A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm Sắc Giới
A Tỳ Đàm, Bài 9.1.3
Ngày 12 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Tâm Sắc Giới
Những điểm
chính
2) Năm
Chi Thiền và Năm triền cái
TT
Giác Đẳng Thưa qúi vị khi đề cập đến
trạng thái của 5 chi thiền, chúng ta đào sâu vào thi`
chúng ta thấy rằng, cả 5 chi thiền đó, ngoài pháp
đối trị 5 chi thiền cái, co`n cho chúng ta
đến một cảnh giới khác. Chúng tôi lấy
ví dụ khi chúng ta có một nội tâm quen phan viên theo trần cảnh, nghĩa là chúng ta quen
buông cái này bắt cái kia thi` lâu ngày nó trở thành một thói
tật, thói tật đó chúng ta khó có thể ở yên
một chỗ được.
Giống như một đứa trẻ tung tăng, như quí vị quan sát một
đứa trẻ thi` quí vị thấy rằng nó không
thể nào ngồi một chỗ làm công việc lâu
được, mà tâm luôn luôn phóng dật muốn chạy
đi chỗ này, chạy đi chỗ kia, muốn buông cái
này bắt cái kia. Tâm của
chúng ta cũng giống y hệt như vậy, có khi nào qúi
vị bước vào trong trường thiền hay một
nơi thanh vắng tách rời khỏi thế giới bên
ngoài, kể cả điện thoại, kể cả báo
chí, kể cả những sinh hoạt hàng ngày thi` quí vị
thấy rằng tâm rất khó an trụ một chỗ. Nhưng khi nào tâm được an trụ một chỗ thi` lúc đó chúng ta
mới nhận ra rằng ở đó có rất nhiều
thứ lợi lạc cho chúng ta.
Chúng ta trở lại với bài học ngày
hôm nay khi đề cập đến tâm sắc giới,
chúng ta hăy nói về 5 cái chi thiền như TT Trí Siêu vừa
đề cập đến khi năy. Ở trong kinh thường có một ví
dụ về 5 chi thiền như vầy là tầm hay là vitakka, tương
tự như con ong đánh hơi được mùi của
một bông hoa nào đó đang bay hướng về bông
hoa. Tầm là trạng thái
hướng tâm, trạng thái hướng tâm này nó là một
trong bước ban đầu và đặc biệt rất
cần thiết để chúng ta định hướng. Có thể nói rằng tầm giống như bánh lái
tàu, ở trong cuộc sống này có những thứ như
dục tầm, sân tầm.
Mi`nh thường hướng tâm về một
điểm nào đó như lúc nào đó quí vị rất
thích âm nhạc, lúc nào đó quí vị rất thích Phật
Pháp, lúc nào đó quí vị rất thích tụ tập với
bạn bè, nếu qúi vị để y' cho kỹ thi` tâm
của chúng ta có một khuynh hướng, mà khuynh
hướng đó hướng về điểm nào cái
đó Đạo Phật gọi là vitakka hay là tầm.
Khả năng hướng tâm không phải
dễ dàng thưa quí vị, chúng tôi lấy ví dụ làm
một vị tu sĩ thi` chúng tôi có bổn phận, ngoài
bổn phận ra chúng tôi có việc nên làm đó việc
học pháp và hoàng pháp. Nhưng nhiều khi
có những chi phối khác khiến cho chúng tôi không thể
hướng tâm vào đó được. Hay khi nào quí vị đi học,
quí vị thấy rằng việc của mi`nh nên làm đó
là hướng tâm vào trong cái gi` mà mi`nh đang làm liên quan
đến bài học, thi` tức là tâm của chúng ta
nghĩ đâu đâu. Nếu
mi`nh muốn nghĩ điều gi`, muốn biết
điều gi`, muốn suy tư điều gi`, mà có
thể đặt trọn tâm tư ở tại đó thi`
nó đo`i hỏi một sự thuần thục nhất
định để chúng ta có thể quy hướng
trọn vẹn tâm tư của mi`nh, không may là
thường thường chúng ta lại không có khả
năng này, bởi vi` chúng ta không quen.
Tuy
nhiên nếu chúng ta thường làm một việc gi`,
giả sử như trước kia chưa bao giờ nói
chuyện trong paltalk, mỗi lần ngồi vào máy thi` lúc
bấy giờ có Rong Ti`nh thường ngồi phụ giúp
chúng tôi về vấn đề kỹ thuật, thi` chúng tôi
cảm thấy hơi bỡ ngỡ để cầm micro
phone nói chuyện với một số người mà
chỉ thấy nick ở trên máy thôi, nhưng khi làm quen
rồi thi` bây giờ mỗi buổi sáng chúng tôi vào đây
khi nhi`n những nick quí vị có mặt ở trước
mặt chúng tôi thi` bởi vi` đó là việc làm hàng ngày do
đó chúng tôi thể nhập ngay vào một trạng thái
đó là chúng tôi đang nói chuyện với quí vị. Trạng thái mà có thể hướng tâm thể
nhập liền ở trong lúc đó, thi` trạng thái
hướng tâm đó đă thể nhập gọi là vitakka
hay là tầm. Đây là một trong những khả năng
dịu dụng lắm.
Chúng tôi gọi là dịu dụng là bởi vi` mi`nh
muốn đặt để cái
tâm mi`nh ở đối tượng nào, cảnh
giới nào mà mi`nh có thể đưa tâm về
hướng đó, đó là một trong những khả
năng đầu tiên.
Cái thứ hai chúng ta gọi là Vicàra
được dịch là tứ. Tứ ở
đây có nghĩa là quan sát, có nghĩa là nhận diện, có
nghĩa là suy đạt ra đối tượng. Ở
trong kinh ví dụ nếu con ong bay hướng về
một đóa hoa, thi` đó là tầm, nhưng khi nó bay
về đóa hoa và nó bay chung quanh để nó quan sát thi`
đó gọi là tứ. Ở
trong Anh ngữ người ta có dịch chữ rất hay
là apply though. Apply though ở đây chúng ta hiểu là một
trạng thái dán tâm tư mi`nh ở trên đó, mi`nh có thể hướng tâm về một đối
tượng, nhưng mi`nh có thể dán tâm mi`nh trên đó hay
không đó là một chuyện khác.
Chúng
tôi lấy ví dụ quí vị cầm quyển sách lên, thái độ
mi`nh cầm quyển sách và mở quyển sách ra là mi`nh đang muốn hướng tâm về đó
và rơ ràng mi`nh đang hướng tâm vào. Nhưng tâm mi`nh có đọc được
những gio`ng chữ và y’ nghĩa ly’ hay không, đó là một
chuyện khác, thi` trạng thái tâm suy đạc hay dán lên nội
tâm, nó làm tâm khắc khít với cảnh, sự khắc khít đó,
chất liệu làm chúng ta đó chúng ta gọi là tứ. Và có tầm có tứ
có hướng tâm và có dán chặc tâm lên đối tượng,
thi` chúng ta mới đạt tới trạng thái thứ ba
là trạng thái hân hoan. Hân
hoan này là trạng thái đặc biệt, hân hoan có nghĩa
một khi chúng ta có thể sống với và sống trọn
vẹn đối với đề mục, đối với
đối tượng đó rồi thi` chúng ta ti`m thấy
được một niềm hân hoan, một niềm an lạc,
một niềm vui thật sự, niềm vui đó Đạo
Phật gọi là hỷ. Và dấu
hiệu hỷ là một sự khởi hành rất lớn đối
với tâm dục giới, bởi vi` ở
trong kinh điển gọi là một trạng thái hỷ lạc
do ly dục sanh.
Thế
nào là trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, hàng ngày quí
vị sống trong nhà, qúi vị vui bởi vi`
có con, có cháu có người thân thích xa gần, bạn bè nói
chuyện. Nhưng đến
một lúc nào đó quí vị đă nếm được hương
vị của đồng cư thiền định ở
trong rừng, hay ở trong trường thiền rồi,
thi` quí vị nhận ra được sự thanh thản,
nhẹ nhàng không có xáo trộn, nó tạo cho chúng ta một sự
an lạc, mà sự an lạc đó do ly dục sinh. Sự an lạc đó là do không bận
rộn, không dính mắc, không có nhiêu khê, không có tế toái, không
có tham cầu. Thi`
trạng thái hỷ lạc, trạng thái hân hoan đó được
hiểu như một người khát nước mà thấy
được nước. Khát nước
mà thấy được nước thi` dĩ nhiên là sung sướng.
Thi` trạng thái sung sướng
đó chúng ta gọi là hân hoan gọi là hỷ và sau trạng
thái sung sướng hân hoan đó, nếu chúng ta có thể múc
nước lên uống thi` trạng thái uống nước
đó được hiểu như là lạc, lạc có nghĩa
đây là hưởng cảnh, lạc ở đây có nghĩa
là chúng ta thể nhập và chúng ta sống với đề
mục, cái đối tượng đó. Và chính về điểm này chúng
ta mới tạo ra tâm gọi là tâm sắc giới, tại vi` trạng thái thể nhập đó nó khởi
đầu bằng những quan tướng. Quan tướng về
sau này chúng tôi sẽ có dịp để nói lên về trạng
thái thể nhập này. Bởi
vi` ở đây là chi thiền, nên chúng tôi
không nói tại đây.
Không
phải tất cả đề mục sắc giới đều
dùng những hi`nh ảnh như đất nước lửa
gió như màu
sắc, những đề mục thiền sắc giới
co`n có những khái niệm triù tượng, thí dụ như
Tứ Vô Lượng Tâm, ví dụ như 6 pháp tùy niệm:
niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới,
niệm thí, niệm Thiên. Hoặc giả có một số đối tượng
như niệm hơi thở, chúng ta cũng gọi là thiền
sắc giới. Tuy rằng
có một vài khái niệm tŕu tượng ,
nhưng những khái niệm này
vẫn tạo ra những quan tướng, và vị vậy
chúng ta gọi là tâm sắc giới, chứ chúng ta không gọi
là vô sắc giới như không vô biên, thức vô biên, vô sở
hữu, phi tưởng phi phi tưởng. Thi` trạng thái hỷ
được định nghĩa như vậy, lạc định
nghĩa như vậy. Và
khi có hỷ có lạc rồi thi` tâm mới có khả năng
nó an trụ tại một điểm gọi
là nhất hành hay là định.
Ekaggatà
nhất hành hay là định nó là một trạng thái tâm có
khả năng sống với một đối tượng,
một cảnh ở trong một thời gian dài, ví dụ
như chúng ta sang định cư tại Hoa Ky`, nhưng những
nơi mi`nh ở, không nơi nào mi`nh hoàn toàn vui thoải măn
hết, do vậy mi`nh cứ dời từ tiểu bang này
sang tiểu bang khác, cho đến một khi mi`nh ti`m thấy
một nơi mà chỗ ở thích hợp, cảnh trí thích hợp,
công ăn việc làm thích hợp mà chúng ta có thể ở trụ
lại lâu dài.
Trong
kinh lại có ví dụ khác là một người đi lang
thang trên sa mạc khát nước và bấy giờ nhi`n thấy
một ốc đảo, và khi nhi`n thấy ốc đảo,
người đó hướng đến đó, thi` gọi
là tầm, và khi đến ốc đảo quan sát thi` thấy
rằng ở đây có nước, vị đó hân hoan, khi
vị đó quan sát gọi là tứ, khi vị đó khám phá
ra rằng ở đó có nước thi` vị đó hân
hoan, cái đó chúng ta gọi là hỷ, và vị đó uống
nước thi` gọi là lạc, vị đó có thể ở
lại đó chúng ta gọi là định. Thi` 5 trạng thái tầm, tứ,
hỷ, lạc, định cho phép chúng ta làm một cái khởi
hành, khởi hành tức là đi từ cảnh giới của
dục mà sang cảnh giới của sắc.
Chúng
tôi xin trở lại với chi tiết mà quí vị đă đọc
ở trên là trạng thái tầm nó khiến cho chúng ta diệt
được trạng thái dă dượi uể oải buồn
ngủ của tâm, một khi tâm dă dượi uể oải
tại vi` nó không có cái gi` để hướng đến,
nhưng nếu tâm đặc biệt có gi` để hướng
đến và có thể hướng tâm như y’ mi`nh được,
thi` thưa quí vị thi` đó là trạng thái rất tỉnh
táo, như một người có một sức để dẫn
dụ tâm của mi`nh, để hướng tâm vào đó thi`
trạng thái đó nó diệt được hôn trầm thụy
miên.
Và một
trạng thái chúng ta gọi là tứ, tứ là quan sát hay dán áp
trên đối tượng, thi` trạng thái tứ nó khiến
cho chúng ta diệt trừ được hoài nghi. Hoài nghi là một trạng thái lưỡng
lự phân vân không tiến tới, không bắt tay, không săn tay aó lên để làm việc đó
là trạng thái trù trừ. Thi` chính trạng thái tứ đó nó đối trị
với trạng thái trù trừ của tâm hoài nghi, và trạng
thái hỷ thi` nó diệt trừ được trạng thái
sân, dĩ nhiên là sự hân hoan diệt trừ được
trạng thái sân rồi sau trạng thái hỷ mà chúng ta gọi
là lạc. Lạc là trạng
thái hưởng cảnh, thi` nó diệt trừ trạng thái
phóng dật, một con người thường xuyên phóng dật
là con người không an lạc, một con người lúc
nào cũng buông cái này nắm cái kia chứng tỏ là người
đó không thật sự an lạc.
Người ta hiểu rằng có những người
họ hay có những đổ vỡ trong quan hệ ti`nh cảm
vi` ly’ do là họ không ti`m thấy một niềm an lạc
thật sự, và niềm an lạc đó họ không khéo xây
dựng. Chúng ta thường đuổi
bắt hay phan viên theo cảnh, từ thế giới này sang
thế giới khác liên tục, bởi vi` thế giới hiện
tại mi`nh đang sống nó không đủ sức để
cho mi`nh an lạc, do vậy khi cái chi lạc được
sung măn thi` nó diệt trừ được tâm gọi là tán
loạn lao chao.
