Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga) - Kệ ngôn 146
    
                                                      Lãng quên thân phận
Sao mãi cười, hân hoan
Khi đời đầy nhiệt não
Bóng tối phủ trần gian
Ðâu ngọn đèn tỏ rạng?

Ko nu haaso kimaanando
nicca.m pajjalite sati
Andhakaarena onaddhaa
padiipa.m na gavessatha


Duyên Sự
Một số mệnh phụ phu nhân đi chùa cùng với đại tín nữ Visàkhà. Những người nầy vì ưa thích uống rượu nên một lần say sưa khi vào pháp hội nghe Phật thuyết pháp. Tệ hại hơn nữa, một quyến thuộc của ma vương nhập vào họ khiến những người nầy có những cử chỉ lố lăng. Ðức Thế Tôn dùng Phật lực đẩy lùi ma chướng và huấn thị họ. Sau đó Ngài dại kệ ngôn trên.

Thảo luận
Thảo luận
3. Quan điểm của Phật giáo về ma ám như thế nào, tại sao có nhiều trường hợp Phật không can thiệp?

Sư Trưởng

Có nhiều trường hợp ma ám Phật không can thiệp bởi vì có những trường hợp ma ám Ngài thấy được lý do có thể được giác ngộ giải thoát hay nguyên nhân nào đó thì cần can thiệp, nếu không thì không cần phải can thiệp. Bởi vì Đức Phật không phải luôn luôn phải giữ gìn trật tự. Hơn nữa nếu vị nào có túc duyên Ngài mới tế độ, nếu không thì như cuộc chơi, ác ma hay Chư Thiên ma chọc phá vậy thôi. Chính như vâỵ mới có câu chuyện. Có một lần khi kết tập tam tạng có ác ma xuống quấy rối, có một vị tỷ kheo có năng lực thần thông bắt trói ác ma lại và không thả ra cho đến khi nào kết tập Tam tạng xong.
Ác ma nói với vị đó là:
“Đức Phật ngày xưa không bắt trói ta, ông là tỷ kheo của Đức phật mà không có lòng từ bi bắt trói ta như vậy?”
Vị này trả lời:
“Đức phật từ bi. Khi Ngài còn tại thế dầu ngươi có làm gì Ngài cũng không dao động, với lòng từ bi vô lượng Ngài không bắt trói ngươi. Nhưng chúng tôi ngày nay oai lực không bằng Đức thế Tôn, vả lại chư Tăng đang kết tập Tam tạng, ngươi đến khuấy rối như vậy sẽ làm dao động tâm tư của chư Tăng, nên buộc lòng tôi phải giữ gìn trật tự, tạm thời trói ngươi lại”.
Thời gian bị trói như vậy ác ma nghĩ “ Thương kính Đức Phật, ngày xưa mình phá Đức phật quá sức mà Ngài không bao giờ bắt và hành hạ mình, đệ tử của Ngài lại bắt trói mình. Nghĩ thương Đức Phật nhưng Đức Phật đã viên tịch rồi.”
Chúng ta thấy đại lượng đại độ của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, cha lành ba cõi dầu khiển trách ác ma cũng như khiển trách chư Tỷ kheo, như một người cha, đôi khi con chọc phá, khi nào quá đáng mới la rầy, nếu không đến nổi gì thì bỏ qua. Đối với Ác ma cũng vậy, không phải mỗi trường hợp Đức Phật phải để ý đến.
Nhưng sở dĩ hôm nay Ngài phải can dự đến vì ác ma đã làm tâm của các bà bạn của bà Visakha, nhảy múa hát trước mặt Đức Phật, như thách thức bất kính với Đức Phật. Làm như vậy mất đi sự tiến hoá. Buộc lòng Đức Thế Tôn Thấy cần phải can thiệp, trấn tỉnh những người nữ đang say rượu. Ngài cũng như đến lúc làm cho ác ma thấy thần thông của Ngài, đẩy lui ma lực tế độ trăm người bạn bà Visakha. Sau khi tỉnh rượu được nghe Đức Phật thuyết pháp. Chính nhờ nghe Pháp các người phụ nữ đó đều chứng quả Tu-Đà-Hườn. Do nhân duyên Ngài mới xử dụng thần thông. Chư Phật ra đời chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh được ly khổ đắc lạc nên những lúc cần thiết Ngài mới xử dụng thần thông. Chứ không phải lúc nào ác ma quấy rối là dùng thần thông để trấn an. Ý là không ngăn chận như vậy mà ác ma vẫn theo phá, nếu như mà ác ma xuất hiện làm cái gì đó Phật cứ ngăn chận thì oan trái càng thêm nữa.
Điều này như chúng ta thấy như Chư Tăng vào các room Phật Pháp trong paltalk, chúng tôi không dám phiền ai cả trong giới tu hành cùng hệ phái hay khác hệ phái, nhưng có những người vô chọc phá cướp micv.v…hôm nào mình vui người ta chọc mình cười, hôm nào trong người không khoẻ, người ta chọc bực bội thì đi ra. Chứ mỗi lúc người ta chọc như vậy mình đều sân muốn trả đủa lại thì oan trái càng tăng thêm.
Ác ma đã theo dõi Đức phật từ lúc mới ra thành để xuất gia cho tới 6 năm khổ hạnh luôn luôn tìm cách để ngăn chận Ngài, đến khi Ngài đắc đạo quả rồi cũng luôn luôn tìm dịp khuấy rối. Kể cả lúc Ngài sắp viên tịch Niết bàn, 16 lần Ngài gợi ý với Ngài A-Nan-Đa là những vị nào tu tập tứ như ý túc một cách thuần thục nếu muốn có thể sống lại một kiếp hay một phần kiếp còn lại. Theo chú giải ác ma ám ảnh tâm tư của Ngài A-Nan-Đa vì Ngài chỉ mới đắc Tu-Đà-Hườn thôi khiến cho Ngài quên đi, không để ý đến lời Đức phật.. Cho đến khi ác ma thỉnh Đức Phật viên tịch, nhân duyên vừa đúng, lời nói ngày xưa khi ác ma thỉnh Ngài Niết bàn khi Ngài mới chứng quả. Đức phật có nói: “ Như Lai chưa Niết bàn khi nào chưa có chúng đệ tử Tăng Ni thiện nam tín nữ có đầy đủ trí tuệ, biện tài vô ngại, bảo vệ giáo lý, có thể khuyến khích người khác tu tập”. 45 năm sau Ác ma nhắc lại lời đó và Ngài cũng gợi ý 16 lần cho Ngài A-Nan-Đa không thỉnh Ngài ở lại, nhưng Ngài cũng không can thiệp, vì nếu Ngài can thiệp không để cho Ngài A-Nan-Đa bị ma ám ảnh như vậy để tuỳ theo nhân duyên và cũng gợi ý cho Ngài A-Nan-Đa để sau này không bị nói không thương tưởng chúng sanh, Ngài có lòng thương tưởng và cũng đã gợi ý 16 lần cho Ngài A-Nan-Đa. Đức Phật lúc trước, chưa viên tịch Niết bàn vì Ngài chưa độ được chúng sanh, nhưng khi Ngài đã độ được nhiều vị rồi, dù Ngài có viên tịch, đệ tử Ngài vẫn tiếp tục thực hành tiếp tục truyền bá cho đến ngày nay, đã đến lúc có thể viên tịch. Cho dù ác ma có ám làm cho Ngài A-Nan-Đa quên, Ngài cũng không can thiệp. Đó là lý do giải thích câu thảo luận số 3.