Câu Hỏi 181: Phải chăng chúng ta tin rằng dâng hoa như một hành động cúng lễ là không có phuớc đức gì?
.
(Kinh Pháp Cú kệ ngôn 90 giảng ngày 7 tháng 6 năm 2003 )
TT Giác Đẳng: Về việc dâng hoa, truớc nhất nói về phương diện nghiệp báo. Cái gì mà chúng ta cúng duờng bằng tâm trong sạch thì điều đó đều tạo ra phuớc báu. Và hương đăng hoa quả những thứ đuợc xem là tinh khiết cao qúi của đời sống.
Theo tạng A Tỳ Đam thì một sự bố thí đuợc hiểu bằng nhiều cách; thí dụ như bố thí cảnh sắc, bố thí cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp. Bố thí cảnh sắc là trong truờng hợp chúng ta làm cái gì đó mà đem lại hình ảnh đẹp, dễ xem, dễ nhìn, làm cho nguời khác đuợc hoan hỉ đó là bố thí cảnh sắc. Như truờng hợp qúi Phật tử cúng duờng một tuợng Phật để thờ trong chánh điện mà tuợng Phật đó đẹp nguời ta nhìn vào phát tâm thì gọi là bố thí cảnh sắc. Hoặc giả là mình nói một lời nào đó mà lời nói đó khả dĩ mang lại sự an ủi xoa dịu nguời khác thì đó là bố thí cảnh thinh.
Thì khi nói đến bố thí cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc v.v... đó là cách nói của A Tỳ Đam, mà cách nói đó cũng nói một phần là nếu chúng ta cúng duờng hoa cũng là cách bố thí cảnh sắc thì không thể nói là không có phuớc đuợc.
Theo trong tinh thần của kinh điển thì những nguời nào bố thí hoa, những nguời nào bố thí đèn thì những nguời đó họ đuợc nhiều phuớc báu tùy theo tâm của họ. Nhưng một trong những phuớc báu tự nhiên của những nguời bố thí này là đời sau họ có dung sắc thù thắng tức là họ có ngoại hình có một khuôn mặt rất là khả ái.
Cái đẹp theo trong kinh giải thích thì cái đẹp mà nhiều nhất là ở những nguời có lòng từ, những nguời tu tập lòng từ , những nguời có nhiều tâm từ mẫn đối với chúng sanh, thì nguời đó có một cái đẹp mà chúng ta gọi là đẹp mà có duyên, tức là một nét đẹp nhìn rất dễ mến.
Còn nếu những nguời cúng duờng bông hoa, nghĩa là chỉ bông hoa thôi, thuờng thuờng cái đẹp của họ là cái đẹp rạng rỡ ở bên ngoài. Nhưng nếu họ cúng bông hoa mà không có lòng từ thì có thể cái đẹp đó chỉ là cái đẹp nói theo tiếng Anh là skin-deep là cái đẹp ở bên ngoài, họ không có cái đẹp có chiều sâu duyên dáng như là cái đẹp của một nguời có lòng từ.
Và nguời cúng đèn họ có khuôn mặt đẹp mà đẹp rạng rỡ giống như là ánh sáng của đèn.
Nói chung thì trong một hành động gọi là bố thí; thì tâm thí là một yếu tố, vật thí là một yếu tố và đối tuợng thí là một yếu tố. Cả ba yếu tố này đều phải đuợc nói tới chứ không thể loại bỏ một yếu tố nào hết. Đại ý nói ở tại đây là nếu mà tâm của qúi vị là tâm trong sạch để cúng duờng nhưng vật đó rất tầm thuờng, nếu nó là cục đất thì nó khác với một miếng cơm và một miếng cơm thuờng khác với một miếng cơm thuợng vị. Vật thí nó cũng là một yếu tố. Nhưng đối tuợng thí lại khác đi, đối tuợng thí nếu chúng ta bố thí đến một nguời thuờng khác với bố thí đến một con vật. Và bố thí với một nguời thuờng khác hơn là bố thí với đối với một nguời có giới. Và vì vậy không có một chỗ nào ở trong kinh sách mà phủ nhận hoàn toàn vấn đề này.
Tuy nhiên có một số Phật tử bố thí như cúng bông hoa thì mong mỏi rằng về sau đuợc dung sắc thù thắng tức là đuợc về sắc đẹp. Thì điều này ở một phương diện nào đó nó lại không phải là một sự huớng cầu đuợc gọi là trọn vẹn. Nếu chúng ta chỉ huớng cầu ở trong đời này sống chỉ nhờ đến khuôn mặt đẹp thì điều đó gây cho chúng ta cái phiền nhiều hơn là cái đuợc.
Giả xử như nguời tu tập lòng từ thì trong sự tu tập lòng từ của họ, họ nhận đuợc sự thuong mến của nguời khác, nhưng sự thuong mến đó trong sạch đẹp hơn là một nguời họ thương mến luyến ái mình mà bằng tâm phiền não, dù đó là phiền não ái dục đi nữa.
Thì riêng về việc này đối với nguời Phật tử hiểu đạo có cúng bông hoa thì là cúng bông hoa nhưng chúng ta vẫn tu tập lòng từ.
Và một trong những cái đẹp lớn nhất của đời sống con nguời mà có sức thuyết phục nhất đó là cái đẹp của lòng nhẫn nại. Nếu nguời sống có tâm nhẫn nại thì theo trong kinh màu da của họ rất chói sáng, màu da xem rất là đẹp và đồng thời họ có một nét đẹp có thể gọi là có uy lực, có thể điều binh khiển tuớng và cái đẹp đó lại hết sức thù thắng hơn tất cả những cái đẹp. Ở đây chúng ta nói những cái đẹp khác nhu là đẹp cúng bông hoa hay cúng đen v.v...
Thì chuyện này cũng không phải là một yếu tố duy nhất, tại vìvật thí chỉ là một thôi, còn đối tuợng thí nữa. Một vị Bàlamôn cúng đèn đến Đức Phật mà đối tuợng để cúng là Đức Phật thì tự nhiên khác với một nguời thuờng của chúng ta đem đèn để cho một nguời khác. Đó là câu trả lời cho câu hỏi cúng bông hoa./.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 181
Phap Am Lưu Trữ
|