà mi`nh biết không hết thi` lấy gi` đâu mi`nh quan tâm đến thành phố như Los Angeles và Chicago, tại sao mi`nh phải quan tâm đến những thành phố đó, riêng thành phố này đă quá lớn.  Chúng ta thường chi`m vạ trong cái hiện tại như vậy, và đó là lư do tại sao chúng sanh lún sâu vào cảnh giới của trầm luân.

 

Một kinh nghiệm rất quan trọng cho chúng ta thấy rằng ở trong sách vở của người Trung Hoa thường nói là nhân ngoại hữu nhân, núi thi` có núi cao hơn, người thi` có những người giỏi hơn mi`nh, điều đó chắc chắn.  Ở trong bất cứ trường hợp nào thi` thưa quí vị cái trạng thái cục bộ phiến diện nó vẫn là trạng thái co cùm, nó khiến tâm tư của chúng ta bị hạn chế lại. Con người phải sống và y’ thức được rằng ngoài thế giới của mi`nh co`n có nhiều thế giới khác. 

 

Vi` vậy thuở xưa khi Đức Thế Tôn co`n tại Ngài thỉnh thoảng trong những bài pháp mà chúng ta  gọi là tuần tự pháp thoại, Ngài cũng dạy về các cảnh trời.  Tại sao Ngài dạy về các cơi trời, là bởi vi` ngoài phước báu của bố thí, tri` giới, phước báu sanh thiên, phước báu xuất gia con đường ly dục, thi` Đức Thế Tôn Ngài cho chúng ta biết được rằng, dù rằng một vị vua như là vua Ba Tư Nặc, vua Bi`nh Sa Vương, du` là một người cực ky` giàu có như là ông Cấp Cô Độc, bà Visakha v.v… thi` đừng nghĩ rằng thế giới họ sống, thành Vương Xá hay những biệt điện, những lâu đài mà họ đang sống nó là nhất ở trong thế gian này, nó không phải như vậy.

 

Chúng ta có thể rất thương yêu một người và nghĩ rằng không ai hơn được người đó, nhưng điều đó chỉ nói lên một sự việc thôi, đó là quán tính của chúng ta, đó là cái nhi`n nó rất hạn hẹp, bất quá thi` chúng ta phóng đại nó lắm, tại vi` những giá trị trong cuộc đời nó rất tương đối.  Nhưng nhiều cái chúng ta chưa biết nó co`n ky` , nó co`n cao rộng, nó co`n vĩ đại, hơn cái chúng ta biết rất nhiều. 

 

Vi` vậy những bài học về thiền định ở trong Đạo Phật, nó không phải chỉ có giá trị về pháp hành, và riêng về pháp học nó có giá trị rất đặc biệt. Những bài học về thiền định cho phép chúng ta thấy rằng tại sao chúng ta không lănh hội được thế giới này một cách biến măn, một cách rộng lớn. Mà tại sao tâm tư của chúng ta lúc nào cũng hạn hẹp như vậy, hễ cảnh hẹp thi` tâm phải hẹp, cảnh hạ liệt thi` tâm hạ liệt, mà cảnh đáo đại thi` tâm đáo đại, cảnh vô lượng thi` tâm vô lượng, chuyện đó là chuyện rất tự nhiên.  Cái đối tượng nào mi`nh tập trú vào, đối tượng nào mi`nh sống tự nó, nó đă cho chúng ta biết đâu là giới hạn, đâu là tâm không giới hạn. 

 

Thật ra cơ hội chúng ta sống biến măn như vậy rất ít trong đời sống này. Chúng tôi lấy một ví dụ là Đức Phật Ngài dậy 4 vô lượng tâm đó là từ, bi, hỷ và xả.  Từ, bi, hỷ và xả nếu đạt đến một y' nghĩ cùng tận của nó, thi` nó đạt cho chúng ta đến một sự là không phân biệt về chúng sinh.  Không biệt chúng sanh tức là người thân, kẻ sơ, người xa, kẻ gần, thấy được, hay không thấy được, hữu hi`nh, vô hi`nh, một người có tâm tư mát mẻ, mong cho tất cả chúng sanh được an lành, thi` người đó tâm không giới hạn, dù là con chó, con mèo, dù người đồng chủng tộc với mi`nh, đồng màu da, đồng màu tóc thi` cũng vậy, mà người khác biệt với mi`nh thi` cũng vậy.  Cái tâm tư đó là một trong những tâm tư khiến cho chúng ta có thể biến măn bao trùm trong vũ trụ này.  Nhưng không phải dễ dàng, tại sao nó không dễ dàng, là bởi vi` khi chúng ta không tu tập, không phát triển thi` tâm trí chúng ta không có thăng hoa lên cảnh giới như vậy. 

 

Nên chi ngày hôm nay khi chúng ta đề cập đến tâm sắc giới, tức là những vị thiền giả dùng những án xứ, tức là những đối tượng gom tâm, những đề mục để tập trú vào đó để phát triển tâm thiền. 

 

-     Thi` nói đến nhị thiền là trạng thái không tầm không tứ. 

 

-     Nhưng trong A Ty` Đàm thi` có trạng thái nhị thiền gọi là không tầm nhưng mà có tứ.

 

-      rồi có trạng thái không tầm không tứ chúng ta gọi là tam thiền.

 

Vi` vậy tuy có sự khác biệt giữa ngũ thiền và tứ thiền tức là 4 tầng thiền và 5 tầng thiền, tuy nhiên nó không phải là sự khác biệt lớn, nó chỉ là một hi`nh thức phân tích ly chi hơn một chút mà thôi.

 

Sư Trưởng cũng như TT Trí Siêu đă tri`nh bày cho thấy rằng có những người họ dùng những án xứ.  Có tất cả là 36 án xứ được đề cập đến trong A Ty` Đàm, ở trong đó thi` chúng ta biết có 10 đề mục hoàn tịnh tức là 10 kasina như là đất nước lửa gió v.v... và có 10 đề mục bất tịnh tức là đề mục về tử thi, chúng ta cũng có 10 pháp tùy niệm như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm Chư thiên, niệm Niết bàn, chúng ta có đề mục liên quan đến quán tưởng về vật thực và có đề mục quán tưởng về sự phân biệt của tứ đại.   Tất cả 36 đối tượng pháp quán đó nó có nhiều chi tiết đ̣i hỏi công phu, thế nhưng chúng tôi không nghĩ rằng cần thiết để đào sâu vào quá nhiều.  Chúng ta có một tác phẩm đă được dịch ra tiếng Việt  đó là quyển Thanh Tịnh Đạo của Ngài Buddhaghosa bản Anh ngử của Ngài Nanamoli và bản dịch của Ni Sư Trí Hải, quí vị có thể tham cứ thêm, nếu quí vị muốn đi sâu vào đề tài này.

 

Ở đây, Sư Trưởng và TT Trí Siêu cho chúng ta có một khái niệm chung là một người có thể phát triển tâm thiền sắc giới dựa trên 36 đề mục này, để làm thế nào vượt khỏi sự chi phối của 5 triền cái là tham dục, sân hận, hôn thụy, hoài nghi, phóng dật, thành tựu 5 chi thiền và mở cho chúng ta thấy rằng ở trong cuộc đời này có một thế giới khác hơn cái mà chúng ta thấy, chúng ta  thường cảm nhận là sắc, thinh, khí, vị, xúc, cái vui buồn thương ghét ở trong cơi trầm luân dục giới này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 



Minh Hạnh Thực Hiện