www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm Sắc Giới

A Tỳ Đàm, Bài 9.1.2   Ngày 12 tháng 6 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Tâm Sắc Giới

 

Những điểm chính

 

2) Năm Chi Thiền Năm triền cái

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quí vị. Tâm sắc giới là một trong hai phần của những loại tâm thuộc về thiền định. Khi một vị tu thiền với những đề mục thuộc về thiền chỉ samatha hay là bhàvanà chúng ta gọi đề mục đó là kammat.t.hàna tức là nghiệp xứ. Và khi vị đó tu tập thuần thục viên măn về những đề mục nghiệp xứ của thiền chỉ, trong đó chỉ có 10 đề mục gọi là 10 đề mục tùy niệm như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm Giới, niệm thiên và niệm Niết bàn, niệm sự tu, quán tứ đại, quán vật thực.

 

Thi` 10 đề mục đó không chứng thiền, co`n 30 đề mục kia chứng đạt được tâm thiền định sắc và vô sắc. Trong 30 đề mục kia ở đây chúng ta cũng biết có 4 đề mục vô sắc, hôm nay chúng ta học về tâm thiền vô sắc.

 

Co`n bây giờ chúng ta nói về tâm sắc giới, tâm sắc giới được định nghĩa là một loại tâm thiền chứng, chúng ta lưu y' ở hai điểm, bi`nh thường khi chúng ta nói đến thập hạnh phúc hay là 10 phước thiện sự thi` trong đó bố thí, tri` giới, tu thiền, hay tu tiến v.v... Thi` chữ tu tiến, tu thiền ở đây vipassanà là ta chỉ tu tập bằng tâm thiện dục giới mà thôi, chứ lúc đó là chưa chứng được thiền.

 

Khi nào chúng ta dùng tâm thiện dục giới hợp trí tu hành với 30 đề mục sắc và vô sắc này và 26 đề mục hửu sắc thi` lúc đó sẽ chứng đạt được tâm thiền định bằng lộ tâm gọi là manodvàràvajjana tức là lộ tâm y' môn mà có tâm đổng lực là tâm thiền sắc giới. Thi` như vậy tâm thiền sắc giới chỉ là một loại tâm tu chứng hay nói một cách khác, tức là trở thành quả của sự tu tập thiền chỉ, chúng ta phải phân biệt như vậy. Chớ không phải những người mới bước đầu đi học thiền, ngồi thiền rồi tập giữ chánh niệm của đề mục mà có thể dùng được tâm sắc giới đâu.

 

Tâm sắc giới ở đây trước hết chúng ta nói trên phương diện chi thiền, khi chúng ta muốn phân loại tâm sắc giới thi` chúng ta phải hiểu qua 5 chi thiền, vi` đối với các phần thiền sắc giới được phân biệt bởi 5 chi thiền. Chứ co`n cảnh đề mục ở đây thi` có thể là một thứ đề mục, như đề mục màu xanh, màu đỏ, hoặc màu vàng, hay màu trắng, đó là đề mục kasina. Với đề mục đó vị hành giả có thể tu chứng từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ngũ thiền v.v.... khác hẳn với tâm thiền vô sắc.

 

Tâm thiền vô sắc thi` chi thiền giống nhau mà đề mục khác nhau, do đó sự phân loại của thiền vô sắc, dựa trên phương diện đề mục mà phân loại như không vô biên, thiền xứ vô biên xứ, thiền vô sở hữu xứ, thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. Chứ co`n chi thiền chỉ là xả mà thôi, do vậy ở đây khi chúng ta học về tâm thiền vô sắc thi` trước hết chúng ta phải học thật kỹ về 5 thứ chi thiền tức Tầm (Vitakka), Tứ (Vicāra), Hỷ (Pīti), Lạc (Sukha), Định (Ekaggatā) hay là nhất hành.

 

Thi` ở đây khi chúng ta đề cập đến 5 chi thiền này, chúng ta mới phân loại được là đối với sơ thiền tức tầng thiền đầu tiên, tầng thiền thứ nhất thi` có đủ 5 chi thiền : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc,,Định.

 

Tâm thiền thứ hai gọi là nhị thiền thi` chỉ bớt Tầm, chỉ có Tứ, Hỷ, Lạc, Định.

 

Tam thiền chỉ có Hỷ, Lạc, Định.

 

Tứ thiền chỉ có Lạc, Định và

 

Ngũ thiền chỉ có Định và Xả

 

Khi chúng ta phân biệt được như vậy thi` chúng ta đă có 5 bậc thiền. Xin nói thêm với quí vị rằng ở trong Tạng Kinh khi đề cập đến thiền sắc giới thi` chỉ có 4 bậc mà thôi, và trong 4 bậc thiền đó là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Thi` tại sao có sự chênh lệch với nhau, có 4 bậc, 5 bậc thiền như vậy. Là bởi vi` đối với sơ thiền, ở Tạng Kinh và sơ thiền ở Tạng Vi Diệu Pháp của A Ty` Đàm thi` đều đồng chi thiền là 5 Tầm Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Nhưng mà nhị thiền, tam thiền của A Ty` Đàm phân tích thi` chỉ chênh lệch với nhau ở chỗ là vô tầm, hữu tứ, vô tầm vô tứ, co`n đối với tạng kinh thi` nhị thiền thi` gom chung lại vô tầm vô tứ mà thôi. Và do vậy nhị thiền của kinh tạng được nói đến bao gồm cả nhị thiền và tam thiền ở trong A Ty` Đàm.

 

Và mặc dù phân ra 5 loại thiền như thế , nhưng tính về cơi phạm thiên sắc giới thi` chỉ có 4 bậc, tức là ba cơi sơ thiền, ba cơi nhị thiền, 3 cơi tam thiền và 7 cơi tứ thiền, phân theo cơi trong tạng kinh là như vậy và cơi nhị thiền thi` có cả những vị tu chứng thiền sắc giới, nhị thiền, tam thiền có một tánh linh nào đó.

 

Và ở đây tầm tức là trạng thái hướng tâm đến cảnh.

 

- Tứ là trạng thái chăm nom đề mục tức là khắn khích với đề mục,

 

- Hỷ là trạng thái no vui,

 

- Lạc tức là trạng thái thoải mái dễ chịu, và

 

- Định hay là nhất hành tức là trạng thái tạm trú hay là tập trung tư tưởng trên đề mục một cách vững chắc.

 

Với 5 chi thiền này đă được tu tập một cách thuần thục thi` sẽ giúp cho vị hành giả đọan trừ được 5 triền cái, triền cái ở đây gọi là Ńvaran.a hay gọi là pháp cái tức là những phiền năo ngăn che, rồi tiến đến thần thông và đạo quả, ngăn che thiền định thần thông. Và ở đây thưa quí vị chính nhờ 5 chi thiền này mà đoạn trừ được 5 thứ triền cái ở trên 5 thứ triền cái đó tức là tham triền cái kàmacchandańvaran.a, sân triền cái Byàpàdanívaran.a, hôn thụy cái gồm có hôn trầm thụy mien Thi`namiddhani`varan.a, trạo hối cái là Uddhaccakukkuccani`varan.a, gồm trạng thái phóng dật và trạng thái hối tiếc làm cho tán loạn lao chao thi` gọi là trạo hối cái. Hoài nghi cái là một trạng thái tâm trù trừ do dự không quyết đoán được. Và ở đây 5 chi thiền này chúng ta được nghe TT Giác Đẳng giảng khi năy, thi` ở đây chúng tôi sẽ không giảng lại điều đó, mà chúng tôi chỉ nói qua phần đối trị.

 

Bây giờ nếu chúng ta nói đến phần đối trị của 5 chi thiền đối trị 5 triền cái, ở đây thưa quí vị, không có sự thứ lớp khi nói đến Tầm, Tứ, Tỷ, Lạc, định. Rồi đối trị dục độc cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái,chúng ta không nên hiểu theo thứ lớp trật tự nó đối khán với nhau, mà ở đây chúng ta phải hiểu y' nghĩa đứng ở khía cạnh này chúng ta đối chiếu ở khía cạnh khác. Thí dụ như bây giờ chúng ta đứng ở trên phương diện chi thiền thi` chúng ta nói chi tầm là trạng thái hướng tâm đến cảnh, và khi trạng thái hướng tâm đến cảnh mănh liệt vững chắc như vậy thi` sẽ chế ngự được trạng thái hôn thụy cái, tức là trạng thái buồn ngủ dă dượt, trạng thái uể oải, bởi vi` khi tâm hướng đến đề mục, thi` lúc bấy giờ trạng thái hôn trầm thụy miên sẽ không có mặt, chỉ khi nào vắng mặt Tầm, nghĩa là không hướng tâm đến cảnh một cách vững chắc thi` lúc đó hôn thụy mới có thể sanh và vị hành giả lúc bấy giờ đă trở nên buồn ngủ và có thể ngủ gục.

 

Tứ là trạng thái khắn khít đối với cảnh đề mục hay quan sát theo dơi cảnh đề mục một cách chặc chẽ khắn khích. Chi thiền này nó sẽ chế ngự được hoài nghi cái , đó là sự tương phản của chi thiền đối trị với trạo hối cái và hoài nghi cái.

 

Chi thiền Hỷ là trạng thái no vui nó đối trị với sân độc cái, bởi vi` khi tâm được no vui có trạng thái hưng phấn, lúc bấy giờ sân tâm không có mặt.

 

Và ở đây thưa quí vị khi Lạc sanh phát là một thứ chi thiền đối trị với trạng thái trạo hối cái là bị phóng dật và hối hận, khi tâm bị tán loạn, bị hối hận, hối tiếc cái gi` đă qua, có nghĩa lúc đó tâm của vị hành giả hoàn toàn bất ổn, trong khi chi thiền Lạc sẽ giúp cho tâm của vị hành giả được an lạc, được thoải mái và trong sự an lạc thoải mái đó có thể ngồi yên lại, có thể yên lặng được và do đó chi Lạc đối trị với trạo hối cái. Bây giờ chúng ta lấy một thí dụ cũng giống như trường hợp khi chúng ta có thể ngồi hay nằm trong lúc chúng ta được an vui, trong lúc chúng ta được thoải mái thi` chúng ta có thể nằm hoặc ngồi lâu. Nhưng khi chúng ta nằm, chúng ta ngồi một cách ngượng ép, một cách miễn cưỡng và có một cái gi` đó âu lo, có một cái gi` đó phóng dật có nghĩa là lúc đó chúng ta không được thoải mái cho nên chúng ta mới móng ra , tâm bay nhảy ra bên ngoài và cảm thấy vô cùng bực bội, thi` như vậy trạng thái hỷ lạc có thể giúp cho vị hành giả bước qua chướng ngại gọi là trạo hối cái.

 

Và cuối cùng là chi Định Ekaggatà là sư nhiếp tâm dán chặc vào cảnh, thi` trạng thái tâm dán chặc vào cảnh vậy nó sẽ đối trị tham dục cái. Đây là một điều mà chúng ta khi nào có thực hành qua 5 chi thiền này đă sanh khởi được, thi` lúc đó 5 chi thiền cái đó nó sẽ không có mặt, hoặc khi vị hành giả đă chế ngự được 5 triền cái thi` kết quả vị hành giả sẽ đạt được trạng thái thiền chứng gọi là Upasampajja. Trạng thái thiền chứng này chúng ta gọi là đắc thiền nó được khởi nên một tiến tri`nh lộ tâm, hay lộ tâm.

 

Gọi là lộ y’ môn đắc thiền và tất nhiên chúng ta phải biết rằng ở đây sự đắc thiền của tâm sắc giới có hai cách, một là sự đắc thiền của hang phàm phu và thánh hữu học thi` đổng lực thiền lúc bấy giờ là tâm thiện sắc giới. Co`n đối với vị A La Hán và vô học Ngài cũng áp dụng chánh niệm trên những đề mục hữu sắc, những đề mục sắc giới để mà các Ngài luyện được định và thần thông, thi` lúc bấy giờ khi đắc thiền định, thi` thiền định đó sẽ là tâm tố sắc giới.

 

Ở đây chúng ta cũng nên nói thêm một điều này nữa, là đối với tâm thiền thiện và tâm thiền tố sắc giới nó có sự khác nhau như thế nào.

 

- Trước hết khác nhau ở chỗ hạn người chứng đắc được tâm thiền thiện là hữu học, và phàm phu tam nhân, co`n đối với thiền tố sắc giới người chứng được thiền đó là A La Hán vô học.

 

- Điểm thứ hai nữa tức là thiền thiện vẫn co`n để lại chủng tử tạo ra tâm quả sắc giới, làm thức tái sanh dẫn đi thọ sanh ở cơi phạm thiên sắc giới . Co`n tâm thiền tố gọi là duy tác chỉ có hành động chớ không cho quả của hành động, và do vậy cho nên thiền tố của vị A La Hán dầu muốn đạt thiền tố này đă tuyệt trừ chủng tử tái sanh khác nhau.

 

- Điểm thứ ba khác nhau là kẻ phàm phu khi tu chứng thiền sắc giới hay vị đó có thể khởi nên một y’ niệm dính mắc ham muốn trong lạc cơi thiền, hoặc mong mỏi được tái sanh cảnh giới khác. Nhưng đối với thiền chứng của vị A La Hán, lúc bấy giờ vị A La Hán chỉ có mục đích để làm công cụ cho việc nhập thiền ngay lúc các Ngài co`n hữu dư y Niết bàn,. Và như vậy khác nhau ở ba điểm trên, chúng ta sẽ có sự phân biệt được, chứ nếu nói trên phương diện tâm sắc giới phân loại, chúng ta có ba tức là tâm thiền thiện sắc giới, tâm quả sắc giới và tâm tố sắc giới, phân có ba loại như vậy.

 

Ở đây khi chúng ta học trong suốt quá tri`nh về tâm sanh thuộc về chánh pháp chân đế, thi` chúng ta lưu y’ vi` rất dễ hiểu:

 

- Đối với 4 loại tâm phân theo địa vức, hễ tâm dục giới thi` có thiện, có bất thiện, có quả tâm tố, bởi vi` tâm bất thiện chỉ được gọi là tâm dục giới mà thôi.

 

- Co`n tâm sắc giới chỉ có ba, tức là thiện, quả và tố.

 

- Tâm vô sắc giới cũng có quả thiện và tố .

 

- Co`n riêng về tâm siêu thế thi` chỉ có tâm thiện, tâm quả tức là quả của thiện, tức là tâm quả phát sanh từ tâm đạo.

 

Bây giờ chúng ta thấy dục giới chỉ có 4 loại để nói đến tâm trở thành nhân cho quả thi` có thiện có bất thiện. Tâm mà thuộc thành quả của nhân đó là tâm quả, rồi tâm sanh lên cơ tánh của vị A La Hán chỉ có hành động chứ không có quả hành động gọi là tâm tố. Co`n riêng về tâm siêu thế thi` chỉ có hai là bởi vi` đối với tâm siêu thế không có được cái gọi là tâm tố siêu thế.

 

Vị A La Hán trong đời sống bi`nh nhật thấy nghe, ngửi, nếm, đụng, suy tư, hay là tu chứng thiền hiệp thế, các Ngài chỉ sử dụng tâm tố. Co`n trong khi đắc thiền định đạo quả thi` chỉ là tâm siêu thế với tâm đạo và tâm quả sanh khởi để trừ phiền năo, hay thanh tịnh phiền năo thôi, thi` ở đây chúng ta cũng cần phải chú y’ một vài điểm như thế.

 

Và kính thưa quí vị khi chúng ta học về tâm vô sắc giới, có một điều chúng ta cũng phải lưu y’ rằng đời sống bi`nh nhật của kẻ phàm phu chúng ta, chúng ta chưa có đạt được thiền sắc giới, do đó đời sống bi`nh nhật chúng ta không sử dụng tâm thiền sắc giới, ngoại trừ một vài trường hợp ít thôi. Tức là những vị đạo sĩ hoặc những vị thiền sư, những vị Ty` kheo trong Phật Giáo có điều kiện tu chứng thiền thi` các Ngài mới chứng được, như vậy tâm sắc giới chúng ta rất hạn chế. Nhưng chúng ta càng hạn chế hơn nữa là tâm quả và tâm tố không bao giờ chúng ta đụng đến được, không bao giờ phàm phu chúng ta sanh khởi được ngay tại bây giờ.

 

Ở đây khi chúng ta tạo nghiệp bằng tâm thiện dục giới, thi` có thể phát sanh lên ba loại quả, gọi là qủa thiện nghiệp, loại quả sanh báo nghiệp và quả hậu báo nghiệp. Một người làm phước cúng dường đến một vi A La Hán, sau khi vừa nhập thiền duyệt xả thiền. Ngài đi khuất thực, ai gặp Ngài hoan hỷ cúng dường thi` đổng lực tâm thiện mạnh sẽ phát sanh quả trong khoản 7 ngày , rồi sau khi mạng chung có thể là tâm thiện đó nó sẽ tạo ra quả tái sanh an vui cho chúng sanh này, rồi từ kiếp thứ ba trở đi có thể thỉnh thoảng nó trổ quả. Cho nên thiện dục giới có thể trổ quả trong ba tầng thiền; thiện nghiệp sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp.

 

Nhưng riêng về tâm sắc giới cũng như đối với tâm vô sắc giới, thi` ở đây tâm thiện sắc giới và thiện vô sắc giới, chúng tôi nói chung cả hai cho một quả duy nhất là quả sanh báo nghiệp mà thôi, có nghĩa sau khi mệnh chung, ở đây bắt đầu tâm thiền thiện mà mi`nh chứng đạt ngay trong kiếp sống này nó mới có thể tạo ra quả tái sanh tức là quả thức tái sanh Pat.isandhi mới sanh lên cơi trời phạm thiên. Co`n không thể nào đang tu chứng thiền ở đây mà có thể khởi lên tâm quả sắc giới ngay tại kiếp này, không thể có, và một điều nữa là nó chỉ cho trổ quả một lần thôi, tức là ở kiếp thứ hai sau khi chúng ta tái sanh, rồi từ cơi phạm thiên đó nếu như vị phạm thiên này tiếp tục tu chứng lại thiền này hay chứng thêm thiền khác thi` nó sẽ cho quả kế tiếp.



Minh Hạnh Thực Hiện