www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm Qủa Vô Nhân

A Tỳ Đàm, Bài 6.1   Ngày 21 tháng 5 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Tâm Qủa Vô Nhân

Khái niệm về những tâm quả vô nhân

Những điểm chính của phần 1

1.1 Nghiệp lực chiêu cảm qua tâm thức

1.2 Sự nhận thức giới hạn của tâm thức đối với thực tại

1.3 Xấu tốt do cảnh hay do suy diễn ?


1.1 Nghiệp lực có thể tạo ra nhiều thứ từ môi trường sống đến t́nh thân của người chung quanh và sự thành công trên đường công danh sự nghiệp. A Tỳ Đàm đặc biệt nhấn mạnh sự trổ sanh quả của nghiệp qua ḍng tâm thức. Trong diễn tŕnh của tâm, những tâm tạo quả và tâm quả liên tục xen lẫn vào nhau. Chính v́ thế tâm thức không hẳn thuần về "ư chí" hay lúc nào cũng bị chi phối bởi "tiền định". Không có những quan niệm mơ hồ về "phức cảm tâm lư" mà là sự pha trộn của nghiệp, quả và phiền năo. Như trường hợp một người hưởng thụ dục lạc. Những ǵ người đó có được là quả tốt của tâm thiện quá khứ nhưng tù đó sanh phiền năo rồi phóng túng đó là là quả thiện sanh phiền năo để rồi phiền năo tạo nghiệp bất thiện. Sự hỗn hợp phức tạp đó là một đặc tính của lư duyên sinh.

1.2 Mười tâm quả vô nhân đầu tiên c̣n được gọi là ngũ song thức gồm 2 tâm nhăn thức (thị giác), 2 tâm nhĩ thức (thính giác), 2 tâm tỷ thức (khứu giác), 2 tâm thiệt thức (vị giác) và 2 tâm thân thức (xúc giác). Sở dĩ mỗi thứ có 2 v́ một là quả của tâm thiện, một quả của tâm bất thiện. Những tâm nầy tiếp xúc với thực tại không qua sự suy diễn. Thấy một bức tranh đẹp hay xấu không phải là cái biết của tâm nhăn thức mà tâm nầy chỉ nhận biết màu sắc, đường nét, chiều kích, sáng tối. C̣n phẩm vị nghệ thuật hoàn toàn thuộc về sự suy diễn nội tại. Như vậy sự nhận thức của tâm đối với thực tại hết sức giới hạn. Và ngay cả những cái thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng cũng bị chi phối bởi các căn (thần kinh) và điều kiện khách quan bên ngoài.

1.3 A Tỳ Đàm không nói là đẹp hay xấu do cảnh khách quan hay do tâm chủ quan là yếu tố quyết định mà là do nghiệp quá khứ. Và những giác quan nhận biết năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc sanh trước nhũng tâm đổng lực nên không bị nhồi nặn qua một tiến tŕnh suy diễn. Nói cách khác theo duyên sinh th́ xúc sanh thọ, thọ sanh ái chứ không phải ngược lại.

Ty` Khưu Giác Đẳng

ooOoo


TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính bạch TT Trí Siêu, kính thưa quí vị. Sáng hôm nay chúng ta bắt đầu học tâm vô nhân, đúng ra thi` trong mỗi chương tri`nh học chúng tôi là người có trách nhiệm mở đầu bài mới  ôn lại những bài cũ, trong lúc TT Trí Siêu sẽ là người tóm tắt bài học trong ngày, do vậy điểm đầu tiên chúng tôi xin nhắc lại là chúng ta hiện đang học 54 tâm dục giới.  Tuần vừa qua chúng ta học về hai tâm si tức là trong 12 tâm bất thiện.  Tâm Dục Giới theo Abhidhammattha Sangaha chúng ta học phần đầu 12 tâm bất thiện tức là 8 tâm tham, 2 tâm sân, và 2 tâm si. 

 

Hôm nay chúng ta học về tâm vô nhân, trong phần số một chúng ta học tâm quả vô nhân. Có thể nói rằng trong 15 tâm vô nhân, mặc dù vai tro` của những tâm này mới nghe thi` xem như rất muội lượt, nhưng ở trong đó thi` hàm chứa cả những tâm có những phận sự hết sức đặc biệt, quan trọng đến nỗi về sau này có một số lập luận của Phật Giáo Nam Truyền cũng như Bắc Truyền đă dùng danh sách, những thức mở đầu với nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. 

 

Những thức này hay những giác quan chúng ta thường nghe đó là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, đều nằm ở trong những tâm vô nhân này.  Hôm nay chúng ta chưa đào sâu vào những tâm vô nhân, chúng ta chỉ trở lại với một số khái niệm.  Chúng tôi tin rằng những khái niệm này cần thiết để chúng ta có thể bước sang bài học thứ hai vào ngày mai,  đó là phần thứ hai của bài học hôm nay. 


Phần đầu chúng ta tập trú vào ba điểm, và có lẽ về ba điểm này chúng ta sẽ nhận thấy một điều rất ngạc nhiên.

 

  -   Điều thứ nhất là sự chiêu cảm của nghiệp qua gio`ng tâm thức, đối với phần đông những người ở thế gian này thi` nghiệp chiêu cảm qua nhiều lănh vực mà chúng ta nghĩ rằng nó quan trọng hơn, ví dụ như gia đi`nh, ví dụ như môi trường sống của chúng ta, ví dụ như sự thành bại ở bên ngoài.  Nhưng chính cái nghiệp chiêu cảm trong gio`ng tâm thức lại có một ư nghĩa đặc biệt ở trong đạo Phật.   Riêng trong A Tỳ Đàm thi` nói rằng tâm có những tâm tạo quả, những thứ tâm quả là những thứ tâm sản sinh ra bởi nghiệp ở trong quá khứ.  Và những tâm quả vô nhân, thiện và bất thiện ở đây được đặc biệt quan trọng đề cập đến, mà lát nữa đây TT Trí Siêu sẽ đi sâu vào.

 

  -   Điểm thứ hai chúng ta sẽ đề cập đến bài học ngày hôm nay, là chúng ta sẽ nhi`n qua sự lănh hội hay sự nhận thức của chúng ta đối với thực tại.  Chúng ta thấy một đám mây bay ở trên trời, chúng ta thấy một đóa hoa đẹp.  Ở trong cái thấy đóa hoa đẹp đó có bao nhiêu cái thấy thuộc về trực tiếp, có bao nhiêu cái thấy thuộc về chân đế, và bao nhiêu cái dựa trên sự suy diễn của chúng ta.  Khi học về tâm vô nhân chúng ta sẽ thấy rằng cái khả năng tiếp xúc của chúng ta đối với thực tại giác quan hết sức hạn chế. 


   -   Điểm thứ ba cũng trong bài học ngày hôm nay phải xác định một lần nữa cái gọi là đẹp xấu, cái gọi là hay dở, cái gọi là quả thiện hay quả bất thiện ở trong đời sống.  Có đôi khi chúng ta nghe công án quen thuộc của thiền tông là tâm động hay phướng động, chúng ta nói tại trong tâm hay tại cảnh, thi` ở trong tâm vô nhân cho chúng ta biết rằng những điều đó không hẳn do tâm hay do cảnh, mà là do nghiệp.  Tại sao nghiệp lại có thể chi phối ngay ở trong sát na mà tâm thức chưa có đủ điều kiện để suy diễn. 

 

TT Trí Siêu sẽ trở lại với chúng ta về ba điểm trên trong phần mở đầu của tâm vô nhân.  Bây giờ kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí vị, xin thay mặt đại chúng kính cung thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ bắt đầu bài giảng hôm nay với phần số một giới  thiệu tâm quả vô nhân, xin cung thỉnh TT.


TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị. Với đề tài tâm vô nhân, và về tâm vô nhân này, trước nhất trong ngày hôm nay chúng ta sẽ học về tâm quả. Trong phần dẫn nhập TT Giác Đẳng đă giới thiệu phần nghiệp lực chiêu cảm qua tâm thức, thứ hai sự nhận thức giới hạn của tâm thức đối với thực tại, thứ ba xấu tốt do cảnh hay do suy diễn.

 

 Kính thưa quí vị, trước hết chúng ta nói về tâm quả vô nhân, ở đây tâm quả vô nhân là một thứ tâm kết quả do thiện nghiệp hoặc ác nghiệp ở trong quá khứ.  Những tâm quả này được gọi là vô nhân, vi` những tâm quả thiện hay bất thiện vô nhân nó không có sự tương ưng của 6 nhân là tham, sân, si, là vô tham, vô sân và vô si. 

 

Thoạt nghe qua thi` chúng ta thấy những tâm này có tính cách muội lượt, bởi vi` tâm vô nhân là những thứ tâm nó không hoạt dụng giống như tâm quả hữu nhân, nó cũng không có được một năng lực như tâm quả hữu nhân.  Mặc dù vậy tâm vô nhân trong đời sống bi`nh nhật của chúng ta.  Ở đây thưa quí vị, nghiệp tạo ra quả, nó có hai thứ quả, là quả tái tục và quả bi`nh nhật.  Nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện tạo ra thứ quả tốt hay là quả xấu vipàka....  bị dẫn đi tái sanh ở các cơi dục giới, cơi sắc giới và cơi vô sắc giới, cơi vui hay là cơi khổ, tâm quả đó đóng vài tro` trí sanh thức. 

 

Và thứ hai gọi qủa bi`nh nhật, trong quả bi`nh nhật này, trong đó có 15 tâm quả vô nhân, trong đời sống bi`nh nhật của chúng ta cũng có những loại tâm quả, nó đă hiện khởi ngay từ lúc tái tục, lúc tục sinh.  Tuy nhiên ở đây chúng ta cũng nên lưu y' đối với tâm quả vô nhân, vi` nó đóng một vai tro` hết sức quan trọng, để trợ cho đời sống của chúng sinh nhận thức cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc.  Những tâm quả vô nhân này nó đóng vai tro` ngũ giác quan như tuệ giác, tức tâm nhăn thức, vị giác tức tâm thiệt thức và xúc giác tức tâm thân thức.  Năm loại thức tâm này khi hiện khởi để bắt cảnh ngoại tuỳ thuộc vào các thứ tâm khác sanh tiếp theo đó, như tâm thiếp thu sampaticchana citta, tâm thẫm tấn hay tâm quan sát gọi là sant́rana citta, rồi tâm phân đoán hay là tâm đoán định votthabbanacitta, sau đó là tâm động lực Javana. 

 

Cả một diễn tri`nh của tâm  thức nó phải hiện khởi trong một trường hợp thấy, hoặc nghe, hoặc ngửi, hoặc nếm hoặc đụng một cách chi tiết, nếu không có những tâm khác thi` tâm ngũ song thức nó chỉ sanh khởi và biết cảnh một cách đơn thuần.  Những tâm quả vô nhân này nó đóng vai tro` then chốt, tâm nào có tâm nhăn thức sanh khởi để bắt cảnh sắc thi` đó gọi là lộ tâm nhăn môn, lộ tâm có tâm nhĩ thức sanh khởi lên v. v... do vậy cho nên tâm vô nhân này chi phối trong đời sống bi`nh nhật của chúng sanh rất quan trọng và những tâm này hết sức mật thiết, chỉ trừ cơi vô tưởng, trừ cơi vô sắc, co`n lại 26 cơi thi`có tâm vô nhân ngũ uẩn này.


Ở đây thưa quí vị, trước hết trong phần 1.1 chúng ta nói về nghiệp lực chiêu cảm,  9 tư tâm sở, tâm thiện hay tâm bất thiện, tư tâm sở sẽ có mănh lực để tạo ra quả về sau, và tâm đó nghiệp lực có sự chi phối bởi ái và thủ, hoặc ái và tà kiến, cho nên nó mới tạo ra cái tâm quả được.

 

 Tại sao chúng ta nói đến điều này, bởi vi` thưa quí vị một chúng sanh nào đó trong đời quá khứ, khi họ tạo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp về cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, hay cảnh bất thiện nào đó, nó sẽ ảnh hưởng đến phiền năo chấp thủ này, mà sau này nó lại hiện khởi lên tâm quả nhăn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức.  Có cố gắng nỗ lực tu thiền, họ chứng được thiền sắc giới, và đối với vị hành giả tu tập mà chỉ co`n chấp trước đối với cảnh sắc, cảnh thinh cho nên chỉ có sanh khởi được tâm nhăn thức, tâm nhĩ thức mà thôi, chớ không có sanh khởi như những thức tâm như là tiếp theo không thể sanh khởi ba thức sau được. 

 

Ở đây thưa quí vị, đối với một người họ tu thiền vô sắc với mănh lực thiền này, họ khởi lên y' nguyện mong đời sau không có thân sắc pháp và như vậy đối với vị hành giả này họ thuần thục hơn, cho nên họ đă không chấp trước về cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, nên chi những chúng sanh đó chỉ có tâm mà không có sắc, và vi` rằng trong đó không có 5 sắc thần kinh, nhăn thức, nhĩ thức v.v....


Như vậy khi chúng ta đề cập đến vấn đề nghiệp, chúng ta nên lưu y' ở hai khía cạnh.  Khía cạnh thứ nhất gọi là dị thời nghiệp duyên, để tạo ra thứ tâm quả sanh trong đó nó co`n ảnh hưởng bởi thường cận y duyên (pakatùpanissayapaccayo), cho nên thức tâm sanh khởi trong bi`nh nhật từ nhỏ cho đến lớn, cho đến bây giờ chúng ta sanh khởi không biết bao nhiêu tâm nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.  Bởi vi` đó chính do thường cận y duyên của nghiệp và quá khứ chấp thủ quyến luyến ưa thích, nên ái đối với cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cho nên theo bi`nh nhật kiếp hiện tại này sanh ra có đầy đủ ngũ quan để mà thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.  Vấn đề chúng sanh tạo ra nghiệp và có thân ngay trong hiện tại nó được chiêu cảm bởi nghiệp ở quá khứ rất đặc biệt.

 

Điểm thứ hai trong bài học này, chúng ta nói đến sự nhận thức giới hạn của những thức tâm đối với thực tại.  Chúng ta gọi là giới hạn, bởi vi` những quả thức này nó chưa có một sự suy diễn nào đối với 5 cảnh thực tại đó, thế thi` khi chúng ta nhi`n cái thân, chúng ta ngửi phải mùi, chúng ta nếm vị của vật thực hoặc chúng ta xúc chạm, thi` lúc bấy giờ làm sao chúng ta có thể thoải thích hay chúng ta bất măn, điều đó phải do nhờ tâm đổng lực javanacitta, có một điều chúng ta phải lưu y' khi chúng sanh đó chưa đạt được quả vị lậu tận giải thoát, một điều chúng ta phải lưu y' là thức tâm vô nhân sanh khởi chính do thiện hoặc ác trở thành nghiệp để tạo ra, hoặc chúng ta thấy nghiệp, nghe, ngửi, nếm, đụng những môi trường đó.  Và những thiện hay bất thiện này sanh khởi mà biết cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc để rồi những kiếp sanh sau nó lại tạo ra những quả thức này. 

 

Ở đây thưa quí vị trong quá tri`nh luân hồi sanh tử, chúng ta chỉ nhi`n lại sự hiện khởi của thân ngũ uẩn này là chúng ta đă thấy có sự phức tạp rồi, đó là chúng ta chưa bàn qua ở khía cạnh khổ luân hồi, và ở đây thưa quí vị rồi sau tâm nhăn thức, thi` lại sanh khởi một sampaticchana,  tức là sanh khởi một thức tâm tiếp thu cảnh sắc đó (Sampaticchana).  Tâm tiếp thu này cũng là một loại quả vô nhân, mà sau tâm thậm thấm đó là những tâm đoán định, rồi thi` mới có tâm thiện hay tâm bất thiện tiếp theo sau sanh khởi.  Sau tâm thận tấn quan sát sẽ là tâm đổng lực đẩy tố hay duy tác. 

 

Một lộ tri`nh khởi lên để bắt lấy cảnh sắc, rồi chuyển qua lộ y' môn nối góm với lộ ngũ, lộ ư môn này khởi lên một cách liên tục, hàng vạn hàng ức sát na tâm chớ không phải chỉ đơn thuần một lộ tâm nhăn thức. Bởi vi` tâm sanh diệt cả hàng triệu triệu sát na trong một thời gian tích tắc, một búng ngón tay thôi, thời gian đó là thời gian có hàng tỷ sát na tâm sanh khởi.  Trong hàng tỷ sát na tâm sanh khởi đó, triệu triệu sát na tâm sanh khởi đó thi` nó lại có sự xen kẽ giữa lộ y' môn, rồi sau đó sẽ nhận diện được cảnh sắc này, cho nên ở đây chúng ta thấy rằng đối với cảnh thi` đă có sự nhận thức cảnh một cách giới hạn.  Chữ giới hạn ở đây là do giới hạn trông thấy chỉ là thấy, cảnh chỉ là cảnh, cảnh sắc chỉ là cảnh sắc, hoặc cảnh thinh chỉ là cảnh thinh, chứ chưa có sự suy diễn, cho nên chúng ta mới gọi những tâm này bắt cảnh một cách giới hạn như thế. 


Và khi chúng ta đề cập đến vấn đề này, với những ai có học Vi Diệu Pháp rồi thi` chúng ta sẽ thấy điều đó, co`n ở đây chúng ta sẽ thấy một sự kiện bài học rất khô khan, và khi chúng ta đề cập đến vấn đề thấy, thi` chỉ trong sự thấy, sự nghe đó khởi lên những sự ưa thích hoặc không ưa thích để rồi tạo nên thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp do tâm đổng lực sanh khởi. Ở tạng kinh tri`nh bày vấn đề này rất dễ hiểu, nhưng ở tạng Vi Diệu Pháp thi` phải nói là một vấn đề khô khan tế nhị và chúng ta đọc qua chúng ta sẽ thấy khó khăn vô cùng. 

 

Ở đây thưa quí vị, lại bước qua một vấn đề nữa, hăy do suy diễn trước khi chúng ta bàn đến vấn đề đó, chúng ta hăy trở lại để chúng ta phân loại tâm vô nhân này. Tâm vô nhân được sanh quả vô nhân, được tiếp thu, và ba tâm sở thẩm tấn,hay ba tâm quan sát, sở dĩ có hai tâm nhăn thức, hai tâm nhĩ thức v.v...  bởi vi` một thứ nhăn thức do tâm quả của bất thiện, co`n một thứ nhăn thức do quả thiện dục giới tạo ra.  Cũng vậy đối với nhĩ thức cũng có nhĩ thức quả bất thiện và nhĩ thức quả thiện. tỷ thức cũng có thức quả bất thiện, tỷ thức quả thiện, thiệt thức cũng có thiệt thức quả thiện và thiệt thức quả bất thiện, thân thức cũng có tâm thân thức quả thiện và thân thức quả bất thiện. Đối với nhóm ngũ thức bất thiện thi` sau đó đi kèm là tâm tiếp thu quả bất thiện và tâm quan sát quả thiện, kèm sau đó sẽ là tâm tiếp thu quả thiện và tâm quan sát quả thiện. 

 

Ở đây thưa quí vị khi chúng ta nói đến vấn đề phân loại, thi` chúng ta sẽ thấy tại sao quả bất thiện vô nhân có 7 thứ, quả thiện vô nhân có 8 thứ, thi` đối với cảnh, đối với tâm quả bất thiện thi` luôn bắt cảnh xấu, và khi đă là cảnh xấu thi` giai đoạn tiếp nhận cảnh hay quan sát cảnh thi` chỉ là thọ xả mà thôi.  Co`n đối với cảnh tốt vi`nó có hai loại, tức là cảnh tốt thường với cảnh sắc, chưa phải sắc khả ái, khả y', mặc dù đó là cảnh tốt thi` khi cảnh tốt hiện khởi thi` tâm quan sát quả thiện thọ xả nó sẽ sanh khởi tiếp theo, co`n đối với cảnh cực tốt  thi` lúc bấy giờ tâm quan sát này không phải chỉ là thọ xả mà nó là thọ hỷ, như vậy tâm quả của thiện thi` nó có 8 thứ là bởi vi` thêm quan sát thọ hỷ nữa.  Co`n đối với tâm quả bất thiện thi` chỉ có 7 thôi, bởi vi` tâm quan sát quả bất thiện chỉ có một tâm thọ xả.

 

 Đó là chúng ta nói qua một chút vấn đề liên quan đến sự phân loại của hai thành phần quả thiện thi` bắt cảnh tốt và quả bất thiện vô nhân thi` bắt cảnh xấu.  Bây giờ tiếp tục cho vấn đề này, rơ ràng là nếu  cảnh tốt hay cảnh xấu do nghiệp lực ở quá khứ chi phối, thi` tâm nhăn thức đó có hai là tâm nhăn thức quả bất thiện và nhăn thức quả thiện.  Hai tâm nhăn thức này, hoặc hai tâm thiệt thức, tỷ thức, thân thức cũng đều có điều kiện là không phải do sự suy diễn mà đề cập đến vấn đề cảnh tốt hay cảnh xấu. Sở dĩ mà chúng tôi nói về vấn đề nhận định xấu hay tốt do cảnh hay là do nghiệp lực, phần này chúng ta nghe chúng ta rất khó hiểu, chúng ta khó nhận thức được.

 

Bây giờ chúng ta lại nói qua vấn đề cảnh tốt hay cảnh xấu cũng có thể do sự suy diễn, tức  do tâm của mỗi người. Một người họ thích ăn trái sầu riêng vi` mùi và vị của trái sầu riêng sẽ là cảnh tốt đối với họ, họ gặp trái sầu riêng thi` họ khoan khoái, dễ chịu, thỏa thích, bởi vi` họ đă thèm khát, họ đă thưởng thức được món ăn trái cây này.  Nhưng ngược lại đối với một người khác, người đó không quen ăn trái sầu riêng, và do đó họ đă kỵ mùi vị của trái sầu riêng, họ nói rằng khi ngửi phải mùi sầu riêng thi` họ cảm thấy mùi sầu riêng là mùi hôi, họ nhận định như vậy.

 

 Trong trường hợp này chúng ta thấy cảnh tốt hay cảnh xấu? thi` nó ngược lại điều đă nói, ở đây chính do sự suy diễn mà ra, bởi thế rất  khó nói.  Lại nữa khi chúng ta đề cập đến bài này, chúng ta cũng có thể suy diễn , ví dụ ở bên ngoài nóng chúng ta vào bếp lo` để đun củi và nấu cơm, thi` ngay khi đó trở thành cảnh xúc xấu bởi vi` họ cảm thấy khó chịu đối với cảnh xúc nóng này thi` nó trở thành cảnh xấu.  Ở bên ngoài lạnh thi` lúc đó ngồi bên ḷ lửa đang cháy để sưởi ấm, cũng ngọn lửa cũng giống như ngày hôm qua nhưng  lửa đó khi hơi nóng nó xúc chạm vào thân này thi` chúng ta lại thấy ấm, như vậy thi` vấn đề cảnh tốt hay cảnh xấu chúng ta cần phải cân nhắc suy tư trên bốn phương diện, chớ chúng ta không thể kết luận vội vàng và một cách độc đoán.  Ở đây thưa quí vị bốn khía cạnh để nhận định về cảnh tốt hay cảnh xấu đó là gi`.

 

   - 1) thứ nhất cảnh tốt hay cảnh xấu là do suy diễn, hay nói một cách khác tức là do phần đông con người nhận định, họ phân biệt đây cảnh xấu, đây cảnh tốt, ví dụ như bây giờ một chén cơm nghi ngút với những vật thực ngon lúc đó ai cũng cho rằng đây là cảnh tốt, nhưng khi nhi`n một đống phẩn ai cũng cho rằng đấy là cảnh xấu, vừa là cảnh sắc xấu vừa là cảnh vị xấu, do vậy do thực tính hoặc do phần đông họ nhận xét, do nơi phần đông họ nhận định mà chúng ta nói tốt hay xấu.


   -  2) Yếu tố thứ hai để chúng ta làm cơ sở nhận định, vấn đề tạo môi trường hoàn cảnh chung quanh, như chúng tôi mới cho ví dụ mùa hè được ngọn gió mát thi` đó là cảnh tốt, nhưng vào mùa đông nếu có gió thi` cảm thấy lạnh chịu không nổi và không hoan hỷ do vậy cho nên cũng cảnh xúc gió, nhưng trong trường hợp đó cảnh xấu hay cảnh tốt nó tùy thuộc vào hoàn cảnh môi trường

 

    -  3) Thứ ba là tùy thuộc tâm ly', tâm ly' ở đây chúng ta muốn nói đến vấn đề hễ mi`nh có sở thích với thứ gi`, thi` khi gặp thứ mi`nh thích thi` nó sẽ trở thành cảnh tốt, và chúng ta bất măn với thứ gi` khi gặp hay nghe những lời hoặc thấy những vật thể đó, tự nhiên ở đây nó trở thành cảnh xấu, có thể cũng một cảnh mà ở đây nó trở thành tốt, xấu, đó tùy thuộc vào vấn đề tâm ly' suy diễn của mỗi người

 

4) Và yếu tố thứ tư khi họ tu tập viễn ly, xả ly, nhi`n tử thi để quán tưởng, thi` lúc bấy giờ cảnh đó đối với họ không phải là cảnh xấu, bởi vi` họ có đề tài để phát triển thiền quán, cho nên khi gặp cảnh đó thông thường thi` họ sẽ có khả năng tu tập tuệ quán thi` lúc bấy giờ họ lại hoan hỷ trong đề mục để tu thiền quán của họ

 

Sở dĩ chúng tôi tri`nh bày bốn khía cạnh này tại đây để cho chúng ta có cơ hội chúng ta... ở đây trong vấn đề này, cảnh xấu hay tốt do cảnh hay do suy diễn mà ra. Kính chúc quí vị được nhiều trí tuệ và tu tập được tốt đẹp. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Thực Hiện