Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 151: Với tinh thần bố thí như thế nào gọi là đúng chánh pháp và bố thí balamật ý nghĩa như thế nào?

. (Giảng tại rơom Diễn Đàn Phật Giáo Nguyên Thủy )

TT Chánh Minh: Với tinh thần bố thí như thế nào là đúng chánh pháp: tức là sự bố thí với mục đích mình diệt trừ sự tham luyến, với một người hành chi pháp bố thí nhưng không mong cầu một kết quả ở trong tương lai, đó là một việc làm đúng đắn. Vì sao vậy? Là bởi vì chúng ta biết rằng khi bố thí là một pháp thiện, và khi là pháp thiện thì nó phải cho quả lành và người này mong cầu quả an lành nữa thì việc làm này không có hợp lý, bởi vì không mong cầu thì cái kia cũng tới, mà mình mong cầu thì mình tạo điều kiện cho sự dính mắc tới quả an lạc, không mong cầu thì khi quả an lạc tới người này vẫn thản nhiên biết rõ quả lành.

Có một số người Phật tử chúng ta sau khi bố thí thì ước nguyện thế này thế kia. Những ước nguyện đó thành tựu được hay không? Mình mong cầu được như thế này được như thế kia thì ý nghĩa thế nào?

Chúng ta biết rằng Đức Phật Ngài dạy rằng phước báu có thể làm thành mọi ước nguyện, tức là làm thành tựu được nhân sản là tài sản của nhân loại. Tài sản của nhân loại là danh từ để chỉ chung cho những gì thuộc về hạnh phúc hay an lạc của kiếp người.

Và phước có thể làm cho thành tựu những thiên sản tức là có thể thành tựu được những hạnh phúc an lạc ở cõi trời, thiên sản này bao gồm luôn cả những tầng thiền và phước có năng lực làm thành tựu được thánh sản, tức là tài sản bậc thánh.

Tài sản bậc thánh là gì? là tín tài sản, giới tài sản, hổ thẹn với tội lỗi là tài sản bậc thánh, ghê sợ tội lỗi là tài sản bậc thánh, đa văn là tài sản bậc thánh, buông bỏ là tài sản bậc thánh, trí tuệ là tài sản bậc thánh, tức là tín giới tàm qúi văn trí tuệ là tài sản bậc thánh. Và chính tài sản bậc thánh này muốn ám chỉ là thánh qủa.

Bởi vì tài sản thuộc về nhân loại hoặc tài sản về chư thiên nó vẫn còn ở trong vòng sanh tử luân hồi, chỉ có tài sản bậc thánh là mới vượt ra khỏi sanh tử luân hồi.

Cho nên với một người mà có ước nguyện những tài sản của nhân loại hay tài sản của chư thiên thì còn dính mắc. Một cách đúng pháp nhất là mình ước nguyện những tài sản của bậc thánh. Như trong những bộ chú giải Pháp Cú hoặc kinh Bổn Sanh chẳng hạn, những thiện gia nam tử sau khi làm việc bố thí cúng dường đến chư Phật Độc Giác hay những vị thánh Alahán chẳng hạn thì phát nguyện rằng "xin do phước này con làm cho con chứng đắc được an lạc pháp, đắc được pháp an tịnh mà Ngài đã đạt được," chứ không mong cầu về tài sản nhân loại hay tài sản chư thiên. Cũng có một số thì sẽ mong cầu được như vậy, nhưng ở đây nếu nói về rốt ráo về chân lý thì tài sản chư thiên và nhân loại mình không mong cầu nó cũng tới. Cái mình mong cầu đây chính là tài sản bậc thánh. Mà nếu mình ước ao vào những tài sản của cõi trời hay cõi nhân loại, một số người thì sau khi làm phước xong ước này ước kia ước nọ, chẳng khác nào mình đầu tư cho tham ái, mình làm cho tham ái có điều kiện sanh khởi. Cho nên đúng pháp nhất là mình ước nguyện những tài sản mà bậc thánh này có, những tài sản đó sẽ theo mình đến giải thoát sanh tử luân hồi. Chúng tôi có thể dẫn chứng cho qúi vị rất nhiều câu chuyện nhưng tạm thời chúng tôi ngắn gọi lại.

Bố thí balamật là như thế nào? Xin thưa chúng ta có hai loại bố thí:

Bố thí là một phước thiện là khi chúng ta ao ước tài sản chư thiên hay nhân loại thì nó cho quả an lành.
Còn chữ balamật là từ chữ pàrami được dịch là đáo bỉ ngạn, đến bờ kia, tức là ta đang từ bờ mê vượt qua bờ kia tức là đến bến giác. Khi bố thí balamật là mình buông bỏ với sự hướng tâm đến giải thoát, thì phước bố thí này sẽ hướng chúng ta thực hành những pháp để đi đến sự giác ngộ, đi đến bờ kia.

Nhưng một số nghĩ rằng như vậy thì có hưởng những phước của nhân thiên không? xin thưa vẫn hưởng, như là người lập tâm. Chúng tôi không biết là qúi vị ở đâu, như chúng tôi ở Vũng Tàu chẳng hạn chúng tôi muốn đi tới Sàigòn, chúng tôi lập ý đi tới Sàigòn thì chúng tôi phải qua ngã ba gọi là ngã ba Vũng Tàu và chúng tôi sẽ đi tới Sàigòn. Còn nếu như chúng tôi chỉ lập ý hướng tới ngã ba Vũng Tàu thì chúng tôi sẽ không tới được Sàigòn, như thế nào cũng vậy, nếu như mình lập ý hướng tâm đến bờ kia đến bờ Balamật thì những kết quả hữu vi tức là kết quả của nhân thiên do việc làm thiện cuả qúi vị vẫn sanh, chứ không phải là không sanh. Nhưng mà hưởng rồi thì mình không siêu lòng, nhưng nếu chỉ hướng tới nhân thiên đó là pháp thiện sẽ cho quả an lành ở cõi nhân thiên, nhưng mà đi đến bờ kia, thì chưa. Cũng giống như muốn đi tới ngã ba Vũng Tàu thôi chứ không muốn đến Sàigòn thì đến ngã ba Vũng Tàu thôi chứ không thể đi tới Sàigòn được. Nhưng khi hướng đến Sàigòn thì dứt khoát là đi qua ngã ba Vũng Tàu cũng biết những cảnh đó nhưng mà sẽ đi tới Sàigòn. Đó là thí dụ cho chúng ta thấy đó là bố thí balamật tức là bố thí đến bờ kia.

Cho nên khi người Phật tử hành pháp bố thí với tâm buông bỏ tức là diệt trừ tâm tham luyến cái độc căn phải diệt trừ. Hiểu biết pháp này dùng để đối trị với sự tham dính mắc với những gì tài sản nhân thiên. Mà nếu có ước nguyện thì sẽ ước nguyện tài sản bậc thánh và sẽ nhập tâm bước tới sự giác ngộ, đây là sự giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, thì bấy giờ phước này trổ thành phước của sự bố thí balamật./.

Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 151

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