NHẤT NGUYÊN LUẬN
&
THỂ CÁCH TRI NHẬN TÁNH
KHÔNG
Phổ Nguyệt |
VI. KẾT LUẬN
Ḍng Tâm Thức luôn trôi chảy không có khởi
điểm cũng như không có kết thúc. Khi thanh lọc, ḍng tâm thức ấy không c̣n
vản đục, sự trong sáng cũng vẫn hiện hữu trong Tâm Trí con người. Mây vẫn
trôi không làm bầu trời thay đổi. Tâm thức luôn biến diệt, Trí tuệ vẫn bản
nhiên trong sáng. Đời người sẽ đi về đâu? Cho dù thân tứ đại có tan ră theo
thời gian sanh lăo bệnh tử, cáiTuệ Minh, cái Bản Giác hay Tri Kiến Phật vẫn
thường hiển lộ đó không phải là sự sống tự tại đời đời hay sao?
Cái vẫn đục vẫn có trong tính trong sáng Mây che khuất tưởng chừng như
bầu trời đen tối, kỳ thật chỉ là trạng thái đen tối của mây c̣n bầu trời vẫn
là bầu trời bản nhiên trong sáng và thanh tịnh bất biến, v́ khi mây tan bóng
tối không c̣n th́ bầu trời hiển lộ như tính bản nhiên của nó, không có một
mảy may thay đổi.
Nhận thức được Tánh Không của vạn hữu, thực tại của Duyên Khởi và Giả
Danh, th́ Trung Đạo là con đường Cứu Cánh cho mọi vượt khỏi ḍng bộc lưu
sanh tử. Trung Đạo hay Tự Tánh Tuyệt Đối là Phủ Định Tính của vạn hữu kể cả
tâm thức con người. Con đường Giác Ngộ là con đường sáng soi rọi các pháp
làm cho vô tự tính mọi hữu tồn. Phủ định tha tính của sụ vật và phủ định cả
tự tính của sự vật cũng chưa phải là cứu cánh, mà phủ định luôn cái ḿnh phủ
định.
Con đường đi đến Giác Ngộ theo kiểu của Bồ Tát Long Thọ là những chặng
đường phủ định tuyệt đối để cuối cùng không c̣n ǵ phủ định, chỉ c̣n Tự Tính
Tuyệt Đối, vùng trời của Vô Ngôn là Trung Đạo.
Một phương pháp khác trong Duy Thức Học quan niệm như là Thể Cách Nhận
Thức Sự Vật. Theo Bồ Tát Di Lạc và Vô Trước,
Thực tại luận và giải thoát luận của Duy Thức dựa trên nhận thức về thực
tại. Nói cách khác, đối với tư tưởng gia Duy Thức, liên hệ của chúng ta với
thực tại là một liên hệ nhận thức (và giải thích). Do đó trong thực tại luận
Duy Thức bản tính của Phật (tức là một sinh linh giác ngộ) và bản tính của
chúng sinh hay con người b́nh thường (tức là những sinh linh chưa giác ngộ)
cũng như sự dị biệt giữa Phật và con người, cốt yếu được qui định bằng những
phạm trù nhận thức. Sự dị biệt giữa Phật và con người chính yếu là sự dị
biệt giữa hai thể cách tri nhận thực tại.
Tri giác của Phật được định nghĩa là vô phân biệt, một thể cách nhận thức
vượt trên dự kiến (presupposition), nằm ngoài sự qui kỷ (nonegocentric), tri
nhận thực tại như chính nó, nghĩa là trong thực tính của nó. Do đó, Phật-
tính- - hay từ một viễn cảnh tri thức luận, Phật-tâm (hay Phật-trí, tức là
thể cách nhận thức của sinh linh đă giác ngộ) - - cũng được đề cập đến như
là tâm [nhận thức] thực tại chân thực. Trong hầu hết các kinh luận Đại Thừa,
tâm (Phật) được mô tả là thanh tịnh và trong sáng tự bản tính.
