A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm và Sự Phân Loại
A Tỳ Đàm, Bài 8.1.TL1
Ngày 04 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo
phần 1: TÂM THIỆN DỤC GIỚI
Những điểm chính
1.1 Tại sao gọi là
tịnh hảo?
1.2 Thế nào là "thiện"
theo A Tỳ
Đàm?
1.3 Tại sao gọi đây
là những tâm "đại thiện"
1.4 Tám thứ tâm đại
thiện dục giới tịnh hảo
1.5 Nhân sanh tâm đại
thiện
Ty` Khưu
Giác Đẳng
ooOoo
Thảo luận
1) Tại sao gọi là tịnh
hảo
TT
Giác Đẳng: Kính bạch qúi
Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật
tử, hôm nay chúng ta lại
đặc biệt nói về tâm
dục giới tịnh hảo. Có một lần
trước đây không lâu vào
bài học thứ ba, TT Trí Siêu và
chúng tôi có bàn về
chữ dục giới. Chữ dục giới là chữ
rất nhiều y' nghĩa, chúng ta cũng không
nói hẳn chữ dục giới chỉ có ở trong cơi dục, hay tâm dục giới
là tâm chỉ
biết cảnh dục, hay tâm dục giới chỉ là tâm
làm những công việc chúng ta thấy
rằng thuộc về sắc, thinh, khí, vị,
xúc. Trái lại tâm dục
giới có khả năng nếu đó là tâm thiện
thi` có thể
gọi đại thiện, quả tâm tịnh hảo gọi là đại quả và tâm
duy tác gọi
là đại hạnh.
Về điểm
này lại rất thú vị
của Phật Pháp đối với tâm thiện
ở trong dục giới. Thi` thưa quí
vị trong tâm dục giới
tịnh hảo có ba thứ
tâm là tâm
thiện dục giới tịnh hảo, tâm quả dục giới tịnh hảo, và tâm
duy tác dục
giới tịnh hảo. Chữ tịnh hảo ở đây nghĩa như thế nào, sau khi
chúng ta đă đi qua tâm bất thiện
như tâm vô nhân, trước
khi chúng ta đi vào
y' nghĩa của tâm đại thiện, tức nội dung chính bài học hôm
nay. Kính
cung thỉnh TT Trí Siêu hoan
hỷ định nghĩa ngắn về chữ tịnh hảo, mà thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt
gặp một vài chữ như
chữ tịnh quang của Hoà Thượng Minh Châu dịch,
đặc biệt có một bản
dịch của bác Phạm Kim Khánh dịch quyển Thắng Pháp Tập, Diệu Pháp Tập Yếu của ngài Narada thi` bác
Phạm Kim Khánh gọi là tâm
đẹp.
Tại sao chúng ta có y' nghĩa
của tâm tịnh hảo, xin thỉnh TT Trí Siêu hoan
hỷ cho biết đại lược về điểm này.
TT
Trí Siêu: Nam Mô Bổn
Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ngày hôm nay do chúng tôi đảm
trách và chúng ta học
về tâm thiện dục giới. Trước hết theo lời yêu cầu của
TT Giác Đẳng chúng tôi xin
nói về tâm tịnh
hảo, Ngài Hoà Thượng Minh Châu dịch
là tâm tịnh
quang, tâm tịnh hảo, chữ Sobhana nghĩa là tịnh
hảo, nghĩa là tốt đẹp,
trong sáng.
Nhưng tại sao những tâm này được
gọi là tâm tịnh hảo, ở đây thưa quí vị
tâm tịnh hảo được gọi như vậy bởi chúng cho tâm
tịnh hảo được trong sạch, bởi không có những
căn bất thiện tương ưng. Giống như mặt hồ không bị khuấy động bởi chất bùn thi` hồ nước
đó được
trong sạch, và nếu như
một hồ nước bị khuấy bùn thi` hồ nước
đó bị đục, chúng ta gọi nước
đục chứ không phải nước trong nữa, cũng giống như tâm vô tịnh
hảo vậy.
Thi` ở đây
trong nghĩa thứ nhất chúng ta định
nghĩa về tâm tịnh hảo là những
tâm sở bất thiện tương ưng, cho nên những
tâm này nó
tốt đẹp ở
khía cạnh thứ hai mà
chúng ta y cứ vào đó
chúng ta gọi là tâm
tịnh hảo.
Chúng tôi xin tóm
tắt là đối với tâm tịnh hảo có hai
ly’ do tâm này vi` những
tâm này có
được những
thành phần tịnh hảo phối hợp nên được gọi là tâm
tịnh hảo. Cũng giống như gọi ly nước
đường là bởi vi` có
chất ngọt của đường hoà tan vào trong
ly nước đó, đây là điều chúng tôi xin
được nói tóm tắt
Minh Hạnh Thực Hiện