A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Diễn Tri`nh Của Tâm Thức
A Tỳ Đàm, Bài 18
Ngày 18 tháng 3 năm 2005
Minh Hạnh chuyển
biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Lớp
Giảng A Tỳ Đàm
Bài
19: Những đối tượng của tâm thức
Đối tượng của tâm thức
c̣n gọi là cảnh (ārammaṇa), cảnh tức là sở
tri của tâm, cái bị tâm biết.
Cảnh hay đối tượng của tâm thức, nói hẹp
có 6 thứ là: cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh
vị, cảnh xúc và cảnh pháp. Nếu nói rộng th́ có 21
cảnh là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh
vị, cảnh xúc, cảnh ngũ, cảnh pháp, cảnh
chơn đế, cảnh chế định, cảnh dục
giới, cảnh đáo đại, cảnh níp-bàn, cảnh
danh pháp, cảnh sắc pháp, cảnh quá khứ, cảnh hiện
tại, cảnh vị lai, cảnh ngoại thời, cảnh
nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội
ngoại phần.
Tâm biết cảnh tuỳ theo thứ tâm, có những tâm biết
nhiều cảnh, có những tâm biết cảnh hạn chế,
có những tâm biết cảnh nhất định, có những
tâm biết cảnh bất định.
Ở đây, tâm khai ư môn, 8 tâm đổng lực dục giới
hợp trí, 2 tâm thông biết đủ 21 cảnh.
12 tâm bất thiện, 8 tâm đổng lực dục giới
tịnh hảo ly trí biết 20 cảnh (trừ cảnh
níp-bàn)
.
3 tâm quan sát, tâm sinh tiếu, 8 tâm đại quả chỉ
biết 17 cảnh (trừ 4 cảnh là cảnh níp-bàn, cảnh
đáo đại, cảnh chế định và cảnh ngoại
thời).
3 tâm ư giới chỉ biết 13 cảnh (ngoại trừ 8
cảnh là cảnh pháp, cảnh danh pháp, cảnh chế
định, cảnh đáo đại, cảnh níp-bàn, cảnh
quá khứ, cảnh vị lai và cảnh ngoại thời).
Tâm ngũ song thức biết 8 cảnh là cảnh sắc
pháp, cảnh chơn đế, cảnh dục giới, cảnh
hiện tại, cảnh nội phần, cảnh ngoại
phần, cảnh nội ngoại phần và 1 trong 5 cảnh
sắc, thinh, khí, vị, xúc.
Tâm siêu thế biết 6 cảnh là cảnh pháp, cảnh
chơn đế, cảnh níp-bàn, cảnh danh pháp, cảnh
ngoại phần và cảnh ngoại thời.
3 tâm thức vô biên xứ, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng
xứ cũng biết được 6 cảnh là cảnh
pháp, cảnh đáo đại, cảnh chơn đế, cảnh
danh pháp, cảnh quá khứ và cảnh nội phần.
15 tâm sắc giới, 3 tâm không vô biên xứ biết
được 4 cảnh là cảnh pháp, cảnh chế
định, cảnh ngoại thời và cảnh ngoại phần.
3 tâm vô sở hữu xứ chỉ biết 3 cảnh là cảnh
pháp, cảnh chế định và cảnh ngoại thời.
Cảnh (Àrammana)
hay Đối Tượng
Của Tâm Thức (ngày 11 tháng 03 năm 2005)
A Tỳ Đàm định nghĩa tâm là sự biết
cảnh do vậy cái ǵ tâm
biết đều là cảnh. Từ đó cho thấy
cảnh ở đây
bao gồm những đối tượng độc lập với tâm thức cũng như những đối tượng vốn là sản phẩm
của tâm thức. Khi cảnh được phân theo giác
quan hay sáu căn th́ có
sáu cảnh nhưng trong cách nói rộng
răi chi tiết th́ A Tỳ Đàm nói đến
21 cảnh bao gồm mọi phạm trù của nhận thức. Ở đây không có nghĩa
là một mỗi cảnh là đối tượng riêng biệt mà một
đối tượng
có thể gọi là nhiều
cảnh khác nhau thí dụ
một đối tượng vừa là cảnh sắc,
vừa là cảnh dục giới, cảnh chơn đế, cảnh ngoại phần ..v.v.
Chính cách nh́n vào gọi
từ nhiều góc cạnh khác nhau cho
thấy khái niệm hết sức quan trọng về sự hoạt dụng của tâm thức.
A Tỳ Đàm
không nói là tâm tạo
ra tất cả mà nói
là tâm có
thể biết tất cả cảnh. Dù là tục đế
hay chơn đế,
dục giới hay đáo đại, danh hay sắc, hữu vi hay vô vi đều nằm trong khả năng nhận thức của tâm thức.
Điều nầy mở ra một
cánh cửa lớn về tâm thức theo Đạo
Phật. Chi tiết hơn, A Tỳ Đàm nói đến
nhiều cái biết như của thức, của tưởng, của trí. Thuộc tánh tưởng (Sannacetasika) có mặt trong
tất cả tâm được định nghĩa là "biết do từng biết" nhưng lại có mặt trong
tâm sơ đạo được
hiểu là "biết cái chưa từng biết" là một trong nhiều thí dụ cho thấy
sự tinh vi của môn học
nầy khi làm cơ sở
thảo luận Phật học.
A Tỳ Đàm,
qua sự phân tích về duyên
hệ, đă không nói đến
một yếu tố độc tôn quyết định tất cả. Tâm và cảnh đều có ảnh hưởng tự nhiên. Không thể nói tất cả
do tâm hay tất cả do cảnh. Giáo lư vô ngă
vốn là một hệ luận tự nhiên của lư nhân duyên.
Mặc dù nhiều thế kỷ sau khi Phật
viên tịch đă có những
cố gắng để đưa ra cái nh́n
ngược lại nhưng không ai có thể
phủ nhận được rằng quan niệm chân ngă vốn
không thể t́m thấy trong A Tỳ Đàm.
Có tổng cộng là 21 cảnh được đề
cập ở đây.
Có thể phân thành 6 nhóm:
a. Cảnh phân theo giác quan
hay căn môn gồm 7: cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh ngũ, cảnh pháp
b. Cảnh phân theo bản thể và thi
thiết có 2: cảnh chơn đế, cảnh chế định
c. Cảnh phân theo thô tế
có 3: cảnh dục giới, cảnh đáo đại, cảnh níp-bàn
d. Cảnh phân theo danh sắc
có 2: cảnh danh pháp, cảnh
sắc pháp
e. Cảnh phân theo thời gian có 4: cảnh
quá khứ, cảnh hiện tại, cảnh vị lai, cảnh
ngoại thời
f. Cảnh phân theo không gian
(...) có 3: cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội ngoại phần.
a. Cảnh phân theo
giác quan (ngày 12 tháng 03 năm 2005
1. Cảnh sắc là đối tượng của thị giác
hay nhăn thức. Cảnh nầy bao gồm h́nh ảnh trực
tiếp đập vào mắt như ánh sáng, màu sắc, chiều
kích. Cảm quan về cái đẹp của cảnh sắc
không phải là nhăn thức mà thuộc về ư thức.
2. Cảnh thinh là đối tượng của thính giác hay nhĩ
thức. Cảnh nầy là âm thanh ghi nhận bởi tai.
3. Cảnh khí là đối tượng của khứu giác hay tỷ
thức. Cảnh nầy là các mùi ghi nhận bỏi mũi.
4. Cảnh vị là là đối tượng
của vị giác hay thiệt thức. Cảnh nầy là tất
cả các vị mặn, ngọt, chua, cay .. ghi nhận bởi
lưỡi.
5. Cảnh xúc là đối tượng của
xúc giác hay thân thức. Cảnh nầy là tất cả những
ǵ ghi nhận bởi thân như sự êm ái khi ngồi trên một
chiếc ghế hay nhức răng ...
6. Cảnh ngũ là nói chung gồm
năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc. Sở dĩ nêu
lên cảnh ngũ v́ 5 cảnh nầy thuộc ngoại giới.
Trực tiếp xúc chạm ngũ quan. Chúng sanh thường
lănh hội thế giới chung quanh qua năm cảnh nầy.
Trong năm cảnh th́ cảnh đầu: sắc tướng
và âm thanh có thể tồn tại trong cảnh giới tế
nhị so với 3 cảnh c̣n lại tương đối là thô.
Năm cảnh nầy thường tạo nên sự lệ thuộc
mang tính bản năng của chúng sanh nên được gọi
là ngũ dục. Một hành giả muốn đi sâu vào thế
giới của thiền định phải có khả
năng giảm thiểu sự ham thích năm cảnh nầy.
Chính cảnh ngũ làm vẫn đục định tâm của
của người tu tập nên gọi là ngũ trần.
7. Cảnh pháp là cảnh giới nhận thức của tâm
ngoài 5 cảnh trên như sự suy tư, nhớ tưởng, kiến
thức .... Nếu năm cảnh sắc, thinh, khí, vị,
xúc trở thành quá khứ th́ cũng là cảnh pháp thí dụ
như một h́nh ảnh đẹp đă thấy hôm qua chẳng
hạn.
Bài 19.1: Cảnh (Àrammana) hay Đối Tượng Của
Tâm Thức (ngày 18 tháng 03 năm 2005)
B. Cảnh phân theo bản thể và thi thiết
8. Cảnh chơn đế. Là cảnh thuộc về bản
thể tức là những ǵ nằm trong 4 pháp tâm, thuộc
tánh, sắc pháp, niết bàn. Mặc dù đôi khi chữ chân
đế (paramattha) được dịch là đệ nhất
nghĩa đế hay cảnh của tuệ cao nhưng cảnh
chơn đế được nói đến ở
đây không phải là một đề tài thâm viễn cho
tri thức mà thật tướng bản thể thí dụ
tai nghe tiếng. Âm thanh đó vừa là cảnh thinh vừa
là cảnh chơn đế. Theo sau đó là những khái niệm
được định đặt như gọi đó
là nhạc thính pḥng, nhạc giao hưởng ..v.v. đó thuộc
v́ qui ước. Tâm biết cảnh Chơn Đế có 70 hoặc
102: Tâm chỉ biết Cảnh Chơn Đế bằng cách Cố
Định và trực tiếp là 8 hoặc 40 tâm Siêu Thế, 3
Tâm Thức Vô Biên, 3 Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tươởng,
8 Tâm Quả Dục Giới và 17 tâm Vô Nhân (trừ Khai Ư Môn).
Tâm biết cảnh Chơn Đế Bất Định là 12 Tâm Bất
Thiện, Tâm Khai Ư Môn, 8 Thiện Dục Giới 8 Duy Tác Dục
Giới và 2 Tâm Diệu Trí.
9. Cảnh chế định. Là những ǵ được
chế tác, định đặt chứ không phải là bản
thể. Thí dụ như ngôn ngữ, trường phái hội
hoạ, những giá trị văn hoá xă hội. Mặc dù
đôi khi dịch là cảnh tục đế có nghĩa là
sự thật của thường thức đối lại
với sự thật của bản thể nhưng cảnh
chế định ở đây không chỉ có nghĩa là tục
đế mà nói chung là những ước lệ giả lập
dù theo quan niệm thế t́nh đó là sự thật hay không
phải sự thật. Tâm biết cảnh chế định
có 21 là 15 Tâm Sắc Giới, 3 tâm Không Vô Biên và 3 Tâm Vô sở
hữu. C̣n Tâm cũng biết cảnh Tục Đế
nhưng bất định là 12 tâm Bất Thiện, Khai ư
Môn, 8 Thiện Dục Giới, 8 Duy Tác Dục Giới và 2
Tâm Diệu Trí.
ooOoo
TT Giác Đẳng & TT Trí Siêu
ooOoo
Minh Hạnh Thực Hiện