|
Câu Hỏi
209: Xin Giảng Sư từ bi giảng cho
con: làm việc thiện như chép dịch kinh
sách đưa lên các trang web và niệm Phật
thì phước báu khác nhau như thế nào? Việc
chép kinh sách đôi khi con bị phiền não nên
con muốn ngừng chép dịch kinh sách mà chuyên về
pháp môn niệm Phật, vậy sự phước
báu thù thắng như thề nào?
. (giảng trong rơom Phật Pháp Chuyên Đề ngày 17
tháng 5 năm 2010)
Bấm vào để nghe thuyết pháp
TT. Chánh
Minh trả lời : Câu hỏi này có
hai lãnh vực: Thứ
nhất niệm Phật là phước
của tu thiền, thứ
hai phổ biến kinh sách hay chép kinh sách là phước
của trí. Nói cách khác, nếu như
niệm Phật thì lấy chủ yếu là định,
còn chép kinh sách hay giảng pháp lấy chủ yếu
là trí, cho nên hai mặt
đó hổ trợ
lẫn nhau.
Nhưng nếu chép
kinh sách đưa lên những
trang web thì điều này
là một hình thức
gián tiếp giảng pháp, bởi
vì mình không có khả năng
nói, không có khả năng
diễn đạt thì
mình dịch kinh, dịch những
tác phẩm thuộc về kinh điển
để phổ biến
đó là một lối
hoằng pháp, mà hoằng
pháp này là hoằng pháp
không có ngôn ngữ, tức
là vô ngôn, bằng những
chữ viết. Nói cách
khác đó là thuyết
pháp gián tiếp, thì quả phước
là phát sinh trí.
Còn niệm Phật chủ yếu là thiền định,
tức là phước
cá nhân, làm lợi ích
cho chính bản thân mình, còn mình phổ biến
kinh điển thì mang lợi
ích cho nhiều người.
Quả sau này nếu chỉ niệm Phật không
thì vẫn tốt nhưng
chúng ta sẽ ít có hội chúng. Nói cách khác đôi
khi đường đời
chúng ta phải một mình chúng ta đi,
bởi vì việc làm của
mình chỉ lợi ích
cho cá nhân mình cho nên không có người
tùy tùng. Trong khi mình chép những
kinh Phật để phổ
biến thì sau này mình có những
tùy tùng. Dĩ nhiên hai phước
đó mỗi cái có thù
thắng riêng có nhược
điểm riêng, thì
không thể nói phước
nào hơn phước
nào.
Nhưng tiện đây
thì chúng tôi sẽ nói ở
một góc độ thì
chính sự niệm Phật
thì có phước của
thiền định. Phước
thiền định thì
dẫn tới việc
chứng đắc
những thượng
nhân pháp như là thiên
nhãn, thiên nhĩ, thần túc hay tha tâm thông.
Một lần nọ có một du sĩ tên là
Sangarava đến hỏi
Đức Thế Tôn về
những tế đàn
và sự xuất gia, sau
khi Đức Thế Tôn
Ngài trả lời xong
thì Đức Ananda mới
hỏi rằng:
"Này du sĩ vậy chớ
sự xuất gia đem
đến lợi
ích cho nhiều người
như vậy và tế đàn
đem đến
sự lợi
ích không có kết quả tốt đẹp
nhiều, cái nào tốt hơn."
Thì ông du sĩ này né tránh, Đức
Thế Tôn Ngài thấy Sangarava đã
né tránh một câu hỏi đúng
pháp của Đức
Ananda cho nên Ngài rất thiện xảo, Ngài mới
hỏi rằng:
Này Sangarava, hôm nay ở
hoàng cung đang thảo
luận về vấn đề
gì?"
" Bạch Đức
Thế Tôn, sáng nay trong hoàng cung thảo luận về
ba pháp thượng nhân
là tha tâm thông, thiên nhĩ thông và thần túc
thông."
Đứ c Thế Tôn Ngài mới
dạy rằng:
Trong giáo pháp Như
Lai cũng có ba pháp thần thông, đó
là tha tâm thông, thần túc thông và giáo pháp thông.
Này Sangarava, tha tâm thông thì chỉ có lợi
ích cho cá nhân, nếu tâm mình biết tâm người
khác cũng chỉ có lợi
ích cá nhân của người
đó. Thần túc thông
bay trên hư không rời
mặt trăng
mặt trời
hóa ra nhiều hình dáng thì người
này cũng chỉ lợi
ích cho một mình. Nhưng
giáo hóa thông tức là
giảng pháp để
cho chúng sanh biết lánh xa điều
ác mà thực hành việc
thiện, từ bỏ
những ác nghiệp thực
hiện những thiện
nghiệp, làm tăng trưởng
những pháp thiện để
thành tựu được
những cứu
cánh đắc Niết-bàn,
thì trong ba loại thần thông này, Sangarava ngươi
nhận thấy thần thông nào có lợi
nhiều hơn."
Sangarava mới nói:
"Bạch Thế Tôn, loại giáo pháp thần
thông có lợi nhiều
hơn." (trong Tăng
Chi Kinh, pháp ba chi.)
Cho nên việc dịch kinh sách, hay chép kinh sách đưa
lên trang web đó là
hình thức giáo pháp thần
thông của Đức
Phật, mang lại lợi
ích cho nhiều người.
Dĩ nhiên chúng ta không vì lợi
ích cho đại chúng
mà chúng ta quên bản thân mình, chúng ta chép kinh điển
nhưng chúng ta phải
hành thiền qua pháp niệm Phật, tức
là hành song song, thời
gian nào rảnh rỗi chúng ta dịch những
bài kinh dịch những
tác phẩm về Phật ngôn đưa
lên trang web để phổ
biến cho hàng Phật tử.
Qúi vị đưa lên
một trang web chỉ cần hai hoặc
ba hoặc bốn người
đọc là qúi vị
đã thành công, không cần
nhiều, chỉ nhiêu đó
thôi là đủ thành
công rồi.
Đứ c Phật Ngài dạy là có ba loại
ruộng, Đức Phật
Ngài trả lời cho
thôn trưởng Asipaka,
thôn trưởng hỏi:
"Bạch Đức
Thế Tôn tại sao có một số Đức
Thế Tôn thuyết pháp cặn
kẽ hoàn toàn, một số thì Đức
Thế Tôn Ngài thuyết pháp không hoàn toàn."
Đức Thế Tôn
Ngài dạy rằng:
"Có ba loại ruộng; một loại ruộng
màu mỡ, một loại
ruộng trung bình và một loại ruộng thô xấu.
Với người
nông dân thiện xảo trước
tiên họ phải gieo hạt giống vào trong loại
ruộng tốt, sau đó
họ gieo hạt giống vào loại ruộng
trung bình và sau cùng thì họ sẽ gieo vào trong ruộng
xấu, họ nghĩ rằng
chỉ nhiêu đây thôi
thì cũng đủ để
có những thức
ăn cho gia xúc." Đức
Phật Ngài nói rằng:
"tỳ khưu tỳ
khưu ni ví như
hạng ruộng tốt thứ
nhất, hạng ruộng tốt trung bình ví như
hàng cư sĩ nam nữ,
còn loại hạng thô xấu giống như
hàng ngoại giáo nhưng
mà nghe được những
lời giảng pháp dù
ít nhưng cũng mang tới
lợi ích cho người
đó."
Đức Phật Ngài
đưa ra ba thí dụ
nữa: Thí dụ như
cái bình tốt không nứt
nước không thấm
rịn, một bình không nứt
nước thấm rịn,
bình thứ ba bình nứt
nước thấm rịn.
Người muốn chứa
nước thì mua bình
không nứt nước
không thấm rịn, sau khi chứa
đầy bình xong họ
mới chứa
qua bình thứ hai là
bình không nứt nhưng
có thấm rịn, và cuối cùng mới
chứa vào bình thứ
ba nứt mà nước
thấm rịn. Người
ta nghĩ rằng chỉ
bấy nhiêu nước
cũng đủ để
rửa tay chân. Thì bình
không nứt không bị
thấm rịn ví như
tỳ khưu tỳ khưu
ni, bình không nứt nước
thấm rịn ví như
hàng cư sĩ, bình bị
nứt nước
thấm rịn ví như
những môn đệ
của dị giáo, nhưng
dù cho nghe một lời
Phật ngôn tốt đẹp
mà hiểu biết được
thì cũng mang lợi
ích rồi.
Như thế nào cũng
vậy, khi chúng ta chép những
kinh sách những vị
tỳ khưu có thể
đọc là tốt, những
vị samôn đọc là
tốt, nếu những
cư sĩ đọc
cũng tốt, thậm chí những
người dị giáo
muốn tìm hiểu Phật giáo biết đâu
họ đọc được
thấy đó là điều
tốt và họ sẽ chuyển hướng
thì cũng là điều
tốt. Còn mình niệm Phật nhiều khi người
ta không biết, không ai biết, chỉ bản
thân mình biết mà thôi, cho nên hai việc này
chúng ta nên song song làm. Nếu bị phiền não rồi
ngưng không chép nữa
thì tự mình làm gián đoạn
việc lành của mình, người
ta ganh tị làm được
gì nhau, người ta đố
kị kệ họ, chuyện mình mình cứ
đi, mình biết đó
là việc thiện việc tốt thì mình cứ
thực hiện ai đố
kị thây kệ họ, họ đố
kị thì càng mang nghiệp nhiều, mình không phổ
biến những gì sai
trái, mình phổ biến những
gì đúng pháp. Ráng cố
gắng dịch, không người
này đọc cũng người
kia đọc. Chúng tôi
bỏ công viết hoặc
soạn những bài
pháp những bài kinh,
chúng tôi chỉ cần năm
người hoặc
mười người
đọc chúng tôi cũng
cảm thấy là mình có phước
rồi, nếu số người
đọc nhiều thì
càng tốt, đôi khi
giảng pháp chỉ cần năm
hoặc mười
người nghe và thực
hành là tốt là mình đã
đóng góp vào trong nền
tảng Phật giáo một cái gì đó
với công sức
của mình. Xin thưa qúi
vị rằng qúi vị
nên nhớ một con gà,
chủ của nó rải nắm
thóc trên mặt đất,
nó cũng lấy chân của nó cào cào vài cái để
rồi mới mổ hạt
thóc, dù nó biết trước
mặt nó có thóc nhưng
nó vẫn lấy chân cào cào để
nó chứng tỏ nó có
công thọ hưởng
những hạt gạo đó
bằng công sức
của nó, nó muốn là như
vậy, thì chúng ta cũng vậy, thí dụ như
những người
samôn thọ dụng của tín thí thì cũng phải
góp công, cũng phải cào cào giống con gà để
chứng tỏ chúng ta
có công, người Phật
tử chúng ta cũng vậy,
cho nên việc đó là
việc tốt ai đố
kị thì kệ họ, việc đó
không cần thiết, việc lành mình cứ
làm, chứ thấy người
ta đố kị nói
này nói kia mình bỏ tức
là tự mình làm thiện
hại phước báu
của mình, đó là điều
không nên.
cho nên chúng tôi khuyên ráng dịch kinh sách hoặc
chép để phổ biến
kinh sách, dĩ nhiên cũng không quên niệm Phật,
đó là lợi
ích của mình chứ đừng
vì lợi ích cho người
khác mà quên lợi ích của
mình thì không được
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh chuyển biên
|