Và định mà chúng ta đề cập
đến tại đây thi` trạng thái định đó,
nó giúp cho chúng ta diệt trừ một thứ rất quan trọng
đó là sự vọng móng của tâm tư, tức là hướng
tâm về một cảnh giới xa xôi, hướng tâm về
một thế giới nào đó hơn là hiện tại này,
thi` trạng thái vọng móng gọi là tham, trạng thái định
là trạng thái có thể nhất tâm hướng vào một điểm
thi` hai trạng thái đó, một là trạng thái của chi
thiền một là thiền cái, thi` với 5 trạng thái này,
5 chi thiền này nó đối trị được 5 triền
cái, nó giúp cho chúng ta vượt khỏi tâm tư trạng thái
của một người sắc giới, một chúng sanh
trong cơi dục giới. Một
chúng sanh có quá nhiều cái cảm nhiễm, quá nhiều chi phối,
cái tâm rất mong
manh, rất yếu đuối.
Nhưng những chi thiền co`n cho chúng ta biết
một trạng thái khác biệt, một sự việc rất
khác biệt thưa quí vị, càng thuần thục thi` các
chi thiền càng được giảm bớt. Lấy ví dụ
như khi chúng ta học bài thi` ban đầu chúng ta cố gắng
để học các mẫu tự, hồi co`n nhỏ học
a, b,c, rồi từ mẫu tự a, b, c
chúng ta mới ráp thành từng chữ, rồi chữ chúng ta
mới ráp lại thành từng câu, rồi trong câu nó có từng
đoạn văn và chúng ta đọc chúng ta mới nhận
ra y’ nghĩa nó là như vậy.
Nó trải qua một tiến tri`nh từ
chuyện mà nhận ra mặt chữ rồi ráp vần, rồi
đọc, rồi đọc thành từng chữ rồi từng
câu. Nhưng trạng thái đó
nó không co`n xảy ra nữa, khi chúng ta đă quen đọc
thi` chúng ta nhi`n lên màn ảnh là chúng ta đọc,
chứ chúng ta không cần phải ráp vần, phải đánh
vần nữa, tại vi` sao, tại vi` chúng ta đă quá thuần
thục.
Thi` tại đây nó có
sự khác biệt giữa kinh tạng và luật tạng và
A Ty` Đàm. Kinh tạng thi` đề cập đến 4 tầng
thiền, co`n A Ty` Đàm đề cập đến 5 tầng
thiền. Bây giờ thi`
chúng ta nói đến 4 hoặc là 5 tầng thiền đó,
trong kinh tạng thi` một người thành tưụ được
5 chi thiền tầm, tứ, hỷ lạc, định,
thi` 5 chi thiền đó gọi là sơ thiền.
Và
khi đă thuần thục, họ phát triển có thể hướng
tâm xa hơn, thi` tâm thuần thục đó đă bỏ được
tầm và tứ chỉ co`n hỷ, lạc, định, thi`
cái đó gọi là nhị thiền.
Và khi nào bỏ được hỷ thi` co`n
lạc và định chúng ta gọi là tam thiền.
Và đi
xa hơn nữa khi lạc không co`n, nó nhường chỗ
cho xả, tức là định và xả chúng ta gọi là tứ thiền,
đó là 4 thiền ở trong kinh tạng.
Riêng
về A Ty` Đàm thật ra không có khác biệt bao nhiêu, chỉ
có phân biệt rằng,thay vi` ở trong kinh tạng thi` nói rằng
nhị thiền có nghĩa là từ bỏ tầm và tứ,
thi` riêng trong A Ty` Đàm thi` có phân biệt rằng có những
người bỏ được tầm, nhưng mà co`n tứ,
và có những người
khi không co`n trạng thái tầm
nữa, chỉ có tứ, hỷ, lạc, định, thi` gọi
là nhị thiền
rồi khi không co`n hỷ nữa thi` gọi là tam
thiền,
khi
không co`n có lạc nữa thi` gọi là tứ thiền,
Và khi không co`n lạc nữa mà co`n có định
và xả thi` chúng ta gọi là ngũ thiền,
Trong A Ty` Đàm có 5 tầng thiền, nhưng
5 tầng thiền này thật sự không có quá khác biệt,
chỉ phân biệt trạng thái tầm và tứ, có một
dịp nào thi` chúng ta sẽ trở lại đề cập
về điểm này qua một số cái suy tư của
Ngài Rahula Walpola là vị viết quyển “Con đường
thoát khổ” hay là “Tư tưởng Phật học”. Ngài có một số nhận định
đặc biệt thú vị về 5 tầng thiền của
A Ty` Đàm và 4 tầng ở trong Tam Tạng.
Minh Hạnh Thực Hiện