Nhất Nguyên Luận (Unicode)

NHẤT NGUYÊN LUẬN
&
THỂ CÁCH TRI NHẬN TÁNH KHÔNG
Phổ Nguyệt

III. CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ

Cái Tâm là ḍng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt v́ sự nhận thức không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân.

A). TÂM THỨC KHÔNG CÓ THẬT

Mỗi lần nh́n một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay, thức ấy là chơn thức; qua 1 sát na thức ấy lập lại, đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên. Thấy một h́nh ảnh chiếc dép quăng trên cao rơi xuống, sau nhớ lại, ảnh thức (dép) sau là vọng là giả. Nếu cái hiện hữu ấy khi mới thấy liền biến mất ngay, nó sẽ hiện hữu (trong tàng thức) không bao giờ chấm dứt. Hiện tượng vô thường không phải đột biến, nó nối liền nhiều điểm li ti của sát na biến dịệt liên tục. Những điều mà Phật gọi là vọng chấp mê lầm, với thuyết Tánh Không, chúng chỉ là những hiện tượng như huyễn như mộng. Đối tượng của của Tri Giác không là ǵ khác hơn là giả tượng. Bản chất của Tri Giác đă được cấu tạo bằng nhiều giả tượng như thế; chỉ khi những giả tượng nầy bị hủy diệt, bản chất Tri giác mới trở thành Chân Trí. Lúc ấy sự thể mới xuất hiện như là đối tượng hiện quán. Do vậy kết cấu của Tri Giác (Perception) được h́nh thành bằng những Cảm Giác (Sensation), kinh nghiệm hay quan niệm con người và va chạm của Ư Thức theo thời gian lập đi lập lại, chúng ta mới có Tri Giác rơ ràng. Cái Trí nhận thức về Tri Giác gọi là Tri Thức (Cognition); đó là theo danh từ trong Tâm lư học. Tương đương với danh từ theo Phật học th́ Thức là Cảm Giác, Giác Thức là Tri Giác, Giác Trí là Tri Thức.

- THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG CỦA TÂM  (Theo Shamar Rinpoche, Lục Thạch dịch):

"Trong sự nhận biết có hai thành phần: chủ thể nhận biết và vật được nhận biết. Hiển nhiên là có sự liên quan giữa hai bên, v́ có hiệu ứng của các đối tượng trên Tâm. Đối tượng xinh đẹp sinh ra tham muốn, đối tượng không hấp dẫn gây ra ghét bỏ và đối tượng trung tính mang lại sự vô tâm. Vậy, hoặc tâm và các đối tượng có cùng tính chất chính yếu, hoặc có một liên hệ nhân quả giữa hai bên, như liên hệ giữa khói và lửa.

Phái Sautrantika đă nói rằng tâm muốn nhận biết một vật ǵ th́ vật đó phải có cùng tính chất với tâm. Nếu đối tượng có bản thể là vật chất th́ tâm làm sao có thể nhận biết? Tâm phi vật chất và vô tướng, tính chất của nó không thể diển tả được, v́ nó không có h́nh dạng, màu sắc hay cái ǵ khác. Do sự khác biệt hoàn toàn về tính chất và phi vật chất nên không có vấn đề liên lạc giữa hai bên. Thị giác không bao giờ có thể liên lạc với h́nh dạng, thính giác và các giác quan khác cũng không liên lạc với các đối tượng. Sự khác biệt về tính chất nầy cũng loại trừ liên hệ nhân quả. Hoàn toàn khác tính chất th́ làm sao các đối tượng vật chất có thể xuất hiện như kết quả của tâm, hay làm sao tâm lại có thể được sinh ra bởi vật chất?

Vậy chỉ có một kết luận: đối tượng chính là tâm thức, như vậy những vấn đề trên không hiện hữu. Tuy nhận biết đối tượng v́ chúng là sản phẩm của tâm, và tâm có thể sinh ra tâm. Thí dụ trong giấc mộng: nếu một người mơ thấy con ngựa, người đó có thể cảm nhận con ngựa, v́ nó là vật do tâm tạo. Nó được sinh ra bởi tâm và có cùng tính chất với tâm. Cũng vậy, tất cả những đối tượng khác nhau và những cảm giác v ề chúng đều nạp vào ḍng tâm thức đều do tâm tạo.

Nếu xét kỹ hơn chúng ta sẽ thấy thuyết thế giới vật chất được tạo bằng các hạt bất khả phân là không thể chấp nhận được, v́ những hạt nầy không thể có thật. Một "nguyên tử" được định nghĩa là phần tử nhỏ nhất, tới mức không thể chia nhỏ hơn. Một vật có tính chất không thể phân chia được th́ nó sẽ không có kích thước ǵ cả, nhưng như vậy làm sao các nguyên tử có thể gắn vào nhau để tạo ra những khối lớn? V́ không có kích thước, một nguyên tử không có bề mặt hay khía để một nguyên tử khác gắn vào nó, hoặc trực tiếp, hoặc bởi sự trung gian của lực nào đó. Các phần tử từ tâm, các khoảnh khắc tâm trí được coi là tạo nên tâm cũng có thể được phản bác bằng cách nầy. Vậy thuyết nguyên tử là vô lư.

Chúng ta khó có thể chấp nhận ư tưởng thế giới vật chất được làm bằng các hạt tử. Thí dụ, một cái nhà là tập hợp những hạt tử bằng đá, xi măng và những vật khác. Một đứa trẻ trên băi biển xây một ṭa lâu đài bằng những hạt cát. Đối với tâm vô minh th́ sự vật có vẻ như vậy, nhưng sự thật không phải như vậy. Tâm vô minh rối loạn, hay sai lầm th́ giống như cái tâm trong mộng tưởng sự vật đang diễn ra là thật. Trong giác mộng về một đứa trẻ xây lâu đài cát trên băi biển, th́ cả ṭa lâu đài lẫn những hạt cát đều không có thật; chúng chỉ có vẻ là thật đối với tâm mê muội trong mộng, Cũng vậy, theo chân lư tuyệt đối th́ các vật h́nh như làm bằng các hạt tử, nhưng theo chân lư tuyệt đối th́ không có đối tượng của các cảm giác nào là có sự thật vật chất.

Khi nói về các đối tượng cảm giác, chúng ta phải nhớ rằng tâm cũng có khả năng riêng của nó với sự nhận biết nầy kiến lập ư niệm từ thông tin mà tâm nhận được qua năm khả năng cảm giác kia(nhăn thức, nhĩ thức v.v...). những đối tượng của tâm hay ư thức (thức thứ sáu) th́ được gọi là "Pháp", một pháp trong trường hợp nầy được định nghĩa là một sự vật ǵ có thể nhận biết bởi khả năng tâm.Thí dụ sau đây cho thấy sự liên quan giữa một trong năm cảm giác và ư thức.

Khi trông thấy một cái ly, trước hết cái ly là một h́nh thể tự lộ diện với khả năng thị giác; nó được nhận ra một h́nh thể (nhưng chưa là một cái ly) bởi v́ nhận thức và nó được truyền tới ư thức như một pháp (một hiện tượng). Ư thức sẽ ghi nhận nó và tâm bắt đầu tiến tŕnh loại trừ để có ư niệm về đối tượng cần được biết nầy. Do có kinh nghiệm quá khứ, tâm có thể nhận ra rằng h́nh ảnh mà nó nhận được không phải là một cái chén, một cái muỗng hay mộtcái ǵ khác, mà là một cái ly. Khi đă nhận xét và gọi tên đối tượng, tâm biết h́nh ảnh được truyền bởi nhăn thức là một cái ly.

Vậy ư thức và sự biết của ư thức có chức năng ư niệm hóa các vật đối tượng và cảm nhận chúng là vật nầy hay vật kia bằng cách phân biệt một vật với những vật khác. Ư thức cũng đánh giá các đối tượng, phán xét chúng là đáng ưa thích, không đáng hài ḷng, hay trung tính, từ đó sinh ra những phản ứng tham muốn hay tránh né.

Sự nhận biết của năm cảm giác kia không liên can ǵ tới việc ư niệm hóa này, chúng chỉ biết về sắc, thanh, hương, vị, xúc. V́ vậy việc ư niệm hóa của ư thức chịu trách nhiệm cho sự cảm nhận thế giới quanh chúng ta. Thí dụ, cọp cái chỉ có tính chất hấp dẫn đối với con cọp đực, chứ không với một người hay một con vật nào khác, v́ sự hấp dẫn đó phát sinh từ sự ư niệm hóa từ ư thức của con cọp đực.

Vậy, thế giới quanh chúng ta được vẽ lên bởi hoạt động ư niệm hóa của tâm.

- TÂM THỨC KHÔNG CÓ THẬT. Chúng ta đă nhận xét rằng không có vật chất nào hiện hữu độc lập, dù nó nhỏ như hạt tử hoặc lớn như quả núi. Vạn vật chỉ hiện hữu một cách tương đối, trong sự tương quan với những vật khác. Nếu có trái, ắt có phải, không có trái th́ không có phải. Nếu không có nóng ́ không thể có lạnh, không có dài không có ngắn, không có "ta" th́ không có "người".

Do đó, nếu không có đối tượng biết thật, th́ không có ǵ thật để biết đối tượng đó: Nếu đối tượng của cảm thức không có thật, th́ tâm cảm nhận nó cũng không có thật. Những khoảnh khắc tri thức tạo nên tâm không có thực thể độc lập nào cả. Sự hiện hữu của những khoảnh khắc tri thức này tùy thuộc vào các đối tượng của chúng. Nếu không có âm thanh th́ không có nhĩ thức hay thính giác v.v...Thế giới bên ngoài được phát họa bởi sự biết bằng quan niệm hóa của ư thức, nhưng cả sự biết đó cũng không có sự độc lập nào của riêng nó. Cả sự biết lẫn đối tượng của nó đều không thật và không là ǵ khác hơn những sự phóng chiếu của tâm thức. Tâm là nguyên nhân của mọi sự vật, nhưng tâm không có thật theo ư nghĩa nào."

Trong cuốn sách "Đối thoại giữa Triết Học & Tôn Giáo của đồng tác giả Jean Francois Revel & Mathieu Ricard, do B/S Hồ hữu Hưng biên soạn", Mathieu cho rằng " Cái Ngă có hiện hữu trong gịng tâm thức của chúng ta hay không? Gịng tâm thức có thể chia thành những tư tưởng về Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Cái Ngă không thể là tổng số các thời liệu đó, v́ lẽ nó không hề có vào bất cứ thời điểm đặc biệt nào. Quá khứ đă qua không c̣n nữa, làm sao cái tôi thuộc về Kư ức. Tương lai chưa đến, th́ làm sao có cái Tôi được. Chỉ c̣n hiện tại. Để tồn tại, cái tôi cần phải có đặc tánh rơ ràng. Nhưng nó không có h́nh thể, màu sắc nơi chốn. Càng t́m, càng không t́m ra nó. Cái Tôi chỉ là một cái nhăn hiệu dán lên một sự hiện hữu liên tục. Nhận định như vậy giúp con người giảm nhẹ đi ư niệm xem "cái Tôi" như là một thực thể tối thượng bắt buộc chúng muốn những ǵ chúng ta thích và ghét bỏ những ǵ chúng ta không ưa. Cảm giác về cái Tôi đó khiến cho con người tách rời ra khỏi thiên hạ. Và cũng chính từ những t́nh cảm yêu ghét sai lạc đó, dấy lên những tư tưởng và t́nh cảm khởi điểm cho những lời nói và hành động đưa đến Đau Khổ. Khám phá bằng kinh nghiệm trực tiếp, bằng phân tích, bằng thiền định rằng cái "Ngă" không thật có, sẽ là một diẽn tŕnh đi đến giải thoát. Những phương cách đó thật sự hữu ích, nhất là có rất nhiều kỹ thuật để tác động lên tư tưởng, khiến ta không c̣n nô lệ chúng nữa." (tr 51, 52)

B). NHỊ NGUYÊN TÍNH

Chủ thể gồm có lục căn: nhăn nhĩ tĩ thiệt thân và ư. Lục căn là căn để chủ yếu tiếp xúc đối tượng ngoài và trong tâm, là nguồn gốc, là nhân khi có điều kiện gặp đối tượng, sinh ra cảm giác. Lục căn kết hợp với lục trần, là đối tượng, là duyên để tạo ra cảm giác hay là Thức. Thức nầy do căn Ư Tác Động với đối tượng vừa sinh ra chơn Thức hay Cảm giác th́ đồng thời Ư Tác Năng ư niệm hóa nên ta liền có Tri giác hay gọi là Giác Thức. Thí dụ, khi ta thấy cô gái, đầu tiên mắt ta thấy một h́nh ảnh, chỉ thuần là một h́nh thể được hội tụ trong vơng mạc của mắt mà thôi, sau đó được dây thần kinh truyền đến năo bộ và ư thức (hay biết được hay Tri Giác) được cô gái. Sở dĩ Tri giác được cô gái là v́ Căn Ư Tác Động tiếp xúc với cô gái chỉ nhận được h́nh ảnh thuần túy mà chưa biết được cô gái. Ư Tác Động chỉ ghi nhận, Ư Tác Năng hay Tâm bắt đầu chọn lọc để có ư niệm về đối tượng ghi nhận cần được biết nầy. Ư Tác Năng có sẳn trong Tàng Thức và Kư ỨƯc (Kinh nghiệm) nên nó có thể nhận ra h́nh thể cảm giác ghi nhận là cô gái. Vậy Thức(Cảm giác) và Giác Thức (Tri giác) có chức năng ư niệm hóa đối tượng, nhận ra tên đối tượng qua kinh nghiệm cùng những đặc tính của chúng theo quan niệm con người.

Vậy, Chủ Thể (Lục Căn), Đối Tượng (Lục Trần) kết hợp nhờ Căn Ư (thường gọi là Ư Thức) mới sanh ra Lục Thức. Thức và Giác Thức c̣n gọi là Tâm Thức. Tâm thức nầy được h́nh thành bởi Nhị Nguyên Tính của Chủ Thể và Khách Thể.

C). CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ

1). Nhất Nguyên Tương Đối

Ḍng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ vô thủy vô chung chạy dài theo thời gian và lăn trôi trong không gian vô tận. Ḍng tâm thức ấy hiện diện trong quá khứ, ngay cả hiện tại và cả tương lai không lúc nào nó vắng mặt. Ở ngoại giới (không gian) hay trong nội tâm (tâm khảm) không nơi nào mà ḍng tâm thức không bị ảnh hưởng. Sáu Thức ra vào sáu Căn, nhân đó có tham trước muôn cảnh tạo thành Nghiệp dữ (Vô minh), che khuất Bổn thể Chơn như. Do ba độc (Tham Sân Si) sáu giặc (Lục Thức hay Lục Tặc), nên chúng ta bị mê hoặc và rối loạn thân tâm, trôi giạt trong sanh tử luân hồi, lăn lóc trong sáu đường (Lục đạo: Thiên, Nhơn, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỷ và Địa Ngục), chịu cảnh khổ đau. Nghiệp Thức như có hấp lực, lôi kéo Thân Khẩu Ư chạy theo Tâm viên Ư mă của ḿnh. Tâm thức theo Thời Gian kết tụ. Ḍng Tâm Thức bị chi phối bởi Nhị Nguyên Tính hay là sự lăn trôi của Giác Thức. Giác Thức là Vô Minh là Tâm Bất An. Muốn ra khỏi ṿng kiềm tỏa của Vô Minh ta phải có Giác Trí cũng như ta muốn ra khỏi bóng tối (Vô Minh) th́ phải có ánh sáng (Giác Trí). Làm sao đạt được Giác Trí?

Ḍng Giác Thức (Tâm Thức) trôi lăn từng sát na liên tục. Trong Hiện Tại nầy ta không thể nắm bắt được. Dù cho ta nắm bắt được một điểm nào trên ḍng Tâm Thức đang trôi chảy, th́ chỉ là một điểm của Tâm Thức. Dù một điểm không có kích thước không có ba chiều đi nữa th́ Giác Thức đó trở thành Nhất Niệm cũng c̣n nằm trong Nhị Nguyên Tính mà thôi (Chủ Khách, Căn Trần). Thấy cô gái dù thấy cô gái trong một sát na thời gian rồi ta duyên qua đối tượng khác, th́ Giác Thức ấy cững lưu lại trong Kư Ức (Mạt Na thức và Tàng Thức). Vậy th́ phải dùng Giác Trí (Ư Tác Năng) tri nhận Giác Thức nguyên sơ tại thực tại điểm của Giác Thức Đang Là. V́ lẽ nếu không nắm ngay khởi điểm của Giác Thức Nguyên Sơ th́ Giác Thức của đối tượng mà ta ghi nhận đă huyễn hoá rồi qua một sát na. Nên không thể nắm một điểm khác hơn là đầu nguồn. Nhị Nguyên biến thành Nhất Nguyên khi Chủ Thể và Đối Tượng hiệp lại làm một; nghĩa là Giác Thức đă được Tâm ư niệm hóa đối tượng là Cái Biết của Căn. Cái Biết ấy là do Tâm Biết nên gọi là Tâm Thức. Cái Biết của Trí do Ư Tác Năng, nó ở sẵn trong Tâm (Tàng Thức) và Cái Biết của Thức cùng một Tâm, cùng ở trong một nhà, cùng ở trong Không Gian của Tâm (Tâm Khảm), không c̣n hai bên, đối tượng và chủ thể, không c̣n khoảng không gian ngoài nào xen vào Giác Trí), cùng một cội nguồn, nên Giác Trí xóa hết ḍng Tâm Thức, Vô Minh. Đó là thể cách CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ.Tuy vậy Giác Trí nầy cũng sẽ huyễn hóa theo Thời Gian. Do đó Giác Trí Đang Là lưu chuyển măi thành ra Tư Tưởng, hayTrí Thức cũng c̣n bị ràng buộc của vọng tưởng theo Thời Gian. Giác Trí là đạo lư Nhất Nguyên Tương Đối.

2). Năng Sở Song Vong

Căn Ư có hai phần, một phần hướng ra ngoài là Ư Tác Động với đối tượng thành Ư Thức hay Tâm Thức, phần hướng sâu vào trong có sẳn trong Tâm là Ư Tác Năng, khi ư niệm hóa Ư Thức hay Tâm Thức thành Ư Trí hay Tâm Trí. Lúc Ư Thức ở cùng chung một nhà với Ư Trí, th́ Năng Sở đă song vong, căn trần đă phủ định, là Thức được chuyển thành Trí rồi, tức Nhất Nguyên Tính Tương đối. Đó cũng là Pháp Môn Không Hai.

Thí Dụ:

Trong Kinh Duy Ma Cật (do Thích Huệ Hưng Việt dịch), Phẩm Vào "Pháp Môn Không Hai" được giải lư như sau.

Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng:

- Các nhân giả! Thế nào là Bồ Tát vào "pháp môn không hai"? Cứ theo sở thích của ḿnh mà nói.

Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Quán Tự Tại nói:

- Các nhân giả! "Sanh", "diệt" là hai. Pháp vốn không sanh cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào "pháp môn không hai".

Bồ Tát Đức Thủ nói:

- "Ngă", "Ngă Sở", là hai. Nhân có ngă mới có ngă sở, nếu không có ngă thời không có ngă sở, đó là vào "pháp môn không hai"....

Bồ Tát Đức Đảnh nói:

- "Nhơ", "Sạch" là hai. Thấy được tánh chơn thật của nhơ, th́ không có tướng sạch, thuận theo tướng diệt, đó là vào "pháp môn không hai".

Bồ Tát Thiện Túc nói:

- "Động", "Niệm" là hai. Không động thời không niệm, không niệm thời không phân biệt; thông suốt lư ấy là vào "pháp môn không hai"...

Bồ Tát Sư Tử nói:

- "Tội", "Phước" là hai. Nếu thông đạt được tánh của tội, th́ tội cùng phước không khác, dùng tuệ kim cang quyết liễu tướng ấy, không buộc không mở, đó là vào "pháp môn không hai"...

Bồ Tát Thiện Ư nói:

- "Sanh tử", "Niết bàn" là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sanh không diệt, hiểu như thế đó là vào "pháp môn không hai"v.v...

Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng:

- Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào "pháp môn không hai?

Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng:"Hay thay! Hay Thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào "pháp môn không hai". Chân lư th́ không phải dùng ngôn ngữ mà được! Tuy vậy, nếu không có ngôn ngữ th́ không thể mô tả chân lư. Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt chân lư. Ngón tay chỉ mặt trăng. Từ ngón tay để thấy mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng!

* "Pháp môn không hai" là lư thuyết hướng dẫn làm thế nào nắm bắt thực tướng của sự vật tác động trong ḍng tâm thức của chúng ta, là sự thấy biết đối tượng, là chánh kiến, hướng dẫn để trầm tư tĩnh lặng định tâm hay là thiền, đồng thời cũng hướng dẫn hành động trong sinh hoạt hàng ngày.

Không hai ở đây có nghĩa là không có chủ và khách, năng sở song vong, nhất nguyên tính hay là chân lư tương đối, là Tánh không.

-ooOoo-