Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga) - Kệ ngôn 147
Giảng ngày 26 tháng 7 năm 2003
Tỳ khưu Giác Đẳng
Xác thân khổ lụy
Hãy nhìn thân mỹ miều
Chất chứa lắm khổ đau
Nhiều lo toan, bệnh tật,
Có gì bền vững đâu
Passa cittakata.m bimba.m
arukaaya.m samussita.m
Aatura.m bahusa'nkappa.m
yassa natthi dhuva.m .thiti.
Thảo luận 1. Trong Phật Pháp tại sao có lúc xác thân được xem là quí báu có lúc xem là chổ chất chứa tội khổ?
Sư Trưởng: Trên vấn đề này chúng ta có thể thấy rõ qua câu chuyện của bài kệ hôm nay là; đối với sắc thân nếu dùng để quán, để tu cùng một tử thi mà có thể đắc được tứ thiền, cùng tử thi đó cũng có thể đắc từ sơ đạo đến tứ đạo, như vậy sắc thân này rất qúi báu vì sắc thân này đem lại quả vị còn to lớn hơn quả vị chuyển luân vương, huống gì những vị chứng quả từ Tu Đà Hườn thì càng qúi báu rất nhiều hơn nữa. Sắc thân của một tử thi có thể là vật hữu dụng rất qúi báu. Đời sống của chúng ta trong khi nhờ tấm thân này sống mà chúng ta có thể tu tập được nên thân này qúi báu. Về phương diện như vậy thì sắc thân này có lợi ích.
Nhưng mặc khác nếu như trường hợp chúng ta vì quá trân trọng cái sắc thân này, tâng tiu và gìn giữ hoặc săn sóc bản thân của mình mà không làm gì để tiến hoá. Thì vị sự tham đắm sắc thân của mình, kể cả sắc đi đến trường hợp bị đam mê dính mắc trong lục dục. Như ngày nay yêu thương xác thịt đối với người khác phái còn xảy ra trường hợp bịnh tư tưởng cũng vì do không biết quán là xác thân mình như vậy. Nếu yêu thương qúi mến như vậy là không đúng chỗ. Còn như dùng sắc thân đó làm đối tượng tu hành như lý tác ý là thành cảnh cho tâm đúng phương pháp đúng cách thì đem lợi cho sự tiến hoá.
Chẳng những sắc thân này có lúc xem rất là tầm thường mà có lúc thì qúi trọng. Cổ nhân ngày xưa cũng có nói đối với cái chết khi xem nặng như thái sơn mà có khi xem nhẹ như lông hồng, như vậy thì không hẳn là thân người qúi hay không qúi, nếu biết dùng đúng chỗ thì sắc thân sẽ thành qúi mà dùng không đúng chỗ thì nó có thể tai hại hay là có thể nguy hiểm.
Như là phân người, phân thú thì thấy nó là vật bất tịnh, nhờm gớm. Tuy nhiên nếu có trường hợp nào đó chúng ta đi lỡ vào rừng ăn những loại nấm độc bị ngộ độc thì bây giờ cái hữu hiệu nhất và dễ tìm thì không có gì hơn là phân người mà là phân khô, đem ra đốt thành tro rồi chế nước vào cho người bị ngộ độc uống thì giải được độc hơn cả những thuốc tây, thuốc bắc, nó qúi báu như vậy. Nhưng qúi báu đối với phân nghe thấy tên đã gớm rồi nhưng có khi nó lại được xem trọng hơn trân châu qúi báu, trong trường hợp khác thì nó là thường.
Trong câu chuyện này thì được chú giải riêng là cùng một sắc thân của nàng Sirimà mà đã đem lại kết quả rất nhiều, đạt được nhiều quả vị, nhất là quả vị tu đà hườn. Thì chính xác thân Sirimà này đã là một bảo vật cho những người đến quán tử thi chứng đắc những quả vị thánh. Câu chuyện này thì chúng ta sẽ được học đến bài kệ 223 có nói rõ sự liên đới giữa nàng Sirimà này đã cột oan trái hay là tạo ra tội lỗi tạt bơ nóng vào nàng Sumana, nhưng nàng được một vị thánh đệ tử đã khéo cảm hoá được nàng và sau cùng chính nàng đã sám hối. Trong một sắc thân sinh đẹp người ta đã bỏ ra ngàn vàng cho một đêm thế mà khi chết rồi cho không nhưng không ai dám nhận, kể cả vị tỳ kheo ba ngày trước tương tư dính mắc trong đó, thế mà hôm nay nhìn qua sắc thân chán chường. Nào là kim chi ngọc diệp sắc thân xinh đẹp như thế nào chỉ nhìn sơ trong lúc bịnh đau mà vẫn còn nét xinh đẹp làm cho ngất ngây tâm hồn của vị samôn, thế mà hôm nay cái đáng ngàn vàng đó nó đã chương xình lên, xanh đen lại, nát thúi rữa ra, bên trong thì dòi rút rỉa, bên ngoài thì kiến dòi bu, kên kên quạ quạ có thể xé xác, cho ai xin cũng được, vị tỳ kheo đó muốn cũng có thể đem xác thân đó về, nhưng vị tỳ kheo đó đã không dám đến gần, nếu đứng quán cũng phải đứng dưới gió. Đây chính vì như vậy Phật mới bảo nhà vua không nên đem hoả táng sớm mà để lại vì có nhiều lợi ích cho những người quán tử thi. Và tiếp theo vì chính bịnh bị mũi tên tham ái cắm nhặp vào tim, thì chỉ nhờ có phương pháp này nhổ được mũi tên tham ái ra và cũng nhờ như vậy mà vị tỳ kheo này được chứng quả thánh.
