Translator's note: Upasika Arun Abhivanna took notes during Ajaan Lee's talk at Wat Asokaram on May 24, 1956, and later wrote out this synopsis of the talk. It was printed, with Ajaan Lee's approval, as part of the book, Four Years' Sermons.

 

Chú thích của Thanissaro: Nữ cư sĩ Arun Abhivanna lấy note trong buổi thuyết pháp của Ajaan lee tại chùa Asokaram này 24/05/ 1956, sau đó chép lại tóm lược này. Bài này được in ra với sự đồng ý của Ajaan Lee, như một phần của cuốn sách “Four years’s sermons”.

Puja ca pujaniyanam
Etammangalamuttamam

Homage to those deserving homage:
This is the highest blessing.

Puja ca pujaniyanam
Etammangalamuttamam


Tưởng niệm ân đức đối với những người xứng đáng được tưởng niệm:
Đây là sự chúc phúc cao cả nhất.

I'm now going to give a Dhamma talk, discussing the teachings of the Buddha, as an adornment to the mindfulness and discernment of all those gathered here to listen, so that you will take the Dhamma and put it into practice as a way of achieving the benefits that are supposed to come from listening to the Dhamma.

Bây giờ tôi sẽ thuyết pháp, thảo luận về những lời dạy của Đức Phật, như một đóng góp làm mỹ mãn thêm cho chánh niệm và tuệ giác của tất cả thính chúng đã tập hợp đến đây. Để mọi người sẽ có thể đem Giáo Pháp vào thực hành và đạt được những lợi ích từ việc nghe Giáo Pháp.

Today, Visakha Puja, is an extremely important day in the Buddhist tradition, for it was on this day that the Buddha was born, and 35 years later awoke to the unexcelled right self-awakening, and another 45 years later passed away into total nibbana. In each case, these events took place on the full-moon day in May, when the moon is in the Visakha asterism, which is why the day is called Visakha Puja.

Hôm nay, Visakha Puja, là một ngày vô cùng quan trọng trong truyền thống Phật giáo, đó là ngày mà Ðức Phật đã được sinh ra, ngày mà 35 năm sau đó ngài tự chứng ngộ, và rồi sau đó 45 năm nữa Ngài nhập níp bàn. Các sự kiện đã xảy ra vào cùng ngày trăng tròn trong tháng năm, khi mặt trăng cùng nằm trong một tập hợp với sao Visakha, đó là lý do tại sao ngày này được gọi là Lễ Visakha.

Every year when this important day comes around again, we Buddhists take the opportunity to pay homage to the Buddha as a way of expressing our gratitude for his goodness. We sacrifice our daily affairs to make merit in a skillful way by doing such things as practicing generosity, observing the precepts, and listening to the Dhamma. This is called paying homage to the virtues of the Triple Gem: the Buddha, Dhamma, and Sangha. The Buddha is like our father, while the Dhamma is like our mother — in that it's what gives birth to our knowledge of the Buddha's teachings. At present our father has passed away, leaving only our mother still alive. Both of them have been protecting us, looking after us, so that we've been able to stay free and happy up to the present. We're thus greatly in their debt and should find a way of showing our gratitude in keeping with the fact that we are their children.

Hàng năm, khi lại đến ngày quan trọng này, Phật tử chúng ta lại có cơ hội tưởng niệm Ðức Phật như là một cách để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với Ngài. Chúng ta hy sinh lợi nhuận của công việc hàng ngày để thay vào đó bằng một lợi ích tinh tế hơn như thực hành lòng nhân ái, chăm giữ giới luật, và lắng nghe Giáo Pháp. Điều này được gọi là tưởng niệm đến ân đức của tam bảo: Ðức Phật, Giáo Pháp, và Tăng đoàn. Ðức Phật giống như cha của chúng ta, Giáo Pháp giống như mẹ của chúng ta – mà từ đó sinh ra trí tuệ của lời Phật dạy. Hiện nay, cha của chúng ta đã qua đời, chỉ có mẹ của chúng ta còn sống. Cả hai, cha và mẹ đã bảo vệ chăm sóc chúng ta, để chúng ta có thể ở lạị tự do và hạnh phúc cho đến nay. Như vậy, chúng ta đã mang nợ và chúng ta nên thể hiện lòng biết ơn bằng cách nhận ra rằng chúng ta là con cái của họ.


Ordinarily, when people's parents die, they have to cry and lament, wear black, etc., as a way of showing their mourning. On Visakha Puja — which is the anniversary of the day on which our father, the Buddha, passed away — we show our mourning too, but we do it in a different way. Instead of crying, we chant the passages reflecting on the virtues of the Buddha, Dhamma, and Sangha. Instead of dressing up in black, we take off our pretty jewels, go without perfume and cologne, and dress very simply. As for the comfortable beds and mattresses on which we normally lie, we abstain from them. Instead of eating three or four times a day, as we normally like to do, we cut back to only two times or one. We have to give up our habitual pleasures if we're going to show our mourning for the Buddha — our father — in a sincere and genuine way.

