| |  dieuphap.com  |   Chìa Khóa Học Phật  |  Tu Hoc  | Video | Hình Ảnh |Pháp Âm | | 

     

 ĐỀ ÁN THÁNG BẢY -2010

 

 Công Đức 

    


Không Sợ Công Đức - TT Giác Đẳng 

Hôm nay nói về một đề tài mà tương đối nhiều Phật t trong s thc hành Phật pháp hàng ngày hng nghĩ đến đó là phước báu hay là công đức. Về điểm này thì tương đối có hai cái nhìn hơi trái chống nhau:

1) Có một số thì quan niệm rng công đức là cái gì vô cùng thiết yếu. Người không hiểu đạo thì thôi, nếu tin nhân quả thì nên hoan hỉ và nên làm thật nhiều về công đức.

2) Cũng có nhng vị hướng cầu giải thoát, trong s hướng cầu giải thoát nếu xả ly tất cả, quan niệm rng công đức là hu lậu dẫn đến sanh t trong ba cõi và càng nhiều công đức thì càng đáng s.

đây Đức Phật Ngài có đưa ra một cái nhìn chung dung. Khi nào nói đến diện giải thoát thì dĩ nhiên là rủ bỏ tất cả, nhưng đã là một chúng sanh sống trong cõi trầm luân này thì công đức là cái gì giúp cho mình được an lạc và mang lại s an lạc cho chúng sanh chung quanh mình. Nói đến nhân thiên là cái gì khả cầu, khả ái, khả ý, ch không phải là cái gì đáng s, nhưng ch phước phải hiểu đúng là phước và chng nhng hiểu đúng cái phước đó mà còn hiểu nguồn cội sanh phước đó, bi vì nếu chúng ta không hiểu nguồn cội sanh phước đó đôi lúc chúng ta t hủy hoại nguồn công đức của mình.

 

Xem Tiếp


Pháp phát sanh hộ trì - TT Chánh Minh

Hôm nay chúng tôi thuyết giảng pháp "Phát sanh hộ trì." Thông thường một số Phật t thì khi tâm hộ trì tam bảo và chư tăng cũng phụng s tam bảo v.v.. nhưng đây chúng ta thấy rng danh t "hộ trì" mang tính chất rất đặc biệt, người muốn nhiệt thành đối vi tam bảo ngoài nhng phước thiện mà mình đã tạo bên ngoài ra thì người này phải t mình dấn thân vào một đạo lộ mà đạo lộ này nhm mục đích thoát ra khỏi sinh t luân hồi, điều này thì ai cũng biết, và một khi người đảm nhận một trọng trách hay t cho mình là người hộ trì thì người này phải biết một pháp để tác thành, để làm nên một vị hộ trì. Trong bài kinh Vị Hộ Trì (Natha Sutta) Đức Phật Ngài dùng ch là Natha là va gi gìn cho mình và gi gìn bên ngoài, nhng pháp mà nhng người muốn tr thành một người thật s tr thành vị hộ trì thì cần phải nm nhng chi phần này.

Xem Tiếp


Phân biệt phước phóng sanh và các loại phước khác - TT Pháp Chất

Sở dĩ chúng tôi chọn đề tài này để nói, là vì xét thấy trong Tam Tạng kinh điển, Đức Phật không dạy, không khuyến khích về phước phóng sanh. Không dạy không khuyến khích tức là không có một bài kinh dạy rõ ràng.

Vậy tại sao ngày hôm nay trong giới Phật giáo chúng ta tổ chức lễ phóng sanh?

Thì phải nói là lễ phóng sanh hay phước phóng sanh này bắt nguồn từ bên Trung Hoa, theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông. Người ta khuyến khích tất cả người ở thế gian trong đó có các Phật tử Bắc Tông, tổ chức làm phước bằng phương tiện này, bằng phương tiện kia, để tổ chức phóng sanh. Mục đích và động cơ để thực hiện lễ phóng sanh hay nghi thức phóng sanh ngày xưa, là đối với những nhà tu hành khi thấy một chúng sanh bị giam cầm, nhất là những loài thú, rất là đau khổ, mà loài thú bị giam cầm ngoài vấn đề đau khổ theo thông thường của chúng sanh bị tù hãm giam giữ, còn bị giết hại mất mạng v.v... Chính vì đó mà những bậc thiện nhân ngày xưa thấy tội nghiệp, thấy thương, do đó không phải là tự mình phóng sanh để giúp đỡ chúng sanh thóat khỏi sự giam hãm, thoát khỏi tù đày, thoát khỏi sự giết hại đó, và từ đó về sau đương nhiên qúi Sư, hay Thầy, hay Sư Cô khuyến khích thì các Phật tử hành theo.

Điều đó, nếu đánh giá theo Phật giáo, thì đó là một loại phước. Thì việc nào thuộc về phước chúng ta cũng khuyến khích, cũng tán thán. Nhưng đối với Phật giáo, Đức Phật dạy các loại phước chúng ta làm, phước nào ra phước nấy, đủ loại phước mà chúng ta phải xác định là thuộc loại phước gì, mục đích để làm chi v.v...

 

Xem Tiếp


Mười cách tạo Phước Đức - Ajahn Suchart

Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ

Attahi attano nadho, chúng ta là nơi nương tựa của chúng ta, đó là chủ đề chính trong giáo pháp của Phật giáo. Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên dựa vào chính mình vì chúng ta là tác giả của thiện và ác, và cũng là kẻ sẽ gặt hái kết quả tương ứng về hạnh phúc và đau khổ. Căn nguyên tạo ra thiện ác, vui buồn, thiên đường hay địa ngục đều ở bên trong tâm trí của chúng ta. Tâm là kiến trúc sư chính. Do đó Đức Phật kết luận rằng tâm là các trưởng, tiền thân của tất cả mọi thứ. Tâm là kẻ tạo tác và cũng là kẻ lãnh quả về hành động riêng của mình. Tâm là người chủ ra lịnh cho đầy tớ của mình, là cơ thể, để hành xử và phát biểu mọi thứ.

Có ba loại hành động hay nghiệp được gọi là thân nghiệp, ngữ nghiệp, và ý nghiệp. Khi chúng ta tạo nghiệp tốt thì hạnh phúc, thăng tiến và thiên đường sẽ là những kết quả tiếp theo. Mặt khác khi chúng ta tạo nghiệp ác thì đau đớn, lo lắng, bồn chồn và suy thoái sẽ kéo theo. Sau khi chết, tâm sẽ đi đến một trong bốn cõi thấp chẳng hạn như cỏi địa ngục. Do đó, Đức Phật nhấn mạnh rằng chúng ta chỉ nên dựa vào chính chúng ta. Chúng ta không nên chờ đợi một người nào khác tạo ra hạnh phúc và thịnh vượng, cũng như thiên đường và Niết Bàn cho chúng ta. Chúng ta phải tạo ra điều đó cho chúng ta. Để cầu nguyện trước các tượng Phật hay để xin xỏ với các tăng sĩ ban bố cho sự thành công và thịnh vượng không phải là giáo pháp của Đức Phật bởi vì Ngài chỉ có thể vạch ra cho chúng ta thấy con đường nào tiến đến thanh thản, hạnh phúc, và thịnh vượng, và con đường nào đi đến đau khổ và tàn lụi. Giảng dạy của Ngài có thể tóm tắt như sau: tránh điều ác, làm điều thiện và giữ tâm ý thanh tịnh.

Xem Tiếp


Làm thế nào để có kết quả tốt đẹp khi làm công đức - Acharn Plien Panyapatipo

Minh Hạnh chuyển ngữ

1. Tác ý trước khi làm.

Điều này có nghĩa là trước khi làm phước đức, chúng ta cần phải có ý muốn và khái niệm và cảm thấy hài lòng với phước đức chúng ta sẽ làm.

Trước tiên, chúng ta phải chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc bố thí. Việc bố thí nên được làm thành hoặc mua về một cách đạo đức trong sạch và với tiền trong sạch. Điều này có nghĩa rằng những tài vật để bố thí phải trong sạch về mặt đạo đức.

Khi chúng ta chuẩn bị làm hoặc đi để mua những thứ cần thiết cho việc bố thí, chúng tôi phải có sự hài lòng và hạnh phúc với những gì chúng ta đang làm, không có vấn đề bao nhiêu chúng ta dành cho việc này. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta đang làm điều đúng. Điều này có nghĩa là sự mong muốn và sự tác ý định như vậy là tốt và tinh khiết.

 

Mời Xem tiếp


Làm lễ trai tăng cúng dường để hồi hướng cho thân nhân  - TT Giác Đẳng

Thật ra thì đối với người Phật tử chúng ta nên có một chút phân biệt về sự cúng tế của nhân gian và cách tạo phước để hồi hướng của người Phật tử. Sự tạo phước của người Phật tử không thuần là lễ nghi. Lễ nghi chỉ làm đẹp trang nghiêm, làm cho tâm chúng ta hoan hỉ thêm. Nhưng điều chính là chúng ta tạo những phước lành. Để tạo phước lành thì Đức Phật Ngài đưa ra những pháp khi chúng ta thực hành thì tạo ra những phước báu và do phước đó chúng ta có thể hồi hướng cho thân nhân đã quá vãng. Ví dụ như trong 10 pháp phước báu là bố thí, trì giới, thiền định, cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước, hồi hướng phước v.v...

Xem Tiếp


Hồi mình không biết đời trước mình là ai và mình không biết đời sau mình sẽ làm gì tại sao đời này mình phải cố gắng làm cho thật nhiều phước thiện để đời sau cho người khác hưởng – TT Giác Đẳng

nói về thiên nhiên, nói về thực tướng của các pháp thì chúng ta có hai cách nhìn: một cách nhìn là thực tướng như thế nào thì chúng ta nhận nó là như vậy và khi chúng ta nhận như vậy thì chúng ta không thấy ở đó "có người" "có ta" quan niệm về "nhân ngã" không còn nữa, dĩ nhiên chúng ta có một cảm giác hoàn toàn khác.

Chúng tôi lấy ví dụ là một lúc nào đó qúi Phật tử xem một cuốn phim nói về cơ thể của con người, khi chúng ta nhìn vào từng tế bào, nhìn vào từng bộ phận trong lục phủ ngũ tạng, từ sự sinh hoạt của bộ tiêu hóa, bộ bài tiết, bộ hô hấp của chúng ta chẳng hạn. Qúi vị xem cuốn phim đó xong thì sẽ thấy rõ ràng rằng mỗi một cơ phận trong cơ thể của chúng ta nó có tự tánh riêng của nó, và hình như là chúng ta có rất ít khả năng can thiệp vào những tự tánh đó, ví dụ như: tim, khối óc, máu, những đường gân. Hình như nó hoạt động mà trong đó có rất ít sự can thiệp của chúng ta. Và càng nhìn sự vật của đời sống qua cái nhìn như vậy, cái nhìn mà chúng ta được biết là cái nhìn của những nhà khoa học. Và một điều thú vị nói ở tại đây là cái nhìn của một hành giả khi quán về năm uẩn, về mười hai xứ, về mười tám giới chẳng hạn, thì chúng ta hoàn toàn làm tan biến đi sự có mặt của cái gọi là "cái tôi" cái gọi là "cái ta", bởi vì nói về năm uẩn như sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói về mười hai xứ, mười tám giới cũng tương tựa vậy, mỗi thứ nó có tự tánh riêng,

Xem Tiếp


Hồi hướng Chư Thiên – ĐĐ Pháp Tín

Khi chúng ta hồi hướng đến tất cả các vị Chư Thiên thì trong đó bao gồm rất nhiều Chư Thiên, có Chư Thiên thiện, Chư Thiên tà kiến hoặc Chư Thiên chánh kiến hoặc Chư Thiên ác v.v... Nhưng đối với sự hồi hướng phước của chúng ta thì khi mình hồi huớng như vậy dù Chư Thiên tà kiến hay Chư Thiên ác thì họ được hưởng phước báu, hoặc họ có thấy mình làm các việc thiện hoặc thấy mình có sự quan tâm đến họ nên họ cũng rất hoan hỉ với mình.

Cũng như chúng ta thấy rằng trong tứ nhiếp pháp khi mình thực hiện một trong tứ nhiếp pháp là sự bố thí. Nếu mình thực hiện những pháp bố thí đó thì đối với những người mang tâm bất thiện có nghĩa là những người tâm tánh cao ngạo hoặc là họ có bất thiện tâm, nhưng khi họ thấy mình cho cái gì đến họ, thì họ cũng rất vui mừng. Còn đối với các bậc trí khi họ thấy mình hành pháp bố thí thì rất tán dương.

Xem Tiếp


Sân hận  là đốt hết công đức - TT Giác Đẳng

Câu hỏi này đặc biệt và thú vị đối với đề tài ngày hôm nay, bởi vì có hai điểm chúng ta phải nói tới, đó là quan niệm thường thức và quan niệm về Phật pháp.

Quan niệm về thường thức thì quả thật có rất nhiều trường hợp sân hận đốt hết công đức.

Lấy ví dụ có thể nói đó là một việc rất có y' nghĩa, mà bản thân của mình làm với sự phát tâm và hết sức đáng tán thán, nhưng bởi vì bản tính không tự chủ và dễ dàng sanh ra tâm phẫn nộ đối với những điều trái ý nghịch lòng. Ví dụ như mặt dầu đó là công việc đầy ý nghĩa, mang lại lợi lạc cho nhiều người, nhưng vì chúng ta bất mãn một lời nói hay một việc làm của người đồng sự với mình chẳng hạn, rồi bừng cơn giận lên, rồi có thể chúng ta làm hỏng đi việc lớn, có thể chúng ta bỏ đi công việc chúng ta đang làm, hay đồng thời chúng ta có thể làm cho bao nhiêu nỗ lực xây dựng từ trước tới giờ của mình nó hoá ra vô ích, bởi vì đã không thực hiện đến nơi đến chốn được.

Thật ra ở trong những trường hợp như vậy những câu nói, sân hận đốt hết công đức rất đúng, tuy nhiên ở trong một phương diện khác thi` chúng ta thấy rằng nghiệp nào thì cho ra nghiệp đó, trên phương diện nghiệp báo và nhất là nói về A Tỳ Đàm.

 

Xem Tiếp


Dâng hoa cúng lễ có phước đức không?- TT Giác Đẳng

Về việc dâng hoa, truớc nhất nói về phương diện nghiệp báo. Cái gì mà chúng ta cúng duờng bằng tâm trong sạch thì điều đó đều tạo ra phuớc báu. Và hương đăng hoa quả những thứ đuợc xem là tinh khiết cao qúi của đời sống.

Theo tạng A Tỳ Đam thì một sự bố thí đuợc hiểu bằng nhiều cách; thí dụ như bố thí cảnh sắc, bố thí cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp. Bố thí cảnh sắc là trong truờng hợp chúng ta làm cái gì đó mà đem lại hình ảnh đẹp, dễ xem, dễ nhìn, làm cho nguời khác đuợc hoan hỉ đó là bố thí cảnh sắc. Như truờng hợp qúi Phật tử cúng duờng một tuợng Phật để thờ trong chánh điện mà tuợng Phật đó đẹp nguời ta nhìn vào phát tâm thì gọi là bố thí cảnh sắc. Hoặc giả là mình nói một lời nào đó mà lời nói đó khả dĩ mang lại sự an ủi xoa dịu nguời khác thì đó là bố thí cảnh thinh.

Thì khi nói đến bố thí cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc v.v... đó là cách nói của A Tỳ Đam, mà cách nói đó cũng nói một phần là nếu chúng ta cúng duờng hoa cũng là cách bố thí cảnh sắc thì không thể nói là không có phuớc đuợc.

Xem Tiếp


Bố thí như thế nào gọi là đúng chánh pháp?- TT Chánh Minh

Với tinh thần bố thí như thế nào là đúng chánh pháp: tức là sự bố thí với mục đích mình diệt trừ sự tham luyến, với một người hành chi pháp bố thí nhưng không mong cầu một kết quả ở trong tương lai, đó là một việc làm đúng đắn. Vì sao vậy? Là bởi vì chúng ta biết rằng khi bố thí là một pháp thiện, và khi là pháp thiện thì nó phải cho quả lành và người này mong cầu quả an lành nữa thì việc làm này không có hợp lý, bởi vì không mong cầu thì cái kia cũng tới, mà mình mong cầu thì mình tạo điều kiện cho sự dính mắc tới quả an lạc, không mong cầu thì khi quả an lạc tới người này vẫn thản nhiên biết rõ quả lành.

Có một số người Phật tử chúng ta sau khi bố thí thì ước nguyện thế này thế kia. Những ước nguyện đó thành tựu được hay không? Mình mong cầu được như thế này được như thế kia thì ý nghĩa thế nào?

Chúng ta biết rằng Đức Phật Ngài dạy rằng phước báu có thể làm thành mọi ước nguyện, tức là làm thành tựu được nhân sản là tài sản của nhân loại. Tài sản của nhân loại là danh từ để chỉ chung cho những gì thuộc về hạnh phúc hay an lạc của kiếp người.

Xem Tiếp


Chép dịch kinh sách đưa lên các trang web và pháp niệm Phật thì phước báu khác nhau như thế nào?- TT Chánh Minh

Câu hỏi này có hai lãnh vc: Th nhất niệm Phật là phước của tu thiền, th hai phổ biến kinh sách hay chép kinh sách là phước của trí. Nói cách khác, nếu như niệm Phật thì lấy chủ yếu là định, còn chép kinh sách hay giảng pháp lấy chủ yếu là trí, cho nên hai mt đó hổ tr lẫn nhau.

Nhưng nếu chép kinh sách đưa lên nhng trang web thì điều này là một hình thc gián tiếp giảng pháp, bi vì mình không có khả năng nói, không có khả năng diễn đạt thì mình dịch kinh, dịch nhng tác phẩm thuộc về kinh điển để phổ biến đó là một lối hong pháp, mà hong pháp này là hong pháp không có ngôn ng, tc là vô ngôn, bng nhng ch viết. Nói cách khác đó là thuyết pháp gián tiếp, thì quả phước là phát sinh trí.

Còn niệm Phật chủ yếu là thiền định, tc là phước cá nhân, làm li ích cho chính bản thân mình, còn mình phổ biến kinh điển thì mang li ích cho nhiều người. Quả sau này nếu chỉ niệm Phật không thì vẫn tốt nhưng chúng ta sẽ ít có hội chúng. Nói cách khác đôi khi đường đời chúng ta phải một mình chúng ta đi, bi vì việc làm của mình chỉ li ích cho cá nhân mình cho nên không có người tùy tùng. Trong khi mình chép nhng kinh Phật để phổ biến thì sau này mình có nhng tùy tùng. Dĩ nhiên hai phước đó mỗi cái có thù thng riêng có nhược điểm riêng, thì không thể nói phước nào hơn phước nào.

Xem Tiếp


 

 

 

Ban Biên Tập dieuphap.com Hoan hỉ đón nhận những ý kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi liên lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

 

 

 

>> Top       | E-Từ Điển | Việt Unicode | Chuyện Thiền| Phật Ngôn | Chùa Nguyên Thủy |  |

               

dieuphap.com 

 Email: minhhanh49@hotmail.com  - Website: www.dieuphap.com

Copyright ©2002 dieuphap.com,  All rights reserved 

HTML Counter