www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm và Sự Phân Loại

A Tỳ Đàm, Bài 4.3   Ngày 07 tháng 5 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Tâm tạo quả, tâm quả, tâm duy tác và tâm vô nhân

 

4.3.1 Sự chiêu cảm nghiệp báo là một lănh quan trọng khi nói về tâm thức trong A Tỳ Đàm. Có những tâm thiện và bất thiện có khả năng tạo quả trong lúc những tâm khác th́ không. Những tâm tạo quả không do nghiệp quá khứ tạo ra mặc dù có những điều kiện xúc tác. Những tâm nầy mang chủng tử luân hồi v́ chịu chi phối bởi vô minh và ái cho dù là tâm thiện.

4.3.2 Tâm quả là những tâm sanh ra do nghiệp quá khứ, nói cách khác là từ những tâm thiện hay bất thiện. Những tâm nầy làm việc khởi đầu hay duy tŕ đời sống. Một số tâm quả là các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác.. Những tâm quả bất thiện đều là vô nhân trong lúc tâm quả thiện có hữu nhân lẫn vô nhân. Sự hiển bày quả nghiệp trong ḍng tâm thức theo tạng A Tỳ Đàm là một đề tài đặc biệt quan trọng nhất là phương diện giáo lư nhân quả.

4.3.3 Tâm duy tác là tâm hành xử của bậc vô sanh ứng cúng đă đọan tận vô minh và ái.Các Ngài cũng có những hạnh lành như bố thí, thuyết pháp, hồi hướng phước nhưng không tạo quả luân hồi. Những mô tả về tâm duy tác là một tŕnh bày rơ ràng về đời sống của một bậc hoàn toàn giải thoát

4.3.4 Tâm vô nhân là những tâm không có các nhân (hetu) tham, sân, si, vô tham, vô sân và vô si. Những tâm nầy phần lớn mang chức năng máy móc như làm môi giới hay trực tiếp ghi nhận sự xuất hiện của cảnh. Tương đối muội lựợc nhưng mang vai tṛ trọng yếu. Chính những tâm nầy cho biết nhiều về diễn tŕnh của tâm thức.

                                                                               Ty` Khưu Giác Đẳng

ooOoo

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính đảnh lễ Sư Trưởng, thân chào quí Phật tử.  Hôm nay là ngày chúng ta trở lại với một số khái niệm, mặc dù trong tuần trước đáng lẽ chúng ta bắt đầu phần này, nhưng rất tiếc bởi vi` chúng tôi và TT Trí Siêu đă đi qua một số khái niệm mà chúng tôi nghĩ rằng hết sức cần thiết để chuẩn bị cho chúng ta trong việc nhận định về tâm dục giới.  Hôm nay phần này cũng là phần chuẩn bị sau cùng về các tâm dục giới trước khi chúng ta đi thẳng vào từng thứ tâm một. 

 

Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị, gio`ng tâm thức là cơ sở căn bản để chiêu cảm nghiệp báo, A Ty` Đàm nói đến những tâm thiện và tâm bất thiện, chúng ta gọi là tâm tạo quả. Chúng tôi tránh không để tâm là nhân là quả, tại vi` chúng ta có tâm hữu nhân và tâm vô nhân.  Nhưng hữu nhân và vô nhân đó nó không phải mang y' nghĩa như nhân quả mà chúng ta đề cập đến ở đây, do vậy chúng tôi tạm gọi là tâm tạo quả và tâm quả.  Khi chúng ta nói đến tạo quả và nói đến quả trong khái niệm bi`nh thường hàng ngày, thi` chúng ta nói rằng nhân quả nó chỉ chiêu cảm qua đời sống hàng ngày.

 

Lấy ví dụ có một buổi sáng đẹp trời có một người mang đến cho chúng ta một món quà hết sức thích thú, và chúng ta nghĩ rằng hôm nay đặc biệt may mắn.  Những nhân quả mà thường nghĩ đến, đa phần thường xảy ra ở bên ngoài ngoại giới, dĩ nhiên nếu chúng ta sanh ra đời là một người đẹp đẽ hay  một người thường an lạc v.v... thi` chúng ta có thể cảm nhận đâu đó ở bản thân của mi`nh có được trí tuệ.  Chúng ta có tài năng, có trí tuệ, cái đó cũng là có phúc quả tốt.  Nhưng ít có ai trong chúng ta có thể nhận ra  cái nhân và cái quả của nghiệp nó xảy ra ngay ở trên mảnh đất tâm linh và đặc biệt trong mỗi một phút, một sát na, mỗi một cuộc sống chúng ta có được, thi` hầu như mỗi một chập tư tưởng, ở lộ tâm rất ngắn, ở trong đó nhân và quả đắp đỗi nó pha lẫn nhau.  Chứ không có trường hợp chúng ta sống giây phút nào đó mà chỉ hoàn toàn có quả, hoàn toàn có nhân.

 

Nói về tâm tạo quả và tâm quả là một đề tài lớn của A Ty` Đàm, chúng ta gọi một đề tài lớn bởi vi` chúng ta thấy rơ ràng khi nói đến tâm tạo quả thi` tâm này nó sanh khởi do nhiều nhân duyên chứ nó không do quyết định trong quá khứ.  Nói một cách khác, lấy vi` dụ chúng ta bố thí bằng tâm thiện, hay chúng ta bực bội với người nào đó bằng tâm bất thiện, với tâm sân. Thi` thông thường chúng ta vẫn nghĩ rằng mi`nh sanh ra đời con người tốt là do quá khứ họ có túc nghiệp tốt, bây giờ thành người tốt, đó là do tiền nghiệp, nếu  họ xấu cũng do tiền nghiệp. Tuy nhiên đặc biệt trong A Ty` Đàm, cho chúng ta biết rằng những tâm sân hay tâm tham, tâm si không phải do nghiệp quá khứ, mặc dầu nó có những chất xúc tác. 

 

Chúng tôi muốn quí vị hoan hỷ đọc lại một phần rất ngắn ở trong đoạn:

 

3.1 Sự chiêu cảm nghiệp báo là một lănh vực quan trọng khi nói về tâm thức trong A Ty` Đàm.  Có những tâm thiện và bất thiện có khả năng tạo quả trong lúc những tâm khác thi` không.  Những tâm tạo quả không do nghiệp quá khứ tạo ra mặc dù có điều kiện xúc tác. Những tâm này mang chủng tử luân hồi vi` chịu chi phối bởi vô minh và ái cho dù là tâm thiện.

 

 sở dĩ nói là không do nghiệp quá khứ mà do nghiệp xúc tác là có một thứ trong đạo Phật mà chúng ta gọi là nghiệp hay là duyên, cái duyên thi` nó khác với cái nghiệp.  Nghiệp thi` có nhân có quả, co`n duyên thi` có năng duyên, sở duyên.  Ở trong cái duyên thi` nó bao hàm cả nghiệp, ví dụ chúng ta nói là nghiệp duyên.  Tuy nhiên khi chúng ta đề cập đến duyên thi` nó là cái gi` rất rộng và trong cái duyên nó là những chất xúc tác, nó là cái gi` tác động được, tạo ra được, nhưng mà nó không hẳn là nghiệp.  Chúng tôi lấy ví dụ là chúng ta đến chùa nhi`n thấy một tượng Phật đang thờ trên chánh điện và mi`nh hoan hỷ. do cái niềm hoan hỷ tịnh tín đó, chúng ta muốn mua bông hoa về cúng Phật.  Thi` hành động mua bông hoa về cúng Phật là một hành động thiện, hành động thiện đó phát xuất từ niềm hoan hỷ khi nhi`n thấy tượng Phật quá đẹp. 

 

Thi` thưa quí vị đó là cảnh ở bên ngoài trợ cho tâm của mi`nh, và cái đó chúng ta gọi là duyên chứ chúng ta không gọi là nghiệp được, chúng ta hoàn toàn không gọi là nghiệp.  Mi`nh nhi`n thấy cái gi`, rồi mi`nh sanh tâm hoan hỷ.  Cảnh ở bên ngoài trợ cho tâm sân thi` chúng ta gọi là duyên.  Như vậy thi` thế nào là nghiệp, nghiệp phải nhi`n thẳng vào trong những tâm của A Ty` Đàm chúng ta mới thấy được tâm tạo nghiệp là gi` và nghiệp này tạo ra tâm quả ra sao.

 

 Một hột soài được gieo xuống và cây soài đó mọc lên lá, chúng ta chưa gọi là một tiến tri`nh được hoàn chỉnh, cho đến khi nào cây soài mọc lên đâm chồi mọc thành cây soài, cây soài lớn lên rồi đơm hoa kết nụ, bây giờ  ra trái thi` lúc bấy giờ trong trái soài có khả tính để tạo ra một cây soài khác, như vậy nó là một tiến tri`nh hoàn tất. Chúng ta thấy hai  khác biệt với nhau, ở trong A Ty` Đàm đề cập đến có những thứ tâm là tâm tạo quả, ví dụ như tâm thiện hay tâm bất thiện.  Và tâm thiện và tâm bất thiện này nó lại tạo ra thứ tâm khác là tâm quả.  Và tâm quả là tâm chiêu cảm, nó thừa hưởng cái di sản ở trong quá khứ của tâm thiện, tâm bất thiện.  Về điểm này  khi chúng ta đào sâu vào từng thứ tâm thi` qúi vị sẽ thấy rất rơ A Ty` Đàm muốn nói gi` về những tâm quả hay tâm tạo quả. 

 

Nói một cách khác ngoài tâm quả và tâm tạo quả, có những tâm không phải nhân và cũng không phải quả.  Những tâm này sẽ được đề cập đến tâm kế tiếp của bài học ngày hôm nay.  Mảnh đất của nội tâm có thể nói rằng dưới lăng kính của A Ty` Đàm thi` thấy rơ ràng rằng  từng loại tâm một, có những tâm bị chi phối bởi một cái nghiệp ở trong quá khứ, có những tâm nó sanh do những duyên hiện tại và không nhất thiết là bất cứ loại tâm nào cũng có một cái tính, mà chúng ta tạm mượn danh từ vật chất, mà ngày hôm nay chúng ta gọi là hữu cơ.  Tức là tự nó, nó sẽ tạo ra thứ tâm khác như nhau, giống như vật chất chúng ta nói có những thứ hữu cơ và những thứ vô cơ.  Thi` ở trong tâm thức, trong A Ty` Đàm có những thứ tâm tự nó tạo ra tâm quả, và có những tâm hoàn toàn không tạo ra tâm quả.

 

Tuần rồi TT Trí Siêu đă giảng về chữ tâm thiện và thế nào là thiện, do đó chúng tôi sẽ không nhắc tới chữ thiện và bất thiện  hôm nay ở tại đây, mà chúng tôi chỉ nói một cách đại lượt là tất cả những tâm tạo quả nó đều mang một trong hai đặc tính hoặc giả là thiện, hoặc giả là bất thiện. Cái tâm không thiện và không bất thiện thi` nó không có tạo quả, trong trường hợp đó chúng ta nói đến tâm vô nhân, đây là một đặc điểm rất thú vị mà chúng ta sẽ ti`m thấy trong A Ty` Đàm. Dĩ nhiên có những tâm hữu nhân nhưng không tạo quả, như trường hợp tâm quả dục giới tịnh hảo hay tâm duy tác, chúng ta sẽ đề cập trong phần kế tiếp. 

 

Thưa quí vị sang phần tâm quả, tâm quả là những tâm sanh do nghiệp quá khứ, nói cách khác là những tâm từ những tâm thiện hay bất thiện.  Những tâm này làm việc khởi đầu hay duy tri` đời sống, một số tâm quả là các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác v.v  những tâm quả bất thiện đều vô nhân, trong lúc tâm quả thiện có hữu nhân lẫn vô nhân.  Sự hiển bày quả nghiệp trong gio`ng tâm thức theo tạng A Ty` Đàm là một đề tài đặc biệt quan trọng, nhất là phương diện giáo ly’nhân quả.  Về điểm này chúng ta phải nói rằng, nếu trong gio`ng tâm thức có những thứ tâm có khả năng tạo quả, thi` ở trong gio`ng tâm thức tự nhiên có những tâm lạ quả.  Trong những tâm lạ quả này nó chỉ thừa hưởng cái nó được tạo nên bởi nghiệp trong quá khứ chúng ta không làm gi` được nó hết.  Dĩ nhiên có những trường hợp chúng ta nói đến một khả năng chuyển nghiệp, nhưng chúng ta nói khả năng chuyển nghiệp đó ở trong một đề tài khác hơn là ở tại đây trong A Ty` Đàm mang tính cách vĩ mô. 

 

Thi` thưa quí vị tâm gọi là tâm quả, nó làm rất nhiều việc phận sự đặc biệt quan trọng, như ở trong đoạn hồi năy vừa nói là tâm đó làm việc tục sinh hộ kiếp và tử,  tức là bắt đầu một kiếp sống.  Chúng tôi lấy ví dụ một người làm phước bằng tâm thiện thọ hỷ, tức bằng tâm hoan hỷ hợp trí, tức là đi với trí tuệ và vô trợ tức là nhanh lẹ.  Thi` tâm thọ hỷ hợp trí vô trợ đó nó có thể tạo ra một thứ tâm quả, tâm quả cũng mang đặc tính tương tự , tức là thọ hỷ hợp trí vô trợ.  Tâm thọ hỷ hợp trí vô trợ này nếu nó đủ nhân duyên thi` nó trở thành một thứ tâm tục sinh, tức là khởi đầu cho một kiếp sống kế tiếp, nếu tạo ra cái mà chúng ta gọi là sanh báo nghiệp, đủ điều kiện để đơm hoa kết nụ để trở thành sanh báo nghiệp.  Thi` thưa quí vị trong đời sống kế tiếp của chúng ta, bởi vi` sanh ra bằng tâm thọ hỷ hợp trí vô trợ, nên  bản tính của người đó thường vui vẻ hơn là điềm đạm thản nhiên, tính ti`nh lúc nào cũng đầy sinh thú và chúng ta cũng nói thêm nữa là người đó có một khả năng trí tuệ rất bén nhạy.  Bởi vi` họ tục sinh bằng tâm hợp trí và người này cũng đặt biệt nhanh lẹ, vi` sanh ra với tâm vô trợ, con người vừa mau mắn, vừa có trí tuệ tâm hợp hoan hỷ. Như vậy tâm quả này nó đóng vai tṛ cực kỳ quan trọng ở trong sự khởi điểm của đời sống và tiếp tục duy tri` cái mà chúng ta gọi là tri` nghiệp cho đến khi chấm dứt. Tâm đó chúng ta gọi là tâm quả.   

 

Và trong những tâm quả mà không thể không biết đến khi chúng ta học về  các môn như Duy Thức hay A Ty` Đàm, đó là tâm nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Những tâm mà chúng ta gọi là ngũ song thức này đóng vai tṛ gọi là giác quan.  Giác quan tức biết 5 cảnh ở bên ngoài như cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc và khi các giác quan này làm việc ngay tự nó, nó đă quyết định được cảnh đẹp hay cảnh xấu, tức là quả của thiện hay quả của bất thiện.  Về điểm này có thể nói rằng là một đề tài lớn trong A Ty` Đàm liên quan đến lănh vực cảm nhận của chúng ta.  Chúng ta thường nghĩ rằng cái gọi là cảnh đẹp, cảnh xấu, cái quả thi` nó do quan niệm riêng của mỗi người. Nhưng A Ty` Đàm cho rằng có một thứ tâm độc lập, ví dụ như ngũ song thức, ngay trong sự ghi nhận cảnh thi` nó đă có cái quyết định tính ở trong đó thiện hay bất thiện.

 

Và dĩ nhiên khi chúng ta nói đến tâm nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân nó thuộc hoàn toàn là tâm quả. Thi` trong 5 thức này hoàn toàn là tâm quả.  Có nghĩa là đời sống của chúng ta, trong đời sống của tâm quả có một vai tro` đặc biệt lớn hiển nhiên mà chúng ta có thể thấy không thể phủ nhận được.  Trong 6 loại  thức thường đề cập đến có thể nói rằng chi phối một cách mạnh mẽ trong bất cứ đời sống một chúng sanh nào khi chúng ta đề cập đến tâm quả.  Một đặc điểm chúng ta ti`m thấy ở tại đây là những tâm quả bất thiện đều là vô nhân. Vô nhân tức là nó không đi với tham, sân, si, hoặc vô tham, vô sân, vô si. 

 

Và những tâm quả của thiện nghiệp, có khi hữu nhân, có khi vô nhân.  Quí vị khoan hỏi tại sao ở tại đây, bởi vi` khi chúng ta học về tâm vô nhân thi` chúng ta sẽ thấy được rơ ràng quan niệm về nhân quả liên quan đến thiện và bất thiện trong A Ty` Đàm, mở cho chúng ta một cái khái niệm đặc biệt ly' thú.  Ở đây quí vị chỉ cần có khái niệm tương đối, đó là quả của tâm bất thiện hoàn toàn là tâm vô nhân và quả của tâm thiện thi` có cả vô nhân lẫn hữu nhân.  Sự diễn bày của quả nghiệp trong gio`ng tâm thức theo dạng A Ty` Đàm là một đề tài quan trọng nhất về phương diện nhân quả, tự gio`ng tâm thức của chúng ta nó đă đủ nói lên khía cạnh nghiệp quả, phần vật chất bên ngoài hay bối cảnh chúng ta thường đề cập và thường nghĩ rằng nó to lớn trong đời sống.  Nhưng thực sự nó không có địa vị quan trọng như vậy, trong lúc đó thi` tâm quả nói lên vị trí hết sức quan trọng trong sự chiêu cảm loại nghiệp.

 

Và thưa quí vị có một trạng thái tâm khác nó gần giống như tâm thiện nhưng nó ḥan toàn không tạo quả, chúng ta gọi là tâm duy tác tịnh hảo.  Những tâm duy tác tịnh hảo thật ra có những tâm duy tác vô nhân, và có những tâm duy tác hữu nhân. Ở đây chúng tôi chỉ nói thoáng qua tâm duy tác hữu nhân, tức là tâm được xem như hành quả của một vị Ứng Cúng vô sân.  Vị Ưng Cúng vô sân ở đây có thể là những vị Toàn G ác, vị Độc Giác đă đoạn tận vô minh và ái.  Những công việc mà các Ngài làm, đều làm bằng tâm duy tác và những tâm này không có chủng tử tạo ra luân hồi.  Sở dĩ nó không có chủng tử tạo luân hồi, là vi` nó không có đặt trên cơ sở vô minh và ái.  Sự ti`m hiểu về tâm duy tác nó mở cho chúng ta một cánh cửa lớn về đời sống của chư Phật, chư vị Thánh nhân đă hoàn toàn giải thoát, nghĩa là không co`n vô minh và phiền năo nữa, nó xóa đi cho chúng ta rất nhiều cái ngộ nhận về quả chứng của những vị này.  Tâm duy tác là tâm đặc biệt, có đề tài cho chúng ta rất nhiều về gợi ư sở hành, về cuộc sống của một vị Thánh nhân khi mà tất cả những phiền năo đă được đoạn tận như thế nào. 

 

Trong phần sau cùng của bài học ngày hôm nay, chúng ta nói về những tâm vô nhân, là những tâm không có nhân tham, sân, si.  Những tâm này phần lớn mang chức năng máy móc như môi giới hay trực tiếp ghi nhận sự xuất hiện của cảnh, tương đối là muội lược.  Nhưng vai tro` trọng yếu chính những tâm này cho biết nhiều về diễn tri`nh của tâm thức.  Với sự tri`nh bày về tâm vô nhân có thể nói rằng A Ty` Đàm đă khai mở cho chúng ta một lănh vực mới về tâm thức, không phải tâm nào cũng có chức năng giống nhau.  Khi chúng ta nghĩ đến khái niệm về linh hồn, thi` chúng ta nghĩ đến một thực thể.  Thực thể đó làm tất cả mọi sự việc ứng sử trong mỗi thứ. Nếu cũng một thực thể nội tại nó làm tất cả mỗi thứ như vậy, thi` chúng ta hoàn toàn không thấy được và không nhận ra được là nghiệp nó chiêu cảnh như thế nào, và ở trong gio`ng tâm thức đó quả xuất hiện như thế nào, và tâm của phàm phu và tâm của thánh nhân có khác nhau như thế nào. 

 

A Ty` Đàm giới thiệu cho chúng ta rất nhiều về những thứ này, riêng về những tâm vô nhân, hồi năy chúng tôi có nói sơ qua một số tâm vô nhân là những giác quan, như những cái biết của mắt, cái biết của tai, của mũi, của lưỡi,của thân.  Và những cái biết này tuy nó làm việc máy móc nhưng nó lại đóng một vai tro` rất lớn, nói lên quả thiện hay quả bất thiện ở trong quá khứ.  Những tâm như tâm quan sát, tâm tiếp thu thi` nó hoàn toàn đóng vai tro` máy móc theo một định luật rất tự nhiên khi đề cập đến tâm thức.  Có thể nói rằng nó không có vị trí nổi bậc như tâm thiện hay tâm bất thiện hay ngũ song thức.  Tuy nhiên nó không có thể nào một chập tư tưởng, hễ có một chập tư tưởng thi` cảnh ngũ phải có những thứ tâm này.  Và những thứ tâm này sanh ra trong điều kiện vừa là quả của nghiệp trong quá khứ, vừa mang tánh cách máy móc theo chúng ta gọi là cittaniyàma  tức là định luật cố hữu về tâm, gịng tâm thức sanh ra nó phải có như vậy. 

 

Trong những tâm vô nhân khi chúng ta đào sâu vào thi` chúng ta sẽ thấy được cái diễn tri`nh của tâm thức.  Phần lớn không học tâm vô nhân thi`chúng ta không đào sâu được vào tâm thức đă sanh ra đă tiếp diễn đi theo trong một cái diễn tri`nh như thế nào. Và tại sao những tâm vô nhân này tuy muội lượt, nhưng có một vai tro` hết sức trọng yếu. 

 

Thưa quí vị một số khái niệm mà chúng tôi vừa gửi đến quí vị qua những điểm liên quan đến giữa tâm tạo quả.  Những tâm quả, những tâm duy tác và tâm vô nhân cho chúng ta thấy một hi`nh ảnh về các loại tâm, mà chúng ta gọi là tâm dục giới.  Trong những hi`nh ảnh liên quan đến tâm dục giới này có thể nói rằng từ những khái niệm về thiện, tức là về tạo quả, về tâm quả, tâm vô nhân và tâm duy tác, chúng ta có thể hiểu được những tâm khác dễ dàng, tức là chúng tôi muốn nói đến tâm sắc giới, tâm vô sắc và tâm siêu thế.  Vi` vậy một người học A Ty` Đàm trước nhất phải tập trú vào tâm dục giới này với những đề tài được thảo luận sau đó chúng ta đi rất nhanh.  Ngài Tịnh Sự, Ngài thường nói  học Vi Diệu Pháp giống như chẻ tre, hễ chúng ta đi qua được cái mắc thi` những thứ kia nó sẽ trở nên hết sức là suông sẻ. 



Minh Hạnh Thực Hiện