Thường, khi cha mẹ chết, người ta phải khóc và than van, mặc màu đen, vv… như là một cách để biểu hiện tang chế. Ngày Visakha Puja, đó là ngày kỷ niệm cha của chúng ta, Ðức Phật, đã qua đời. Chúng ta cũng cùng biểu lộ sự tang chế, nhưng chúng ta làm điều đó bằng một cách khác. Thay vì khóc, chúng ta ca ngợi những ân đức của Ðức Phật, Giáo Pháp, và Tăng đoàn. Thay vì mặc y phục màu đen, chúng ta cởi bỏ các vật trang sức, không thoa hương thơm, và ăn mặc thật đơn giản. Chúng ta thôi không dùng nệm giường thoải mái mà ta vẫn sử dụng mỗi ngày. Thay vì ăn ba hay bốn lần một ngày như thường khi, chúng ta cắt bớt lại còn chỉ một hoặc hai lần. Chúng ta từ bỏ các lạc thú hàng ngày nếu chúng ta muốn biểu hiện sự tiếc thương Ðức Phật - cha của chúng ta - một cách chân thành và chính đáng.

In addition to this, we bring flowers, candles, and incense to offer in homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha. This is called amisa-puja, or material homage. This is a form of practice on the external level — a matter of our words and deeds. It comes under the headings of generosity and virtue, but doesn't count as the highest form of homage. There's still another level of homage — patipatti-puja, or homage through the practice — which the Buddha said was supreme: i.e., meditation, or the development of the mind so that it can stand firmly in its own inner goodness, independent of any and all outside objects. This is the crucial point that the Buddha wanted us to focus on as much as possible, for this kind of practice was what enabled him to reach the highest attainment, becoming a Rightly Self-awakened Buddha, and enabled many of his noble disciples to become arahants as well. So we should all take an interest and set our minds on following their example, as a way of following the footsteps of our father and mother. In this way we can be called their grateful, loyal heirs, because we listen respectfully to our parents' teachings and put them into practice.

Ngoài việc này, chúng ta mang theo hoa, nến, hương để dâng lên tưởng niệm ân Ðức Phật, Giáo Pháp, và Tăng đoàn. Điều này được gọi là amisa-puja, tức sự tưởng niệm ân bằng vật chất. Đây là một hình thức thực hành ở mức độ bên ngoài, một loại của ngôn từ và hành động. Nó thường thể hiện dưới hình thức nhân ái và đức hạnh, nhưng không được kể như là hình thức cao nhất của sự niệm ân.Còn có một mức độ niệm ân khác mà Ðức Phật đã nói- patipatti-puja, là tưởng niệm bằng sự thực hành giáo pháp. Chính đó mới là mức độ siêu vượt: tức là sự thực hành pháp, phát triển của tâm trí để nó có thể an trụ vững chắc vào bản chất tốt đẹp bên trong, độc lập với bất kỳ và tất cả các đối tượng bên ngoài. Đây là điểm rất quan trọng mà Ðức Phật muốn chúng ta tập trung càng nhiều càng tốt, bởi vì loại thực hành này đã giúp Đức Phật đạt đến quả vị tối thượng và trở thành bậc chánh đẳng chánh giác, và đã giúp nhiều đệ tử cao thượng của ngài trở thành những vị A La Hán. Vì vậy, chúng ta phải chú tâm noi gương của họ như một cách để bước theo dấu chân của cha mẹ chúng ta. Bằng cách này, chúng ta có thể được gọi là kẻ biết ơn, là kẻ thừa tự trung thành, bởi vì chúng ta đã trân trọng lắng nghe lời dạy của cha mẹ và hiện thực lời dạy bằng sự thực hành pháp.

 

The verse from the Mangala Sutta that I quoted at the beginning of the talk, Puja ca pujaniyanam etammangalamuttamam, means "Homage to those deserving homage: This is the highest blessing." There are two kinds of homage, as we've already mentioned: material homage and homage through the practice. And along with these two kinds of homage, people aim their hopes at two kinds of happiness. Some of them practice for the sake of continuing in the cycle of death and rebirth, for the sake of worldly happiness. This kind of practice is called vattagamini-kusala, or skillfulness leading into the cycle. For instance, they observe the precepts so that they'll be reborn as beautiful or handsome human beings, or as devas in the heavenly realms. They practice generosity so that they won't have to be poor, so that they can be reborn wealthy, as bankers or kings. This kind of skillfulness goes only as far as the qualifications for human or heavenly rebirths. It keeps spinning around in the world without ever getting anywhere at all.

."Những câu kệ từ Mangala Sutta mà tôi trích dẫn ở đầu của thảo luận, Puja ca pujaniyanam etammangalamuttamam, có nghĩa là "Tưởng niệm đến những gì xứng đáng tưởng niệm: Đây là chúc lành cao nhất.". Có hai loại tưởng niệm, như chúng ta đã đề cập: tưởng niệm vật chất và tưởng niệm thông qua việc thực hành pháp. Cùng với hai cách tưởng niệm, người ta nhắm hy vọng vào hai loại hạnh phúc. Một số người thực hành với mục đích muốn tiếp tục vòng luân hồi sanh tử, với mục đích của hạnh phúc của thế gian. Kiểu này được gọi là thực hành vattagamini-kusala, hoặc kĩ năng đi vào luân hồi. Ví dụ, họ chăm giữ các giới luật, để từ đó họ sẽ được tái sanh có thân người tốt đẹp hay được làm thiên nhân trong các cõi trời. Họ thực hành bố thí để họ sẽ không phải nghèo khó, mà được tái sanh giàu có, như chủ ngân hàng hoặc làm vua. Loại kĩ năng này nhiều nhất là tạo ra sự tốt đẹp cho tái sanh trong cõi người hay cõi trời. Điều này chỉ như đi vòng quanh các cõi giới mà cuối cùng không tới được bất cứ đích nào.

 

The other reason that people can have for paying homage is so that they will gain release from suffering. They don't want to keep spinning through death and rebirth in the world. This is called vivattagamini-kusala, skillfulness leading out of the cycle.

Lý do khác mà một số người có thể dùng để tưởng niệm là thoát ra khỏi đau khổ. Họ không muốn trôi lăn qua sinh tử của thế giới này. Điều này được gọi là vivattagamini-kusala, kĩ năng vượt thoát khỏi luân hồi.

 

In both kinds of practice, the aim is at happiness, but one kind of happiness is the pleasure found in the world, and the other is the happiness that lies above and beyond the world. When we pay homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha, it's not the case that we have to take the results of our practice and try to push the Triple Gem any higher. Actually, what we're doing is to give rise to goodness that will benefit ourselves. So in searching for goodness for our own sakes, we have to keep yet another point in mind, as the Buddha taught us: Asevana ca balanam panditanañca sevana, which means, "Don't associate with fools. Associate only with wise people." Only then will we be safe and happy.

Cả hai loại thực hành, đều có cứu cánh là hạnh phúc, nhưng một là hạnh phúc với khoái lạc trần gian, và một là hạnh phúc ở trên, vượt qua khỏi thế giới. Khi chúng ta phải tưởng niệm ân Ðức Phật, Giáo Pháp, và Tăng Đoàn, không phải là chúng ta nhận phước báu của việc thực hành và cố gắng để suy tôn tam bảo nhiều hơn. Thực ra, những gì mà chúng ta đang làm là phát triển sự tốt đẹp cho chính bản thân chúng ta. Vì thế để tìm kiếm sự tốt đẹp, chúng ta phải giữ trong tâm một quan điểm như Ðức Phật đã dạy: Asevana ca balanam panditanañca sevana, điều này có nghĩa là, "không gần gũi với kẻ ngu, chỉ gần gũi với những người trí tuệ. Chỉ như thế, chúng ta sẽ được an toàn và hạnh phúc.

 

"Fools" here means people whose minds and actions are shoddy and evil. They behave shoddily in their actions — killing, stealing, having illicit sex — and shoddily in their words: telling lies, creating disharmony, deceiving other people. In other words, they act as enemies to the society of good people at large. That's what we mean by fools. If you associate with people of this sort, it's as if you're letting them pull you into a cave where there's nothing but darkness. The deeper you go, the darker it gets, to the point where you can't see any light at all. There's no way out. The more you associate with fools, the stupider you get, and you find yourself slipping into ways that lead to nothing but pain and suffering. But if you associate with wise people and sages, they'll bring you back out into the light, so that you'll be able to become more intelligent. You'll have the eyes to see what's good, what's bad, what's right, what's wrong. You'll be able to help yourself gain freedom from suffering and turmoil, and will meet with nothing but happiness, progress, and peace. This is why we're taught to associate only with good people and to avoid associating with bad.

 

"Người ngu” ở đây có nghĩa là người có tư duy và hành động hiểm độc và xấu ác. Họ hành xử hiểm độc trong hành động của họ - giết hại, trộm cắp, tà dâm - và hiểm độc trong lời nói: nói dối, nói gây bất hòa, nói lừa gạt những người khác. Nói cách khác, họ hoạt động như kẻ thù của một xã hội tốt đẹp. Đó là những gì mà chúng ta định nghĩa người ngu. Nếu bạn kết hợp với những loại người này, nghĩa là bạn cho phép họ kéo bạn vào một cái hang, nơi không có gì ngoài bóng tối. Bạn càng xuống sâu, nó càng tối, đến khi bạn không còn nhìn thấy bất kỳ ánh sáng nào cả. Không có cách nào thoát ra ngoài. Bạn càng gắn bó với người ngu, bạn càng ngu, và bạn thấy mình trợt vào con đường chẵng dẫn đến đâu ngoài đớn đau và thống khổ. Nhưng nếu bạn gắn liền với những người trí tuệ và khôn ngoan, họ sẽ đưa bạn trở ra ánh sáng, bạn sẽ có thể trở nên thông tuệ hơn. Bạn sẽ có con mắt để thấy điều gì tốt, điều gì xấu, cái gì đúng, cái gì sai. Bạn sẽ có thể tự giúp mình thoát khỏi mọi khổ đau và rối rắm, và sẽ được hạnh phúc, tiến bộ, an lạc. Đây là lý do tại sao chúng tôi giảng dạy chỉ nên kết bạn với người tốt, tránh kết bạn với người xấu.

 

If we associate with bad people, we'll meet up with trouble and pain. If we associate with good people, we'll meet up with happiness. This is a way of giving a protective blessing to ourselves. This sort of protective blessing is something we can provide for ourselves at any time, at any place at all. We'll gain protection wherever, whenever, we provide it. For this reason we should provide a protective blessing for ourselves at all times and all places for the sake of our own security and well-being.

 

Nếu chúng ta kết bạn với những người xấu, chúng ta sẽ gặp các rắc rối và đau đớn. Nếu chúng ta kết bạn với những người tốt, chúng tôi sẽ tìm được với hạnh phúc. Đây là một cách tự chúc phúc để tự bảo vệ cho chính mình. Loại chúc phúc này chúng ta có thể tự chúc cho bản thân vào bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi nào. Chúng ta sẽ được bảo vệ ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào khi chúng ta muốn. Vì lý do này, chúng ta sẽ chúc một lời chúc bảo vệ phước lành cho bản thân ở mọi lúc, mọi nơi vì sự an ổn của chính chúng ta.

 

As for things deserving homage: whether they're the sorts of things that deserve material homage or homage through the practice, the act of homage provides a protective blessing in the same way. It provides happiness in the same way. The happiness that lies in the world, that depends on people and external things, has to suffer death and rebirth; but the happiness of the Dhamma is an internal happiness that depends entirely on the mind. It's a release from suffering and stress that doesn't require us to return to any more death and rebirth in the world ever again. These two forms of happiness come from material homage and homage through the practice, things that can either make us come back to be reborn or free us from having to be reborn. The difference lies in one little thing: whether we want to be reborn or not.

 

Đối với những việc tưởng niệm xứng đáng: cho dù đó là các tưởng niệm vật chất hoặc tưởng niệm thông qua việc thực hành, các hành động tưởng niệm đều mang đến một phước lành bảo hộ theo cùng một cách. Nó mang đến hạnh phúc theo cùng một cách. Những hạnh phúc thế gian, phụ thuộc vào những con người và các sự vật bên bên ngoài, phải chịu dựng cái chết và tái sanh; nhưng hạnh phúc của Giáo Pháp là loại hạnh phúc bên trong hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm. Nó giải thoát mọi khỏi đau khổ và căng thẳng, không lôi kéo chúng ta phải trở lại với cái chết và tái sanh trên thế gian nữa. Hai hình thức hạnh phúc đến từ cách tưởng niệm bằng vật chất và tưởng niệm bằng thực hành, là những thứ hoặc có thể làm cho chúng ta hoặc phải trở lại với tái sanh, hoặc giúp cho chúng ta thoát khỏi bị tái sanh. Sự khác biệt nằm ở một điều nhỏ nhặt: Chúng ta muốn được tái sanh hay không.

 

If we create long, drawn-out causes, the results will have to be long and drawn-out as well. If we create short causes, the results will have to be short, too. Long, drawn-out results are those that involve death and rebirth without end. This refers to the mind whose defilements haven't been polished away, the mind that has cravings and attachments fastened on the good and bad actions of people and things in the world. If people die when their minds are like this, they have to come back and be reborn in the world. To create short causes, though, means to cut through and destroy the process of becoming and birth so as never to give rise to the process again. This refers to the mind whose inner defilements have been polished off and washed away. This comes from examining the faults and forms of darkness that arise in our own hearts, keeping in mind the virtues of the Buddha, Dhamma, and Sangha, or any of the 40 meditation topics that are set out in the texts, to the point where we can see through all mental fabrications in line with their nature as events. In other words, we see them as arising, remaining, and then disintegrating. We keep the range of our awareness short and close to home — our own body, from head to foot — without latching onto any of the good or bad actions of anyone or anything in the world. We look for a solid foundation for the mind, so that it can stay fixed and secure entirely within itself, with no attachment at all, even for the body. When we've reached this state, then when we die we won't have to come swimming back to be reborn in the world ever again.

 

Nếu chúng ta tạo nhân mau cho quả, quả sẽ đến nhanh. Nhân đưa đến quả dài lâu về sau được liên kết với cái chết và tái sanh không ngừng. Điều này đề cập đến cái tâm ô nhiễm chưa được gột rửa, tâm còn khát ái và còn các dính mắc vào hành động tốt và xấu của người và vật trên thế gian. Nếu người ta chết với tư duy như thế, họ phải quay lại và tái sanh trên thế giới. Để tạo ra nhân mau trổ quả có nghĩa là cắt ngang và tiêu hủy quá trình “trở nên” và “tái sanh” như vậy không bao giờ để cho tiến trình phát sinh trở lại. Điều này đề cập đến cái tâm bên trong mà sự ô nhiễm đã được rửa sạch và tiêu trừ. Điều này có được bằng cách kiểm tra tội lỗi và các hình thức của bất thiện khởi lên bên trong tâm của chúng ta, bằng cách ghi nhớ trong tâm trí các đức hạnh của Ðức Phật, Giáo Pháp, và Tăng đoàn, hoặc bất kỳ một trong 40 đề mục thiền định nêu lên trong kinh văn, cho đến khi chúng ta có thể nhìn xuyên suốt tất cả các tâm được tạo dựng với bản chất của chúng như các sự kiện. Nói cách khác, chúng ta phải thấy cách chúng phát sinh, tồn tại, và sau đó tan rã. Chúng ta giữ mức nhận biết của chúng ta ngắn và gần gũi tức cơ thể của chúng ta, từ đầu đến chân, mà không có cột buộc với bất kỳ hành động tốt hay xấu của bất kỳ người nào hay bất cứ thứ gì trên thế giới. Chúng ta tìm một nền tảng cho cái tâm, để nó có thể an trụ cố định và an ổn hoàn toàn trong chính nó, mà không có ràng buộc vào tất cả, ngay cả đối với cơ thể. Khi chúng ta đã đạt đến tình trạng này, thì khi chúng ta chết, chúng ta sẽ không phải bơi ngược trở lại dòng tái sanh trên thế gian này nữa.

 

Whether we give material homage or homage through the practice, if we pull the focal point of the mind out and place it in our actions — i.e., if we get attached to our good actions, as in practicing virtue, generosity, etc. — then that's called vattagamini-kusala, skillfulness leading into the cycle. The mind isn't free. It has to become the slave of this or that thing, this or that action, this or that preoccupation. This is a long, drawn-out cause that will force us to come back and be reborn. But if we take the results of our good actions in terms of virtue, generosity, etc., and bring them into the mind's inner foundation, so that they're stashed away in the mind, without letting the mind run out after external causes, this is going to help cut down on our states of becoming and birth so that eventually we don't have to come back and be reborn. This is vivattagamini-kusala, skillfulness leading out of the cycle. This is the difference between these two forms of skillfulness.

 

Cho dù chúng ta tưởng niệm bằng vật chất hay bằng sự thực hành pháp, nếu chúng ta đặt sự chú ý của tâm vào hành động của chúng ta – Ví dụ, nếu chúng ta chấp vào các hành động tốt của chúng ta, như việc thực hành đức hạnh, vị tha, vv… thì đó gọi là vattagamini-kusala, kĩ năng dẫn vào luân hồi. Cái tâm nói trên không được tự do. Nó đã trở thành nô lệ cho cái này hoặc cái kia, cho hành động này hoặc hành động kia, sự lo lắng này này hoặc sự lo lắng kia. Đây là một nhân dài, đẩy chúng ta trở lại tái sanh. Nhưng nếu chúng ta đem những kết quả của việc làm tốt của chúng ta, cái gọi là đức hạnh, vị tha, vv… vào sâu bên trong cái tâm, để chúng ẩn trong tâm, để không cho tâm chạy theo nguyên nhân bên ngoài, điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng muốn “trở thành” và “tái sanh” của chúng ta, khiến cuối cùng, chúng ta không còn phải trở lại và tái sanh. Đây là vivattagamini-kusala, kĩ năng vượt thoát luân hồi. Đó là sự khác biệt giữa hai kĩ năng.

 

The human mind is like a bael fruit. When it's fully ripe it can no longer stay on the tree. It has to fall off, hit the ground, and eventually decay into the soil. Then, when it's been exposed to the right amount of air and water, the seed gradually sprouts again into a trunk with branches, flowers, and fruit containing all its ancestry in the seeds. Eventually the fruit falls to the ground and sprouts as yet another tree. It keeps going around and around in this way, without ever getting annihilated. If we don't destroy the juices in the seeds that allow them to germinate, they'll have to keep their genetic inheritance alive for an eon.

 

Tâm trí con người cũng giống như loại trái bael. Khi nó hoàn toàn chín, nó không thể ở lại trên cây. Nó phải rơi, phải chạm đất, và cuối cùng tiêu tan vào đất. Sau đó, khi nó được tiếp chạm với đúng số lượng không khí và nước, các hạt giống từng bước đâm chồi trở thành một cây, với các cành nhánh, hoa, trái có chứa tất cả các đặc tính của tổ tiên trong những hạt của nó. Cuối cùng quả lại rơi vào mặt đất và lại mọc ra một cây khác. Việc này cứ luân hồi xoay vòng theo cùng một cách, mà không bao giờ đoạn diệt. Nếu chúng ta không tiêu diệt dưỡng chất trong các hạt giống, chất giúp nó sanh sản, nó sẽ giữ thừa kế di truyền đó cho đến một kỉ nguyên.

 

If we want to gain release from suffering and stress, we have to make our minds shoot out of the world, instead of letting them fall back into the world the way bael fruits do. When the mind shoots out of the world, it will find its landing spot in a place that won't let it come back and be reborn. It will stay there aloft in total freedom, free from attachment of any sort.

 

Nếu chúng ta muốn được thoát ra khỏi đau khổ và căng thẳng, chúng ta phải làm cho tâm của chúng ta thoát ra khỏi thế gian, thay vì để cho tâm rơi trở lại thế gian giống như cách trái bael đã làm. Khi tâm vượt thoát khỏi thế gian, nó sẽ tìm thấy một nơi an trú không để nó phải quay lại với tái sanh. Nó sẽ ở trên cao, hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi cột buộc.

 

Freedom here means sovereignty. The mind is sovereign within itself. In charge of itself. It doesn't have to depend on anyone, and doesn't have to fall slave to anything at all. Within ourselves we find the mind paired with the body. The body isn't all that important, because it doesn't last. When it dies, the various elements — earth, water, wind, and fire — fall apart and return to their original condition. The mind, though, is very important, because it lasts. It's the truly elemental thing residing in the body. It's what gives rise to states of becoming and birth. It's what experiences pleasure and pain. It doesn't disintegrate along with the body. It remains in existence, but as something amazing that can't be seen. It's like the flame of a lit candle: When the candle goes out, the fire element is still there, but it doesn't give off any light. Only when we light a new candle will the fire appear and give light again.

 

Tự do ở đây có nghĩa là chủ quyền. Cái tâm tự chủ trong chính nó. Chịu trách nhiệm với chính nó. Nó không phải phụ thuộc vào bất cứ ai, và không phải bị nô lệ vào bất cứ điều gì cả. Trong bản thân, chúng ta thấy cái tâm ghép nối với cơ thể. Cơ thể không quan trọng chút nào, bởi vì nó không tồn tại lâu. Khi nó chết, các yếu tố đất, nước, gió, và lửa tan rã và quay trở lại tình trạng ban đầu của chúng. Cái tâm rất quan trọng, bởi vì nó tồn tại. Đó là thành tố thật sự trú trong cơ thể. Nó chính là những gì khởi sinh cho trạng thái “trở thành” và “tái sinh”. Nó chính là cái trải nghiệm khoái lạc và đau đớn. Nó vẫn tồn tại, nhưng rất lạ là không thể nhìn thấy nó. Nó giống như những ngọn lửa của một cây nến: candle Khi cây nến lụi tàn, yếu tố lửa vẫn còn đấy, nhưng ánh sang không đi đâu. Chỉ khi chúng ta thắp lại cây nến mới, lúc đó lửa sẽ tái xuất hiện và phát ra ánh sáng một lần nữa.

 

When we take the body — composed of elements, aggregates, sense media, and its 32 parts — and the mind — or awareness itself — and simplify them to their most basic terms, we're left with name and form (nama, rupa). Form is another term for the body made up of the four elements. Name is a term for the mind residing in the body, the element that creates the body. If we want to cut back on states of becoming and birth, we should take as our frame of reference just these two things — name and form — as they're experienced in the present. How does form — the body — stay alive? It stays alive because of the breath. Thus the breath is the most important thing in life. As soon as the breath stops, the body has to die. If the breath comes in without going out, we have to die. If it goes out without coming back in, we have to die.

 

Khi chúng ta quan sát Cơ thể (cấu tạo bởi các thành tố, các uẩn, trường cảm giác, và 32 chi thể) và Cái tâm (cái Biết) – rồi đơn giản hóa chúng vào các từ ngữ cơ bản nhất, chúng ta chỉ còn thấy có Danh (Nama) và Sắc (Rupa). Sắc cũng là một thuật ngữ ám chỉ cơ thể gồm có bốn yếu tố. Danh là một thuật ngữ ám chỉ cái tâm ở trong cơ thể, cái yếu tố tạo ra cơ thể. Nếu chúng ta muốn phân tích trạng thái của sự “trở thành” và “sinh ra”, chúng ta chỉ nên lấy hai phạm trù này làm khung qui chiếu: Danh và Sắc – bởi vì ta có thể cảm nhận chúng ngay trong hiện tại. Làm thế nào Danh (cơ thể) tồn tại? Nó vẫn còn tồn tại là nhờ hơi thở. Do đó, hơi thở là quan trọng nhất trong cuộc sống. Ngay sau khi ngưng thở, cơ thể liền phải chết Nếu hơi thở đi vào mà không đi ra, chúng ta phải chết. Nếu nó đi ra mà không đi vào, chúng ta phải chết.

 

So think about the breath in this way with every moment, at all times, regardless of whether you're sitting, standing, walking, or lying down. Don't let the body breathe without your mind getting some good use out of it. A person who doesn't know his or her own breath is said to be dead. Heedless. Lacking in mindfulness. As the Buddha said, heedlessness is the path to danger, to death. We can't let our minds run out and get stuck on external preoccupations, i.e., thoughts of past or future, whether they're good or bad. We have to keep our awareness right in the present, at the breath coming in and out. This is called singleness of preoccupation (ekaggatarammana). We can't let the mind slip off into any other thoughts or preoccupations at all. Our mindfulness has to be firmly established in our awareness of the present. The mind will then be able to develop strength, able to withstand any preoccupations that come striking against it, giving rise to feelings of good, bad, liking, and disliking — the hindrances that would defile the mind.

 

Vì vậy, hãy suy nghĩ về hơi thở theo ý nghĩa này, trong mọi khoảnh khắc, mọi lúc, bất kể bạn đang ngồi, đứng, đi, nằm. Đừng hít thở mà không nhận biết được cái lợi ích của nó. Một người không nhận biết hơi thở của mình được gọi là chết, không quan tâm, thiếu chánh niệm. Như Ðức Phật đã nói, không quan tâm là đường dẫn đến nguy hiểm, đến cái chết. Chúng ta không nên để tâm chạy ra bên ngoài, để dính mắc vào những phiền não bên ngoài, như suy nghĩ về quá khứ hay tương lai, cho dù nó tốt hay xấu. Chúng ta phải giữ tỉnh thức với hơi thở vào ra ngay trong hiện tại,. Điều này được gọi là định nhất tâm (ekaggatarammana). Chúng ta không nên để tâm rơi vào vào bất kỳ suy nghĩ hay phiền não nào cả. Chánh niệm của chúng ta được thiết lập vững chắc bằng sự tỉnh thức của chúng ta ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Từ đó tâm sẽ có thể phát triển sức mạnh, có khả năng chịu đựng bất kỳ phiền não nào đánh vào nó, tâm không còn sinh khởi cảm giác tốt, xấu, thích hay không thích – tức những trở ngại có thể làm tâm ô nhiễm.

 

We have to keep our awareness exclusively in the present, alert and quick to sense the arising and passing away of preoccupations, letting go of both good and bad preoccupations without getting attached to them. When the mind stays firmly focused in its one preoccupation — the breath — it will give rise to concentration, to the point where the eye of inner knowledge appears. For example, it might give rise to powers of clairvoyance or clairaudience, enabling us to see events past and future, near and far. Or it might give rise to knowledge of previous lives, so that we can know how we and other beings have been born, died, come, and gone, and how all these things have come about from good and bad actions. This will give rise to a sense of dismay and disenchantment with states of becoming and birth, and will dissuade us from ever wanting to create bad kamma ever again.

 

Chúng ta phải giữ sự tỉnh thức trong hiện tại, luôn cảnh giác và nhanh chóng phát hiên ngay khi phiền não phát sinh và khi nó biến mất. Buông xả cả hai loại tâm tốt và xấu, không cột buộc vào chúng. Khi tâm chú ý bền vững trong chỉ một loại phiền não - hơi thở - nó sẽ tập trung, đến một lúc sẽ xuất hiện con mắt của trí tuệ bên trong. Ví dụ, nó có thể sinh ra thiên nhãn hay thiên nhĩ, khiến cho chúng ta có thể thấy các sự kiện trong quá khứ và tương lai, gần hoặc xa. Hoặc nó có thể sinh ra tuệ tri về các kiếp sống trước đó, chúng ta có thể biết làm thế nào mà chúng ta và các chúng sanh khác đã được sinh ra, đã chết, đã đến và đi, làm thế nào để biết tất cả những sự việc này sinh ra bởi các hành động tốt hay xấu. Điều này sẽ dẫn đến một cảm giác sợ hãi và chán chường với các trạng thái “trở thành” và “sinh ra”, và cũng giúp khuyến cáo chúng ta không bao giờ muốn tạo ra nghiệp xấu nữa.

 

This kind of disenchantment is something useful and good, without any drawbacks. It's not the same thing as its near cousin, weariness. Weariness is what happens when a person, say, eats today to the point of getting so full that the thought of eating any more makes him weary. But tomorrow, his weariness will wear off and he'll feel like eating again. Disenchantment, though, doesn't wear off. You'll never again see any pleasure in the objects of your disenchantment. You see birth, aging, illness, and death as stress and suffering, and so you don't ever want to give rise to the conditions that will force you to come back and undergo birth, aging, illness, and death ever again.

 

Cái “chán chường” này đôi khi rất hữu ích và tốt đẹp, mà chẳng có bất lợi nào. Nó không giống như là người anh em bà con của nó là cái “chán nhất thời”. Chán nhất thời là những gì sẽ xảy ra khi một người, ngày hôm nay ăn đến mức mà nếu ăn thêm nữa sẽ là mứa. Nhưng đến ngày mai, cái chán của anh ta hết và anh ta lại sẽ lại cảm thấy thích tiếp tục ăn thêm nữa..Cái chán chường này không bao giờ hết Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khoái lạc trong bất kỳ đối tượng nào mà bạn đã chán.. Bạn thấy sinh, lão, bệnh, tử như những căng thẳng và đau khổ, và bạn không bao giờ muốn tạo ra những điều kiện nào để buộc bạn phải quay lại chịu đựng các cảnh sinh, lão, bệnh, tử một lần nữa.

 

The important factors for anyone practicing to gain release from all stress and suffering are persistence and endurance, for every kind of goodness has to have obstacles blocking the way, always ready to destroy it. Even when the Buddha himself was putting his effort into the practice, the armies of Mara were right on his heels, pestering him all the time, trying to keep him from attaining his goal. Still, he never wavered, never got discouraged, never abandoned his efforts. He took his perfection of truthfulness and used it to drive away the forces of Mara until they were utterly defeated. He was willing to put his life on the line in order to do battle with the forces of Mara, his heart solid, unflinching, and brave. This was why he was eventually able to attain a glorious victory, realizing the unexcelled right self-awakening, becoming our Buddha. This is an important example that he as our "father" set for his descendants to see and to take to heart.

 

Yếu tố quan trọng cho bất cứ ai thực hành thiền để nhằm giải thoát ra khỏi mọi căng thẳng và đau khổ là sự bền bỉ và sức chịu đựng. Tất cả sự thiện luôn bị trở ngại chặn đường và luôn bị đe dọa tiêu diệt. Ngay cả khi Ðức Phật đã nỗ lực thực hành, binh đoàn của Ma Vương luôn ở sát cạnh để quấy nhiễu ngài liên tục, cố gắng giữ không cho ngài đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, ngài đã không đầu hàng, không để mất dũng khí, không từ bỏ các nỗ lực của mình. Ngài đã dùng sự chân thật hoàn hảo của mình, sử dụng nó để tránh thoát các lực lượng của Ma Vương, cho đến khi Ma vương bị đánh bại hoàn toàn. Ngài đã sẵn sàng đặt cuộc sống của mình trên chiến tuyến để đối chiến với các lực lượng của Ma Vương. Trái tim ngài cứng rắn, không bối rối, và dũng cảm. Đây là lý do tại sao cuối cùng ngài đã có thể đạt được một chiến thắng huy hoàng, thực hiện đại giác ngộ, trở thành Đức Phật của chúng ta. Đây là một ví dụ quan trọng tỏ rằng ngài là "cha" của chúng ta và hậu duệ đời sau của ngài phải chiêm ngưỡng và ghi nhớ trong tim.

 

So when we're intent on training our minds to be good, there are bound to be obstacles — the forces of Mara — just as in the case of the Buddha, but we simply have to slash our way through them, using our powers of endurance and the full extent of our abilities to fight them off. It's only normal that when we have something good, there are going to be other people who want what we've got, in the same way that sweet fruit tends to have worms and insects trying to eat it. A person walking along the road empty-handed doesn't attract anyone's attention, but if we're carrying something of value, there are sure to be others who will want what we've got, and will even try to steal it from us. If we're carrying food in our hand, dogs or cats will try to snatch it. But if we don't have any food in our hand, they won't pounce on us.

 

Vì vậy, khi chúng ta có ý định tu tập tâm trí cho tốt, ắt cũng phải có trở ngại – đó là các lực lượng của Ma Vương - giống như trong trường hợp của Ðức Phật, chúng ta cần đơn giản lách tránh qua chúng, bằng cách sử dụng sức chịu đựng và chống lại chúng bằng tất cả khả năng của chúng ta. Bình thường khi chúng ta có cái gì tốt, sẽ có những người muốn có những gì mà chúng ta có. Giống như trái cây ngọt có xu hướng có sâu và côn trùng cố ăn nó. Một người đi bộ dọc theo con đường tay trống rỗng sẽ không thu hút sự chú ý của một ai, nhưng nếu chúng ta đang mang một cái gì đó có giá trị, chắc chắn sẽ có những người khác thèm muốn những thứ mà chúng ta đang có, và thậm chí sẽ cố gắng để ăn cắp nó.Nếu chúng ta mang thức ăn trong tay, chó hay mèo sẽ cố gắng chồm giựt thức ăn đó. Nhưng nếu chúng ta không có bất kỳ thực phẩm nào trong tay, chúng sẽ không nhảy chồm lên chúng ta.

 

It's the same way when we practice. When we do good, we have to contend with obstacles if we want to succeed. We have to make our hearts hard and solid like diamond or rock, which don't burn when you try to set them on fire. Even when they get smashed, the pieces maintain their hardness as diamond and rock. The Buddha made his heart so hard and solid that when his body was cremated, parts of it didn't burn and still remain as relics for us to admire even today. This was through the power of his purity and truthfulness.

 

Cũng giống như khi chúng ta thực hành. Khi thực hành tốt, nếu muốn thành công, chúng ta nên chấp nhận có các trở ngại. Chúng ta phải có trái tim cứng rắn như đá và kim cương, không bị thiêu đốt khi đặt vào trong lửa. Kể cả khi bị nghiền ra, các mảnh vụn vẫn cứng rắn như đá và kim cương. Đức Phật đã tạo ra trái tim cứng rắn thậm chí sau khi thiêu đốt, thành phần của thân thể ngài đã không cháy mà vẫn tồn tại như xá lợi cho chúng ta chiêm ngưỡng tới hôm nay. Đây là năng lực của sự trong sáng và chân thực.

 

So we should set our minds on purifying our bodies and minds until they become so truly elemental that fire won't burn them, just like the Buddha's relics. Even if we can't get them to be that hard, at least we should make them like tamarind seeds in their casing: even if insects bore through the casing and eat all the flesh of the tamarind fruit, they can't do anything to the seeds, which maintain their hardness as always.

 

Vậy chúng ta nên chú ý đến việc thanh tẩy cơ thể và tâm trí ,cho đến khi chúng thực sự tinh ròng, để lửa không thể thiêu đốt được, giống như xá lợi Phật. Ngay cả khi chúng ta không thể làm cho cơ thể cang cường như thế, thì ít ra chúng ta cũng làm cho nó giống như hột me nằm trong vỏ, côn trùng có đục xuyên vỏ ăn được phần thịt của trái me thì chúng cũng chẳng thể nào làm gì được với hột me cả. Hột me mãi luôn duy trì độ cứng.

 

So, to summarize: Cutting down on states of becoming and birth means retracting our awareness inward. We have to take the mind's foundation and plant it firmly in the body, without getting attached to any outside activity at all. We have to let go of every thing of every sort that follows the laws of events, arising and passing away in line with its nature. We do good, but don't let the mind go running out after the good. We have to let the results of our goodness come running into the mind. We pull in every thing of every sort to stash it away in our mind, and don't let the mind get scattered outside, getting happy or sad over the results of its actions or anything else external. We do this in the same way that the bael fruit keeps the trunk, branches, flowers, and leaves of the bael tree curled up inside the seed. If we can then prevent outside conditions of soil and water from combining with the inside potential of the seed, it won't be able to unfurl into a new bael tree.

 

Để tổng kết: Cắt ngang trạng thái “trở thành” và “tạo sinh” có nghĩa là kéo cái tỉnh giác của chúng ta vào trong. Chúng ta phải gom tâm và trồng cứng nó vào trong cơ thể không để cột buộc vào bất cứ hoạt động nào bên ngoài. Chúng ta phải buông xả mọi điều mọi loại, những cái tuân theo luật hiện tượng, sinh khởi và biến mất như bản chất của chúng. Chúng ta làm việc thiện, nhưng không để tâm trí chạy theo việc thiện. Chúng ta chỉ để cái quả của việc thiện mà ta đã làm đi vào tâm trí. Chúng ta lôi tất cả các thứ các loại ra khỏi tâm trí đừng để tâm trí phân tán ra ngoài, đừng vui hay buồn trước các hậu quả của các hành động hay sự việc nào khác bên ngoài. Chúng ta làm giống như cách trái bael giữ thân cành hoa lá của cây bael trong hột của nó. Nếu chúng ta có thể giữ cho điều kiện đất nước bên ngoài không kết hợp được với tiềm năng bên trong của cái hột thì nó sẽ không thể sinh ra một cây bael mới.

 

Whoever practices in the way I've discussed here is paying homage to our lord Buddha in the correct way. Such a person will be endowed with blessings providing happiness throughout time.

Here I've discussed some verses from the Mangala Sutta as a way of developing our discernment, so that we will take these lessons and put them into practice as a way of paying homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha on this Visakha Puja day.

Tất cả những ai thực hành theo cách mà tôi đã thảo luận tại đây, người đó đang tưởng niệm ân của Đức Phật một cách đúng nhất. Người như thế sẽ được chúc phúc trọn đời.

Tôi đã bàn luận một vài câu kệ trong kinh Hạnh Phúc như một cách để phát triển tuệ trí, hầu chúng ta có thể thọ nhận những bài học, mang chúng vào việc thực hành pháp, như một cách để tưởng niệm ân Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Đoàn trong ngày Visakha này.

 

That's enough for now, so I'll stop here.

Evam.

 

Bài pháp đến đây là vừa đủ. Vì thế xin được chấm dứt tại đây.

Evam

 

See also: Calendar of Uposatha days (including the date of this year's Visakha Puja)

 

999

 

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Trang trước | Trang kế| trở về đầu trang | Home page |