Kinh Phap Cu - Pham 5

Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 60

Kẻ Ngu Triền Miên Luân Hồi

Đêm dài cho kẻ thức

Đường dài cho kẻ mệt

Luân hồi dài kẻ ngu

Không thông hiểu chánh pháp

(Việt dịch TK Giác Đẳng)

TT Giác Đẳng : Một người mưu cầu sự an lạc nhưng những hành động của mình những hạnh nghiệp của mình đều mang lại khổ đau thì người đó được xem như là một bàla. Như vậy chữ bàla ở trong kinh Phật được hiểu như là một người không có đủ khôn ngoan hiểu biết và không đủ sự ý thức để thành tựu được những gì mà mình thật sự mong mỏi, trái lại những sở hành của mình chỉ mang lại những khổ đau cho mình và người khác. (XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 61

Thà rằng cô độc

T́m không được bạn đường,
Hoặc bằng hoặc hơn ḿnh,
Thà chọn kiếp độc hành
Hơn đi cùng kẻ ngu.
(Bản Việt dịch của TT Giác Đẳng)

TT Giác Đẳng Có ai trong cuộc đời này lên đường mà không mong có được một người bạn đường, có ai trong cuộc đời này muốn dấn bước mà lại độc hành, cô quạnh một mình. Trên mỗi bước đi của cuộc đời, chúng ta đều muốn được chia sẻ, chẳng những muốn được chia sẻ, mà chúng ta quá muốn để có được những người bạn đồng hành. Và bởi vì chúng ta quá muốn có những người bạn đồng hành, thường khi chúng ta rất vội vã để trọn bạn đồng hành. Và thưa quí vị, cái giá phải trả là chúng ta thường thất vọng, thất vọng rất nhiều cho những sự lựa chọn của mình, và không những thất vọng mà có bao nhiêu là tai ương hoạn nạn, không những thất vọng mà có bao nhiêu phiền toái ở trong cuộc sống. (XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 62

Có Bao Giờ Tự Hỏi

Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu năo,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu?

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

ĐĐ Uyên Minh: :Người không có trí tuệ trong chánh pháp thì thường hay trăn trở âu lo, tất cả những ưu tư trong đời sống chỉ xoay quanh những ý niệm về "Ngã", "Ngã Sở". Chúng tôi cũng đã từng nói rằng tùy vào sở hữu của mình, tùy vào ý niệm chấp thủ của mình mà cái khổ của chúng ta lớn hay nhỏ, một người chỉ có một thân một mình thôi, không có thân nhân bè bạn thì cái âu lo của chúng ta trong đời sống chỉ xoay quanh về bản thân mình, nhưng nếu một người có thân nhân bè bạn con cái quyến thuộc tài sản càng nhiều thì cái khổ của người đó càng lớn .

XEM TIEP

 
   

Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 63

Ai mới thật là thiếu trí

Người ngu nghĩ minh ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí
Thật đúng là chí ngu

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

ĐĐ Uyên Minh: :Câu kệ này là một tiền đề quan trọng mở ra một gợi ý rất lớn. Toàn bộ cuộc sống và toàn bộ cuộc tu của từng người, dù là người xuất gia hay cư sĩ,  câu kệ mãi mãi là một khuôn vàng thước ngọc để chúng ta xây dựng trước tiên là giá trị nhân bản của mình sau đó là những giá trị tâm linh trong đời sống tu học của bản thân.

. (XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 64-65

Sự rỗng không của kẻ thiểu trí

Kẻ ngu dầu trọn đời
Được thân cận bậc trí
Cũng không hiểu lư pháp
Như muỗng với vị canh.

Bậc trí dễ hấp thụ

Người trí dù khoảnh khắc
Kề cận bậc hiền minh
Cũng nhanh hiểu lý pháp
Như lưỡi nếm vị canh

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Giới)

ĐĐ Uyên Minh:Một trong những điều hết sức quan trọng, đó là muốn trở thành một cái lưỡi đối với nồi canh Chánh Pháp, điều tiên quyết là chúng ta tìm ra cho bằng được những nhu cầu tâm linh của mình.

. (XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 66

Khi ḿnh tự hại chính ḿnh

Người ngu si thiếu trí,
Tự ngă thành kẻ thù.
Làm các nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay.

(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng :Bài kệ này riêng về chính văn thì có lẽ là một trong những bài kệ mà mạch văn trong sáng nhất, trong sáng đến đỗi mà qúi Phật tử vừa đọc thì qúi vị có thể nhận ra ý nghĩa của lời kệ, tuy nhiên câu chuyện duyên sự Đức Phật giảng bài kinh này là một duyên sự mà chúng tôi rất thích, chúng tôi hết sức đặc biệt thích duyên sự của bài kinh này bởi vì bài kinh đó được Đức Phật Ngài giảng cho một thính chúng nhân một câu chuyện liên quan đến một người cùi. (XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 67

Tính chất hành vi xấu

Nghiệp làm không tốt đẹp
Làm rồi phải ray rứt
Thọ cảm quả dị thục
Mặt nhuốm lệ khóc than

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng : Trong lời kệ này nếu một người quen với kinh điển Đạo Phật thì nghe giống như là bao nhiêu câu kệ khác mà Đức Phật đã nhắc về trường hợp một người làm lành lánh dữ người ta thường nói như vậy, nhưng mà trong câu chuyện đó không đơn giản, trong câu chuyện đó nói lên một nguồn minh triết rất lớn. "Nếu mình làm gì đó, nếu mình làm một quyết định mà trong quyết định đó mà mình nghĩ rằng về sau này trong mười phần có 5, 7 phần là mình phải hối hận thì tội gì phải làm." một người có trí là một người sẽ làm công việc mà người đó nghĩ rằng nếu chuyện đó xảy ra cái hậu quả của nó mang đến mà mình hoàn toàn không hối hận thì việc đó mới chính là việc nên làm. Câu kinh rất là giản dị thưa qúi vị, câu kinh giản dị đến đỗi mà qúi vị có thể đọc lướt qua mà không để lại trong lòng một chút ấn tượng gì. (XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 68

Tính chất hành vi tốt

Một việc làm tốt đẹp
Làm rồi không ray rứt
Thọ cảm quả dị thục
Tâm hân hoan vui vẻ

.(Việt dịch TK Trí Siêu)

TT Trí Siêu : Bởi vậy cho nên trong bài kệ này chúng ta cần rút ra một kinh nghiệm học tập cho việc tu tiến của mình là khi làm điều thiện, an trú trong điều thiện, đó là một nơi an ổn. Bất luận là ngày hay đêm, lúc nào chúng ta khởi lên tâm thiện thì lúc đó chúng ta sống trong  sự an ổn, sự an lạc. Ngày nào chúng ta còn khởi lên tâm thiện thì ngày đó là ngày tốt đẹp đối với bậc thiện trí ở đời này, nhất là đối với hạng chúng sanh có tâm đại nhân hạnh nguyện bồ tát thì việc thiện đối với họ như những món ăn tinh thần và thiếu việc thiện họ cảm thấy như ngày hôm đó có sự thiếu sót.

(XEM TIẾP)

TT Giác Đẳng : Nói trong tinh thần của người tu tập không phải là xem nhẹ mạng sống của mình. Chúng ta biết kiếp người là quý, thân mạng là quý và khi quyết định để nhập cuộc để dấn thân thì cho dù hiểm nguy, cho dù đe dọa vẫn xem thường. “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” có ý nghĩa rất lớn. Trong ý nghĩa này đạo Phật dạy rằng trình độ tu chứng là do khả năng của chúng ta khi hành ba-la-mật hạnh, chúng ta có khả năng xả kỷ đến đâu. Có những người có khả năng xả kỷ đến mức độ người đó có thể bỏ được tất cả những gì liên quan đến ngoại thân của mình.
(XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 69

Trái ngọt độc hại

Khi tội ác chưa muồi
Kẻ ngu nghĩ là ngọt
Khi ác nghiệp chín muồi
Ke ngu chịu khổ đau

.(Việt dịch TK Trí Siêu)

TT Trí Siêu :Ở đây kẻ phàm phu nói chung hay hạng người thiện trí nói riêng, hạng người phàm phu và thiện trí khi họ hưởng các dục thì họ chỉ thấy rằng đó là vị ngọt nhưng không biết được sự nguy hiểm của dục vọng như thế nào và họ càng không biết được sự xuất ly của dục vọng, còn nói gì đến việc họ tạo ác nghiệp, chính do dục vọng sai xử chi phối cho nên họ đã hành động một cách điên cuồng, và họ nghĩ rằng đó là vị ngọt là khi mà ác nghiệp ấy chưa chín mùi tức là chưa tạo ra quả dị thục thì người ngu họ thấy là ngọt, nhưng đến chừng ác nghiệp đã chín mùi rồi thì khi ấy người ngu chịu sự khổ đau.

(XEM TIẾP)

TT Giác Đẳng : Một phương diện căn bản Đạo Phật nói đến một người trí là người thấy xa hiểu hộng rộng, tầm nhìn của vị đó dựa trên tinh thần nhân quả. Tinh thần nhân quả là một điều cho chúng ta hiểu rằng những sự việc ở trong thế gian này không phải cái gì chúng ta nhìn trước mắt nghĩa là chúng ta hiểu hết câu chuyện. Cái mà chúng ta hiểu trước mắt chỉ là một phần câu chuyện mà thậm chí là hiểu một phần rất nhỏ của câu chuyện. Tương tựa như chúng ta nhìn một đóa hoa đẹp, đóa hoa đẹp đó có thể là muôn sắc muôn màu hết sức là rạng rỡ, nhưng sự kết thúc của cái đẹp đó chúng ta không thấy được, đời sống của một kiếp người cũng vậy.

(XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 70

Giá trịđạo đức của con người

Kẻ ngu dù thọ thực

Mỗi tháng bằng cọng cỏ

Cũng không có giá trị

Bằng một phần mười sáu

Của bậc thực chứng pháp.

.(Việt dịch TK Trí Siêu)

TT Trí Siêu Nói tóm lại chúng ta hiểu một điều là sự tu tập cách nào cũng được nhưng cần nhất là phải là nhắm vào mục tiêu giải thoát nhắm vào mục đích chánh hướng thì như vậy sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp. Còn khi chúng ta không có mục đích chơn chánh, không có chánh hướng thì lúc bấy giờ cho dù có sự nỗ lực có sự cố gắng thì sự nỗ lực hay sự cố gắng đó cũng không đưa đến sự thành công không đưa đến sự thành tựu tốt đẹp.

(XEM TIẾP)


Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 71 & 72

Ác nghiệp nhằm trổ quả

Nghiệp ác đă được làm,
Như sữa, không đông ngay,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như lửa tro che đậy.


Kẻ ngu được tài năng
Là lúc chịu bất hạnh
Hạnh phúc bị tổn hại
Trí não cũng tiêu tan.

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

ĐĐ Uyên Minh : Có người họ nói rằng gọi là thiên đường hay địa ngục chỉ là sự dằn xéo đày đoạ trong nội tâm của mình mà thôi chứ thiên đàng địa ngục không ở đâu xa. Có người lại quá tin ở cõi trời địa ngục ở kiếp sau họ đã thờ ơ trong hiện tại. Chúng tôi nghĩ rằng một người phật tử sáng suốt, khách quan, bình tĩnh thì chúng ta không đứng về một cực đoan nào hết. Trước hết chúng ta vẫn tin vào sự tồn tại của những cảnh giới sa đoạ như cảnh giới đia ngục, ngạ quỷ, atula, bàng sinh, ta vẫn tin, nhưng bên cạnh đó ta vẫn thấy rằng quả khổ của một hành động bất thiện chỉ là sự sa đọa trong một cảnh giới đau khổ nào đó mà quả khổ tội lỗi, ngôn ngữ tội lỗi, tư tưởng tội lỗi hoàn toàn có thể nhìn thấy ngay trong đời này.

(XEM TIẾP)

Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 73 & 74

Kẻ ngu háo danh

Cầu danh không tương xứng
Chủ tọa hàng tý kheo
Quyền hành trong tu viện
Tư gia nhận lễ cúng

Mong cả hai tăng tục
Đều biết đến ta đây
Bất luận việc lớn nhỏ
Đều theo mệnh lệnh ta
Kẻ ngu suy nghĩ vậy
Dục và mạn tăng trưởng.

.(Việt dịch TK Trí Siêu )

Sư Trưởng :....Bài kệ số 73 là một bài kệ rất hay, đây là một bài kệ mà bản thân chúng tôi thường hay dùng để nhắc nhở chính mình vì ở một ngôi chùa trong đó có chư tăng, mình là vị trụ trì thường hay có ý nghĩ mình là người có quyền, nếu tăng chúng vãng lai không trình, không bạch, không thưa, khi đến khi đi, có nhiều khi như vậy mình thấy hơi bực bội.

(XEM TIẾP)

Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu (Bàla Vagga) - Kệ ngôn 75

Hãy chọn con đường

Khác thay duyên thế lợi
Khác thay đường níp-bàn
Biết rõ lẽ như vậy
Tỳ-kheo đệ tử Phật
Chớ vui thích lợi lộc
Hãy tu hạnh viễn ly

.(Việt dịch TK Trí Siêu )

TT Trí Siêu :....có hai con đường, một con đường dẫn đến lợi lộc, lợi đắc cung kính, và một con đường dẫn đến Niết Bàn. Cả hai con đường này vị tỷ kheo tu tập cần có sự ý thức, sáng suốt, nhận thức một cách rõ ràng để định hướng con đường phải đi của mình. Con đường dẫn đến lợi lộc thì thấy ngay trong hiện tại vị tỳ kheo có thể thọ hưởng được, có thể lợi dưỡng được nhưng sẽ đem khổ lâu dài trong tương lai. Còn đối với đạo lộ dẫn đến Niết Bàn, đạo lộ này thật sự có nhiều chông gai, nhiều khó khăn. Nhưng với vị tỳ kheo thấy sợ hãi trong sự luân hồi thì vị tỳ kheo cũng cố gắng nỗ lực chuyên cần đi trên con đường đó.

(XEM TIẾP)


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Đầu trang