|
Câu Hỏi 135: Con có một người bạn và người đó đã cho con một sự thắc mắc con chưa giải đáp được. Người bạn của con thì họ tin Phật giáo là một triết học để cho người ta sống trong cuộc đời làm sao cho được an vui chứ không tin vào quá khứ và không tin vào đời sau và người đó đã nói với con rằng "mình không biết đời trước mình là ai và mình không biết đời sau mình sẽ làm gì tại sao đời này mình phải cố gắng làm cho thật nhiều phước thiện để đời sau cho người khác hưởng." Người bạn của con đã gieo cho con một sự phân tâm với sự suy nghĩ mà con không kiếm ra được một giải đáp. Con kính xin Thầy giảng để con được thấu hiểu vấn đề này.
.
(Câu hỏi ngày 23 tháng 5 năm 2003 buổi giảng kinh Pháp Cú kệ 70, rơom Diệu Pháp )
TT Giác Đẳng: Thưa qúi vị, nói về thiên nhiên, nói về thực tướng của các pháp thì chúng ta có hai cách nhìn: một cách nhìn là thực tướng như thế nào thì chúng ta nhận nó là như vậy và khi chúng ta nhận như vậy thì chúng ta không thấy ở đó "có người" "có ta" quan niệm về "nhân ngã" không còn nữa, dĩ nhiên chúng ta có một cảm giác hoàn toàn khác.
Chúng tôi lấy ví dụ là một lúc nào đó qúi Phật tử xem một cuốn phim nói về cơ thể của con người, khi chúng ta nhìn vào từng tế bào, nhìn vào từng bộ phận trong lục phủ ngũ tạng, từ sự sinh hoạt của bộ tiêu hóa, bộ bài tiết, bộ hô hấp của chúng ta chẳng hạn. Qúi vị xem cuốn phim đó xong thì sẽ thấy rõ ràng rằng mỗi một cơ phận trong cơ thể của chúng ta nó có tự tánh riêng của nó, và hình như là chúng ta có rất ít khả năng can thiệp vào những tự tánh đó, ví dụ như: tim, khối óc, máu, những đường gân. Hình như nó hoạt động mà trong đó có rất ít sự can thiệp của chúng ta. Và càng nhìn sự vật của đời sống qua cái nhìn như vậy, cái nhìn mà chúng ta được biết là cái nhìn của những nhà khoa học. Và một điều thú vị nói ở tại đây là cái nhìn của một hành giả khi quán về năm uẩn, về mười hai xứ, về mười tám giới chẳng hạn, thì chúng ta hoàn toàn làm tan biến đi sự có mặt của cái gọi là "cái tôi" cái gọi là "cái ta", bởi vì nói về năm uẩn như sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói về mười hai xứ, mười tám giới cũng tương tựa vậy, mỗi thứ nó có tự tánh riêng, cái tự tánh đó được Đức Phật giải thích rất là ngắn gọn:
"Này các tỳ kheo sắc uẩn là vô ngã không phải là của ta, nếu sắc uẩn là của ta thì sắc uẩn đó ta có thể bảo nó như thế này hoặc đừng như thế kia."
Nhưng thưa qúi vị những thứ đó không đi theo cái mà chúng ta muốn, mà nó có tự tánh, có bản chất riêng của nó, và chính vì điều này nên khi Đạo Phật nhận định về kiếp nhân sinh thỉnh thoảng người ta lại có nhiều mâu thuẫn trái chống với nhau. Đây là một điểm mà ở trong Thiền Tông ông Teitaro Suzuki khi viết bài Thiền Luận, ông có đưa ra một nhận xét rất độc đáo, ông cho rằng quan niệm về "không tánh" là một quan niệm rất vượt thoát của Đạo Phật Nhật Bản, quan niệm này làm cho Phật giáo Nhật Bản đã đạt đến những trình độ không bị ngăn ngại bởi biên giới của những quy định những phạm trù, nhưng bên cạnh đó thì ông cũng ghi nhận một điều rằng chính giáo lý về "không tánh" đã làm hỏng đi đã phá hủy đi điều mà ông gọi là cơ sở về giới luật của các vị tu sĩ . Và thưa qúi vị một người giữ giới người đó phải có thái độ trách nhiệm về bản thân của mình về hành vi của mình, và thái độ trách nhiệm đó là xem mọi thứ đều là những thứ mà chúng ta phải tự định đặt cương vị của mình ở trong hoàn cảnh đó, mình là ai, mình phải làm gì và cái gì thích hợp nên làm, cái gì không thích hợp để làm. Nhưng khi chúng ta sống với giáo lý "không tánh" tất cả pháp đều là huyễn, tất cả pháp đều là không, thì tinh thần trách nhiệm đó hầu như biến mất, người ta không biết dựa vào đâu để mà lấy một cái tâm hết sức là nghiêm túc cho đời sau của mình. Và hai điều đó hầu như rất khó để tương ưng với nhau. Thì thưa qúi vị nó tương tựa như ở trong kinh điển chúng ta nói về những tâm đại bi và đại trí. Tâm đại bi là một trong tứ vô lượng tâm, nói đến đại bi thì chúng ta thấy chúng sanh có anh A anh B, tâm đại bi lấy chúng sanh làm đối tượng. Nhưng tâm đại trí ở trong đó chúng ta nói đến tuệ giác giác ngộ, thì tâm đó không lấy chúng sanh làm đối tượng, mà chỉ lấy thực tướng của các pháp làm đối tượng, và ở đó hoàn toàn vắng mặt khái niệm về chúng sanh, về nhân, về ngã v.v... và hai điểm này khi có mặt ở tâm tư của vị giác ngộ hoàn toàn như Đức Phật và các vị Thánh Vô Lậu Giải Thoát thì có thể nói là một điều bất khả tư nghì đối với phàm nhân của chúng ta,
Bây giờ trở lại câu hỏi ở đây chúng ta bị dằn co bởi hai khái niệm: Một khái niệm là thường tại của một con người sống ở trong quá khứ thế nào hiện tại như vậy, hiện tại thế nào tương lại như vậy, chúng ta là một sự hiện hữu liên tục, chữ liên tục ở đây có nghĩa là nó tồn tại thường hằng nhưng mà nó sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, và trong sự hiện hữu liên tục đó chúng ta có hai ý niệm một là chúng ta nhìn cuộc sống hoàn toàn không liên hệ gì với nhau, hai là chúng ta nhìn cuộc sống nó thường tại hoàn toàn.
Có một lần Ðức Phật gặp
đạo sĩ Kassapa, vị đạo sĩ hỏi Đức Phật:.
"Thưa Tôn Giả, có phải cái khổ mà mình chịu là do chính mình làm không?
Thì Ðức Phật Ngài nói "không phải"
"Cái khổ mà mình đang gặt hái là do người khác làm phải không?"
Ngài trả lời "không phải."
" Cái khổ mình đang gặp phải là do mình và người khác làm phải không?"
Ngài cũng trả lời là "không phải."
"Thì như vậy cái khổ mà mình đang chịu không phải do mình và không phải do người khác, phải không?"
Ngài cũng nói là "không phải."
Trong cái lập luận mà chúng ta thường nghe "tứ cú bất phi" của nền học thuật Ấn Độ "hoặc là có hoặc là không", hoặc là "vừa không vừa có" hoặc là "không có cũng không không", chúng ta quan niệm rằng hầu như bốn mệnh đề đó bao trùm tất cả, nhưng mà đối với Đức Phật nó không đơn giản như vậy và bốn điều đó nó không nhằm vào đâu khi chúng ta trả lời câu hỏi này.
Có một người hỏi Đức Phật một câu hỏi tương tựa như vậy Ngài đã phủ nhận cả bốn lập luận "vừa có vừa không" hoặc là "không không và không có" thay vào đó Ngài nói về lý duyên khởi là do cái này có thì cái kia có, do cái này diệt thì cái kia cũng diệt và Ngài nói về vô minh, hành, thức, danh, sắc, lục nhập v.v... Đây là cái nhìn rất khác biệt giữa Đạo Phật và các tôn giáo khác và cái nhìn liên quan đến kiếp người.
Khi chúng tôi nói những điều này có thể là qúi vị rất là rối trí tại sao một câu hỏi đơn giản như vậy mà phải nói dài dòng chỉ làm bối rối thêm chứ không có làm cho câu trả lời sáng sủa thêm.
Thì chúng tôi thưa một điều là ở đây chúng ta có hai cách nhìn và trên mỗi cách nhìn thì chúng ta hoàn toàn phải đặt nằm ở mỗi phạm trù khác nhau, thí dụ như hồi nãy chúng tôi nói về một người phát triển tâm đại bi nhìn chúng sanh ở trong thế gian này để có thể cảm nhận mà không chỉ cảm nhận một cách bình thường mà cảm nhận sâu sắc, không chỉ cảm mhận một cách sâu sắc mà còn khởi lòng thương xót chúng sanh, thì ở đó nhìn chúng sanh là chúng sanh. Khi mà chúng ta nói đến không, nói đến giải thoát, nói đến vô ngã, nói đến không tướng thì chúng ta phải không nhìn thấy điều đó nữa, hoàn toàn không nhìn thấy điều đó.
Hồi nãy TT Trí Siêu có đề cập đến tiến trình luân hồi của một chúng sanh đó là Jampuka, Jampuka trong quá khứ từng tạo nhiều ác nghiệp và đời này họ nhận các ác nghiệp đó, khi chúng ta bàn về nghiệp về nhân quả về đời trước đời sau, chúng ta dùng ngôn ngữ rất là thường thức, mặc dù nghiệp báo là khái niệm chân đế nhưng mà cái nhìn thường thức đó là Jampuka đã từng tạo nghiệp đó, Jampuka đã từng thọ lãnh cái quả đó, thì Jampuka chỉ là Jampuka thôi. Chúng tôi nghe nhiều sự tranh luận của một số người nói rằng chúng ta không nói là ngày Phật Đản tại vì Đức Phật không có sanh tử thì ngày sanh của Đức Phật thì chỉ nên gọi là Bồ Tát Đản Sinh, rồi Bồ Tát thành Phật đạo, rồi Phật mới Niết-bàn, thì trong văn học bình thường của chúng ta không có nói như vậy mà ở trong văn học bình thường chúng ta nói rằng Thánh Gandhi ra đời vào ngày mấy ở tại đâu đó mặc dù lúc đó chưa có cái tên Gandhi và lúc ra đời chưa gọi là Matha Gandhi, và khi chào đời cũng chưa ai gọi là vị Thánh Cam Địa bao giờ. Trong ngôn ngữ của loài người trong giờ phút lọt lòng đó tuy chưa có tên gọi, tuy chưa có một chỗ đứng nào trong cuộc đời, nhưng khi nhắc lại giòng lịch sử thì chúng ta không có cách nào khác mà chúng ta phải đặt bút viết Thánh Cam Địa đã ra đời một ngày nào đó ở một nơi nào đó. Đó là cách nói thường thức của chúng ta. Vì vậy Ngài Buddhaghosa là một trong những vị danh tăng của Phật giáo hiện đại Ngài giải thích về điểm này Ngài dùng hai chữ gọi là thường ngữ và pháp ngữ. Thưa qúi vị điều đó nó tương tựa như là cách nhìn của chúng ta vào thế giới hôm nay, toán học cho chúng ta biết cái chính xác của sự vật, nhưng mà mỹ học cho chúng ta biết được cái đẹp và cái đẹp đó đôi khi nó không có nằm ở trong bất cứ một liên hệ gì với toán học hết và chúng ta lại học cả hai thứ đó tại nhà trường, hai cái khái niệm đó hoàn toàn khác nhau, một con người mà được diễn tả trong hiến pháp trong một lớp học về chính trị học nó khác với một con người mà được trình bày ở trong sinh vật học, hai điểm đó hoàn toàn khác, nhưng không có nghĩa là vấn đề ở đây đúng hay là sai, vấn đề ở đây cho chúng ta thấy rằng trong một vị trí nào đó, ở trong một trường hợp nào đó hai khái niệm đó là hai khái niệm riêng biệt.
Ở đây chúng tôi trả lời câu hỏi của cô Minh Hạnh thì thật sự đó là một điều rất là dễ để thắc mắc:
Nếu chúng ta đời trước là một chúng sanh với danh với sắc với thân với tâm với tinh thần với thể chất, nói nôm na thường thức như vậy, tinh thần với thể xác hoàn toàn khác với đời này, đời này hoàn toàn khác với đời sau thì chúng ta nên gọi đời trước với đời này là một người, hay là chúng ta gọi là hai người hay là cũng không phải là một và cũng không phải là hai hoặc giả là vừa là một vừa là hai, thì thưa qúi vị Đạo Phật dậy rằng đó là một tiến trình sanh rồi diệt diệt rồi sanh.
Trên cái nhìn của đệ nhất nghĩa đế thì chúng ta biết rằng trong cái giòng tiến trình đó những gì đã xảy ra, những gì được tạo tác trong một thời điểm nào đó của quá khứ vẫn có ảnh hưởng lớn tới giờ và mai sau thì điều đó có.
Cũng như những gì xảy ra ở thời điểm này nó cũng sẽ để lại một dấu ấn, nó cũng để lại một dư âm, một dư hưởng, một dư vị nào đó của tương lai.
Chúng ta nói cách nào cũng được, nhưng mà nó không thể xoá đi hoàn toàn và bởi vì nó là một dòng tiến trình do đó nó có liên hệ với nhau rất là mật thiết. Cà chúng ta muốn taked personal or impersonal là quyết định của chúng ta. Chúng ta có nhìn ở đó có "tôi" có "ta" hay không thì đó là chuyện của chúng ta.
Nhưng trong một cái nhìn tuyệt đối thì
Ðức Phật Ngài cũng phải trả lời cho
vị đạo sĩ Kassapa hỏi Ngài "Vậy chứ ở trong cái khổ của mình làm là do mình làm phải không?"
Thì Ngài trả lời là "không phải"
"Cái khổ của mình là do người khác tạo phải không?"
Thì Ngài cũng trả lời là "không phải"
Bởi vì nói là "một cũng không đúng mà hai cũng không nhằm"
Nói "ta làm ta hưởng cũng không đúng, nói người khác làm cho ta hưởng cũng không đúng." vì nó chỉ là một tiến trình thôi.
Tuy nhiên chúng tôi có đi quá xa về điểm này bởi vì đây là khái niệm hết sức là tế nhị ở trong Đạo Phật, và nó cũng là một điều giải thích lý do tại sao người ta thường chấp thường và chấp đoạn.
Chấp đoạn nghĩa là không có đời trước không có đời sau.
Còn chấp thường là đời trước và đời sau là một sự hiện hữu liên viễn một sự hiện hữu hằng cửu không có thay đổi.
Cả hai quan niệm đó đều rơi vào kiến chấp lầm lẫn hết ./.
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 135
|