Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga) - Kệ ngôn 147
Giảng ngày 26 tháng 7 năm 2003
Tỳ khưu Giác Đẳng
Xác thân khổ lụy
Hãy nhìn thân mỹ miều
Chất chứa lắm khổ đau
Nhiều lo toan, bệnh tật,
Có gì bền vững đâu
Passa cittakata.m bimba.m
arukaaya.m samussita.m
Aatura.m bahusa'nkappa.m
yassa natthi dhuva.m .thiti.
Thảo luận 1:Phật Pháp không tán thán nữ sắc phải chăng đó là sự kỳ thị nữ giới?
TT Giác Đẳng: Thật ra thì không phải Phật giáo chỉ không tán thán nữ sắc, mà Phật giáo không tán thán bất cứ sắc, thinh, hương, vị, súc, thứ nào mà làm tâm của chúng ta bị đắm nhiễm, làm cho tâm của chúng ta bị hệ lụy. Vì vậy có thể là thường những gì được nói nó nằm trong một bối cảnh đặc biệt. Như trong kinh Đức Phật Ngài nói rằng Ngài không thấy bất cứ sắc thinh, hương, vị súc nào mà chi phối tâm người nam bằng sắc, thinh, hương, vị, súc của người nữ. Và ngược lại không có sắc, thinh, hương, vị, súc nào chi phối tâm người nữ bằng sắc, thinh, hương, vị, súc của người nam. Thì điều đó có nghĩa là nó chỉ là một sự tương tác đối đãi có chừng mực qua lại. Nhưng trong bối cảnh nào đó người ta nói như vậy. Và đề tài này tự đặt lên để giải toả đi một số hiểu lầm mà người ta thường nghĩ rằng đạo Phật có thái độ miệt thị đối với phái nữ. Một lần chúng tôi sang Thái Lan được nói chuyện với Ajahn Sumedho, khi đó có một thiền sinh người Hoa Kỳ hỏi Ngài Ajahn Sumedho là : Cái ngăn cách giữa nhà sư và những người Phật tử nữ, thí dụ như tại Thái Lan người Phật tử nữ khi đến gần nhà sư không được gần quá và phải giữ khoảng cách vừa phải. Thì như vậy có phải chăng đó là sự kỳ thị đối với nữ giới không? Thì Ngài Ajahn Somedho có nhắc một điều rằng: Điều đó không có nghĩa là chỉ áp dụng với người nữ. Nếu một thanh niên mà nói chuyện với các vị tu nữ, mà đứng gần quá cũng là một thái độ không lễ phép.
Thì như vậy trường hợp này không phải chỉ đối xử với nữ giới mà là áp dụng cho cả hai bên. Thì trong những câu chuyện liên quan đến lời Đức Phật dạy không hề mang hàm ý gì đến sự kỳ thị nam nữ. Chúng tôi biết rằng có một bài viết của một ký giả do một chuyến viếng thăm Thái Lan và Mã Lai đã viết rằng: Người Phật giáo xem rất nhẹ nữ giới và có vẻ có mặt cảm đối với nữ giới. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta là người Phật tử thì đều hiểu rằng điều này hoàn toàn là một cái nhìn thiếu hiểu biết. Bởi vì sự hấp dẫn của những người khác giới tính, khác phái đó là một điều rất tự nhiên. Nói về cẩn thận thì đó là sự cẩn thận hai chiều, cả hai phía chứ không phải chỉ riêng một bên nào. Và dĩ nhiên là trong nhiều trường hợp Đức Phật Ngài dạy các vị tỳ kheo, như trường hợp Ngài dạy Ngài Ananda thì Ngài chỉ nhắc đến người nữ, điều đó dễ dàng khiến cho một số người có cái nhìn lệch lạc như vậy