We all know what happens when a fire goes out. The flames die down and the fire is gone for good. So when we first learn that the name for the goal of Buddhist practice, nibbana (nirvana), literally means the extinguishing of a fire, it's hard to imagine a deadlier image for a spiritual goal: utter annihilation. It turns out, though, that this reading of the concept is a mistake in translation, not so much of a word as of an image. What did an extinguished fire represent to the Indians of the Buddha's day? Anything but annihilation. |
Chúng ta đều biết điều gì xảy ra khi lửa
tắt. Ngọn lửa ngụm tàn và lửa ra đi. Khi lần đầu chúng ta học cứu cánh của
Đạo Phật, cái gọi tên “Nibbana”, có nghĩa là sự tắt lửa, thật khó hình
dung cứu cánh tâm linh lại là một hình ảnh đoạn diệt: đoạn diệt hoàn toàn!
Khái niệm này là một lầm lẫn dịch thuật, đây mới chỉ là một nghĩa của một
từ chứ chưa phải là một biểu tượng. Một ngọn lửa tắt biểu tượng cho điều
gì vào thời của Đức Phật. Rất nhiều, ngoại trừ sự đoạn diệt |
According to the ancient Brahmans, when a fire was extinguished it went into a state of latency. Rather than ceasing to exist, it became dormant and in that state — unbound from any particular fuel — it became diffused throughout the cosmos. When the Buddha used the image to explain nibbana to the Indian Brahmans of his day, he bypassed the question of whether an extinguished fire continues to exist or not, and focused instead on the impossibility of defining a fire that doesn't burn: thus his statement that the person who has gone totally "out" can't be described.
|
Theo những người bà La Môn cổ đại, khi ngọn lửa tắt nó sẽ
ẩn vào trạng thái tiềm năng. Khi không tồn tại, ngọn lửa ngủ, và trong
trạng thái này, tức trạng thái không lệ thuộc nhiên liệu, nó lan tỏa vào
vũ trụ. Vào thời Đức Phật, khi ngài dùng hình ảnh biểu tượng để giải thích
Nibbana cho những người Bà La Môn, ngài đã bỏ qua câu hỏi khi ngọn lửa tắt
nó còn hay mất và thay vào đó bằng cách nhấn mạnh vào sự không thể xác
định một ngon lửa khi nó không cháy; cũng vậy cái ngã khi đã hoàn toàn
biến mất cũng không thể mô tả được. |
However, when teaching his own disciples, the Buddha used nibbana more as an image of freedom. Apparently, all Indians at the time saw burning fire as agitated, dependent, and trapped, both clinging and being stuck to its fuel as it burned. To ignite a fire, one had to "seize" it. When fire let go of its fuel, it was "freed," released from its agitation, dependence, and entrapment — calm and unconfined. This is why Pali poetry repeatedly uses the image of extinguished fire as a metaphor for freedom. In fact, this metaphor is part of a pattern of fire imagery that involves two other related terms as well. Upadana, or clinging, also refers to the sustenance a fire takes from its fuel. Khandha means not only one of the five "heaps" (form, feeling, perception, thought processes, and consciousness) that define all conditioned experience, but also the trunk of a tree. Just as fire goes out when it stops clinging and taking sustenance from wood, so the mind is freed when it stops clinging to the khandhas. |
Khi dạy các môn đồ, Đức Phật dùng
Nibbana như một hình ảnh của tự do. Rõ ràng là tất cả các người Ấn thời đó
quan niệm lửa cháy như sự kích động, lệ thuộc, mắc bẫy. Lửa dính mắc và bị
cột buộc vào nhiên liệu khi nó cháy. Muốn đánh lên một ngọn lửa, người ta
phải bắt dính nó. Khi lửa hết nhiên liệu, nó được tự do và thoát khỏi mọi
kích động, lệ thuộc, mắc bẫy – yên tĩnh và tự do. Do đấy thi ca Pali luôn
dùng hình ảnh một ngọn lửa tắt như ẩn dụ của sự tự do. Thật ra, ẩn dụ này
là một phần của mô hình biểu tượng về lửa có liên hệ tới cả hai từ liên
quan: Chấp thủ (upadana) hay bám víu: ám chỉ sự bám víu của ngọn lửa với
nhiên liệu. Uẩn (khandha): không chỉ có nghĩa là một trong năm uẩn (sắc,
thọ, tưởng, hành, thức) dùng để chỉ các trải nghiệm có điều kiện, mà còn
có nghĩa cái thân cây. Giống như khi ngọn lửa tắt đi khi nó ngưng không
bám víu để lấy nhiên liệu từ gỗ, Tâm thức sẽ được tự do khi nó thôi không
bám víu vào các uẩn. |
Thus the image underlying nibbana is one of freedom. The Pali commentaries support this point by tracing the word nibbana to its verbal root, which means "unbinding." What kind of unbinding? The texts describe two levels. One is the unbinding in this lifetime, symbolized by a fire that has gone out but whose embers are still warm. This stands for the enlightened arahant, who is conscious of sights and sounds, sensitive to pleasure and pain, but freed from passion, aversion, and delusion. The second level of unbinding, symbolized by a fire so totally out that its embers have grown cold, is what the arahant experiences after this life. All input from the senses cools away and he/she is totally freed from even the subtlest stresses and limitations of existence in space and time. |
Vậy hình ảnh mà Nibbana muốn ám chỉ là
sự tự do. Các chú giải Pali ủng hộ quan điểm này bằng cách truy đến âm gốc
của từ Nibbana là “không bị dính mắc”. Không dính mắc với cái gì. Kinh
điển mô tả hai mức độ. Mức độ thứ nhất là không dính mắc trong cuộc đời
hiện tại này, so sánh như một ngọn lữa đã tắt nhưng tro than còn ấm. Điều
này để ám chỉ một vị A la Hán chứng ngộ, vẫn thấy nghe, cảm thụ khoái lạc
và đau khổ, nhưng thoát khỏi mọi đam mê, chán nghét và ảo tưởng. Mức độ
thứ hai, so sánh như một ngon lữa đã hoàn toàn tắt, tro than nguội lạnh.
Đó là những gì một vị A La Hán trải nghiệm sau cuộc đời này. Khi mọi giác
quan nguội lạnh, vị đó (ông hay bà) giải thoát khỏi mọi căng thẳng nhỏ
nhặt nhất, khỏi mọi giới hạn khi phải hiện hữu trong không gian và thời
gian. |
The Buddha insists that this level is indescribable, even in terms of existence or nonexistence, because words work only for things that have limits. All he really says about it — apart from images and metaphors — is that one can have foretastes of the experience in this lifetime, and that it's the ultimate happiness, something truly worth knowing. |
Đức Phật nhấn mạnh mức độ này là không
thể diễn đạt. Không thể nói là có hiện hữu hay không hiện hữu. Bởi vì ngôn
ngữ chỉ dùng được cho những điều hữu hạn. Tất cả điều Đức Phật thực sự
muốn nói ( ngoài biểu tượng và ẩn dụ) là ta có thể nếm trước trải nghiệm
này trong đời sống hiện tại. Một hạnh phúc tột cùng mà ta đáng phải biết.
|
So the next time you watch a fire going out, see it not as a case of annihilation, but as a lesson in how freedom is to be found in letting go. |
Vì vậy sau này, khi bạn nhìn một ngọn
lửa tắt đi, đừng nhìn như đó là sự đoạn diệt mà hãy nghĩ đến thế nào là tự
do ta có được khi buông xả. |
See also: The Mind Like Fire Unbound: An Image in the Early Buddhist Discourses, by Thanissaro Bhikkhu. |
|
Chủ biên và
điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com |
Cập
nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |