dieuphap.com Trang Chính


Pháp Thoại

TT. Thích Giác Đẳng

Phật lịch 2544, Tl 2000


[01]
Danh xưng các vị tu sĩ Phật Giáo
TT Giác Đẳng giảng trong Vạn Hạnh Học Đường onlien - Ngày 30 tháng 8 năm 2003
Minh Hạnh chuyển biên

Kính thưa quí Phật tử hôm nay chúng ta sẽ có một buổi học tương đối đặc biệt, đặc biệt vì thứ nhất buổi học với đề tài theo lời yêu cầu của một số Phật tử, và thứ nữa là chúng ta sẽ không có bài học cho ngày hôm nay thay vào đó thì khi chúng tôi đề cập đến một chữ gi`, chúng tôi sẽ đưa thẳng bằng text chat lên trên màn ảnh cho quí vị và qua đó quí vị có thể đọc được từng chữ mộ. Trứơc khi đi vào đề tài chúng tôi xin kể cho quí vị một câu chuyện rất nhỏ, trong một buổi gặp gở của chúng tôi với một số quí vị Phật tử, và không phải Phật tử trong báo giới tức là ký gỉa làm báo ỏ tại miền nam California. Những vị này có nêu nên một vấn đề với chúng tôi, họ đã lưu ý về một con đường mang một cái tên một nhà Sư tại Sàigòn,đó là con đường đi ngang qua chùa Ấn Quang, chúng ta biết con đường đó là con đường Sư Vạn Hạnh, chúng tôi không biết ở trong rơom này có vị nào đã từng nghe con đường Sư Vạn Hạnh chưa.

Thưa quí vị, chữ Sư được dùng rất nhiều ở trong kinh điển của đạo Phật, kể cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông đặc biệt những quyển sách nói về thiền, chúng ta hay dùng chữ Sư, nhưng hiện tại thì chữ đó đang bị các ký giả không phải Phật tử mà ngay cả các vị Phật tử và những nhà Sư nữa, chính nhà Sư cũng dùng cái chữ đó thành biếm nhã rất nguy hiểm, thí dụ như vầy như là có một vị Hoà Thượng... bây giờ chúng ta tạm đặt như là Hoà Thựơng Thích Văn A, Thích Văn B gi` đó,  bình thường họ gọi một cách kính trọng, họ gọi Hoà Thượng nhưng rồi khi nào  họ bực bội để mà nói những câu công kích, họ dùng chữ Sư như là Sư Văn A , Sư Văn B gi` đó , cái chữ đó đã được dùng bởi một số những người ngoại đạo để hủy báng các vị Tăng trong Phật giáo, và bây giờ nó đã trở thành một cái chữ mà người ta dùng chữ Sư là một cái không có đẹp, nhưng thật ra trước kia ở tại miền Bắc Việt Nam, chữ đó vẫn được dùng để chỉ cho các vị Sư ở chùa, ví dụ như là chúng ta nói Sư Vạn Hạnh, Sư Khuông Việt, chứ chúng ta không nói là Thầy Vạn Hạnh hay Thầy Khuông Việt.

Chữ Thầy được dùng về sau này theo một số các nhà nghiên cứu, thi` chữ Thầy đã bắt đầu dùng từ đời nhà Mạc trở đi vi` một vài lý do mà chúng ta sẽ nói sau này, nên chữ Sư và chữ Thầy tuy là cùng nghĩa dùng giống nhau, như nó là vô số thí dụ cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa có một thống nhứt về các từ ngữ xưng hô, và điều này không phải riêng Phật giáo Việt Nam, mà trong giòng lịch sử của đạo Phật nó lại là một vấn đề gây ra hết sức là nhiều khó hiểu với một số Phật tử .

Nếu quí vị nào đọc một số văn thơ, đặc biệt thí dụ như các văn kiện của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mang chữ ký của Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ, Hoà Thượng thường ký là SaMôn Thích Quảng Ðộ, và đã có nhiều vị Hoà Thượng trong và ngoài nứơc cũng dùng chữ Samôn. Nhưng rồi  chữ SaMôn  là một chữ thời Ðức Phật còn tại thế, chữ đó lại là một chữ mà người ngoại đạo gọi các vị Tăng sĩ Phật giáo như vậy , nhưng những vị Tăng sĩ Phật giáo gọi với nhau thi` không gọi như vậy, chúng tôi lấy ví dụ nếu người ngoại đạo khi gọi Ðức Phật họ không gọi là Ðức Phật hay là Ðức Thế Tôn mà họ gọi là Samôn Cồ Ðàm .

Ở đây tiếng Samôn vào thời Ðức Phật, nếu vị nào dùng chữ đó đặt trước danh xưng một vị Tăng sĩ, ví dụ như chúng ta không gọi Samôn Xá Lợi Phất hay Samôn Mục Kiền Liên hay Samôn Ananda, mà chúng ta dùng chữ Tôn Giả Xá Lợi Phất, Tôn Giả Mục Kiền Liên, Tôn Giả Ananda, chữ Tôn Giả là một chữ kính trọng, và nếu chúng ta dùng chữ Samôn thi` chữ đó là cách gọi của người ngoại cuộc, hay nói một cách khác của một người ngoại giáo không nằm ở trong giáo hội sài cho Phật giáo. Bây giờ trước khi đi vào một số các danh từ xưng gọi đó, chúng ta hãy nói một số cách dùng chính Ðức Phật mà ở trong kinh điển chúng ta thường được biết,

Tại Ấn Ðộ vào thời xưa có hai tầng lớp tu sĩ, một tầng lớp tu sĩ gọi là Brahma hay là Brahmana, chữ Brahmana này chúng ta thường âm là Bà La Môn và chữ Brah cũng đẹp lắm,chữ brah có nghĩa là rộng lớn, chữ brah có nghĩa là thanh tịnh, chữ brah có nghiã là tối thượng, ở một cái chữ nào đó thì chữ Brahma này nó giống như nghĩa chúng ta thường dùng để định nghĩa cho chữ Ðại Thừa . Chữ Ðại Thừa là vượt ngoài, vượt lên trên tất cả các sở chấp, kiến chấp dù là pháp chấp, hay ngã chấp, thì chữ Brahma như vậy và chữ Brahma đó có hai cách nhìn thường chúng ta âm là Phạm Chí , chữ Bà La Môn chúng ta dịch là Phạm Chí và cũng có âm khác mà chúng ta gọi là Bàn Môn.

Chữ Bàn Môn là chữ âm khác của Ban Mon , chữ Ban Mon người ta dịch là Bàn Môn, chúng ta thường nghe người ta nói Bàn Môn Tả Ðạo, Bàn Môn tức là đạo Bà La Môn, Tả Ðạo tức là đạo Ky Tô giáo. Khi người xưa người ta gọi chữ Bình Tây sát tả, Bình Tây Sát Tả có nghĩa là đi đánh Tây, đi giết đạo Thiên Chúa giáo gọi là bình tây sát tả, thi` bàn môn tả đạo, là chữ tạm xem là Phạm Chí, bậc thanh tịnh cũng tên gọi các vị tu sĩ và từ chữ Brahmana này chúng ta có chữ Brahmacariya, và chữ này là chữ được sài rất nhiều ở trong đạo Phật, chữ Brahmacariya chúng ta dịch nửa âm nửa dịch là phạm hạnh, chữ Brahma là phạm chữ cariya là thực hành, Brahmacariya là phạm hạnh, chỉ cho đời sống xuất gia như vậy. Ngày xưa ở tại Ấn Ðộ những vị Bà La Môn là những vị tu sĩ , thường những vị tu sĩ có học rất nhiều và họ sanh ra trong giai cấp Bà la Môn, những vị này thông hiểu giáo điển Vệ Đà. Tam vệ đà nghĩa là kinh sách dạy về nghi lễ, dạy khoa học, dạy về chú thuật, dạy về thần học, những vị thông thạo Tam Vệ Đà được xem như là vị rất được kính trọng, những tác phẩm lớn  Uvanisa tức là Áo Nghị Thư hay Chí Tôn Ca v..v... là những tác phẫm xuất hiện sớm vào thời xưa,

Chữ brahmana âm là Bà La Môn, bây giờ khi chúng ta nói chuyện với Phật tử ở đây chúng ta nói Bà La Môn quí vị nghe như là ngoại đạo, nhưng chữ Bà La Môn thời xưa đó chỉ cho những bậc tu hành, những bậc tu sĩ. Đúng ra cái nghĩa vị giáo sĩ giống như những linh mục của Thiên Chúa giáo ngày hôm nay, là những vị biết về huyền học tức là biết về Tôn học hiểu về Tôn giáo nhưng lại sống thân cận , tiếp cận với ngừơi thế gian, những ngừơi ấy bản thân cũng sống trong thế tục có thể là thế này hay thế khác. Nhưng từ chữ này người ta dùng cái chữ brahmacariya hay phạm hạnh, nguyên tắc của phạm hạnh là những ngừơi sống không có cái quan hệ nam nữ hay nói thẳng ra người này không có giao cấu, không có làm cái việc hưởng dục giữa nam và nữ ,cái vị đó gọi là thực hành phạm hạnh, thực hành brahmacariya, dĩ nhiên là ngôn ngữ nó theo thời gian có thay đổi, lát nữa chúng ta nói sau .

Và bây giờ chúng ta lại có một chữ khác, chữ gọi là samana, chữ samana này được âm samôn, chữ samôn mà quí vị thường được nghe, đó là nói lên một tầng lớp tu sĩ, ngược lại với chữ brahmana, tại sao ngược lại với tu sĩ brahmana là những vị Bà La Môn, những vị giỏi về Tôn Giáo Học, giỏi về kinh điển phù chú nghi lễ, giỏi về cách trị bịnh. Còn những vị samana là những vị thanh tu, chúng tôi gọi những vị samana là những vị thanh tu, bởi vi` không có gia đình, từ bỏ gia đình sống đời sống không gia đình, và trở nên những vị giảng sĩ tu tập, đặc biệt là thực hành thiền định, thường sống ở trong rừng núi hay những nơi thanh vắng, những vị này gọi là samana thì tất cả những vị tu sĩ Phật giáo thời đó và Đức Phật được xã hội tính trong cái thành phần gọi là samana ,bởi chính Đức Phật cũng từ bỏ cung vàng điện ngọc và trở thành một vị tu sĩ, nên chi Ngài được gọi là một vị SaMôn.

Tuy nhiên chữ SaMôn Cồ Đàm hay Samôn Gotama, là một chữ người ngọai đạo dùng để gọi Đức Phật, những người Phật tử không gọi Ngài là Samôn Cồ Đàm. Chúng tôi lấy thí dụ như người Ky Tô Giáo họ gọi các vị linh mục là ông cha, ở bên ngoài mình gọi là linh mục, như linh mục Trần văn Hoài hay linh mục Nguyễn văn Phương, linh mục Lê xuân Thượng, nhưng con chiên của Thiên Chúa Giáo, họ không gọi những vị linh mục đó là linh mục như vậy, trừ khi ở trong hòan cảnh rất đặc biệt, đa phần họ gọi là cha, Đức Ông hay Đức Cha, hay họ nói chuyện với nhau họ gọi bằng cha, chứ không gọi linh mục.

Một vị linh mục đến chùa thăm mấy vị Tăng sĩ, các vị hỏi các vị linh mục có khỏe không, các vị đó nghe hơi xa lạ một chút, mà phải gọi là cha có khỏe hay không , dĩ nhiên những vị tu sĩ Phật giáo không  gọi như vậy, chúng tôi lấy ví dụ là chúng tôi viết ở trên chữ Tỳ Khưu Giác Đẳng hay Tỳ Kheo Giác Đẳng, nếu những người Phật tử đến gặp chúng tôi mà hỏi là" bữa nay Tỳ Khưu có khỏe không " thì nghe rất lạ, bởi vi` chữ như vậy, nhưng cách dùng nó lại khác đi, nên chi cái chữ Samana chỉ cho Đức Phật, và Chư Tăng của người ở bên ngoài của thế gian, của thường thức, nhưng không có phải cách dùng để mình trực tiếp gọi và trực tiếp xưng mình là samana.

Ngày hôm nay chúng ta lại dùng từ này, để làm một danh từ tự xưng bằng cách khiêm tốn, ví dụ như những vị Tăng sĩ lên tới hàng giáo phẩm Thượng Tọa hay Hoà Thượng, mình không thể gọi mình là Thựơng Tọa, không thể tự gọi mình là Hoà Thượng, mình gọi mình là Tỳ Kheo, và bây giờ chúng ta lại dùng danh từ khác gọi là samôn, ví dụ như là Samôn Thích Quảng Độ như chúng ta thấy ở trong văn thư do chính Hoà Thựơng ký.

Bây giờ thưa quí Phật tử, từ chữ samôn này, chúng ta có chữ là samanera, chữ này chúng ta thường âm một cách rất ngắn, chúng ta âm sa di, samanera nó từ samôn là sa di , nhưng thực ra samanera đúng ra chúng ta dịch samôn tử tức là con của vị samôn, hay người tập sự để trở thành samôn, để trở thành người tu sĩ chính thức, thì những vị đó gọi là sadi. Bấy giờ chữ samôn đựơc sài thời xưa là như vậy, và bây giờ lại khác.

Như vậy chúng ta hỏi rằng thời Đức Phật còn tại thế, Đức Phật gọi các vị Tỳ Kheo là gi`, đúng Đức Phật gọi các vị Tỳ Kheo là bhikkhu, chữ bhikkhu này được âm rất nhiều âm, tùy theo ngôn ngữ địa phương, đúng ra chữ âm chính là chữ bí xô, thật ra chữ bí xô là âm từ chữ bhiskhu, và chữ bhiskhu âm là Tỳ Khưu, có chỗ âm là Tỳ Kheo và cũng có chỗ âm là Tỷ Kheo, chúng ta biết chữ phạn âm sang tiếng hán, và tiếng hán âm theo tiếng Việt Nam, ngừơi ta có nhiều cách đọc như là chữ Nam Mô, đúng ra chữ người ta đọc là Nam Vô A Di Đà Phật, hay Nam Mô A Di Đà Phật, nhưng chúng ta đọc theo chữ nhà Phật thi` chúng ta đọc Nam Mô tương tự như vậy, chữ Tỳ Kheo, Tỳ Khưu, Tỷ khưu là những chữ để âm cho chữ bhikkhu,

Chữ bhikkhu có nghĩa thứ nhất người nuôi mạng bằng cái hạnh khất thực , tại sao có cái chữ bhikkhu này, Đức Phât Ngài dạy rằng một vị Tăng sĩ gọi là đi tu ,cái sự nuôi mạng chân chánh của mình là cái sự cúng dường của tín thí , người ta cho nhiều ăn nhiều, cho ít ăn ít, người ta cho dư thi` ăn đầy đủ, và nếu người ta cho thiếu thi` phải kham nhẫn. Vị Tăng sĩ vị bhikkhu vị Tỳ Kheo là vị không nuôi mạng mình bằng nghề nghiệp, như ở trong kinh Đức Phật dạy rằng, một vị làm thuốc để nuôi thân, vị đó là thầy thuốc chớ không phải là Tỳ Kheo, một người làm ruộng để nuôi thân người đó là nhà nông chớ không phải là Tỳ Kheo, một người buôn bán trao đổi người đó là thương buôn chớ không phải Tỳ Kheo.

Chữ Tỳ Kheo nguyên nghĩa được dịch là khất sĩ , khất sĩ là người đi xin ăn nói thẳng ra như vậy, nhưng khất sĩ nói đúng theo nghĩa là người sống bằng chánh mạng khất thực, chánh mạng khất thực ở đây là thực phẩm người ta cúng dường vào bình bát, hay thực phẩm người ta mang đến chùa cho mình ăn, hay thực phẩm người ta mời đến nhà ăn, nghĩa là cái ăn cái mặc tất cả những gì mình có, đều do những người thập phương bá tánh cúng hoặc cho, chứ mình không có dùng bất cứ một phương tiện sinh kế nào khác thì đó gọi là Tỳ Kheo,

Chữ Tỳ Kheo thực ra định nghĩa có ba là bố ma, phá ác và khất sĩ, bố ma là vị chống lại con ma phiền não trong mình, phá ác là vị sống làm sao để phá các ác hạnh cũa mình và khất sĩ là vị sống bằng chánh mạng khất thực, nên chúng ta có chữ Tỳ Kheo, và Đức Phật Ngài rất quan trọng cái chữ bhikkhu này, khi một người chọn con đường đi xuất gia, thi` đó hoàn toàn không  mưu sinh, không chọn cho mình một nghề nghiệp, và tiếng Anh gọi là that it's not chooser một ngừơi đi ăn xin là một ngừơi không có được sự lựa chọn, không được lựa chọn là mình đòi hỏi người ta phải như thế này như thế khác.

Trong tinh thần giới luât,  một vị Tăng sĩ không có quyền bắt buột bất cứ ai phải gọi mình là cái gì hết, người ta gọi mình bằng Thầy cũng được, bằng Sư cũng được, bằng Thượng Tọa cũng được, bằng Hoà Thượng cũng được, và bằng anh, bằng ông, bằng thằng, cái gi` cũng được, đã là một vị đi tu rồi thi` không có cái quyền gi` đối với cuộc đời, cuộc đời họ thương mình thì họ gọi theo cách họ thương, họ kính thì họ gọi theo cách họ kính, còn nếu họ phỉ báng thi` mình chấp nhận thôi, chớ một vị Tăng sĩ thì không có quyền đòi hỏi người ta phải như vậy mới đúng danh nghĩa của Thầy, hay kêu thế khác không đúng danh nghĩa của Thầy, vị tu sĩ không có cái quyền để làm như vậy, thì bấy giờ Đức Phật Ngài dùng cái chũ bhikkhu hay là bhikkhuno.

Bhikkhuno cũng từ chữ bhikkhu trong cách xưng gọi này, các Tỳ Kheo hay Tỳ Khưu chữ đó là chữ chính thức mà Đức Phật dùng để gọi đệ tử của Ngài, như vậy  chữ Tỳ Kheo là một ngừơi tu tập, mà sự sống của mình những cái nhu yếu phẩm của mình, do được cúng dường được cung cấp bởi đàn na tín thí, chứ không phải là đi làm lụng bằng nghề nghiệp này hay nghề nghiệp khác, để sinh nhai thì như vậy Đức Phật gọi là bhikkhu hay bhikkhuno.

Và bây giờ lại có từ khác từ chữ Tỳ Kheo này đó là Tỳ Kheo Ni, chữ Tỳ Kheo Ni đến từ cái chữ bhikkhuni, thưa quí vị chữ ni thật ra từ chữ tiếp chuyển ngữ ở cái đọan cuối của một chữ gi` đó để chỉ cho nữ tánh, thí dụ như chúng ta nói nada là nam tánh ni là nữ tánh âm da , thường trong tiếng phạn chữ da chỉ cho nam tánh và chữ i chỉ cho nữ tánh, dĩ nhiên ở trong nữ tánh cũng có âm a âm i v.v... ở đây chữ bhikkhuni chữ ni thật ra nó không có nghĩa gi` hết, chữ ni nó chỉ là chữ tiếp chuyển ngữ văn phạm ngữ pháp, chỉ cho đó là một nữ Tỳ Kheo, nên chi bây giờ chúng ta dùng một chữ hết sức sai đó là chữ Tăng và Ni, thí dụ như chúng ta nói "kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni" chữ Tăng hiện tại bây giờ họ diễn tả là các vị Tỳ Kheo nam hay nam tu sĩ, rồi ni được xem là nữ tu sĩ.  Thực ra các vị Tỳ Kheo Ni cũng là Tăng nữa, các vị nghe các vị ngạc nhiên lắm vi` từ xưa đến giờ chúng ta nói ni phòng, tăng phòng, Tăng viện và ni viện thi` tại sao lại có chuyện sai được .

Thật ra khi  chúng ta nói Phật Pháp Tăng, ở trong Tăng đó gồm cả nam tu sĩ và nữ tu sỉ , Phật Pháp Tăng, chữ Tăng đó không phải chỉ cho cái cộng đồng của nam tu sĩ, không phải như vậy, do vậy chữ Tăng gồm bốn vị Tỳ kheo , theo cái quy ước thi` chữ Tăng, thưa quí vị chữ Tăng nó bao gồm cả nam và nữ tu sĩ, ngày hôm nay từ lâu chúng ta sài nó lệch ra bên ngoài đi, do vậy chúng ta gọi bên nam tu sĩ chúng ta gọi là Tăng, bên nữ tu sĩ chúng ta gọi là ni, thật ra cả hai chữ đó không có chữ nào đúng hết, chữ ni không có chữ nào đứng một mình được hết. Như hồi nãy chúng tôi nói chữ bhikkhuni nó chỉ là chữ tiếp chuyển ngữ biến thể thôi, và như vậy dùng chữ là ni chúng, hay ni bộ đó nghe nó rất buồn cười, vì ở trong tiếng phạn mà quí vị lấy chữ bhikkhuni và quí vị bỏ cái chữ bhikkhu ra, thi` chữ ni nó không biểu hiệu một cái gi` hết, chữ ni chỉ là chữ tiếp chuyển ngữ, và khi nói đến Tăng Ni thi` ngừơi ta hiểu là người nữ tu sĩ đứng ở bên ngoài không phải là Tăng, nhưng người ta phải hiểu là những người nữ tu sĩ cũng gọi là Tăng, Tăng có nghĩa là hiệp chúng, Tăng là những đệ tử của Phật. Samgha bao gồm cả nam và nữ, chúng tôi sẽ nói tiếp theo những chữ như là sadi ni thisamana từ chữ samana tức là những vị vào chùa tu trước khi thành sadi ni là thisamana, thisamana được huấn luyện trở thành các vị sadi ni, các vị sadi ni trở thành Tỳ Kheo ni.

Chữ brahmacariya nghĩa là phạm hạnh, nghĩa là đời sống thanh tịnh hay thanh tu, thì chữ brahmacariya không phải là chữ được gọi cho các vị tu sĩ, mà để chỉ một cái hạnh tu tập. Khi chúng ta đọc tiểu sử của Thánh Cam Địa, tức là Thánh Gandi  trong quãng đời tranh đấu của Thánh Cam Địa, sau này  Thánh Cam Địa có một lời pháp nguyện là sẽ không gần gủi với phụ nữ nữa, và ngay cả với người vợ lúc bấy giờ Thánh Cam Địa đã đối sử như một ngừơi bạn, và bà đã chấp nhận như vậy bởi vi` hai người đã lập gia đình với nhau trong một thời gian rất trẻ, lúc đó chỉ mới có 12 , 13 tuổi và họ đã trải qua rất nhiều cái đau thương, trong  cuộc sống vợ chồng còn trẻ của họ, kể cả lúc hai ngừơi đang gần gủi với nhau, thì được tin là cha của Thánh Cam Địa qua đời, đó là vết thương lòng của Thánh Cam Địa, và Thánh Cam Địa đã có một nguyên tắc suốt trong quảng đời còn lại, sống tuyệt đối kiêng kỵ với sắc dục,  từ bỏ cái sắc dục đó gọi là brahmacariya.  Trong  ngôn ngữ ở Ấn Độ ngày hôm nay, nhưng chúng ta âm là phạm hạnh, chữ phạm hạnh chỉ trong  đời sống về phương diện những dục lạc từ bỏ.

Samana là một vị samôn , cũng có thể hiểu rằng samôn là một vị thực hành phạm hạnh, samôn là một vị thực hành brahmacariya , chữ brahmacariya có nghĩa là từ bỏ sắc dục trong ngôn ngữ nhân gian của Ấn Độ.  Nhưng đạo Phật gọi chữ brhamacariya bao gồm rộng hơn là từ bỏ tất cả những dục lạc.  Khuynh hướng sống để thọ hưởng mắt , thọ hưởng tai, mũi thân ý, thi` Đức Phật Ngài dạy rằng  quan hệ nam nữ  không phải chỉ có tiếp xúc thể xác, mà còn bảy cách khác nhau, kể cả những ngừơi mặc dầu không có những cái chuyện quan hệ nam nữ bằng xác thịt, nhưng những người này vẫn có sự thỏa mãn ở trong những hình thức khác, thi` điều đó Đức Phật gọi là phi phạm hạnh hay là cũng đi ngược lại với đời sống brahmacariya, nhưng trong ngôn ngữ của Ấn Độ,  chữ phạm hạnh hay chữ brahmacariya được hiểu là từ bỏ xác dục.  Trong đạo Phật chỉ chữ brahmacariya là sự từ bỏ tất cả các dục lạc , dục lạc của mắt của tai mũi của lưỡi của thân gọi là brahmacariya .

Có câu hỏi là có phải chỉ có Nam Tông mới gọi là Sư và Bắc Tông không gọi là Sư,

Không phải như vậy , đúng ra cả kể cả miền bắc cũng vậy họ gọi bằng Sư, ví dụ Sư cụ Sư bác và theo một số các vị nghiên cứu, chỉ có đời nhà Mạc qua đến Trịnh Nguyễn phân tranh, và đến về sau này mới gọi là Thầy, chứ trước kia thời Đinh Lê Lý Trần đã không gọi là Thầy Vạn Hạnh, Thầy khuông Việt , hay là Thầy Từ Đạo Hạnh mà họ gọi là Sư, như Sư Vạn Hạnh, Sư Khuông Việt, Sư Từ Đạo Hạnh.  Như vậy chữ Sư được dùng trong hai hệ thống cả Nam Tông và Bắc Tông.  Có một chút thay đỗi do vậy trong truyền thống Bắc Tông thường gọi là Thầy, truyền Thống Nam Tông thì gọi là Sư. Nhưng việc đó  không phải là một  tiêu chuẩn được kể chung hết tất cả, nó tùy theo địa phương nữa, có thể mai kia mốt nọ Phật giáo miền Bắc Việt Nam phục hồi lại, thi` qúi vị sẽ nghe càng lúc càng nhiều cái chữ Sư đựơc sử dụng hơn giữa qúi Thầy bên Bắc Tông, chứ không phải chỉ có các vị bên Nam Tông mà thôi .

Chữ Sư thật ra đựơc lấy từ hai chữ:  Chữ thứ nhất trong tiếng Anh  không còn nguyên nghiã nữa gọi là guru, chữ guru được âm là vị Thầy, tức là vị có một cái chuyên môn trong lãnh vực tôn giáo, nên trong tiếng Anh ví dụ như một ngừơi họ giỏi về thị trường cổ phiếu chứng khoán thi` họ gọi là Financial guru hay là stockmaket guru, hoạc giả là vị chuyên về kỹ thuật thi` gọi là hightech guru chẳng hạn thì cái chữ guru bây giờ không còn đẹp nữa và đôi khi ngừơi ta dùng chữ làm ra vẻ guru, tức là làm ra vẻ đạo mạo . Tức  chữ đó không còn đẹp.  Đúng ra chữ guru có nghĩa rất nặng, vị  guru rất  quan trọng đến đời sống của mình gọi là guru, chúng ta thường đọc là bậc Thầy, hay ở trong tiếng phạn có chữ sattha, chữ sattha này có nghĩa là đạo sư, chữ đạo sư  ngày xưa chỉ được dùng chỉ cho Đức Phật mà thôi.  Ví dụ như chúng ta nói satthadevamanussanam có nghĩa là thiên nhân sư hay  amhakam Buddho sattha hoti - Đức Phật là vị Thầy của chúng ta, Đức Phật là bậc đạo sư của chúng ta, thi` chữ sattha này gần với chữ bổn sư , như là chữ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Gọi là Thầy và  trong tiếng Phạn cũng có một chữ khác,  chữ này chúng ta gọi là acariya được âm là A Xà Lê có nghĩa là Giáo Thọ Sư,  ngừơi dạy cho mình là acariya. Thi` tiếng Sư ở trong chùa, thí dụ như Sư Giác Đẳng, Sư Giác Giới v.v... chữ Sư gần với chữ guru hơn, và chữ Thầy Giáo Thọ thi` gần với chữ Thầy mà chúng ta dùng với quí Thầy bên Bắc Tông hơn, chữ acariya tức là vị Thầy dạy đạo gọi là vị Thầy, chữ guru nó mang nặng về tâm linh hơn, còn chữ acariya  mang nặng về tính cách học thuật, tức là vị Thầy trao truyền cho mình về kiến văn thì đó là chữ phạn của chữ Sư .

Đúng ra Chư Tăng không có ký tên là Hoà Thượng hay là Thượng Tọa, tại vì những chữ đó người ta gọi mình chứ không xưng cho mình như vậy, ví dụ như bây giờ có vị ký tên là Đức Pháp chủ gi` đó, cái chữ Đức Pháp Chủ không phải là danh vị tự xưng với chính mình đựơc, người ta có thể gọi mình là Đức Pháp Chủ được, nhưng bản thân của mình thi` mình không thể xưng mình là Đức Pháp Chủ, tại vi` để như vậy nó không có đúng với luật hành chánh.  Thật ra một vị Tăng sĩ chỉ nên ký tên dưới hai chữ   Tỳ Kheo gi` đó, hay  SaMôn gi` đó là để nói nên cái sự khiêm tốn của mình, tại vi` chữ đó nói nên chúng ta là ai, chúng ta là một tu sĩ Phật giáo và chỉ có vậy thôi, chứ  không nói thêm mình là Hoà Thựơng, mình là Thựơng Tọa v.v...

Trong các danh từ của đạo Phật, có nhiều chớ trêu, vi` nó thay đổi theo giòng lịch sử ,chữ Đại Đức, Thượng Tọa , Hòa Thượng, thì trong Phật giáo Việt Nam chữ Hoà Thựơng là cao hơn hết, rồi kế là Thượng Tọa rồi kế là Đại Đức, nhưng ngày xưa chữ Đại Đức rất lớn.   Đức Phật, chúng ta nói là Đại Đức Gotama. Hay chư Tăng làm lễ Yết Ma tức là đọc lời để trình với Tăng, thì chư Tăng không đọc là: “kính bạch Chư Tăng Thựơng Tọa Đại Đức Tăng Ni”,  mà là   “kính bạch Chư Đại Đức Tăng”, chữ Đại Đức có nghĩa là Đức lớn những vị tu lên bậc trên, do đó chữ Đại Đức ngày xưa là chữ lớn lắm, ngay cả Đức Phật cũng là Đại Đức, nhưng ngày sau này người ta phân chia ra  Đại Đức, Thượng Tọa, Hoà Thựơng

Trong cái hiến chương của giáo hội Việt Nam Thống Nhất, một vị mới tu lên Tỳ Kheo vị đó có thể gọi là Đại Đức, cho đến khi mà đủ hai mươi tuổi đạo 40 tuổi đời , vị đó được xét cấp  tấn phong Thượng Tọa.  Và thường có thể tấn phong lên Hoà Thượng vaò tuổi 60, 60 tuổi đời 40 tuổi đạo.  Nhưng  sự việc ngày hôm nay cũng rất khó, tại vi` có vị lên sớm có vị lên trễ và đây là việc rắc rối.

Chữ Hoà Thượng  trong chữ Việt Nam nghe rất là cao trọng, nhưng ở Trung Hoa thi` Hoà Thựơng chỉ chung cho các vị Thầy tu thôi, do đó chúng ta thường nghe nói các Tiểu Hoà Thựơng hay các Hoà Thựơng ở chùa chỉ cho các vị tu sĩ Phật giáo và chữ Hoà Thựơng ở bên Trung Hoa thi` không phải là cao trọng, người ta có dùng trong một vài trường hợp.  Như  trong giới đàn họ dùng Hoà Thựơng đàn đầu là vị Hoà Thượng đứng ra truyền giới, gọi là Hoà Thựơng đàn đầu, nhưng ngừơi Trung Hoa và các quốc gia khác họ không dùng chữ Hoà Thượng như là một giới phẩm, chỉ  trong Phật giáo Việt Nam. Còn chữ Thựơng Tọa ngày xưa đúng ra trong kinh, có ba gọi là Tân Tọa Tỳ Kheo, Trung Tọa Tỳ Kheo và Thượng Tọa Tỳ Kheo, cái vị Tân Tọa Tỳ Kheo là vị 10 hạ . từ 10 đến 20 hạ thì gọi là Trung Tọa Tỳ Kheo, còn 20 hạ trở lên thì gọi là Thượng Tọa Tỳ Kheo .

Thật ra mình không thể tùy tiện để gọi Thượng Tọa hay Hoà Thượng theo cách mình muốn được, thừơng thừơng vị đó phải là Thượng Tọa thì mình gọi Thựơng Tọa, vị đó là Hoà Thựơng thì mình gọi Hoà Thượng, không phải vì quá kính trọng một vị Thựơng Tọa mà mình có thể gọi Hoà Thựơng được, bởi vi` phải có tuổi đời và tuổi đạo, một vị Hoà Thựơng tối thiểu cũng phải có 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo, do đó Hoà Thựơng hay Thựơng Tọa không phải là cách gọi tùy tiện.  Cho dù cái gốc gác như thế nào đi nữa mà phổ thông đã chấp thi` chúng ta  nhận như vậy.

Pháp Sư là vị Thầy chuyên về pháp học, tức là thông hiểu kinh luật luận để giảng dạy, chữ pháp Sư đôi khi được hiểu về pháp nhưng rồi đối lại bên luật Sư tức là giỏi về luật. Luận Sư là vị giỏi về A Tỳ Đàm và Thiền Sư là những vị giỏi về Thiền. Nhưng bây giờ chữ Pháp Sư thi` người ta hiểu là Tam Tạng Pháp Sư, là vị hiểu đựơc Tam Tạng cũng được gọi là Pháp Sư, và chữ Pháp Sư bên Trung Hoa thường thường để chỉ cho những nhà Sư, thí dụ như chúng ta gọi Pháp Sư Liễu Trung hay  Pháp Sư Tịnh Không hoặc  Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Viễn Bồi, người ta gọi là Pháp Sư chỉ chung cho những vị tu sĩ .  Nếu quí vị sang Đài Loan mà gọi cái vị Sư Cô là Sư Cô, thi` họ không có hoan hỷ, mà chúng ta gọi là Pháp Sư thí dụ Pháp Sư Pháp Y, Pháp Sư Thánh Nghiêm và chúng tôi gọi như vậy thi` đúng cách hơn trong cái văn hoá Đài Loan hiện tại, do đó bên Đài Loan chữ Pháp Sư được xem là ngừơi có học, có hiểu và có thẩm quyền để nói pháp, và danh từ này được chỉ chung cho các vị Tăng sĩ .

Và chữ Pháp Sư nếu một người khác họ xưng tụng vị Thầy là Pháp Sư, thi` nghe cũng có thể tạm đựơc, nhưng nếu vị Tăng sĩ thì không  bao giờ tự xưng là Đại Pháp Sư hết, bởi vì chữ đại nó quá không thể tự mình kêu mình, nhưng chúng tôi không biết có vị nào xưng là Đại Pháp Sư hay không, nhưng đa phần  trên nguyên tắc vị tu sĩ Phật giáo là một vị Tỳ Kheo hay  vị Tỳ Khưu, không có quyền để bắt ngừơi khác gọi mình là danh từ này danh từ khác, và chính bản thân của mình cách nào mà  khiêm cung, cách nào  thích hợp thì nên dùng hơn là những danh từ cao trọng. Cách cao trọng  của ngừơi thế gian họ dành cho mình chứ không phải tự mình dành cho mình.

 

xem tiếp phần II |

 

 


|Trang kế | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trình bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |