Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga) - Kệ ngôn 146
    
                                                      Lãng quên thân phận
Sao mãi cười, hân hoan
Khi đời đầy nhiệt não
Bóng tối phủ trần gian
Ðâu ngọn đèn tỏ rạng?

Ko nu haaso kimaanando
nicca.m pajjalite sati
Andhakaarena onaddhaa
padiipa.m na gavessatha


Duyên Sự
Một số mệnh phụ phu nhân đi chùa cùng với đại tín nữ Visàkhà. Những người nầy vì ưa thích uống rượu nên một lần say sưa khi vào pháp hội nghe Phật thuyết pháp. Tệ hại hơn nữa, một quyến thuộc của ma vương nhập vào họ khiến những người nầy có những cử chỉ lố lăng. Ðức Thế Tôn dùng Phật lực đẩy lùi ma chướng và huấn thị họ. Sau đó Ngài dại kệ ngôn trên.

Câu hỏi: Chúng ta đến với cõi ta-bà là để vay nợ và trả nợ với nhau phải không ?Hay vì một cái gì khác?

Sư Trưởng:

Quan niệm chúng ta đến cõi ta bà này, người thì nói để trả nợ, đó là quan niệm riêng của mỗi người . Thật ra chúng ta không từ đâu mà đến và cũng không phải đi về đâu. Bởi vì trong tam giới có luân lưu kiếp sống này, kiếp sống khác đổi đời. Nếu đề cập đến bài kệ hôm nay, già ở đây chúng ta phải hiểu là biến đổi thay đổi hoại diệt tiêu hoại mòn hư đưa đến hiện tượng bên ngoài là cái chết , đây là cái chết của hiện tượng. Còn cái chết thật sự Đức Phật nói đến như có lần Ngài hỏi: “ Này chư Tỷ kheo, chết là gì? Nếu chết là sự sanh diệt của danh và sắc thì các ngươi đã chết từng trong khoảnh khắc” tức là sắc sanh danh sanh và diệt. Danh sắc không sanh diệt liền thì cái già trong satna như vậy thì có 51 satna, sanh một satna tiểu, diệt một satna tiểu, sanh một cái và chết một cái. Còn cái trụ là cái già là 49 satna trong từng khoảnh khắc. Có câu Phật ngôn“Nếu chết không là mất hẳn trong tam giới còn tiếp tục luân hồi thì các ngươi chưa hẳn là chết mà vị A-La-Hán mới thật sự là chết. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành sau đời sống này không còn trở lui đời sống khác” Như vậy mới gọi là chết. Do đó già ở đây là sắc pháp mòn hư cũ kỹ, hoại sắc này là tử, kế tiếp nữa là tâm tục sinh, kế tiếp nữa là luân hồi vô tận. Không phải từ đâu mà chúng ta đến đây để trả.
Có câu: “ Bản lai dị mục” của Ngài Huệ Năng trong Pháp bảo đàn kinh đã nói mới thấy ý nghĩa này rất là nguyên thuỷ. Thấy Bản lai là thấy cái gốc sanh lại, thấy bộ mặt chân thật của cái sanh lại trong cõi đời này, là sự hiện diện. Cái gì là cái gốc sanh lại đây, chứ không phải từ đâu đến cũng không phải đi về đâu Nếu nói con người có mặt trên cõi đời này là do thượng đế tạo, thì theo quan niệm Phật giáo chính cái Tanha này là gốc làm tiếp tục sanh tử luân hồi. Tham ái là tập đế là nguyên nhân.