www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm Sắc Giới

A Tỳ Đàm, Bài 9.1.1   Ngày 12 tháng 6 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Tâm Sắc Giới

Những điểm chính

1) Tâm Sắc Giới

2) Năm Chi Thiền và Năm triền cái


ooOoo


TT Giác Đẳng Kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lễ Chư Tôn Đức, thân chào toàn thể đại chúng trong rơom. Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị sáng hôm nay chúng ta sẽ bước qua một thứ tâm mới ở trong số những nhóm tâm thuộc tâm vương hay tâm theo A Ty` Đàm. Trong phần tâm sắc giới này chúng ta đặc biệt nói đến trạng thái tâm vượt ngoài những cảnh giới chúng ta đang sống. Chúng ta nói đến tâm dục giới thi` tâm bất thiện hay tâm vô nhân hoặc giả là tâm thiện, tâm quả v.v...Chúng ta có thể mường tượng ít nhất chúng ta cũng có cảm qua trạng thái đó. Nhưng khi đề cập đến tâm sắc giới thi` ở đây lại mở ra một cánh cửa mới, ít nhất về phương diện suy tư cho chúng ta biết rằng, nếu tâm tư của mi`nh được huấn luyện, được tập trú thi` nó sẽ đạt đến cảnh giới nào.


Trước khi hiểu về tâm sắc giới thi` chúng ta nên trở về một vài khái niệm tâm dục giới. Từ khái niệm này chúng ta mới thấy tại sao tâm sắc giới lại là một giai tầng, cổ đức thời xưa đă từng trải qua và các Ngài để lại cho chúng ta nhiều mô tả hết sức có giá trị. Một trong những đặc tính của tâm dục giới là chúng ta sống bằng các giác quan, các giác quan này như mắt, tai, mũi, lưởi, thân, y'. Đặc biệt 5 giác quan đầu là mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Sống với 5 giác quan đó chúng ta sống với thị giác, thính giác, khứu giác,vị giác và xúc giác. Những giác quan này cho chúng ta một cuộc sống đa dạng phong phú với trăm muôn ngàn thứ khác nhau.

 

Quí vị hăy tưởng tượng rằng buổi sáng sớm chúng ta ngồi ở trước máy, âm thanh, hi`nh ảnh, màu sắc của máy điện toán, chúng ta uống một ly càfe, chúng ta ngồi trên ghế rất thoải mái và đôi lúc chúng ta có thể thắp một lo` trầm để trước mặt. Thi` nói chung là cảnh giới của dục đa dạng phong phú, nhưng cảnh giới của 5 giác quan nó có một số các khuyết điểm, những khuyết điểm này là những khuyết điểm khiến cho tâm dục giới không có một trạng thái ổn định.

 

Chúng ta lấy ví dụ là bởi vi` sống thuần vào ngoại cảnh, nên chi bất cứ tâm nào tiếp xúc với 5 cảnh bên ngoài, tức là khi chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, hay mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân cảm xúc. Thi` luôn luôn chúng ta phải đối diện với hai ti`nh huống, hai trạng thái.


- Một là cảnh tốt, hai là cảnh không tốt.

 

- Một mùi thơm và một mùi không thơm.

 

Nếu chúng ta nhận ra đó là mùi thơm thi` có những cái ngược lại, chúng ta sẽ thấy nó là không thơm. Nếu chúng ta nhận ra một cảnh đẹp, thi` chúng ta sẽ nhận thấy rằng có cảnh không đẹp. Bởi vi` đa dạng phong phú và bởi vi` có sự phân biệt như vậy, nên có hai trạng thái đầu tiên mà chúng ta được biết về tâm dục giới, đó là tâm dục giới là tâm ở vào phương diện nào đó, trên mặt tích cực thi` nó có được cái cảm quan, nó có được cái mỹ cảm để nhận ra cái này là cái tốt.

 

Nhưng bên cạnh cái này là cái tốt thi` tâm dục giới lại có vấn đề, vấn đề của tâm dục giới đó là tham dục. Khi nhận ra một điều khả ái, khả y' rồi, thi` tâm dục giới luôn luôn có thái độ và thái độ này nếu mà đó là cảnh tốt thi` khởi tâm ái nhiễm, và ái nhiễm có nhiều mức độ, có những thứ rất bi`nh thường như chúng ta uống một ly cafe, cảm nhận được vị thơm của cafe.


Nhưng có những thứ nó khiến cho chúng ta bi lụy nhiều hơn, khiến cho chúng ta vướng mắc nhiều hơn, thi` có vô số thứ như vậy trong đời sống. Và một khi chúng ta đặc biệt thích thú với một thứ gi` đó thi` những cảnh không hài lo`ng, những cảnh không đẹp y' nó sẽ làm cho chúng ta bực bội khó chịu. Và sự bực bội khó chịu này nó có hai mặt trên phương diện tích cực, thi` chúng ta có khả năng để tránh né những cái không tốt, những cái không thuận hợp, những cái không khả lạc , khả hỷ.

 

Nhưng ở mức độ nào đó thi` nó không đơn thuần là sự tránh né mà nó là sự bực tức, nó là sự giận dữ, nó là sân hận. Thi` tham dục sân hận nó là hai trạng thái đầu tiên mà chúng ta biết về tâm dục giới. Và để có được đời sống có nhiều sự cảm nhận của các giác quan như vậy, thi` mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của chúng ta sẽ hoạt động, và trong sự hoạt động đó thi` nó phải có một giới hạn.

 

Do vậy thỉnh thoảng từ trong bản năng của cơ thể, từ trong cái tự nhiên của cơ thể, của thân, của tâm, chúng ta rơi vào trạng thái có nhu cầu phải ngủ, nhu cầu phải nghỉ. Và nhu cầu ngủ nghỉ này trên phương diện bi`nh thường nó không có chuyện gi` hết, nhưng bên cạnh cái nhu cầu ngủ nghỉ đó thi` nó lại tạo ra hai thứ phiền năo đó là hôn trầm và thụy miên.


Hôn trầm là trạng thái giă dượi, uể oải, lười biếng và thụy miên là trạng thái say ngủ, là trạng thái đắm nhiễm ở trong sự ngủ nghỉ đó. Thi` hôn trầm và thụy miên nó là một cái phó sản tự nhiên của nhu cầu cơ thể mà ra. Và chúng ta cũng được biết rằng một người sống trong cảnh dục với mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm đó là một thế giới muôn màu, muôn sắc đa dạng phong phú và cái đa dạng phong phú đó cho chúng ta một khả năng sáng tạo. Khả năng sáng tạo có nghĩa là có thể bày ra nhiều cái mới, cái mới trong cái ăn, cái mới trong cái mặc, cái mới trong sự suy tư, mới trong cách làm việc. Và tất nhiên tâm tư của chúng ta không phải có óc sáng tạo mà nó co`n có trạng thái phóng dật, hay là trạng thái tâm tán loạn lao chao phan viên theo trần cảnh.


Và thưa qúi vị trạng thái sau cùng mà ở trong kinh thường đề cập đến là một sản phẩm tự nhiên của tâm dục giới đó là hoài nghi. Hoài nghi tức là sự lưỡng lự phân vân, và lưỡng lự phân vân có nghĩa là đối trước cái chúng ta không biết, không hiểu, không rơ thi` chúng ta đâm ra lưỡng lự. Và lưỡng lự với rất nhiều việc sau này tạo thành thói quen là ngờ vực. Thói quen ngờ vực đó khác với thái độ thẩm xét. Ví dụ như chúng ta không biết một việc gi` đó mà chúng ta cố gắng ti`m hiểu, nêu một câu hỏi là tại sao nó như vậy, thi` thái độ đó không phải là hoài nghi. Một người hoài nghi không có thể đặt lên một câu hỏi mà để ti`m ra câu trả lời cho câu hỏi đó, mà người hoài nghi là trạng thái tru` trừ không quyết đoán, trạng thái phân vân lương lự, và cái phân vân lưỡng lự này, nó vốn là một tập khí lâu đời. Ở trong một thế giới mà có quá nhiều bí ẩn, mi`nh không biết quá khứ mi`nh ra sao, không biết tương lai mi`nh thế nào và không biết sự quyết định của mi`nh nó có sáng suốt chính sát hay không.


Và tất nhiên đối diện luôn luôn thường trực và với vô số những thứ mà chúng ta không biết không hiểu như vậy đó nó sanh ra một thói quen là ngờ vực. Và thói quen ngờ vực này nó là một thứ phiền năo chứ không phải là một thái độ trí thức. Một thái độ trí thức có nghĩa là vấn đề đó chúng ta không hiểu, chúng ta nêu ra số chi tiết để đo đạt để suy diễn, cái thái độ hoài nghi là nó không chịu suy tư, nó không chịu suy nghĩ, nó chỉ nằm y` ra đó. Bây giờ mi`nh chạy ra ngă 3 đường mà không biết đi hướng ngă nào, không muốn làm quyết định chỉ muốn nằm tại ngă ba đường đó thôi và ai hỏi tại sao nằm đó thi` nói rằng tại tôi không biết đi hướng nào hết thi` đó là thái độ của sự ngờ vực.

 

Tham dục, sân hận, hôn trầm, thụy miên , hoài nghi phóng dật là 5 sản phẩm tự nhiên của tâm dục giới và vi` sản phẩm tự nhiên của tâm dục giới này nên đời sống của chúng ta luôn luôn đối với bi`nh thường như anh A, anh B, như chúng tôi, và quí vị đang nói chuyện tại đây thi` chúng ta thấy rằng cuộc đời này muôn hồng nghi`n tía. Cuộc đời này có bao nhiêu thứ để chúng ta hưởng thụ, để chúng ta hoan hỷ. Nhưng thật sự trong một cái nhi`n của Đức Phật và các bậc thánh, đặc biệt các vị có tri`nh độ tu chứng thi` nội tâm của chúng ta rất mỏng manh, chẳng những nó mỏng manh mà nó là một thứ hưởng thụ hạnh phúc vay mượn . Hạnh phúc vay mượn đó là gi` là ở bên ngoài người ta cho chúng ta một vài cái đẹp, nếu hôm nay bầu trời đẹp, nếu hôm nay chúng ta ra ngoài gặp một người nói năng với chúng ta lễ độ từ tốn thi` chúng ta hoan hỷ. Nhưng nếu những thứ đó không có , chẳng những không có mà co`n cảm thấy ngược lại, thi`chúng ta cảm thấy rất đau khổ bởi vi` cái vui, cái buồn của chúng ta lệ thuộc ở bên ngoài rất nhiều, và những thứ đó nó không đủ cung ứng cho chúng ta thi` chúng ta cảm thấy đời sống rất khó chịu.

 

Một người sống trong cơi dục như chúng ta bị cái hiện trạng nếu chúng ta sống một mi`nh ở trong nơi thanh vắng không có TV, không có máy vi tính, không có internet, không có nhạc, không có người quen nói chuyện v.v... v.v...Thi` chúng ta thấy rỗng không, trạng thái rỗng không đó nói lên một sự thật, là tự nội tại của chúng ta không có an lạc, tự nội tại của chúng ta nó luôn luôn cần phải vay mượn. Vay mượn cái gi` mà cuộc đời cho mi`nh từ sắc, thinh, khí, vị, xúc cho đến ti`nh thương cho đến sự quan tâm chăm sóc và nhiều thứ. Nhưng nếu tách rời ra khỏi thứ đó thi` Đức Phật đưa ra hi`nh ảnh một con cá nước ngọt bỏ sang nước mặn, hay từ trong nước mà quăng lên bờ nó vùng vẫy nó khó chịu, cái vùng vẫy khó chịu đó tại vi` chúng ta không quen với môi trường này.

 

Tâm tư của chúng ta, ngay cả con người giàu y' trí, một con người có nghị lực, một con người có những quyết định sắc thép, một đầu óc chai ly` đi nữa thi` nếu chúng ta xét lại đa phần chúng ta có một số lệ thuộc nhất định nào đó vào ngoại cảnh, nếu chúng ta hiểu được điều này thi` chúng ta thấy đa phần những cái hạnh phúc mà mi`nh có trong cuộc đời nó vốn là những hạnh phúc vay mượn. Và chính vi` vậy hiểu được tâm dục giới thi` chúng ta bước sang tâm sắc giới, chúng ta mới thấy nó là cả một cái tiến tri`nh, trong tiến tri`nh này là tiến tri`nh mà chúng ta khởi hành, làm sao để nâng cái tri`nh độ tâm linh của chúng ta vược lên trên 5 trạng thái đó, thi` ở trong kinh nói đến 5 chi thiền. tầm, tứ, hỷ, lạc và định. Ngày hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về 5 cái chi thiền đó.



Minh Hạnh Thực Hiện