Contents [go up]

  1. Skillfullness (passages §§1-7)
  2. Karma and the Ending of Karma (§§8-17)

^^^^

A. Skillfulness [go up]

The Buddha's teachings, like the principles they describe, are interrelated in complex ways. It is difficult to point out any one teaching that underlies everything else, as all the teachings are mutually dependent. Nevertheless, there are a number of possible entry points into their pattern, and one of those points is the Buddha's observation that it is possible to master a skill.

A. Thiện pháp [go up]

Giáo pháp của Đức Phật, như những nguyên lý mà chúng miêu tả, liên quan hỗ tương theo nhiều cách phức tạp. Khó chỉ ra được bất cứ một giáo pháp nào nhấn mạnh mọi điều nào khác, bởi vì tất cả những giáo pháp là tương quan tùy thuộc. Tuy nhiên có một số những điểm thâm nhập có thể vào mô thức của chúng, và một trong những điểm đó là nhận xét của Đức Phật rằng có khả năng quán triệt chúng.

Unlike many of his contemporaries — and many thinkers before and since — the Buddha did not try to reason from abstract principles down to direct experience. As we noted in the Introduction, the Buddha's contemporaries were influenced by the premier science of their time — astronomy — in the way they viewed experience, and it is easy to see prejudices derived from astronomy at work in their thought: that the universe is composed of discrete bodies acting in line with regular, linear causes; and that human knowledge of these processes has no impact on the way they behave. These prejudices, when applied to human experience, resulted in what the Buddha called theories of being, or what we today would call theories of order: that the processes of the universe can be totally explained in terms of physical principles that follow linear causal patterns unaffected by human intervention. The various conclusions that developed out of this approach differed primarily in how one's soul — viewed in various ways either as a discrete thing or as a more abstract principle — was to look for release from this vast cosmic machine. Some insisted that action was illusory; others, that action was real but totally determined by fixed rules, serving only to bind one to the impersonal cycle.

Không như nhiều người đồng thời với ngài – và nhiều nhà tư tưởng trước và từ thời của ngài – Đức Phật không cố lập luận từ những nguyên lý trừ tượng đến kinh nghiệm trực tiếp. Như chúng ta đã lưu ý trong phần Dẫn nhập, những người đồng thời với Đức Phật bị ảnh hưởng bởi khoa học hàng đầu của thời họ - thiên văn học – về cách họ quan niệm kinh nghiêm, và dễ dàng thấy những thiên kiến có nguồn gốc từ thiên văn học ảnh hưởng trong tư tưởng họ: rằng vũ trụ được tạo thành bởi những thiên thể riêng lẻ họat động tuân theo những nguyên nhân tuyến tính, đều đặn và tri kiến con người về những tiến trình này không ảnh hưởng gì đấn cách vận hành của chúng. Những thiên kiến này khi áp dụng vào kinh nghiệm của con người, đưa đến kết quả mà Đức Phật gọi là những lý thuyết tồn tại, hoặc là ngày nay sẽ gọi là những lý thuyết về trật tự: rằng các tiến trình của vũ trụ có thể được hòan tòan giải thích theo những nguyên lý vật chất theo những mô thức nhân quả tuyến tính không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của con người. Những kết luận khác nhau phát triển từ phương pháp này khác nhau chủ yếu với cách mà linh hồn con người – được quan niệm theo những cách khác nhau hoặc là như cái gì đó tách rời hoặc là một nguyên lý trừu tượng hơn – phải tìm kiếm giải thóat khỏi guồng máy vũ trụ mênh mông. Một số người khẳng định rằng hành động là ảo ảnh, những người khác, rằng hành động là thật nhưng hoàn được quyết định bởi những qui luật cố định, dùng chỉ để ràng buộc con nguời vào vòng lạnh lùng

In reaction to the theories of being, the Lokayatans proposed a theory of non-being or absolute chaos that, like all reactionary ideologies, was defined largely by what it denied. Although it admitted the primacy of the physical universe, it denied that any causal laws operated on the observable, human level. Everything, the Lokayatans said, was totally spontaneous, random, and chaotic. No personal souls were observable, and thus human identity was composed only of the temporary conjunction of elements that made up the body, terminating when those elements separated at death.

Phản ứng lại với những lý thuyết về tồn tại, Những người Lokayatans đề xuất thuyết phi tồn tại hoặc xáo trộn tuyệt đối mà, như tất cả những hệ tư tưởng phản động, được định nghĩa chủ yếu bằng những gì chúng bác bỏ. Mặc dù nó chấp nhận sự thống trị của vũ trụ vật chất, nó bác bỏ bất cứ qui luật nhân quả nào họat động trên bình diện con người và có thể quan sát được. Mọi sự vật, người Lokayatan nói, hòan tòan tự phát, tình cờ, và xáo trộn. Không có những linh hồn con người nào có thể quan sát được, và do đó thực thể con người được làm nên chỉ bằng sự kết hợp những yếu tố làm nên thân xác, chấm dứt lúc những yếu tố này tan rả khi chết.

In a manner typical of his approach to problems, the Buddha avoided both sides of this argument by focusing directly on the level of immediate experience and exploring the implications of truths that both sides overlooked. Instead of fixing on the content of the views expressed, he considered the actions of those who were expressing the views. The logic either of total determinism or of total chaos must end in the conclusion that purposeful action is pointless, and yet adherents of both schools continued to act in purposeful ways. The fact that each side advanced an interpretation of reality implied that both agreed that there were skillful and unskillful ways of approaching the truth, for each insisted that the other used unskillful forms of observation and argumentation to advance its views. Thus the Buddha looked directly at skillful action in and of itself, worked out its implications in viewing knowledge itself as a skill — rather than a body of facts — and found that those implications carried him all the way to release.

Với một phong cách tiêu biểu cho phương pháp giải quyết các vấn đề của ngài, Đức Phật tránh cả hai bên của cuộc tranh luận bằng cách tập trung trực tiếp trên bình diện kinh nghiệm tức thì và khám phá những hàm ý của những chân lý mà hai bên đã bỏ qua. Thay vì bám vào nội dung của những quan điểm được trình bày, ngài xem xét những hành động của những người phát biểu những quan điểm đó. Lập luận hoặc là hòan tòan tiền định hoặc là hòan tòan xáo trộn phải chấm dứt trước kết luận rằng hành động có mục đích là vô nghĩa, và những người ủng hộ cả hai trường phái tiếp tục hành động theo những cách có mục đích. Sự kiện là mỗi bên đưa ra một giải thích về hiện thực hàm ý rằng cả hai đồng ý rằng có những cách thiện xảo và không thiện xảo để tiếp cận chân lý, bởi vì mỗi bên đều khẳng định rằng bên kia dùng những dạng quan sát và lập luận không thiện xảo để đưa ra quan điểm của mình. Do đó Đức Phật xét thẳng vào hành động thiện xảo trong và của chính nó, tìm ra những hàm ý của nó trong việc xem xét chính tri kiến là một thiện xảo – hơn là một tập hợp những sự kiện – và phát hiện rằng những hàm ý đó đã đưa ngài suốt con đường đến giải thóat

We have already touched on how implications drawn from the fact of skillful action shaped the major outlines of the Buddha's teachings. It will be useful to review those implications here. To begin with, the fact that skills can be developed implies that action is not illusory, that it actually gives results. Otherwise, there would be no such thing as skill, for no actions would be more effective than others. The fact of skillfulness also implies that some results are preferable to others, for otherwise there would be no point in trying to develop skills. In addition, the fact that it is possible to learn from mistakes in the course of developing a skill, so that one's future actions may be more skillful, implies that the cycle of action, result, and reaction is not entirely deterministic, and that acts of perception, attention, and intention can actually provide new input as the cycle goes through successive turns.

rChúng ta vừa đề cập về cách mà những hàm ý được rút ra từ những thiện nghiệp làm nên nét đại lược chính của giáo pháp của Đức Phật. Sẽ hữu ích để xem lại những hàm ý đó ở đây. Để bắt đầu, sự kiện là các thiện pháp có thể phát triển hàm ý rằng nghiệp không phải là hư ảo, rằng nó thật sự cho quả. Nếu không sẽ không có việc gọi là thiện và không có những nghiệp này lại có hiệu quả hơn những nghiệp khác. Sự kiện về thiện pháp cũng hàm ý rằng những quả nào đó là được ưa thích hơn những quả khác, vì nếu không sẽ không có ý nghĩa gì để phát triển những thiện pháp. Hơn nữa, sự kiện là có thể học từ những sai lầm trong quá trình phát triển một thiện pháp do đó mà những hành động tương lai của người ta có thể thiện xảo hơn, hàm ý rằng chu kỳ nghiệp, quả và phản ứng không hòan tòan tiền định và những hành động nhận thức, chú tâm, và ý định có thể thực sự cung cấp đầu vào mới khi vòng trải qua các chu kỳ nối tiếp nhau.

The important element in this input is attention. Anyone who has mastered a skill will realize that the process of attaining mastery requires attention to three things: (1) to pre-existing conditions, (2) to what one is doing in relation to those conditions, and (3) to the results that come from one's actions. This threefold focus enables one to monitor one's actions and adjust them accordingly. In this way, one's attention to conditions, actions, and effects allows the results of an action to feed back into future action, thus allowing for refinement in one's skill. By working out the implications of these requirements, the Buddha arrived at the principle of this/that conditionality, in which multiple feedback loops — sensitive to pre-existing conditions, to present input, and to their combined outcome — account for the incredible complexity of the world of experience in a way similar to that of modern theories of "deterministic chaos." In this sense, even though this/that conditionality may seem somewhat alien when viewed in the abstract, it is actually a very familiar but overlooked assumption that underlies all conscious, purposeful action. The Buddha simply explored the implications of this assumption much further than anyone else, all the way to the disbanding of space, time, and the present, together with their inherent stress.

Yếu tố quan trong trong đầu vào này là chú tâm. Bất cứ ai đã làm chủ được một thiện pháp sẽ nhận thấy rằng tiến trình có được sự làm chủ đó đòi hỏi phải chú tâm vào ba điều: (1) các điều kiện có trước, (2) cái mà người ấy đang làm có quan hệ với những điều kiện đó, và (3) những kết quả đến từ những hành động của người ấy. Việc tập trung ba lớp này làm cho người ta có thể theo dõi được hành động của mình và điều thích thích hợp. Bằng cách này, sự chú tâm của một người đến những điều kiện, những hành động, và hiệu quả làm cho những kết quả của một hành động phản hồi vào những hành động tương lai, do đó  làm cho có sự tinh lọc trong thiện pháp của người ấy. Bằng cách hiểu được hàm ý của những yêu cầu này, Đức Phật đã đi đến nguyện lý diều kiện cái này/cái kia, trong đó các chuỗi phản hồi nhân lên - nhạy cảm với những điều kiện có trước, với đầu vào hiện tại, và với kết quả tổng hợp của chúng – làm nên sự phức tạp ngòai sức tưởng tượng của thế giới kinh nghiệm theo cách tương tự với cái mà thuyết hiện đại về “sự xáo trộn tiền định”. Theo ý nghĩa này, dù nguyên lý điều kiện cái này/cái kia có thể có vẻ xa lạ trong chừng mực nào đó khi được xem xét trong sự trừu tượng, kỳ thực nó là những giả định, rất quen thuộc nhưng bị bỏ qua, làm nền cho tất cả những hành động có ý thức, có mục đích. Đức Phật chỉ khám phá những hàm ý của giả định này xa hơn bất cứ cái nào khác, suốt con đường dẫn đến tháo tung không gian, thời gian, và hiện tại, cùng với khổ gắn với chúng.

 

These implications of the fact of skillfulness account for the main framework of the Buddha's doctrine as expressed in the teachings on the four noble truths, dependent co-arising, and this/that conditionality. Other facets of skillful action also account for more detailed points within this framework. For instance, the Buddha's exploration of stress and its origination, in the light of skillful action, provided the analysis of mental and physical events ("name-and-form," nama-rupa) that plays a central role in the second noble truth as expressed in terms of dependent co-arising. The first lesson of skillfulness is that the essence of an action lies in the intention motivating it: an act motivated by the intention for greater skillfulness will give results different from those of an act motivated by greed, aversion, or delusion. Intention, in turn, is influenced by the appropriateness or inappropriateness of the act of attention to one's circumstances. The less an act of attention is clouded by delusion, the more clearly it will see things in appropriate terms. The combination of attention and intention in turn determines the quality of the feeling and the physical events that result from the act. The more skilled the action, the more refined the feelings and physical events that result. Perceptions arise with regard to those results, some more appropriate than others. The act of attention selects which ones to focus on, thus feeding back into another round in the cycle of action, with all its inherent instabilities and uncertainties. Underlying the entire cycle is the fact that all its factors are in contact with consciousness. This constellation of factors came to form the central causal connection in one of the Buddha's most basic formulations of dependent co-arising, in which the mutual dependence of "name" (attention, intention, feeling, perception, and contact) and "form" (physical events) on the one hand, and consciousness on the other, accounts for the arising of all stress [§§218, 228].

Những hàm ý của sự thật về thiện pháp tạo nên bộ khung chính của học thuyết của Đức Phật như được trình bày trong những giáo pháp của ngài về tứ thánh đế, duyên sinh, và nguyên lý điều kiện cái này/cái kia. Những mặt khác của thiện nghiệp cũng làm thành những điểm chi tiết trong khung này. Chẳng hạn Đức Phật xem xét khổ và nguồn gốc của nó, dưới ánh sáng của thiện nghiệp, đưa đến việc phân tích các sự kiện vật chất và tinh thần (“danh và sắc,” nama-rupa) đóng vai trò trung tâm trong thánh đế thứ hai như được trình bày trong mối quan hệ với duyên sinh. Bài học thứ nhứt của thiện pháp là cốt lõi của hành động là ở chỗ ý định thúc đẩy nó: một hành động được thúc dẩy bởi ý định nhằm thiện pháp to lơn hơn sẽ đem lại những kết quả khác với một hành động có động cơ tham, sân và si. Ý định, đến lượt nó, lại bị ảnh hưởng của sự thích hợp hay không thích hợp của hành động của ý định đối với hòan cảnh của con người. Một hành động chú tâm ít bị si che mờ, thì nó càng thấy được các sự vật trong những mối quan hệ phù hợp hơn. Sự kết hơp của chú tâm và ý định đến lượt chúng lại quyết định phẩm chất của cảm thọ và các sự kiện vật chất (sắc pháp) kết quả từ hành động. Hành động càng thiện xảo, thì cảm thọ và các sự kiện vật chất kết quả càng tinh tế. Những nhận thức khởi sanh liên quan đến những kết quả này, một số thích hợp hơn những cái khác. Hành động chú tâm chọn lọc những cái nào để tâp trung, do đó đưa thông tin phản hồi vào trong một chu kỳ hành động khác (chu kỳ/ vòng nghiệp), với tất cả những bất ổn, bấp bênh nội tại của nó. Làm nền cho tòan bộ chu kỳ này là sự kiện mà các yếu tố của nó tiếp xúc với ý thức. Chùm các yếu tố này lại thình thành mối quan hệ nhân quả trung tâm trong một trong những dạng diễn đạt mang tính công thức về duyên sinh cơ bản của Đức Phật , trong đó sự tùy thuộc hỗ tương của “danh” (chú tâm, ý định, nhận thức, và tiếp xúc) và “sắc” (các sự kiện vật chất) về một phía, và ý thức về phía khác, chịu trách nhiệm cho sự khởi sanh của khổ[§§218, 228].

 

The interplay of name, form, and consciousness also plays a role in the formulation of the third and fourth noble truths, providing an answer to the quandary of how the stress and suffering inherent in the cycle of action can be ended. If one tried simply to stop the cycle through a direct intention, the intention itself would count as a factor to keep the cycle going. This double bind can be dissolved, however, if one can watch as the contact between consciousness and the cycle naturally falls away. This possibility requires, not an attempt at inaction, but even greater skillfulness in all the factors of action. Convinced that the only way to true happiness would be to find a way out of the cycle, that there had to be such a way, and that this was it, the Bodhisatta developed each of the factors of skillful action to an even higher degree of skill. The most skillful form of attention, he discovered, was to view all of experience in terms of the four noble truths: stress, its origination, its cessation, and the path of practice leading to its cessation. These truths not only formed his most basic teaching [§188], but also played a role in the path of practice leading to the cessation of stress, as the factor of right view. The most skillful form of intention was to engage in the directed thought and evaluation that would lead the mind to the stillness of mental absorption. These factors played a role both as aspects of the path factor of right concentration and as the highest form of the path factor of right resolve [§106]. The most refined forms of feeling and perception were the feelings of pleasure and equanimity and their accompanying levels of perception in the highest states of mental absorption [DN 9; §164], later included in the path factor of right concentration as well [§102].

Sự tác động qua lại giữa danh và sắc, và ý thức cũng có vai trò trong việc công thức hóa thánh đế thứ ba và thứ tư, đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi hóc búa là làm thế nào khổ và stress nội tại trong chu kỳ nghiệp có thể chấm dứt. Nếu người ta chỉ cố gắng chận đứng chu kỳ thông qua ý định trực tiếp, thì chính ý định lại có tầm quan trọng như là một yếu tố giữ cho chu kỳ tiếp diễn. Sự ràng buộc kép này, tuy nhiên có thể bị phá vỡ nếu người ta có thể quan sát khi sự tiếp xúc giữa ý thức và chu kỳ tách rời một cách tự nhiên. Khả năng này đòi hỏi, không phải là một nỗ lực không hành động, mà thậm chí thiện pháp lớn hơn nhiều trong các yếu tố của hành động. Tin rằng con đường duy nhất đi đến chân hạnh phúc sẽ là tìm cách thóat khỏi chu kỳ, rằng đã có một con đường như vậy, và rằng đây chính là con đường, Bồ tát đã phát triển mỗi yếu tố của hành động thiện xảo ngay cả đến cấp độ thiện xảo cao hơn. Ngài đã phát hiện hình thức thiện xảo nhứt của chú tâm là xem xét tất cả kinh nghiệm theo tứ thánh đế: khổ, nguyên nhân của khổ, chấm dứt khổ, và con đường tu tập dẫn đến chấm dứt khổ. Những chân lý này không chỉ làm nên giáo pháp cơ bản nhất của ngài[§188], mà còn đóng vai trò trong con đường tu tập đưa đến chấm dứt khổ, như là thành tố chánh kiến của bát chánh đạo. Hình thức thiện xảo nhứt của ý định là tham dự vào tư tưởng và thẩm định trực tiếp đưa tâm trạng thái tĩnh lặng của sự tập trung tinh thần. Những yếu tố này đóng vai trò vừa là những khía cạnh của chánh định và vừa là hình thức cao nhất của chánh tư duy[§106] của bát chánh đạo. Những hình thức tinh tế nhất của cảm thọ và nhận thức  là những cảm thọ về dục lạc và xả ly và các cấp độ kèm theo của nhận thức trong những trạng thái cao nhất của định[DN 9; §164], sau này cũng được đưa vào yếu tố chánh định của bát chánh đạo[§102].

 

The Wings to Awakening — as alternate expressions of the path to the cessation of stress — are also shaped by the implications of the fact of skillfulness. These implications account directly for the main factors in the Wings — the qualities of equanimity, concentration, and discernment that are needed to develop skillfulness — and indirectly for all the other qualities on which these qualities depend. As expressed in the non-linear pattern of this/that conditionality, these implications also account for the way in which the factors in the Wings must act as supports for one another in a pattern of mutual feedback. And, in the most general terms, the fact that skillfulness leads ultimately to a dimension where skillfulness is transcended, accounts for a paradoxical dynamic common to all seven sets that form the Wings: the meditator must intentionally make use of qualities from which he/she wants to escape, gaining familiarity with them in the course of mastering them to the point where they are naturally stilled. There the transcendent paths and their fruitions take over. This is the sense in which even the path of right practice must eventually be abandoned, but only after it has been brought to the culmination of its development. Many people have misunderstood this point, believing that the Buddha's teachings on non-attachment require that one relinquish one's attachment to the path of practice as quickly as possible. Actually, to make a show of abandoning the path before it is fully developed is to abort the entire practice. As one teacher has put it, a person climbing up to a roof by means of a ladder can let go of the ladder only when safely on the roof. In terms of the famous raft simile [§§113-114], one abandons the raft only after crossing the ocean. If one were to abandon it in mid-ocean, to make a show of going spontaneously with the flow of the ocean's many currents, one could drown.

Đôi cánh Giác ngộ - là sự biểu đạt khác của bát chánh đạo dẫn đến chấm dứt khổ - cũng được hình thành bằng những hàm ý của sự thật về thiện pháp. Những hàm ý này trực tiếp  tạo thành những thành tố chính trong Đôi Cánh – những phẩm chất xả, định, tuệ cần để phát triển thiện pháp – và gián tiếp tạo thành những phẩm chất khác mà những phẩm chất này tùy thuộc vào. Như đuợc trình bày trong mô thức nguyên lý điều kiện cái này/cái kia, những hàm ý này làm thành con đường trong đó các thành tố của Đôi Cánh phải họat động như là những yếu tố hỗ trợ lẫn nhau trong mô thức phản hồi hỗ tương. Và, nói một cách tổng quát nhất, thật ra là thiện pháp cuối cùng dẫn đến một chiều kích nơi mà thiện pháp bị vượt qua, sự năng động nghịch lý chung cho thất đạo phẩm làm thành Đôi Cánh: thiền giả phải cố ý sử dụng những phẩm chất mà mình muốn thóat khỏi, làm quen với chúng trong quá trình làm chủ chúng đến mức độ mà chúng tự nhiên an tĩnh. Ở đấy các con đường vượt lên và những quả của chúng chiếm lĩnh. Đây là ý thức mà trong đó ngay cả con đường tu tập đúng đắn cuối cùng phải được buông bỏ, nhưng chỉ khi nó được đưa đến điểm đỉnh của sự phát triển của nó. Nhiều người hiểu lầm điểm này, tin rằng giáo pháp của Đức Phật về xả thủ đòi hỏi người ta từ bỏ sự gắn bó với con đường tu tập càng sớm càng tốt. Thực ra từ bỏ đường đạo trước khi nó được phát triển tròn đầy là từ bỏ hòan tòan việc tu tập. Như một vị đạo sư có dạy, một người leo lên mái nhà bằng thang, chỉ có thể bỏ thang khi người ấy đã an tòan trên mái nhà. Theo ngụ ngôn nổi tiếng về chiếc bè[§§113-114], người ta chỉ bỏ bè khi đã vượt biển. Nếu người ta bỏ bè khi nó ở giữa biển, để chứng tỏ việc tự phát trôi theo những luồng nước biển, người ta có thể bị chết chìm.

 

When the factors of the path are mutually brought to a state of consummation, however, there occurs a point of equipoise called "non-fashioning" (atammayata) [§179], in which their contact with consciousness — still fully conscious — naturally becomes disengaged. One modern teacher has compared this disengagement to that of a fruit naturally falling, when fully ripened, from the tree. This is how the cycle of action is brought to an end. And, as the Buddha discovered, this is how all experience of stress, suffering, and the entire cosmos conditioned by time and the present can be brought to an end as well, leaving the limitless freedom of "consciousness without feature" [§235], the endpoint of all human striving.

Khi các thành tố của đường đạo trong mối quan hệ lẫn nhau được đưa đến trạng thái hòan hảo, tuy nhiên, trước khi xuất hiện điểm cân bằng gọi là "tháo gỡ" (atammayata) [§179], trong đó sự tiếp xúc với ý thức –mặc dù vẫn hòan tòan ý thức – tư nhiên trở nên tách rời . Một vị thầy hiện đại đã so sánh sự tách rời này với việc trái cây tự nhiên rụng khỏi cây khi chín muồi. Đây là cách mà chu kỳ nghiệp đi đến kết thúc. Và, như Đức Phật đã khám phá, đây là cách mà tòan bộ kinh nghiệm về khổ và stress, và tòan thể vũ trụ bị qui định bởi thời gian và hiện tại cũng có thể đi đến kết thúc, để còn lại là tự do vô hạn của “ý thức không thuộc tính”  [§235], điểm cuối cùng của sự phấn đấu của của mọi người.

 

Thus we can say that the Dhamma — in terms of doctrine, practice, and attainment — derives from the fully explored implications of one observation: that it is possible to master a skill. This point is reflected not only in the content of the Buddha's teachings, but also in the way they are expressed. The Buddha used many metaphors, explicit and implicit, citing the skills of craftsmen, artists, and athletes to illustrate his points. The texts abound with explicit similes referring to acrobats, archers, bathmen, butchers, carpenters, farmers, fletchers, herdsmen, musicians, painters, etc., pointing out how their skills correspond either to the way the mind fashions stress and suffering for itself, or to the skills a meditator needs to develop in order to master the path to release. On the implicit level, the passages dealing with meditation are filled with terms derived from music theory. In his younger days as a prince, the Bodhisatta — like other young aristocrats of his time — was undoubtedly a connoisseur of the musical arts, and so was naturally familiar with the theory that lay behind them. Because the terminology of this theory is so pervasive in the teachings he formulated as a Buddha, it will be useful to discuss it here briefly.

Do đó chúng ta có thể nói rằng Pháp – về phương diện học thuyết, tu tập và chứng ngộ -bắt nguồn từ những hàm ý đã được khám phá của một nhận định: rằng nó có thể làm chủ một thiện pháp. Điểm này không những được phản ảnh trong nội dung giáo pháp của Đức Phật mà còn trong cả cách diễn đạt chúng. Đức Phật dùng nhiều ẩn dụ, minh hiển và ẩn tàng, nói về những kỹ năng của thợ thủ công, nghệ sĩ, vận động viên để minh họa quan điểm của ngài. Các kinh điển dồi dào những so sánh rõ ràng nói đến những người làm xiếc, bắn cung, đồ tể, thợ mộc, nông dân, thợ làm tên, người chăn gia súc, nhạc sĩ, họa sĩ. v.v., chỉ ra cách mà kỹ năng của họ có quan hệ hoặc là cách mà trí óc của họ  tạo nên stress và khổ cho chính nó, hoặc là những thiện pháp mà một thiền giả cần phát triển để làm chủ được con đường giải thoát. Ở mức độ hàm ý, các đọan kinh trích nói về thiền định đầy rẫy những từ ngữ có nguồn gốc từ lý thuyết âm nhạc. Khi còn là một hòang tử trẻ, Bồ tát – giống như những người quí tộc trẻ của thời đại ngài – chắc chắn là am tường nghệ thuật âm nhạc và do đó dĩ nhiên là quen với lý thuyết nền tảng của âm nhạc. Bởi vì thuật ngữ của lý thuyết này được sử dụng rông rãi trong những giáo pháp mà ngài tạo lập khi là Đức Phật, nên sẽ có ích để bàn nó ở đây một cách ngắn gọn.

 

Unfortunately, we do not have a full treatise on the theory of musical performance as practiced during the Buddha's time, but there are enough references to music scattered through the texts for us to sketch the outlines of that theory. The first step in performance was to tune one's instrument, "establishing" one's tonic note (literally, "base," thana) to make it on-pitch ("even," or sama), then to fine-tune or attune ("ferret out" or "penetrate") the remaining notes (again, "bases") of the scale in relation to the tonic. This required a great deal of skill, sensitivity, and some mathematical knowledge, as the well-tempered scale had not yet been developed, and many different ways of calculating the scale were in use, each appropriate to a different emotion. The musician then picked up the theme (nimitta) of the composition. The theme functioned in several ways, and thus the word "theme" carried several meanings. On the one hand it was the essential message of the piece, the image or impression that the performer wanted to leave in the listener's mind. On the other hand, it was the governing principle that determined what ornamentation or variations would be suitable to the piece.

Không may, chúng ta không có một nghiên cứu đầy đủ về lý thuyết về việc diễn tấu âm nhạc như được áp dụng thời Đức Phật, nhưng có đủ những tham khảo về âm nhạc rải rác thông qua các kinh điển cho chúng ta phác họa về lý thuyết đó. Bước đầu trong việc diễn tấu là so dây nhạc cụ, thiết lập nốt nhạc đầu của thang âm (nghĩa đen là “ nền,” thana) làm cho nó đúng tần số (“đều” hoặc sama), rồi chỉnh thật đúng (“tìm ra” hoặc “thâm nhập”) những nốt còn lại của thang âm (một lần nữa, “các nốt nền”) tương quan với nốt đầu. Điều này đòi hỏi nhiều sự khéo léo (thiện xảo), nhạy cảm, và kiến thức tóan nhất định, bởi vì thang âm thật hài hòa với nhau chưa được phát triển đúng mức, và có nhiều cách để tính tóan thang âm đựơc sử dụng, mỗi cách phù hợp với cảm xúc khác nhau. Nhạc sĩ do đó chọn chủ đề (nimitta) của tác phẩm. Chủ đề thực hiện nhiều chức năng khác nhau do đó từ “chủ đề” có mấy nghĩa. Một mặt nó là thông điệp cần thiết của tác phẩm, hình ảnh hay là ấn tượng mà người biểu diễn muốn để lại trong tâm trí người nghe. Mặc khác, nó là nguyện tắc quán xuyến quyết định những biến tấu phù hợp với tác phẩm.

 

These musical terms recur throughout the Buddha's discussion of meditation [§§66, 74, 86, 150, 161, etc.]. For instance, in one context the Buddha says that one should establish one's persistence to the right pitch, attune the remaining faculties to that pitch, and then pick up one's theme. In other contexts, he says that one should become attuned to a particular theme, or that one should develop meditation in tune with a particular object. Impossibilities are said to be "non-base," analogous to tones that cannot function as musical notes. There are enough passages to show that the Buddha used this terminology conscious of its musical connotations, and that he wanted to make the point that the practice of meditation was similar to the art of musical performance. We should thus try to be sensitive to these terms and their implications, for the comparison between music and meditation is a useful one.

Những thuật ngữ âm nhạc này xuất hiện lập đi lập lại trong suốt phần thảo luận của Đức Phật về thiền định [§§66, 74, 86, 150, 161, etc.]. Chẳng hạn, trong một bối cảnh Đức Phật nói là phải tạo sự quyết tâm đến đúng (cao) độ, điều chỉnh những năng lực còn lại cùng với (cao) độ đó, và rồi chọn chủ đề. Trong những bối cảnh khác, ngài nói rằng người ta phải trở nên điều chỉnh phù hợp với chủ đề, hoặc rằng người ta phải phát triển thiền định phù hợp với một đối tượng cụ thể. Các trường hợp không thể được gọi là “không-nền”, tương đương với những âm không thể thực hiện chức năng của những nốt nhạc. Có đủ những đọan trích cho thấy Đức Phật dùng những thuật ngữ này có ý thức về những nội hàm âm nhạc của chúng, và rằng ngài muốn làm rõ quan điểm rằng việc tu tập thiền định cũng giống như trình tấu âm nhạc. Do đó chúng ta nên nhạy cảm đối với những từ này và những hàm ý của nó, vì sự so sánh giữa âm nhạc và thiền định là một so sánh hữu ít.

 

In the most general sense, this comparison underlines the fact that the knowledge needed for release from suffering is the same sort as that involved in mastering a skill — a continued focus on the present, a sensitivity to one's context, one's own actions, and their combined consequences, rather than a command of an abstract body of facts. To develop the path is to become more and more sensitive to the present — in particular, more sensitive to one's own sensitivity and its consequences. This is similar to the way in which a musician must learn to listen to his/her own performance, a process that ultimately involves listening to the quality of one's listening itself. The greater one's sensitivity in listening, the more profound one's performances become. In the same way, the greater one's sensitivity to one's own mind in the development of skillful qualities, the more one abandons the causes of suffering and realizes its cessation.

Trong ý nghĩa chung nhứt, sự so sánh này nhấn mạnh sự kiện rằng tri kiến cần cho giải thóat khỏi khổ cũng giống như kiến thức liên quan đến vịệc làm chủ một kỹ năng – sự tập trung liên tục vào hiện tại, sự nhạy cảm đối với bối cảnh của người ta, những hành động của riêng người ta, và những hệ quả tổng hợp của chúng hơn là tuân theo mệnh lệnh của một khối trừu tượng của những sự kiện. Để phát triển đường đạo phải ngày càng nhạy cảm hơn đối với hiện tại – đặc biệt là nhạy cảm hơn với chính sự nhạy cảm của mình và những hệ quả của nó. Điều này cũng tương tự như một nhạc sĩ phải lắng nghe sự diễn tấu của mình, một quá trình mà xét cho cùng liên quan đến sự lắng nghe chất lượng của sự lắng nghe. Sự nhạy cảm trong lắng nghe của người ta càng tốt chừng nào, thì sự diễn tấu càng trở nên sâu sắc. Cũng như vậy, sự nhạy cảm càng lớn của tâm con người trong việc phát triển những phẩm chất thiện xảo, thì người ta càng  bỏ được những nguyên nhân của khổ và thực hiện việc chấm dứt nó.

 

In addition to this general observation, the comparison between music and meditation highlights a number of practical points in the development of meditative skill. First, it underscores the need for flexibility and ingenuity in the practice, tempered by an awareness of the limits of how far that flexibility can go. A skilled musician in the Buddha's time had to master not one but many tuning systems so as to handle a full range of musical themes, while simultaneously knowing which ways of tuning were unworkable. In the same way, a skilled meditator should know of many valid ways of tuning the mind to the theme of its meditation — and should have a command of them all so as to deal with various contingencies as they arise — but at the same time must be aware that some varieties of meditation simply do not lead to Awakening. In this light, the seven sets of the Wings to Awakening can be viewed as the Buddha's complete list of workable systems for tuning the mind. (There is evidence suggesting that seven is the number of musical tuning systems (gramaraga) recognized in the Buddha's time.) The implication here is that any path of practice deviating from these systems would be like an instrument tuned to a discordant scale, and would not be in harmony with the way of the contemplative (samana) who aims at a life in tune (sama) with the Dhamma.

Ngòai nhận xét tổng quát này, sự so sánh giữa âm nhạc và thiền định làm nổi bật một số điểm thiết thực trong việc phát triển kỹ năng thiền định. Trước hết nó nhấn mạnh sự cần thiết về sự linh họat và sáng tạo trong tu tập được trui rèn bằng ý thức những giới hạn của sự linh họat này đến mức nào. Một mhạc sĩ thiện nghệ thời Đức Phật phải làm chủ không những một mà nhiều hệ thống hòa âm để có thể trình tấu mọi chủ đề âm nhạc, trong khi đồng thời hiểu hệ thống hòa âm nào không ứng dụng được. Cũng như vậy, một thiền giả thiện xảo phải biết nhiều cách hữu hiệu để hòa tâm mình với chủ đề thiền và phải nắm chắc chúng để xử lý những tình huống đột xuất khi chúng phát sinh – nhưng đồng thời phải ý thức biến tấu của thiền định nào đó không dẫn đến Giác ngộ. Dưới ánh sáng đó, thất đạo phẩm của Đôi cánh Giác ngộ có thể được coi là một danh sách hòan chỉnh về những hệ thống khả thi để hòa tâm của Đức Phật (Có chứng cớ cho thấy rằng số 7 là số của những hệ thống hòa âm của âm nhạc (gramaraga)được công nhận vào thời của Đức Phật.) Hàm ý ở đây là bất cứ con đường tu tập nào lệch khỏi những hệ thống này sẽ giống như một nhạc cụ được hòa âm theo một thang âm không hài hòa, và không hòa điệu với cách mà một sa-môn (samana) hướng đến một cuộc sống hòa âm với Pháp

 

A second point is that the musical analogy makes vivid the need for balance in meditative practice, a lesson that appears repeatedly in the texts [§§66, 86, 97, 161]. Just as a musical instrument should neither be too sharp nor too flat, the mind on the path has to find a balance between excessive energy and excessive stillness. At the same time, it must constantly watch out for the tendency for its energy to slacken in the same way that stringed instruments tend to go flat. The "rightness" of right view and other factors of the path thus carries the connotation not only of being correct, but also of being "just right."

Điểm thứ hai là sự so sánh với âm nhạc làm nổi bật sự cần thiết về sự quân bình trong tu tập thiền định, một bài học xuất hiện nhiều lần trong kinh sách[§§66, 86, 97, 161]. Giống như một nhạc cụ không được cao quá mà cũng không được thấp quá, tâm trên đường tu tập phải tìm được sự quân bình giữa hưng phấn quá và trầm lặng quá. Đồng thời, phải thường xuyên cảnh tỉnh với xu hướng sự hưng phấn chùng xuống như là một nhạc cụ có dây bị chùng dây. Sự “đúng đắn” của chánh kiến và những thành tố khác củ bát chánh đạo do nó mang ý nghĩa không những đúng mà cònh là “chính xác.”

 

A third point is that this analogy helps clarify passages in the texts that speak of attaining the goal without effort [§62]. Taken out of context, these passages seem to contradict or totally negate the many other passages that focus on the need for effort in the practice. Viewed in context of the music analogy, however, they make perfect sense. Like a musical virtuoso, one develops skill to the point where it becomes effortless, but the perfection of the skill does not negate the fact that it took a great deal of effort to reach that level of mastery.

Điểm thứ ba là sự so sánh này giúp làm sáng tỏ những đọan kinh trích dẫn nói về việc đạt mục đích mà không cần nỗ lực[§62]. Bị tách ra khỏi văn cảnh, những đọan kinh này có vẽ trái ngược hoặc hòan tòan phủ định nhiều đọan trích khác nhấn mạnh đến sự cần thiết của nỗ lực trong tu tập. Xét trong bối cảnh sự tương tự với âm nhạc, tuy nhiên, chúng tạo nên ý nghĩa hòan chỉnh. Giống như một nhạc sĩ bậc thầy, người ta phát triển kỹ năng (thiện xảo) đến độ không cần cố gắng, nhưng sự hòan hảo của kỹ năng không phủ nhận sự kiện là cần có nỗ lực rất lớn để đạt được trình độ bậc thầy đó.

 

In fact, the Buddha's path is a meta-skill — the full art or science of skillfulness, in and of itself — in which one focuses on the mind as the source of what is skillful and unskillful, learns to deal skillfully with unskillful states of mind, then to deal more skillfully even with skillful states to the point of focusing not on the skill, but on the skill of acquiring a skill, so that one ultimately sees what lies both in the skillfulness and beyond [§61].

Thật ra, con đường của Đức Phật là một thiện pháp viên mãn – nghệ thuật tròn đầy hoặc khoa học về thiện pháp, trong và của chính nó – trong đó người ta tập trung vào tâm như là nguồn của thiện pháp và bất thiện pháp, học cách ứng phó với những trạng thái thiện xảo và không thiện xảo của tâm, rối ứng phó càng thiện xảo hơn đối với những trạng thái thiện xảo đến điểm tập trung không chỉ vào thiện pháp, mà còn vào sự thiện xảo để đạt được thiện pháp, do đó cuối cùng người ta thấy được điều nằm trong và bên kia thiện pháp.

 

The passages included in this first section cover three themes: (1) how the distinction between what is skillful and not is fundamental to the practice; (2) how to determine what is skillful and not; and (3) how to become skillful in developing skillful states of mind. Because these issues are so basic, the passages are fairly self-explanatory. However, they have a few facets that are easy to overlook.

Những đọan kinh trích gồm trong phần thứ nhứt đề cập ba chủ đề: (1) sự phân biệt giữa thiện pháp và bất thiện pháp là cần thiết trong việc tu tập như thế nào; (2) Cách xác định cái gì là thiện pháp và bất thiện pháp; và (3) làm thế nào để trở thành thiện xảo trong việc phát triển những trạng thái thiện xảo của tâm.Bởi vì những vấn đề này rất cơ bản, những đọan kinh trích là gần như tự giải thích khá tốt. Tuy nhiên chúng có một vài khía cạnh dễ bị bỏ qua.

 

First, it is important to note that the definition of skillful states of mind as free of greed, aversion, and delusion, provides a convenient rule of thumb for distinguishing between intentions that are merely good and those that are actually skillful. Sometimes good intentions are colored by ignorance, as when one tries to help another person without knowing the true source of that person's problem. This would qualify as a good but not a skillful intention. As we have noticed, the processes of causality are sensitive and complex. Thus there is no getting by on well-meaning intentions alone. One must monitor one's actions continually to make sure that they are, in fact, appropriate to the present situation, and are not based on ignorance. Delusion, even well-meaning delusion, is a source for unskillful acts. For this reason, one needs to be constantly observant of one's actions and their effects [§6] so that one's good intentions can truly become skillful, and one's actions can actually do justice to the specific conditions in the here and now produced by the process of this/that conditionality.

Trước hết, điều quan trọng cần chú ý rằng định nghĩa những trạng thái thiện xảo của tâm là thóat khỏi tham, sân, si đem lại qui luật ngón tay cái thuận lợi cho việc phân biệt giữa các ý định chỉ là tốt thôi và những ý định thực sự thiện xảo. Đôi khi những ý định tốt mang màu sắc vô minh, như khi chúng ta cố gắng giúp đỡ ai đó mà không biết nguồn cơn thật sự của vấn đề của người ấy. Điều này được đánh giá là tốt nhưng không phải là ý định thiện xảo. Như chúng ta đã lưu ý, các quá trình nhân quả là nhạy cảm và phức tạp. Do đó không dễ gì vượt qua được bằng các ý định tốt mà thôi. Người ta phải theo dõi những hành động của mình liên tục để bảo đảm rằng chúng thât sự thích hợp với hòan cảnh hiện tại, và không dựa vào vô minh. Si, ngay cả si có ý tốt, là nguồn gốc của những hành động bất thiện xảo. Vì lý do này người ta cần phải thường xuyên theo dõi những hành động của mình và các quả của chúng [§6] để những ý định tốt có thể trở thành thiện xảo, và những hành động của người ta có thể đúng với những điều kiện cụ thể ở đây và bây giờ do tiến trình của nguyên lý điều kiện cái này/cái kia sản sinh ra.

 

Second, the distinction between skillful and unskillful provides an insightful explanation for the causes for good and evil behavior. This distinction is not limited to the values of any particular society, and it avoids the issue of whether beings are inherently good or bad. When people act in evil ways, it is because they lack skill in the way they think; when they think in skillful ways, they naturally will do good. Because skill is something that can be acquired, the way to goodness is open for all people who want to be good, no matter how badly they have behaved in the past. The Canon tells of people who had committed misdeeds and, upon realizing their mistakes, confessed them to the Buddha. The most striking instance was King Ajatasattu [DN 2], who had killed his father in order to secure his position on the throne. In spite of the gross nature of the deed, the Buddha approved of the king's confession, and — instead of playing on any feelings of guilt the king might have had — encouraged him in his determination to mend his ways, adding that it is a cause for progress in the noble way if one realizes one's mistakes as such and resolves not to repeat them. Thus it is always possible to make a fresh start in life, aware of one's past bad kamma and resolving to mend one's ways, unburdened with any feelings that one might be inherently unworthy or bad.

Thứ hai, sự phân biệt giữa thiện xảo và bất thiện xảo đem lại sự giải thích thấu đáo về những nguyên nhân của của hành vi thiện và bất thiện. Sự phân biệt này không giới hạn đối với những giá trị của một xã hội cụ thể nào, và nó tránh vấn đề liệu là chúng sinh tính bản thiện hay là tính bản ác. Khi người ta hành động theo cách ác, chỉ vì họ thiếu thiện xảo trong cách suy nghĩ của họ; khi họ suy nghĩ theo cách thiện xảo, tự nhiên họ sẽ làm thiện. Bởi vì thiện xảo là điều có thể có thụ đắc, con đường dẫn đến thiện là rộng mở cho tất cả những ai muốn thiện, bất kể trong quá khứ họ đã làm ác như thế nào. Kinh điển có kể câu chuyện những người làm những việc sai quấy, khi nhận ra lỗi của họ, thú nhận với Đức Phật Trường hợp nổi bật nhất là Vua Ajatasattu [DN 2], đã giết cha mình để đảm bảo ngôi vua cho mình. Bất kể bản chất đáng kinh tởm của hành động đó, Đức Phật đã chấp nhận sự sám hối của nhà vua, và – thay vì quan tâm đến những cảm thọ tội lỗi mà nhà vua có thể có – khuyến khích ông trong quyết định của ông về việc chuộc lỗi lầm, nói thêm rằng đó là nguyên nhân cho sự tiến bộ trên con đường cao cả nếu người ta nhận được lỗi lầm của mình như vậy và quyết tâm không tái phạm. Do đó bất cứ lúc nào cũng có thể làm lại cuộc đời, ý thức được ác nghiệp quá khứ của mình và quyết tâm khắc phục, trút bỏ gánh nặng của những cảm thọ là bản thân mình vốn có là không xứng đáng hay xấu xa.

 

Third, it is important to note the two basic factors, internal and external, that enable one to tell what is skillful and unskillful. The main internal factor is "appropriate attention," [§53] which is well illustrated in §1. One learns to view one's thoughts objectively, without partiality, in terms of their actual consequences. As this factor develops from a sense of conviction in the principle of kamma [§§9-17], it turns into the ability to view all of experience in terms of the four noble truths [§51]. The main external factor is friendship with admirable people [§54], defined as those who live by the principle of kamma. From their teachings, one can learn the advisability of trying to develop skillfulness in the first place; in their behavior, one can see skillfulness in action. These internal and external factors reinforce one another, in that skillful attitudes lead one to seek out admirable people to begin with, and admirable people lead one by word and example to see the less obvious advantages of skillful attitudes. Fortunately, every human being alive has some skillful qualities in his or her mind, as well as access to people who are admirable on at least some level. Thus no one consciously starting on the Buddhist path is starting from scratch. Rather, each person is advised to make the most of opportunities that have already been present and to search for further opportunities to develop the mind in a skillful direction.

Thứ ba, điều quan trong là lưu ý hai thành tố cơ bản, bên trong và bên ngòai, làm cho người ta có thể phân biệt cái gì là thiện xảo và bất thiện xảo. Thành tố bên trong là “chú tâm đúng mức” [§53] được minh họa kỹ ở §1. Người ta học cách xem xét tư tưởng của mình một cách khách quan, không thiên vị, về phương diện hệ quả thật sự của chúng . Khi thành tố này phát triển từ ý thức xác tín về nguyên lý nghiệp [§§9-17], nó chuyển thành khả năng xem xét tất cả những kinh nghiệm theo tứ thánh đế[§51]. Thành tố chính bên ngòai là tình bạn với những bậc đáng kính[§54], được xác định là những người sống theo nguyên lý nghiệp. Từ những lời giảng dạy của họ, người ta có thể học được những lời khuyên về cố gắng phát triển thiện pháp trước tiên; từ hành vi của họ, người ta có thể thấy được sự thiện xảo trong thực hành. Những thành tố bên trong và bên ngòai này gia cường lẫn nhau, trong đó những thái độ thiện xảo đưa người ta đi tìm những bậc đáng kính để bắt đầu cùng họ, và những bậc này hướng dẫn người ta bằng lời nói và thí dụ để nhận biết những thuận lợi ít rõ rãng hơn của của những thái độ thiện xảo. May thay mỗi người đang sống  có những phẩm chất thiện xảo nhất định trong tâm mình, cũng như tiếp cận được những bậc đáng kinh ít nhứt là ở một cấp độ nào đó. Do đó không ai khởi bước trên đường đạo từ vệt xuất phát. Mà, mỗi người được khuyên là tận dụng những cơ hội đã từng xuất hiện và tìm những cơ hội thêm nữa để phát triển tâm theo hướng thiện xảo.

 

The two prerequisites for skillfulness are amplified in §2. The discourse from which this passage comes — the Discourse to the Kalamas — is often referred to as the Buddha's charter of free inquiry, because of the emphasis it lays on seeing the truth for oneself, without reliance on outside authority. This interpretation, however, misses one of the important clauses in the discourse, where the Buddha says that one must take note of what wise people censure and praise. In other words, one must check one's own perceptions against those of people of upright character and solid experience, for until one gains Awakening, one's perceptions are bound to be partial and biased. This is why the Buddha says [§115] that friendship with admirable people — which begins with the ability to recognize admirable people — is the whole of the life of practice.

Hai điều kiện tiên quyết của sự thiện xảo được bàn rộng ở §2. Bài giảng mà từ đó đọan trích này được rút ra  - Bài giảng Kalamas – được được đề cập như là điều lệ về tư do tìm hỏi, bởi vì sự nhấn mạnh của nó là ở chỗ tự tìm thấy chân lý cho chính mình không nương cậy quyền lực bên ngòai. Tuy nhiên, hiểu như vậy lại bỏ quên những câu quan trọng trong bài giảng ở chỗ Đức Phật nói người ta phải ghi nhớ những gì những bậc trí giả xác nhận và ca ngợi. Nói cách khác, người ta phải kiểm tra những nhận thức của mình bằng đối chiếu với những nhận thức của những người tính cách thẳng ngay và kinh nghiệm thâm hậu, cho đến khi đạt được Giác Ngộ, những nhận thức của người ta có xu hướng lệch lạc và thiện vị. Đó là lý do mà Đức Phật nói[§115] rằng tình bạn với những bậc đáng kính – bắt đầu với khả năng nhận ra những bậc đáng kính – là tòan bộ đời sống tu tập.

 

The interaction between appropriate attention and friendship with admirable people in mastering skillful mental qualities is well-illustrated in §6. This passage, in which the Buddha shortly after his Awakening is instructing his seven-year-old son (who was born just before Prince Siddhattha left home), shows very explicitly how one develops appropriate attention by reflecting on the consequences of one's actions before, while, and after acting. If one realizes, after acting, that what looked like a proper action before and while acting actually turned out to have unfavorable consequences, one should confess the mistake to one's experienced friends on the path. This allows one to benefit from their counsel and also to make public one's resolve not to make the same mistake again. In this way, although one is responsible for treading the path oneself, one can benefit from the wisdom and encouragement of those already familiar with the way.

Sự tác động qua lại giữa sự chú tâm đúng mức và tình bạn với những bậc đáng kính (bậc hiền trí) trong việc quán triệt được các phẩm chất thiện xảo của tâm được minh họa kỹ ở §6. Đọan trích này, trong đó Đức Phật một thời gian ngắn sau khi Giác ngộ chỉ dạy cho cậu con trai bảy tuổi của ngài (người được sinh ra chỉ trước khi Thái tử Siddhattha rời khỏi nhà) trình bày rõ ràng cách mà phát triển sự chú tâm đúng mức bằng cách quán chiếu những hệ quả của những hành động của người ta trước, trong và sau khi hành động. Nếu người ta nhận ra, sau khi hành động, rằng cái nhìn có vẻ là hành động đúng trước và trong khi hành động hóa ra là không cóa hệ quả ưa thích, người ta phải sám hối sai lầm của mình với những người bạn từng trải trên đường đạo. Điều này làm cho người ta nhận được lời khuyên của họ và công khai quyết tâm của mình là không lập lại sai lầm đó nữa. Bằng cách này, dù do người ta phải tự chịu trách nhiệm d6án bước trên đường đạo, người ta có thể có được lợi lạc từ trí tuệ và sự sách tấn của những người đã nghiệm trải đường đạo.

 

Passages from the Pali canon [go up]

Tư liệu từ kinh điển Pali [go up]

§ 1. Before my self-awakening, when I was still just an unawakened Bodhisatta, the thought occurred to me: 'Why don't I keep dividing my thinking into two classes?' So I made thinking imbued with sensuality, thinking imbued with ill will, & thinking imbued with harmfulness one class, and thinking imbued with renunciation, thinking imbued with non-ill will, & thinking imbued with harmlessness another class.

§ 1. Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; Phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.

And as I remained thus heedful, ardent, & resolute, thinking imbued with sensuality arose. I discerned that 'Thinking imbued with sensuality has arisen in me; and that leads to my own affliction or to the affliction of others or to the affliction of both. It obstructs discernment, promotes vexation, & does not lead to Unbinding.'

Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn".

As I noticed that it leads to my own affliction, it subsided. As I noticed that it leads to the affliction of others... to the affliction of both... it obstructs discernment, promotes vexation, & does not lead to Unbinding, it subsided. Whenever thinking imbued with sensuality had arisen, I simply abandoned it, destroyed it, dispelled it, wiped it out of existence. (Similarly with thinking imbued with ill will & harmfulness.)

Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm.

Whatever a monk keeps pursuing with his thinking & pondering, that becomes the inclination of his awareness. If a monk keeps pursuing thinking imbued with sensuality, abandoning thinking imbued with renunciation, his mind is bent by that thinking imbued with sensuality. (Similarly with thinking imbued with ill will & harmfulness.)

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm.

Just as in the last month of the Rains, in the autumn season when the crops are ripening, a cowherd would look after his cows: He would tap & poke & check & curb them with a stick on this side & that. Why is that? Because he foresees flogging or imprisonment or a fine or public censure arising from that [if he let his cows wander into the crops]. In the same way I foresaw in unskillful qualities drawbacks, degradation, & defilement, and I foresaw in skillful qualities rewards related to renunciation & promoting cleansing.

Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các thiện pháp.

And as I remained thus heedful, ardent, & resolute, thinking imbued with renunciation arose. I discerned that 'Thinking imbued with renunciation has arisen in me; and that leads neither to my own affliction, nor to the affliction of others, nor to the affliction of both. It fosters discernment, promotes lack of vexation, & leads to Unbinding. If I were to think & ponder in line with that even for a night... even for a day... even for a day & night, I do not envision any danger that would come from it, except that thinking & pondering a long time would tire the body. When the body is tired, the mind is disturbed; and a disturbed mind is far from concentration.' So I steadied my mind right within, settled, unified, & concentrated it. Why is that? So that my mind would not be disturbed. (Similarly with thinking imbued with non-ill will & harmlessness.)

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: "Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.

Whatever a monk keeps pursuing with his thinking & pondering, that becomes the inclination of his awareness. If a monk keeps pursuing thinking imbued with renunciation, abandoning thinking imbued with sensuality, his mind is bent by that thinking imbued with renunciation. (Similarly with thinking imbued with non-ill will & harmlessness.)

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. (Tương tự khi suy tư, quán sát về vô sân tầm, bất hại tầm).

Just as in the last month of the hot season, when all the crops have been gathered into the village, a cowherd would look after his cows: While resting under the shade of a tree or out in the open, he simply keeps himself mindful of 'those cows.' In the same way, I simply kept myself mindful of 'those mental qualities.'

Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc, một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồng ở dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm, và người ấy nghĩ: "Đây là những con bò". Chư Tỷ-kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ: "Đây là những pháp".

Unflagging persistence was aroused in me, and unmuddled mindfulness established. My body was calm & unaroused, my mind concentrated & single. Quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful mental qualities, I entered & remained in the first jhana: rapture & pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought & evaluation. With the stilling of directed thought & evaluation, I entered & remained in the second jhana: rapture & pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought & evaluation — internal assurance. With the fading of rapture I remained in equanimity, mindful & alert, and physically sensitive of pleasure. I entered & remained in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous & mindful, he has a pleasurable abiding.' With the abandoning of pleasure & pain — as with the earlier disappearance of elation & distress — I entered & remained in the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither pleasure nor pain.

Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, & attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of recollecting my past lives. I recollected my manifold past lives, i.e., one birth, two... five, ten... fifty, a hundred, a thousand, a hundred thousand, many eons of cosmic contraction, many eons of cosmic expansion, many eons of cosmic contraction & expansion: 'There I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure & pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose there. There too I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure & pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose here.' Thus I remembered my manifold past lives in their modes & details.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sinh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mực như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

This was the first knowledge I attained in the first watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, & resolute.

Chư Tỷ-kheo, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được cuối đêm canh thứ nhất; vô minh được đoạn trừ, minh sanh khởi, bóng tối được đoạn trừ, ánh sáng sanh khởi, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần

When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, & attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the passing away & reappearance of beings. I saw — by means of the divine eye, purified & surpassing the human — beings passing away & re-appearing, and I discerned how they are inferior & superior, beautiful & ugly, fortunate & unfortunate in accordance with their kamma: 'These beings — who were endowed with bad conduct of body, speech & mind, who reviled the Noble Ones, held wrong views and undertook actions under the influence of wrong views — with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the plane of deprivation, the bad destination, the lower realms, in hell. But these beings — who were endowed with good conduct of body, speech, & mind, who did not revile the Noble Ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views — with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destinations, in the heavenly world.' Thus — by means of the divine eye, purified & surpassing the human — I saw beings passing away & re-appearing, and I discerned how they are inferior & superior, beautiful & ugly, fortunate & unfortunate in accordance with their kamma.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

This was the second knowledge I attained in the second watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, & resolute.

Chư Tỷ-kheo, đó là minh thứ hai. Ta đã chứng được cuối đêm canh thứ hai; vô minh được đoạn trừ, minh sanh khởi, bóng tối được đoạn trừ, ánh sáng sanh khởi, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần

When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, & attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the ending of the mental effluents. I discerned, as it was actually present, that 'This is stress... This is the origination of stress... This is the cessation of stress... This is the way leading to the cessation of stress... These are effluents... This is the origination of effluents... This is the cessation of effluents... This is the way leading to the cessation of effluents.' My heart, thus knowing, thus seeing, was released from the effluent of sensuality, released from the effluent of becoming, released from the effluent of ignorance. With release, there was the knowledge, 'Released.' I discerned that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm, đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Đây là khổ", biết như thật: "Đây là Nguyên nhân của Khổ", biết như thật: "Đây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Đây là con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Đây là những lậu hoặc", biết như thật: "Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc", biết như thật: "Đây là sự đoạn trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Ta tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".

This was the third knowledge I attained in the third watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, & resolute.

MN 19

Chư Tỷ-kheo, đó là minh thứ ba. Ta đã chứng được cuối đêm canh thứ ba; vô minh được đoạn trừ, minh sanh khởi, bóng tối được đoạn trừ, ánh sáng sanh khởi, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

MN 19

§ 2. As they were sitting to one side, the Kalamas of Kesaputta said to the Blessed One, 'Lord, there are some priests & contemplatives who come to Kesaputta. They expound & glorify their own doctrines, but as for the doctrines of others, they deprecate them, revile them, show contempt for them, & disparage them. And then other priests & contemplatives come to Kesaputta. They expound & glorify their own doctrines, but as for the doctrines of others, they deprecate them, revile them, show contempt for them, & disparage them. They leave us simply uncertain & doubtful: Which of these venerable priests & contemplatives are speaking the truth, and which ones are lying?'

Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn :
-" Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, kinh miệt, chê bai. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, kinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân : "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo ?"

'Of course you are uncertain, Kalamas. Of course you are doubtful. When there are reasons for doubt, uncertainty is born. So in this case, Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, "This contemplative is our teacher." When you know for yourselves that, "These qualities are unskillful; these qualities are blameworthy; these qualities are criticized by the wise; these qualities, when adopted & carried out, lead to harm & to suffering" — then you should abandon them...

Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ ! Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân ! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết ; chớ có tin vì nghe theo truyền thống ; chớ có tin vì nghe theo người ta nói ; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp với định kiến ; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau : "Các pháp này là bất thiện - Các pháp này là có tội ; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích ; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng !

'What do you think, Kalamas? When greed arises in a person, does it arise for welfare or for harm?'

'For harm, lord.'

'And this greedy person, overcome by greed, his mind possessed by greed: Doesn't he kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, and induce others to do likewise, all of which is for long-term harm & suffering?'

'Yes, lord.'

(Similarly for aversion & delusion.)

So what do you think, Kalamas: Are these qualities skillful or unskillful?'

'Unskillful, lord.'

'Blameworthy or blameless?'

'Blameworthy, lord.'

'Criticized by the wise or praised by the wise?'

'Criticized by the wise, lord.'

-Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà ! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạng đau khổ lâu dài hay không ?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạng đau khổ lâu dài hay không ?

- Thua có, bạch Thế Tôn.

'When adopted & carried out, do they lead to harm & to suffering, or not?'

'When adopted & carried out, they lead to harm & to suffering...'

^^^^^

'...Now, Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, "This contemplative is our teacher." When you know for yourselves that, "These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when adopted & carried out, lead to welfare & to happiness" — then you should enter & remain in them.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe theo người ta nói ; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp với định kiến ; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau : "Các pháp này là thiện - Các pháp này là không có tội ; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích ; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy từ đạt đến và an trú !

'What do you think, Kalamas? When lack of greed arises in a person, does it arise for welfare or for harm?'

'For welfare, lord.'

-Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy ?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

'And this ungreedy person, not overcome by greed, his mind not possessed by greed: He doesn't kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, or induce others to do likewise, all of which is for long-term welfare & happiness — right?'

'Yes, lord.'

- Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không ?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.

(Similarly for lack of aversion & lack of delusion.)

So what do you think, Kalamas: Are these qualities skillful or unskillful?'

'Skillful, lord.'

'Blameworthy or blameless?'

'Blameless, lord.'

'Criticized by the wise or praised by the wise?'

'Praised by the wise, lord.'

'When adopted & carried out, do they lead to welfare & to happiness, or not?'

'When adopted & carried out, they lead to welfare & to happiness...'

AN 3.65

-Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện ?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Các pháp này có tội hay không có tội ?

- Không có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán ?
- Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào ?
- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

AN 3.65

§ 3. Now what is unskillful? Taking life is unskillful, taking what is not given... sexual misconduct... lying... abusive speech... divisive tale-bearing... idle chatter is unskillful. Covetousness... ill will... wrong views are unskillful. These things are termed unskillful.

Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.

And what are the roots of unskillful things? Greed is a root of unskillful things, aversion is a root of unskillful things, delusion is a root of unskillful things. These are termed the roots of unskillful things.

Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.

And what is skillful? Abstaining from taking life is skillful, abstaining from taking what is not given... from sexual misconduct... from lying... from abusive speech... from divisive tale-bearing... abstaining from idle chatter is skillful. Lack of covetousness... lack of ill will... right views are skillful. These things are termed skillful.

Và này chư Hiền, thế nào là thiện?
Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.

And what are the roots of skillful things? Lack of greed is a root of skillful things, lack of aversion is a root of skillful things, lack of delusion is a root of skillful things. These are termed the roots of skillful things.

MN 9

Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện?
Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.

MN 9

 

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Trang trước | Trang kế| trở về đầu trang | Home page |