Tri giác thực tại của con người, trái lại, là một thể cách nhận thức qui
kỷ (egocentric) và do đó bị giới hạn. Thể cách nhận thức nầy có xu hướng tri
nhận thực tại như là gồm có một chủ thể nhận thức tự hữu và các thành tố cấu
tạo thực tại - - tức là các đối tượng - - cũng hiện hữu một cách độc lập.
Trong ngôn ngữ của Duy Thức, đây chính là sự áp đặt tự tính lên chủ thể (tức
là phương diện chủ thể) và (các hiện tượng, tức là phương diện khách thể) mà
Duy Thức xem là một tiến tŕnh giả tưởng. Thứ duy thức luận phác tố (naĩve
realism) này tự căn bản đă mâu thuẫn với giáo lư nền tảng của Phật Giáo về
duyên khởi, theo đó th́ thực tại thuần túy, tức là, cái thực tại trước khi
có sự áp đặt cuả bất cứ những ư nghĩa nào giới hạn nào đó, là một sản phẩm
của một màng lưới của những tác động hỗ tương (có tính cách liên hệ) nhân
quả của những thành tố tâm lư và vật lư. Nói cách khác, tất cả mọi hiện
tượng đưu hiện hữu một cách hỗ tương hệ thuộc và do đó không có tự tính hay
là không trong thuật ngữ của Phật Giáo (TC Triết 1, tr 39).
Con đường đi đến Chân Nguyên thật lắm chông gai qua nhiều chặng đường phủ
định để đến bờ Trung Đạo, hoặc gỉả thể cách Tri Nhận Thực Tại với Trí Vô
Phân Biệt để Trực Nhận Thực Tính của sự vật. Hành tŕnh chuyển hóa Tâm Thức
thành Tâm Trí cũng cùng một nguyên lư từ Nhị nguyên chuyển thành Nhất
Nguyên. Đó là chúng ta đứng trên khía cạnh không gian. Vượt khỏi không gian
chỉ đạt đến Chân lư tương đối mà thôi. Công việc cuối cùng là phải thể hiện
ngay khi nhận thức vượt khỏi không gian là phải vượt khỏi luôn thời gian hay
phủ định thời gian mới mong đạt đến Thực Tại Tuyệt Đối hay Chân Lư Tối Hậu.
Có thể kết luận như sau:
+ Nhị bội phủ định nhận thức Giác Thức Nguyên Sơ của sự vật là Khẳng định
nhận thức Tánh không của chúng ; đó là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối, Chân lư
Tối Hậu hay Trung Đạo, cũng là hai giai tŕnh Hàng phục Vọng Tâm và An trụ
Tâm.
+ Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt khỏi Thời-Không làm cho
Tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả, luân
hồi.
THAM KHẢO
- 01. Bát Nhă Tâm Kinh Qua Cái Nh́n Của Duy Thức,
HT.T.Thắng Hoan, 1996
- 02. Chuyện Cổ Phật Giáo, tập chép tay do Đ.H
Nguyễn Phước Lộc Vũng Tàu
- 03. Chuyển Hóa Tâm, Shamar Rimpoche, A. R, Palmo,
Lục Thạch dịch
- 04. Đối thoại giữa Triết Học và Tôn giáo, Revel,
Ricar. B>S Hồ Hữu Hưng dịch
- 05. Kinh Duy Ma Cật, dịch giả T. Huệ Hưng, 1970
- 06. Human Behavior, James V. McConnell, 1983
- 07. Personality, William Samuel, 1991
- 08. Tạng Thư Sống Chết, Sogyal Rinpoche, Trí Hải
dịch, 1996
- 09. Tạp Chí Triết 1 (1995): -Tàng Thức, Như Hạnh,
TS Triết và Tôn Giáo;
- 10. Thiền Nguyên Thủy, HT. Mahasi Sayadaw, Tk
Khánh Hỷ dịch
- 11. Thiền của Giáo Lư Nguyên Thủy, HT Thích Thanh
Từ
- 12. Thực Tại và Chí Đạo, Phổ Nguyệt Ph.D. 2002
-ooOoo-