Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga) - Kệ ngôn 147
Giảng ngày 26 tháng 7 năm 2003
Tỳ khưu Giác Đẳng
Xác thân khổ lụy

Hãy nhìn thân mỹ miều
Chất chứa lắm khổ đau
Nhiều lo toan, bệnh tật,
Có gì bền vững đâu

Passa cittakata.m bimba.m
arukaaya.m samussita.m
Aatura.m bahusa'nkappa.m
yassa natthi dhuva.m .thiti.

Nguoivietnambuon001 hỏi : Thưa Thầy, nếu nói xác thân này là giả tạo, vậy nếu khi mình mất một phần thân thể, mình có quyền tự tử để tránh khổ không ? Kính xin Thầy giải thích.

TT. Giác Đẳng trả lời câu hỏi :

Thưa đạo hữu chúng tôi không thật sự biết được từ một bối cảnh nào mà đạo hữu đặt câu hỏi này, nhưng nếu có một điều gì đó là một nỗi buồn cho mình hay cho những người thương cảm của mình ở trong một cảnh ngộ như vậy thì chúng tôi thành thật chia sẽ và mong rằng những ai gặp cảnh ngộ như vậy đó sẽ đủ can đảm để tìm thấy đựơc cái niềm vui khác.

Thưa đạo hữu là tự tử không phải là một giải pháp, rất hiếm khi nó là một giải pháp tốt đẹp của đời sống và không có bằng chứng gì ở trong kinh điển cho chúng ta thấy rằng tự tử có nghĩa là chúng ta sẽ ra đi và tìm về bên kia thế giới, một thế giới bình yên hơn một thế giới đẹp hơn.  Thật ra chúng ta nên quí trọng đời sống này và không có bằng chứng gì cho thấy rằng bước đi sắp tới nó bảo đảm sẽ tốt hơn đời sống này, không phải chúng ta quá bi quan về tương lai nhưng là một người học Phật hiểu được rằng trong kiếp sống luân hồi sanh tử, từ đời sống này bước qua đời sống khác nó là một cuộc phiêu lưu, nó là một cuộc hành trình diệu vợi mà chúng ta có rất ít quyền kiểm soát về nó.  Chúng ta phải đi theo cái nghiệp của mình ngay cả một ngừơi dùng phương cách tự sát mà bằng cách thí dụ như uống thuốc chẳng hạn, thì rất có thể ở trong cái giây phút cuối cùng một giây phút mà ngay cả người thân ở ngoài cũng không thấy đựơc, giây phút cuối cùng ngừơi đó có thể khởi nên một tâm phiền não, và khi chúng ta mất với một cái tâm tư buồn bã muốn từ chối cả thế giới này thì cái tâm tư buồn đó nó không có hứa hẹn gì một cái kiếp sau sẽ tốt đẹp hơn.  Chúng ta hãy nói một cách ngược lại như vầy là cho dù một phần cơ thể nào ở trong ngừơi bị mất đi không còn đựơc lành lặn nguyên vẹn nữa, nhưng nếu chúng ta còn có hơi thở còn có một tâm tư tỉnh táo thì chúng ta có thể thiền định đựơc và chúng ta nên vận dụng cái kiếp ngừơi quí báu này để có thể làm những công việc thật sự là có ích lợi cho bản thân của chúng ta được.

Nếu bất cứ ai muốn có một cái nhìn hơn về điểm này thì xin thưa là chúng ta hẵy đọc kinh Hiền Ngu ở trong Trung Bộ Kinh và trong nhiều bài kinh khác Đức Phật Ngài đề cập đến khi mà chúng sanh rơi vào trong cảnh khổ tức là không phải sanh làm người mà sanh vào trong địa ngục trong ngã qủi a tu la bàng sanh v. v... thì cơ may để sanh lại kiếp người rất mỏng manh, không phải nó rất là mỏng manh mà rất là hiếm, chúng ta lấy một luận cứ đơn giản là khi chúng ta rời khỏi cái thế giới này bằng một cái tâm tư như thế nào thì cái tư tưởng cuối cùng đó nó ảnh hửơng rất lớn cho cái cảnh giới tái sanh của mình và bởi vì ảnh hửơng lớn như vậy đó, cái gì bảo đảm cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ rời thế giới bằng cái tâm tư an lành?, chỉ có sự tu tập ở trong kiếp này, nếu chúng ta sanh làm một con kiến hay một con vật hay sanh làm chúng sanh trong cõi khổ thì cơ may để nghĩ đến điều kiện để an trú trong thiện và để sống nơi tư tưởng thiện là những cái tư tưởng rất khó có thể tìm thấy.  Đối với ngừơi hiểu đạo thì ra đi trong kiếp luân hồi là cuộc phiêu lưu vô tận, ở trong cuộc phiêu lưu đó có lẽ là nó không phải là sự lựa chọn sáng suốt hơn là cái gì mình có được.

Nếu trong kiếp sống này mà chúng ta có túc duyên biết được Phật Pháp có cái duyên lành biết đựơc Phật Pháp, có duyên lành để đựơc đón nhận một số ý tửơng cao đẹp trong lòng thì chúng ta hãy dùng cái đó làm hành trang, dùng cái đó làm tư lương để từ chỗ đó chúng ta có thể xây dựng đựơc một cái nguồn an lạc nội tại hơn là nghĩ đến cái chuyện tự tử nguyên sinh, bởi vì tự tử nguyên sinh không có bảo đảm rằng chúng ta sẽ có một kiếp sau tốt hơn kiếp này.  Chúng tôi hoàn toàn chia sẽ nỗi khổ tâm, nỗi thương tâm của một con ngừơi sống mà mình tìm thấy rằng đời sống mình bất toàn về một phương diện mà còn mang một khuyết tật nào đó, nhưng nếu chúng ta có thể dùng những cái tâm tư buồn bã để biến nó trở thành một cái khác vọng, một cuộc sống tốt đẹp với thiện pháp thì không chừng những điểu đó nó giúp cho chúng ta rất nhiều.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật