The Buddha was like a doctor, treating the spiritual ills of the human race. The path of practice he taught was like a course of therapy for suffering hearts and minds. This way of understanding the Buddha and his teachings dates back to the earliest texts, and yet is also very current. Buddhist meditation practice is often advertised as a form of healing, and quite a few psychotherapists now recommend that their patients try meditation as part of their treatment. |
Ðức Phật như một vị Y Vương, điều trị các căn bệnh tinh thần của nhân loại. Con đường tu tập Đức Phật dạy như là một lớp dạy về cách điều trị cho sự khổ đau của trái tim và khối óc. Sự hiểu biết Ðức Phật và lời dạy của Ngài theo cách này đã được xác minh dựa theo các văn bản sớm nhất, nhưng cũng rất hiện hành. Thiền Phật giáo tu tập thì thường được quảng bá như là một hình thức chữa bệnh, và có khá nhiều các nhà tâm lý trị liệu hiện nay khuyên bệnh nhân của họ cố gắng thiền định coi đó là một phần của việc điều trị của họ. |
After several years of teaching and practicing meditation as therapy, however, many of us have found that meditation on its own is not enough. In my own experience, I have found that Western meditators tend to be afflicted more with a certain grimness and lack of self-esteem than any Asians I have ever taught. Their psyches are so wounded by modern civilization that they lack the resilience and persistence needed before concentration and insight practices can be genuinely therapeutic. Other teachers have noted this problem as well and, as a result, many of them have decided that the Buddhist path is insufficient for our particular needs. To make up for this insufficiency they have experimented with ways of supplementing meditation practice, combining it with such things as myth, poetry, psychotherapy, social activism, sweat lodges, mourning rituals, and even drumming. The problem, though, may not be that there is anything lacking in the Buddhist path, but that we simply haven't been following the Buddha's full course of therapy. |
Tuy nhiên, sau nhiều năm giảng dạy và thực tập thiền định như là một phương pháp trị liệu, rất nhiều người trong chúng ta đã thấy rằng chỉ thiền định không thì không đủ. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, Tôi đã thấy rằng các thiền sinh phương Tây có xu hướng chịu ảnh hưởng nhiều hơn với một thiên kiến nhứt định nào đó và sự thiếu lòng tự trọng hơn bất kỳ người châu Á nào mà tôi đã từng dạy. Tâm lý của họ thì bị tiêm nhiễm bởi nền văn minh hiện đại đến nỗi họ thiếu cả sự uyển chuyển và bền bỉ cần thiết trước khi thực hành thiền định có thể được dùng để điều trị. Các Thiền Sư khác cũng đã lưu ý vấn đề này, và kết quả là, nhiều người trong số họ đã quyết định rằng con đường Phật giáo không đủ cung ứng cho nhu cầu đặc biệt của chúng ta. Để bổ khuyết cho sự thiếu sót này họ đã thử nghiệm với cách phụ thêm vào phần thực hành thiền, kết hợp nó với những thứ như truyền thuyết, thơ, chữa bệnh bằng tâm lý, hoạt động xã hội, tắm suối nước nóng, cầu an, và thậm chí dùng cả việc đánh trống. Tuy nhiên, trở ngại có thể không phải là khiếm khuyết một điều gì trong con đường Phật giáo, mà chỉ đơn giản là chúng ta không theo đúng con đường Phật dạy trong việc điều trị. |
The Buddha's path consisted not only of mindfulness, concentration, and insight practices, but also of virtue, beginning with the five precepts. In fact, the precepts constitute the first step in the path. There is a tendency in the West to dismiss the five precepts as Sunday-school rules bound to old cultural norms that no longer apply to our modern society, but this misses the role that the Buddha intended for them: They are part of a course of therapy for wounded minds. In particular, they are aimed at curing two ailments that underlie low self-esteem: regret and denial. |
Đường đạo của Ðức Phật không những chỉ bao gồm chánh niệm, chánh định, và chánh tinh tấn, nhưng còn bao gồm cả đức hạnh, bắt đầu bằng năm giới. Trong thực tế, những giới luật tạo thành bước đầu tiên trong con đường đạo. Có một xu hướng ở phương Tây bác bỏ năm giới luật này giống như là luật lệ của trường đạo dạy trong ngày Chủ Nhật bó buộc theo lễ luật của văn hóa xưa không còn áp dụng đối với xã hội hiện đại của chúng ta, nhưng điều này làm mất đi vai trò mà Đức Phật dành cho họ: Năm giới luật là một phần của lớp học dạy cách trị liệu cho những tâm trí bị thương tổn. Cụ thể, những giới luật này nhằm mục đích chữa chạy cho hai loại tâm bịnh sinh ra do thiếu tự tin: hối tiếc và chối bỏ. |
When our actions don't measure up to certain standards of behavior, we either (1) regret the actions or (2) engage in one of two kinds of denial, either (a) denying that our actions did in fact happen or (b) denying that the standards of measurement are really valid. These reactions are like wounds in the mind. Regret is an open wound, tender to the touch, while denial is like hardened, twisted scar tissue around a tender spot. When the mind is wounded in these ways, it can't settle down comfortably in the present, for it finds itself resting on raw, exposed flesh or calcified knots. Even when it's forced to stay in the present, it's there only in a tensed, contorted and partial way, and so the insights it gains tend to be contorted and partial as well. Only if the mind is free of wounds and scars can it be expected to settle down comfortably and freely in the present, and to give rise to undistorted discernment. |
Khi hành vi của chúng ta không đạt được những tiêu chuẩn đạo đức căn bản, hoặc chúng ta sẽ (1) hối tiếc về các hành vi hoặc chúng ta sẽ (2) rơi vào một trong hai tình trạng chối bỏ, hoặc (a) là chối bỏ các hành vi của chúng ta đã thực su xảy ra, hoặc (b) là từ chối rằng những tiêu chuẩn đức hạnh không có gía trị thực sự. Các phản ứng này giống như những vết thương trong tâm trí. Hối tiếc là một vết thương mở rộng, đau đớn khi chạm vào, trong khi từ chối giống như một vết sẹo khô cứng, méo mó xung quanh điểm nhạy cảm. Khi tâm trí bị thương theo những cách này, nó không thể nào lắng xuống một cách thoải mái trong hiện tại, vì nó cảm thấy nó đang nằm trên một khối thịt lở loét, hoặc những khối u hóa vôi. Ngay cả khi nó bị bó buộc phải dừng lại trong hiện tại, nó chỉ có thể dừng lại trong căng thẳng, méo mó và khiếm khuyết, và do đó, sự hiểu biết thu nhận được cũng bị méo mó và khiếm khuyết. Chỉ khi nào tâm không bị tổn thương và sứt mẻ thì lúc đó tâm mới có thể lắng xuống thoải mái và tự tại, và sẽ phát sinh ra những nhận thức sáng suốt, tinh tấn. |
This is where the five precepts come in: They are designed to heal these wounds and scars. Healthy self-esteem comes from living up to a set of standards that are practical, clear-cut, humane, and worthy of respect; the five precepts are formulated in such a way that they provide just such a set of standards. |
Đây là nơi ngũ giới dùng đến: Ngũ giới được thiết kế để chữa lành thương tich. Lòng tự trọng vững manh nảy sinh từ cuộc sống dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn thực tế, rõ ràng, nhân đạo, và đáng được tôn trọng; năm giới luật được hình thành theo một khuôn khổ của một hệ thống tiêu chuẩn. |
Practical: The standards set by the precepts are simple — no intentional killing, stealing, having illicit sex, lying, or taking intoxicants. It's entirely possible to live in line with these standards. Not always easy or convenient, but always possible. I have seen efforts to translate the precepts into standards that sound more lofty or noble — taking the second precept, for example, to mean no abuse of the planet's resources — but even the people who reformulate the precepts in this way admit that it is impossible to live up to them. Anyone who has dealt with psychologically damaged people knows that very often the damage comes from having been presented with impossible standards to live by. If you can give people standards that take a little effort and mindfulness, but are possible to meet, their self-esteem soars dramatically as they discover that they are actually capable of meeting those standards. They can then face more demanding tasks with confidence. |
Thực hành: Các tiêu chuẩn của giới luật rất đơn giản --không cố ý sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và khong nghiện hút. Sống phù hợp với các tiêu chuẩn này là một việc hoàn toàn có thể làm được. Không phải luôn luôn dễ dàng hay thuận lợi, nhưng luôn luôn là có thể làm được. Tôi đã từng thấy có nhiều nỗ lực chuyển đạt các giới luật này thành tiêu chuẩn cao cả hơn hoặc quý báu hơn-- tuân giữ giới thứ hai, ví dụ, có nghĩa là không có lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên--nhưng ngay cả những người quảng diễn các giới luật theo cách này cũng thừa nhận rằng không thể sống đúng được như vậy. Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với những người bịnh tâm thần đều biết rằng thông thường chứng bịnh xảy ra vì những bịnh nhân này phải sống với các tiêu chuẩn không thể nào sống được. Nếu bạn có thể cho con người các tiêu chuẩn mà chỉ cần một ít nỗ lực và chánh niệm, thì họ có thể đạt được, niềm tự hào của họ vươn lên đáng kể khi họ phát hiện ra rằng họ thực sự có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn. Sau đó họ có thể đối diện với nhiều công việc khó khăn hơn trong niềm tự tin. |
Clear-cut: The precepts are formulated with no ifs, ands, or buts. This means that they give very clear guidance, with no room for waffling or less-than-honest rationalizations. An action either fits in with the precepts or it doesn't. Again, standards of this sort are very healthy to live by. Anyone who has raised children has found that, although they may complain about hard and fast rules, they actually feel more secure with them than with rules that are vague and always open to negotiation. Clear-cut rules don't allow for unspoken agendas to come sneaking in the back door of the mind. If, for example, the precept against killing allowed you to kill living beings when their presence is inconvenient, that would place your convenience on a higher level than your compassion for life. Convenience would become your unspoken standard — and as we all know, unspoken standards provide huge tracts of fertile ground for hypocrisy and denial to grow. If, however, you stick by the standards of the precepts, then as the Buddha says, you are providing unlimited safety for the lives of all. There are no conditions under which you would take the lives of any living beings, no matter how inconvenient they might be. In terms of the other precepts, you are providing unlimited safety for their possessions and sexuality, and unlimited truthfulness and mindfulness in your communication with them. When you find that you can trust yourself in matters like these, you gain an undeniably healthy sense of self-respect. |
Dứt khoát: Các giới luật là những công thức không chứa đựng "Nếu," "Và," hoặc "Nhưng." Điều này có nghĩa là các giới luật đưa ra hướng dẫn rất rõ ràng, không có chỗ cho du di hoặc cho những biện minh kém trung thực. Một hành động hoặc là phù hợp với các giới luật hoặc là không. Một lần nữa, các tiêu chuẩn như vậy rất rõ ràng để noi theo. Bất cứ ai đã nuôi dưỡng con cái đều nhận ra rằng, mặc dù họ có thể phàn nàn về những luật lệ khó khăn và nghiêm khắc, nhưng họ thực sự cảm thấy an toàn hơn với những luật lệ đó so với các quy tắc mơ hồ và luôn luôn cho phép xin xỏ. Quy luật rõ ràng không chấp nhận những lịch trình ngầm (không tuyên bố) lén len vào tâm. Ví dụ, nếu giới luật cấm sát sinh cho phép bạn giết chúng sinh khi sự hiện diện của họ gây ra trở ngại, điều này sẽ đặt sự thuận tiện của bạn lên trên đức hiếu sinh của bạn. Thuận tiện sẽ trở thành tiêu chuẩn ngầm của bạn -- và như chúng ta đã biết, tiêu chuẩn ngầm tạo ra địa bàn rộng lớn thuận lợi cho sự nảy sinh của đạo đức giả và làm ngưng trệ sự thăng tiến. Tuy nhiên, nếu bạn giữ đúng tiêu chuẩn của giới luật, như Đức Phật nói, tức là bạn đang cung cấp sư an toàn không giới hạn cho cuộc sống của mọi chúng sinh. Không có điều kiện nào mà bạn có thể mang đi cuộc sống của bất cứ chúng sinh nào, cho dù chúng sinh đó có tạo ra bất cứ thứ khó khăn nào. Trong điều khoản của các giới luật khác, bạn cung cấp sự an toàn không giới hạn cho tài sản và cho sự tinh khiết, cho tính trung thực và chánh niệm của bạn trong việc giao tiếp với họ. Khi bạn thấy rằng bạn có thể tin tưởng mình trong các vấn đề như thế này, bạn đã đạt được một tinh thần tự trọng lành mạnh không thể chối cãi.
|
Humane: The precepts are humane both to the person who observes them and to the people affected by his or her actions. If you observe them, you are aligning yourself with the doctrine of karma, which teaches that the most important powers shaping your experience of the world are the intentional thoughts, words, and deeds you choose in the present moment. This means that you are not insignificant. Every time you take a choice — at home, at work, at play — you are exercising your power in the on-going fashioning of the world. At the same time, this principle allows you to measure yourself in terms that are entirely under your control: your intentional actions in the present moment. In other words, they don't force you to measure yourself in terms of your looks, strength, brains, financial prowess, or any other criteria that depend less on your present karma than they do on karma from the past. Also, they don't play on feelings of guilt or force you to bemoan your past lapses. Instead, they focus your attention on the ever-present possibility of living up to your standards in the here and now. If you are living with people who observe the precepts, you find that your dealings with them are not a cause for mistrust or fear. They regard your desire for happiness as akin to theirs. Their worth as individuals does not depend on situations in which there have to be winners and losers. When they talk about developing loving-kindness and mindfulness in their meditation, you see it reflected in their actions. In this way the precepts foster not only healthy individuals, but also a healthy society — a society in which the self-respect and mutual respect are not at odds. |
Nhân đạo: Các giới luật có tính cách nhân đạo cho cả người giữ giới và cho cả những người phạm giới. Nếu bạn giữ các giới luật, bạn tự đặt mình vào những giáo lý của nghiệp, giáo lý này dạy rằng những năng lực quan trọng nhất tạo nên bản thể của bạn trên thế giới này là sự suy nghĩ có chủ tâm, chánh ngữ ( lời nói), và chánh nghiệp (hành động) mà bạn chọn trong giây phút hiện tại. Điều này có nghĩa rằng bạn không phải là không đáng kể. Mỗi khi bạn có một sự lựa chọn--tại nhà, tại sở làm, tại nơi giải trí—đó là bạn đang thực hiện quyền của bạn trong tiến trình trên thế giới. Đồng thời, nguyên tắc này cho phép bạn đo lường chính mình trong điều kiện hoàn toàn tự chủ: những hành vi chủ tâm của bạn trong hiện tại. Nói cách khác, giới luật không buộc bạn phải đo lường chính mình dựa vào bề ngoài, sức mạnh, trí óc, năng lực tài chính, hoặc bất kỳ các tiêu chuẩn khác mà phụ thuộc ít hơn về nghiệp trong hiện tại so với nghiệp từ quá khứ của bạn. Đồng thời, giới luật không vin vào cảm giác tội lỗi hay buộc bạn phải ân hận về quá khứ lầm lẫn của bạn. Thay vào đó, giới luật tập trung sự chú ý của bạn về sự khả hữu sống đúng theo tiêu chuẩn của bạn ở đây và bây giờ. Nếu bạn đang sống chung với những người giữ các giới luật, bạn thấy rằng các giao dịch của bạn với họ không phải là nguyên nhân để tin tưởng hay sợ hãi. Họ coi ước muốn hạnh phúc của bạn cũng giống như ước muốn của họ. Giá trị của họ về các cá nhân không tùy thuộc vào tình huống mà phải có người thắng và kẻ thua. Khi họ nói về phát triển lòng nhân ái và chánh niệm trong thiền định của họ, bạn thấy nó phản ánh trong hành động của họ. Bằng cách này, các giới luật không những chỉ lành mạnh hóa cá nhân, mà còn làm cho xã hội lành mạnh nữa - một xã hội mà trong đó lòng tự trọng và sự tôn kính lẫn nhau không đối chọi nhau.
|
Worthy of respect: When you adopt a set of standards, it is important to know whose standards they are and to see where those standards come from, for in effect you are joining their group, looking for their approval, and accepting their criteria for right and wrong. In this case, you couldn't ask for a better group to join: the Buddha and his noble disciples. The five precepts are called "standards appealing to the noble ones." From what the texts tell us of the noble ones, they are not people who accept standards simply on the basis of popularity. They have put their lives on the line to see what leads to true happiness, and have seen for themselves, for example, that all lying is pathological, and that any sex outside of a stable, committed relationship is unsafe at any speed. Other people may not respect you for living by the five precepts, but noble ones do, and their respect is worth more than that of anyone else in the world. |
Xứng đáng với sự tôn trọng: Khi bạn áp dụng một hệ thống tiêu chuẩn, điều quan trọng là phải biết tiêu chuẩn đó do ai đặt ra và phải thấy tiêu chuẩn đó đến từ nơi nào, để cho có hiệu lực bạn đang tham gia nhóm tiêu chuẩn của họ, mong muốn sự chấp thuận của họ, và chấp nhận các tiêu chỉ đúng và sai của họ. Trong trường hợp này, bạn không thể tìm ra một tổ chức tốt hơn là: Ðức Phật và các vị Thánh Đệ Tử của Ngài. Năm giới luật của Phật giáo được gọi là "tiêu chuẩn được những Thánh Tăng làm sáng tỏ." Từ các văn bản cho chúng ta biết về những Thánh Tăng, họ không phải là những người chỉ đơn giản chấp nhận các tiêu chuẩn trên cơ sở phổ biến. Họ đã đem trọn vẹn cuộc sống của họ để tìm ra những gì dẫn đến hạnh phúc thật sự, và đã thấy được , ví dụ, rằng mọi dối trá đều là bệnh trạng, và rằng bất kỳ cuộc tình ái nào bên ngoài mối quan hệ vợ chồng đều là bất an. Những người khác có thể không tôn trọng bạn khi bạn sống theo cuộc sống của năm giới luật, nhưng các vị Thánh Tăng tôn trọng, và sự tôn trọng của họ có giá trị nhiều hơn của bất cứ ai khác trên thế giới.
|
Now, many people find it cold comfort to join such an abstract group, especially when they have not yet met any noble ones in person. It's hard to be good-hearted and generous when the society immediately around you openly laughs at those qualities and values such things as sexual prowess or predatory business skills instead. This is where Buddhist communities can come in. It would be very useful if Buddhist groups would openly part ways with the prevailing amoral tenor of our culture and let it be known in a kindly way that they value goodheartedness and restraint among their members. In doing so, they would provide a healthy environment for the full-scale adoption of the Buddha's course of therapy: the practice of concentration and discernment in a life of virtuous action. Where we have such environments, we find that meditation needs no myth or make-believe to support it, because it is based on the reality of a well-lived life. You can look at the standards by which you live, and then breathe in and out comfortably — not as a flower or a mountain, but as a full-fledged, responsible human being. For that's what you are. |
Hiện nay, nhiều người cảm thấy thiếu thoải mái khi tham gia một nhóm trừu tượng như vậy, đặc biệt là khi họ chưa từng tiếp xúc với bất kỳ cao tăng nào. Thật ra thì khó có thể có hảo cảm và hào phóng khi xã hội trực tiếp xung quanh bạn cười nhạo công khai đối với những phẩm chất và giá trị chẳng hạn như không tà dâm, không sát sinh. Ở những nơi này các cộng đồng Phật giáo có thể tìm đến. Thật là rất hữu ích nếu các nhóm Phật giáo sẽ công khai tách rời các chủ trương kém đạo đức hiện hành trong nền văn hóa của chúng ta và để mọi người hoan hỉ biết đến rằng cộng đồng Phật giáo coi trọng giá trị chân tình và luôn luôn kềm lòng trong việc cư xử giữa các thành viên với nhau. Bằng cách đó, họ sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh để chấp nhận quy mô toàn bộ khóa học điều dưỡng của Đức Phật: các phép thực hành về tập trung và phân biệt trong một cuộc sống với hành xử theo đạo đức. Nơi nào mà chúng ta có môi trường như vậy, chúng ta thấy rằng thiền không cần phải có những nhu cầu về thần thoại hay giả tưởng để hỗ trợ, bởi vì nó được dựa trên thực tế của một cuộc sống đầy ý nghĩa. Bạn có thể nhìn vào các tiêu chuẩn mà bạn sống, và hít thở thoải mái -- không phải như một bông hoa hoặc một ngọn núi, nhưng là một con người bình thường với đầy đủ trách nhiệm. Vi` đó là những gì bạn đang có. |
Terms of use: You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. For additional information about this license, see the FAQ
|
Điều kiện xử dụng: Tất cả bài pháp trong trang web này có thể tái bản, lập lại qui cách, in lại và phân phối lại trong bất cứ phương tiện nào. Đó là sự mong ước của các tác giả, tuy nhiên, những sự tái bản và tái phân phối khi đưa ra công chúng thì không được tính tiền. Sự dịch thuật và những việc liên qua đến sự phân phối nên rõ ràng như bản chính. |
Chủ biên và
điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com |
Cập
nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |