|
ĐỀ ÁN TRONG THÁNG
Mùa Khánh
Đản
Tháng Năm, 2009
Tăng Chi Bộ Kinh
Kinh Điện thờ Gotama-Gotamaka-cetiya Sutta
Thế
Tôn nói như sau : -" Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp với thắng
trí, không phải với không thắng trí. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp
với nhân duyên, không phải với không nhân duyên. Này các Tỷ-kheo, Ta
thuyết pháp với thần thông, không phải với không thần thông. Này các
Tỷ-kheo, do v́ Ta thuyết pháp có thắng trí, không phải với không
thắng trí ; do v́ Ta thuyết pháp với nhân duyên, không phải với
không nhân duyên ; do v́ Ta thuyết pháp với thần thông, không phải
với không thần thông, nên giáo giới cần phải làm, giảng dạy cần phải
làm. Thật là vừa đủ, này các Tỷ-kheo, để các Thầy bằng ḷng. Thật là
vừa đủ để các Thầy hân hoan. Thật là vừa đủ để các Thầy hoan hỷ,
Chánh Đẳng Giác là Thế Tôn ! Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, khéo
hành tŕ, chúng Tăng !"
|
Xem tiếp: Kinh Điện thờ Gotama
|
Sáu Giai Thoại Liên Quan Đến Cuộc Đời Đức Phật (TT
Giác Đẳng giảng) Nhân
dịp Đại lễ Vesak của mùa Khánh Đản Phật lịch 2551. Chúng ta nói về
một nguời rất thương Đức Phật, một nguời rất ghét Đức Phật, một
nguời rất xa Đức Phật, một nguời rất gần Đức Phật, một nguời rất
nghi ngờ Phật, và một nguời rất tin Phật. Sáu giai thoại này cho
chúng ta thấy rằng ở mỗi con nguời đến với Đức Phật có khác nhau về
vị trí của ḿnh, nhưng con đuờng giác ngộ giải thoát th́ vốn giống
nhau. Và những ǵ Đức Phật đối xử với từng nguời một sẽ cho chúng ta
những ngạc nhiên bất ngờ, đôi lúc chúng ta không nghĩ là xảy ra như
vậy. |
Xem tiếp: Sáu Giai Thoại................
|
Đức Phật Gotama, Tối Thượng Y
Vương
Bs.
Ananda Nimalasuria - Phạm Kim Khánh dịch (1967)
Phạn ngữ "Buddha" (Phật) có nghĩa là hoàn toàn
giác ngộ. Phật là hồng danh của Đức Bồ Tát CỒ ĐÀM SĨ ĐẠT TA
(Siddhatta Gotama) khi Ngài thành đạo. Giáo lư của Đức Phật truyền
dạy gọi là Phật Giáo.
Hoàng tử SĨ ĐẠT TA sanh ra nhằm một ngày trăng tṛn tháng 5, năm
623 trước dương lịch, tại Lâm T́ Ni, sát ranh giới Ấn Độ và Tây
Tạng. Cha là Đức vua TỊNH PHẠN (Suddhodana), mẹ là Hoàng hậu MA DA
(Mahà Maya). Hoàng tử SĨ ĐẠT TA trưởng thành trong khung cảnh huy
hoàng sung túc. Vừa sau khi hoàng tử ra đời một hiền nhân tiên tri
rằng, v́ t́nh thương nhân loại, một ngày kia. Ngài sẽ bỏ nhà ra đi,
t́m chân hạnh phúc. Lên 16 hoàng tử cưới bà công chúa DA DU ĐÀ LA
(Yasodhàra) và 13 năm sau, khi công hcúa hạ sanh một trai th́ hoàng
tử cất bước lên đường, từ khước cả một sự nghiệp lớn lao và cung
vàng điện ngọc để chấp nhận đời sống tu sĩ. Ngài đi t́m thầy, từ vị
này đến vị khác, nhưng không thỏa măn. Sau 6 năm khổ hạnh, lúc ngồi
tham thiền dưới cội bồ đề tại BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (Buddha-Gaya), bắc
phần Ấn Độ, Ngài chứng ngộ chân lư tối thượng, đắc quả Chánh Đẳng
Chánh Giác, |
Xem tiếp: Đức Phật Gotama - (Nguồn BuddhaSasana)
|
Liên
Hiệp Quốc chính thức công nhận Ngày Vesak
B́nh
Anson trích dịch.
Trong phiên họp khoáng đại ngày 15
tháng 12 năm 1999, Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đă thông qua dự
thảo nghị quyết "Công nhận quốc tế về ngày Lễ Vesak tại trụ sở Liên
Hiệp Quốc và các văn pḥng liên hệ" (văn bản số A/54/L.59) do đại
diện nước Sri Lanka đệ tŕnh. Hội đồng quyết định hằng năm sẽ có các
công tác bố trí thích hợp để tổ chức ngày Lễ Vesak với sự cố vấn của
các đại diện quốc gia trong Hội đồng. Ngày Vesak – ngày trăng tṛn
trong tháng 5 Dương lịch mỗi năm – là ngày thiêng liêng nhất của mọi
Phật tử để kỷ niệm ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập diệt của
Đức Phật.
|
Xem tiếp: Liên Hiệp Quốc - (Nguồn
BuddhaSasana) |
Đại lễ Vesak và Niềm Hạnh Phúc
Minh Hạnh dịch theo bài viết của tờ The Daily Mirror, May 9, 2009
Colombo, Sri Lanka - Không phải từng giờ từng phút mà người ta được nhắc nhở rằng cuộc sống này vô thường. Đôi khi trong nhiều ngày người ta quên lửng đi là chúng ta chỉ sống cuộc đời ngắn ngủi trên thế gian này. Người ta cứ chạy theo những thăng trầm trong cuộc sống tựa như họ sẽ sống mãi mãi.
Người ta ngán ngẩm tính chất phù du của cuộc đời do sự sợ hãi rằng nó sẽ làm cho người ta cảm thấy bất lực một cách đáng thương. Những người Phật tử tin tưởng vào sự tái sanh cố gắng an ủi mình rằng có đời sống sau khi chết trong khi một số người từ những tôn giáo khác đưa ra lý do rằng cái chết sẽ đem đến cho họ một cơ hội gặp gỡ vị sáng tạo. Tất cả những nhóm người này thông thường tham dự vào những nghi thức lễ lạc làm cho họ cảm thấy được an toàn.
|
Xem tiếp: .Đại lễ Vesak và Niềm Hạnh Phúc............ |
Người vẽ tranh kiếng Khmer cuối cùng ở Sóc Trăng
Trích từ trang web Người Việt Online / Bài và ảnh: Phương Kiều
Tranh kiếng có nguồn gốc từ người Hoa, sau này trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian do người Việt phát triển. Thuở bấy giờ, tranh kiếng được khá đông người dân miền Nam ưa chuộng. Người ta mua tranh kiếng để thờ tự và trang trí trong nhà. Miền Nam có 3 dòng tranh kiếng nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20 ở ba địa phương: Lái Thiêu (Bình Dương), Chợ Lớn (Sài Gòn) và Chợ Mới (An Giang). Dù không sánh bằng 3 dòng tranh kiếng nêu trên, nhưng tranh kiếng Sóc Trăng cũng có một vị thế riêng của nó. Đó là tranh kiếng đậm đà bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ.
Tiếng Khmer gọi tranh kiếng là “Kùmnu Kànhchót”. Từ những năm đầu thế kỷ 20, ở ấp Phước Thuận, huyện Mỹ Tú (nay là huyện Châu Thành, Sóc Trăng) có 4-5 người Khmer chuyên vẽ tranh kiếng, tạo nên một “xóm nghề”. Đó là các ông, bà: Tà Bol, Tà Moly, Tà Xếl, cô Xên... Cũng giống như nghề làm tranh kiếng ở Lái Thiêu, Chợ Lớn và Chợ Mới đang ngày càng lụi tàn, nghề làm tranh kiếng Khmer ở ấp Phước Thuận ngày càng thu hẹp, nay chỉ còn duy nhất một phụ nữ hành nghề, đó là chị Mã Thị Dương, 47 tuổi. Chị Dương cho biết đây là nghề chị được truyền từ ông nội chị. Thời đó, tranh kiếng của ông nội và cha chị cùng tranh kiếng của một vài đồng nghiệp khác ở ấp Phước Thuận rất được bà con Khmer trong khu vực miền Tây ưa chuộng vì nét vẽ sắc sảo, màu sắc đẹp, bền... Được như vậy nhờ, trên hết, người mua tranh kiếng phần lớn là tín đồ Phật giáo Nam Tông, mua tranh vẽ Phật để thờ trong gia đình.
|
Xem tiếp: Người vẽ tranh kiếng Khmer ........... |
|
|