|
ĐỀ ÁN TRONG THÁNG
Đạo Phật Xưa Và Nay
Tháng Bảy, 2009
2500 Lịch Sử Phật Giáo
"2500 Years Of Buddhism
Ngày lễ Purnima hay ngày trăng tròn của tháng Vaisakha(1) có liên quan với ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật - Đản sinh, đắc đạo và nhập niết bàn. Đây là ngày thiêng liêng nhất của Phật lịch. Theo Phật lịch Nguyên thủy thì đức Phật nhập diệt vào năm 544 trước Công nguyên(2). Mặc dù các tông phái Phật giáo khác nhau có những hệ thống niên đại khác nhau, nhưng tất cả đều đã nhất trí lấy ngày trăng tròn tháng 5 năm 1956 làm dịp kỷ niệm thứ 2.500 ngày Đại bát niết bàn của đức Phật Cồ-đàm. Cuốn sách này trình bày vắn tắt về lịch sử Phật giáo 2.500 năm qua.
|
Xem tiếp: 2500 Lịch Sử Phật Giáo ................
|
Bổn phận của người Phật tử đối với Tam Bảo như thế nào?
TT Giác Đẳng giảng
Thông thường thì trên phương diện đạo chúng ta hay nói đến chữ bổn phận, thật ra khi dùng chữ bổn phận chúng tôi rất miễn cưỡng về điều này. Trong Phật giáo có những từ rất đẹp nếu qúi vị Phật tử để ý, ví dụ như những đạo khác khi nói đến những tín đồ thì họ gọi đó là con chiên, và những vị lãnh đạo thì họ gọi là những người chủ chăn như trường hợp của Thiên Chúa giáo, còn bên Phật giáo thì dùng chữ Phật tử, Phật tử là con của Đức Phật và khi dùng đối tượng tôn kính thì chúng ta dùng chữ Ratana gọi là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Phật Pháp Tăng như là những ngôi báu, là những gì mang lại lợi lạc thù thắng cho đời sống của mình.
.....
|
Xem tiếp: Bổn phận của người Phật tử |
Tại sao chúng ta cần học Phật Pháp?
TT Giác Đẳng giảng
Chúng tôi muốn trả lời câu hỏi này bằng một thí dụ là: Ngày xưa theo lịch sử thì người ta cho rằng con người bắt đầu biết ca, biết hát, biết thích âm nhạc, là bởi vì con người biết nhái tiếng của loài thú vật. Như vào buổi sáng ông bà tổ tiên chúng ta ngày xưa thời kỳ chưa có âm nhạc ra ngoài đồng nghe chim hót thì cảm nhận có cái gì hay đặc biệt, rồi tiếng những con vật nó kêu, nó tru, nó gầm v.v... Những âm thanh đó là những âm thanh để lại trong lòng chúng ta một cảm giác gì đặc biệt.
|
Xem tiếp: Tại sao chúng ta cần học Phật Pháp?
|
Mỗi Buổi Tối Phật Tử Nên Tụng Kinh Gì?
TT Giác Đẳng giảng
Đẳng: Thường thường khi đề cập đến kinh tụng hằng ngày chúng ta gọi là nhật hành thì chúng ta có rất nhiều nghi thức của nhiều truyền thống khác nhau, và mỗi một truyền thống kể cả có khi mỗi chùa cũng có những nghi thức khác biệt. Chúng tôi xin giới thiệu đến qúi vị một căn bản của nghi thức mà như Chư Tăng ở đây thường tụng niệm và nếu vị nào có áp dụng điều này thì chúng ta có thể áp dụng được.
Trong tất cả các khoá lễ thì chúng ta có bốn phần.
Phần đầu tiên là lễ Tam Bảo ví dụ như xưng tán ân đức Tam Bảo, thường thường bắt đầu câu "Nhất tâm đảnh lễ .." dĩ nhiên là với người Phật tử thì trong sự thờ phượng Tam Bảo chúng ta đảnh lễ Tam Bảo trước.
và sau phần đảnh lễ Tam Bảo thì chúng ta có một phần gọi là kinh văn, kinh văn là những bài kinh như là bài kinh Girimànanda mà chúng ta mới tụng đọc hay là kinh Hạnh Phúc, kinh Từ Bi hay là kinh Chuyển Pháp Luân, bất cứ bài kinh gì mà chúng ta cảm thấy rằng mình đọc mà mang lại sự tịnh tâm tịnh trí cho chúng ta thì chúng ta gọi đó là kinh văn.
|
Xem tiếp: Mỗi Buổi Tối Phật Tử Nên Tụng Kinh Gì?
|
Danh xưng các vị tu sĩ Phật Giáo
TT Giác Đẳng giảng
Chúng ta hỏi rằng thời Đức Phật còn tại thế, Đức Phật gọi các vị Tỳ Kheo là gi`, đúng Đức Phật gọi các vị Tỳ Kheo là bhikkhu, chữ bhikkhu này được âm rất nhiều âm, tùy theo ngôn ngữ địa phương, đúng ra chữ âm chính là chữ bí xô, thật ra chữ bí xô là âm từ chữ bhiskhu, và chữ bhiskhu âm là Tỳ Khưu, có chỗ âm là Tỳ Kheo và cũng có chỗ âm là Tỷ Kheo, chúng ta biết chữ phạn âm sang tiếng hán, và tiếng hán âm theo tiếng Việt Nam, ngừơi ta có nhiều cách đọc như là chữ Nam Mô, đúng ra chữ người ta đọc là Nam Vô A Di Đà Phật, hay Nam Mô A Di Đà Phật, nhưng chúng ta đọc theo chữ nhà Phật thi` chúng ta đọc Nam Mô tương tự như vậy, chữ Tỳ Kheo, Tỳ Khưu, Tỷ khưu là những chữ để âm cho chữ bhikkhu
|
Xem tiếp: Danh xưng các vị tu sĩ Phật Giáo
|
Sơ lược về Phật Giáo ở Afgahanistan thời xưa
Thích Minh Thành Ph.D
Afghanistan phiên âm theo Trung Quốc là A-phú-hãn là một trong những vùng cư dân có mặt sớm nhất trên quả địa cầu và được những tác phẩm văn học cổ của Ấn-độ, Hy-lạp và Trung Quốc đề cập và miêu tả. Lãnh thổ của Afghanistan ngày nay có hình dáng một chiếc lá nằm ngay trung tâm của Trung Nam Á, tiếp giáp biên giới với nhiều nước, phía Đông và Nam tiếp giáp biên giới với Pakistan (Ba-cơ-tư-thản), phía Tây giáp với Iran (Y-lãng), phía Bắc giáp với Turmenistan (Thổ-khố-man), Uzbekistan (Ô-tư-biệt-chỉ) và Tajikistan (Tháp-cát-chỉ) thuộc Liên Bang Xô-viết củ. Afghanistan còn có 200 dặm giáp với Jammu và Kasmir và 50 dặm giáp với Trung Hoa. Thủ đô của Afghanistan là thành phố Kabul.
|
Xem tiếp: Sơ lược về Phật Giáo ở Afgahanistan thời xưa
|
Học Phật Pháp Trên Mạng Vi Tính
By Venerable Pannyavaro (Buddhanet.net)
Nguyễn Văn Hoà trích dịch
Khó khăn mà Phật Giáo phải đối diện ngày hôm nay không phải là do khó khăn của giáo pháp, mà là làm cách nào để giảng dạy cặn kẽ nhưng giáo pháp cổ xưa cho con người được hun đúc trong giá trị của xã hội tiêu thụ ngày nay. Đó là lời Phật dạy – là một thông điệp qúi giá bất biến với thời gian được ghi khắc trong Tứ Diệu Đế.
|
Học Phật Pháp trên mạng Vi Tính
|
Phật Giáo Nhật Bản Ngày Hôm Nay
By Japan Buddhist Federation/www.buddhanet.net
Minh Hạnh trích dịch, ngày 16 tháng 9 năm 2007
Những người ngoại quốc đến thăm Nhật Bản lần đầu tiên thì họ nghĩ rằng đó là một đất nước không theo tôn giáo nào hết. Có vẻ như thế bởi vì đại đa số người dân Nhật dường như thờ ơ với vấn đề tôn giáo, ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt như những ngày lễ hội hay tang lễ. Đặc biệt khi hỏi giới trẻ về niềm tin tín ngưỡng của họ hay sự hứa khả, họ có khuynh hướng trả lời với sự biểu lộ ngạc nhiên hoặc mỉm cười không hiểu. Thế hệ già thì hiểu chủ yếu tôn giáo như là phương tiện của tính thuần nhất xã hội hay sự giúp đỡ trong đời sống hàng ngày hoặc khi gặp đau khổ.
|
Xem tiếp: Phật Giáo Nhật Bản Ngày Hôm Nay .
|
Những Ngôi Chùa Phật Giáo Trên Thế Giới
Phật giáo ngày nay đã phát triển rộng lớn trên thế giới, phát xuất từ Ấn Độ, qua Trung Hoa, Việt Nam, Miên, Lào, Thái Lan, rồi qua Đại Hàn, Nhật Bản. Mặt khác Phật Giáo phát triển mạnh tại các quốc gia Napal, Tây Tạng, Tích Lan cho đến các nước ở Âu Châu như Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ và các nước tại Mỹ Châu như Hoa Ky`, Canada v.v..
|
Xem tiếp: Những Ngôi Chùa Phật Giáo Trên Thế Giới .
|
Làng "Bình Bát"
Citilink) – Trên hành trình ghé thăm Băng Cốc, bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc bình bát như vậy ở ngôi làng bình bát độc đáo – làng “Ban Baat”
Những chiếc bình bát hay trì bát là một phần rất quan trọng trong nghi thức khất thực của các nhà sư.. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý, …
|
Xem tiếp: Làng "Bình Bát" .
|
|
|