Đây là trường hợp chúng ta thấy khá đặc biệt; đó là sắc thân nếu biết dùng thì nó qúi báu, như dùng để quán, để diệt tham ái, chứ bản chất của nó thì lại đáng nhờm gớm. Vì nó khi không sình chướng thì không thể làm món thuốc trị bịnh tham ái . Vì vậy trong hai vấn đề này chúng ta thấy như mâu thuẫn nhưng mà không mâu thuẫn, vì sắc thân càng xinh đẹp thì tham ái càng tăng và không phải là món thuốc trị bịnh tham dục. Chính vì thấy nó bất tịnh khi thấy thân xác bình thường còn sống vì khéo chao chuốt, kheó trang điểm rồi tắm rửa nước hoa nước thơm mà bao nhiêu người phải đam mê vướng vào rồi phải bỏ tiền cả ngàn đồng vàng để được ngủ một đêm, nhưng ngay cả khi đó thì bên trong cũng đầy bất tịnh.
Xuyên qua câu chuyện này nếu qúi vị hiểu ra thì không ngạc nhiên là tại sao có rất nhiều người chứng đạo quả, nhất là quả dự lưu tu đà hườn. Câu chuyện này thôi, chỉ một xác thân này như vậy mà có thể làm cho hành giả đương tu quán có thể dùng đó đầy đủ Tứ Niệm Xứ và có thể quán triệt về Tứ Diệu Đế.
Thế nào là quán Tứ Niệm Xứ, chúng ta có thể nói một cách nôm na mà cũng đầy đủ ý nghĩa trong sự tích này như quán thân thì bất tịnh, quả thật khi nàng Sirimà khi còn là kỷ nữ thì xác thân nàng không phải làm bằng vàng, bằng ngọc, bằng kim cương, mà sắc thân của nàng vẫn kết hợp lại những chất bất tịnh như tóc, lông, móng răng da thịt xương tủy thận, tim, gan, ruột lá lách phổi v.v.....Ngay trong lúc người ta bỏ ra ngàn vàng một khắc tâng tiu một sắc thân đầy những bất tịnh vì không có tuệ quán, vô minh che trọn cái tham ái kết buộc nên người ta bị đam mê dính mắc vào đó. Thì quán thân bất tịnh là như vậy. Rồi khi nàng chết thì xác thân bỏ ra ba ngay sau thì sình chương v.v..... Quán tưởng như trong bài kinh Tứ Niệm Xứ đã dạy, khi nhìn tử thi như vậy quán thân trên thân nội phần, nhìn tử thi của nàng Sirimà mà vị tỳ kheo si tình đó có thể thấy sắc thân này là như vậy, bản chất này là như vậy và thân mình cũng như vậy đó mai mốt chết rồi cũng sình chương như vậy. Rồi lấy việc mình đi vệ sinh ra những chất bất tịnh hôi thúi thì người kia cũng như vậy đó là cách quán ngày đêm đó là quán trên phương diện Tứ Niệm Xứ là quán thân bất tịnh để diệt sự tham ái.
Quán thọ thì khổ: Nếu nàng không khổ thì nàng không đau, mà có đau là có khổ. Rồi quán vị tỳ kheo si tình như vậy ba, bốn ngày không ăn, đi khuất thực rồi về thì tương tư, vật thực đi khuất thực về để sình hôi không ăn. Như vậy rõ ràng là khổ. Không ai phủ nhận rằng vị tỳ kheo đó trong thời gian ba ngày có hạnh phúc. Đó là khổ. Vì lạc là khổ, khổ là gai nhọn nó châm chích thân tâm đau đớn khổ sở như vậy. Đó là quán thọ thì khổ.
Quán tâm vô thường: Chúng ta thấy rõ những nhân vật trong câu chuyện này thì không phải một tâm mà là rất nhiều tâm đều vô thường. Cũng nàng Sirimà, ba ngày trước ai cũng tranh nhau bỏ tiền dành nhau để được ngủ một đêm với nàng, kể cả vị tỳ kheo kia cũng vậy. Nhưng đến khi nàng chết rồi thì bao nhiêu vương tôn công tử đã từng tới lui, bây giờ thì ai cũng nhàm chán ghê sợ kể cả vị tỳ kheo này cũng không muốn nhòm lâu huống chi là ưa thích. Thì như thế tâm vô thường. Nếu ba ngày trước vị tỳ kheo kia mà có tâm ghê sợ khiếp đảm tóc lông dựng ngược khi nhìn thấy xác thân nàng Sirimà thì đâu bị bịnh tương tư đến nỗi bỏ ăn bỏ ngủ. Rõ ràng tâm vô thường. Không phải chỉ tâm vị tỳ kheo đó vô thường mà tất cả hội chúng có mặt hôm đó đều vô thường.
Còn nếu đọc sâu hơn nữa để quán tâm vô thường qua câu truyện sau này của kệ ngôn 223. Khi nàng Uttarà Sunama mướn nàng Sirimà về làm hầu thiếp cho chồng mình để mình được đi nghe pháp và làm phước, rồi nàng Sirimà khởi tâm muốn chiếm hữu luôn người chồng của Uttarà Sunama và đã dùng bơ nóng tạt vào người Sunama. Nhưng vì nàng Sunama với tâm từ nên bơ nóng không thể làm hại được nàng sau đó nàng Sirimà hoảng hốt và sám hối, sau đó nghe Đức Phật thuyết pháp và chứng quả Tu Đà Hườn. Từ khi chứng quả Tu Đà Hườn thì bắt đầu làm phước, mỗi ngày cúng dường 8 vị tỳ kheo rồi sau đó xảy ra câu truyện vị tỳ kheo si tình và nàng sau đó nàng bịnh và chết. Quán như vậy thì rõ rang là thấy tâm vô thường biến đổi. Nhưng vô thường biến đổi đây chúng ta chỉ lấy những hiện tượng có thể biết được, chứ sự biến đổi từng sát na hang triệu triệu sự biến đổi, của sự chết.
Đức Phật dậy rằng: “Chết là sự sanh diệt của danh sắc, thì các ngươi đã chết từng trong khoản khắc, vì mỗi một khảy móng tay danh sắc sanh diệt hàng triệu lần. Còn nếu chết là cách ly tam giới lìa bỏ thân xác này thì các ngươi chưa phải là chết mà chỉ là đổi thay thân xác.”
Quán các pháp vô ngã: Sắc thân kể cả chúng sanh hay tam giới trong đời này vô hộ vô chủ, là nô lệ cho tham aí. Nàng Sirimà đâu muốn bị bịnh và nàng đâu muốn chết, với một sắc thân xinh đẹp rồi lại có tiền, khi quay đầu về với Phật pháp sẵn có tiền muốn làm phước và nàng đâu muốn chết. Nhưng dầu muốn dầu không cái gì phải đến thì sẽ đến, cuối cùng nàng cũng phải tắt thở, chết bỏ lại tài sản chắc chiu bao nhiêu năm để dành, rồi với sắc thân xinh đẹp đành phải bỏ. Nếu không chứng quả Tu Đà Hườn hoặc sanh vào một cảnh giới nào đó như trong ác thú địa ngục, cũng nhờ may mắn vào phút cuối cùng nàng được nghe pháp Phật và chứng quả Tu Đà Hườn, và không còn sanh vào địa ngục nữa, nhưng vẫn còn tiếp tục tái sanh. Như vậy quán pháp là vô ngã. Vị tỳ kheo kia cũng như vậy là một vị xuất gia rồi còn vướng vào bịnh tham ái, vị tỳ kheo đâu muốn vướng vào nhưng không thoát khỏi cuối cùng nhờ Đức Phật dùng thân xác của nàng kỷ nữ Sirimà mới cưú được vị tỳ kheo thoát khỏi chứng bịnh trầm kha si tình. Như thế thì rõ ràng chúng ta quán thấy pháp đều vô ngã, đúng là thế gian này vô hộ vô chủ.
Tóm lại trên phương diện thiền quán thì trong trường hợp này quán đủ Tứ Niệm Xứ như: thân thọ tâm pháp, quán thân, thọ thì khổ, tâm vô thường và pháp vô ngã. Nhờ quán mà vị ấy tỏ ngộ trước nhất là khổ đế vì thấy rõ sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, rồi thương phải xa như vị tỳ kheo muốn gần nàng Sirimà mà không được, và ghét phải gần, rồi muốn mà không được như nàng danh kỷ đó muốn tồn tại nhưng cũng không được. Vì chấp năm uẩn là khổ nên khổ đế./.