Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga) - Kệ ngôn 146
    
                                                      Lãng quên thân phận
Sao mãi cười, hân hoan
Khi đời đầy nhiệt não
Bóng tối phủ trần gian
Ðâu ngọn đèn tỏ rạng?

Ko nu haaso kimaanando
nicca.m pajjalite sati
Andhakaarena onaddhaa
padiipa.m na gavessatha


Duyên Sự
Một số mệnh phụ phu nhân đi chùa cùng với đại tín nữ Visàkhà. Những người nầy vì ưa thích uống rượu nên một lần say sưa khi vào pháp hội nghe Phật thuyết pháp. Tệ hại hơn nữa, một quyến thuộc của ma vương nhập vào họ khiến những người nầy có những cử chỉ lố lăng. Ðức Thế Tôn dùng Phật lực đẩy lùi ma chướng và huấn thị họ. Sau đó Ngài dại kệ ngôn trên.

Thảo luận
2. Tại sao tuệ giác được đề cập trong kinh Phật là pháp thoát khổ?

Sư Trưởng:
Nói về tuệ giác được đề cập đến trong kinh Phật là pháp thoát khổ vì trong lãnh vực sắc giới, thế gian thì Cetana đóng vai trò hành động thiên ác cho quả khổ vui. Do đó khi chúng ta khi còn phàm phu chưa chứng được quả Thánh, quan trọng nhất là vấn đề  lý nghiệp báo, còn tuệ giác là siêu thế (Lokuttara ) thì phải có Trí tuệ dẫn đầu . Do đó trí tuệ được đề cập đến là một phương pháp thoát khổ vì chính panna là trí tuệ  hay cetana tâm sở tư tạo nghiệp, nên như ở Thiền viện Van Hạnh cũng để câu biểu trưng là Duy Tuệ Thị Nghiệp, đại ý là sự nghiệp của mình là đoạn diệt nghiệp hiệp thế, trí tuệ rất quan trọng nếu không có trí tuệ thì không thể giác ngộ được.

Trong sự khổ chúng ta nghĩ rằng như cái khổ quý vị học trong phẩm già này là khổ tại sao phải cẩn giaỉ thoát vì khổ là hai. Nếu nói về khổ đế thì cái khổ này bao trùm tất cả thế giới hiện tượng trong đó kể cả các hành tinh trăng sao đếu nằm trong khổ đế. Cái gì chịu đựng không nổi phải biến đổi vô thường, sanh diệt  đều nằm trong khổ đế. Khổ thọ chỉ có trong thế giới hữu tình mà thôi. Trên phương diện giải thoát khỏi sự khổ mà trong đạo Phật kể đến chẳng những giải thoát luôn cái khổ đế tức là tri tập khổ khổ. Tri tập khổ khổ như chúng ta phải biết có tất cả những khổ như sanh già chết sầu bi khổ ưu não . Những điều này nằm trong sự khổ như TT Trí Siêu đã gỉang. Sở dĩ bài kệ hôm nay không có chỗ nào liên quan đến chữ già.
“ Vui cười thích thú lẽ nào,
Khi đời mãi bị phủ bao lửa hồng
Trong đêm tối có hay không
Sao chưa tìm thấy ánh sáng hồng thoát ly”
Bài kệ này trong Phẩm Già chúng ta cũng có quyền thắc mắc tại sao bài kệ này nhắc câu chuyện sự tích bạn bà Visakha, Đức Phật dùng thần thông cảm hoá. Rồi bài kệ này như đã nói trên không có chữ Già nào trong đó mà lại là bài đầu trong phẩm Già. Thực ra những ngọn lửa TT Trí Siêu đã giảng, có 11 loại lửa tham sân si sanh già chết sầu bi khổ ưu não. Tất cả bị thiêu đốt bởi những ngọn lửa này. Già là một trong 11 thứ lửa này, nên để bài kệ này vào trong phẩm Già rất đúng lý. Nếu nói theo A-tỳ-đàm  thì tóc bạc, răng long v.v.. là hiện tượng già, còn nói theo chơn đế già tức là già của danh sắc thập nhị duyên khởi mà A-tỳ-đàm giải thích, trạng thái hư hao tiêu hoại biến đổi của ngũ uẩn là già, sự thành tựu là mất đi sự tươi tốt, nhân cần thiết làm sắc cũ kỹ. Chính những người bạn của bà Visakha nằm trong trường hợp như vậy . Chúng ta tìm ra những trạng thái thay đổi hoại diệt hay kể cả ngọn lửa nằm đầy trong đó, Với lý do này ta thấy bài kệ để đầu phẩm Già là đúng.
Tai sao tuệ giác trong kinh Phật là pháp thoát khổ? Thì như đã nói rõ nếu không có trí tuệ không đoạn diệt nghiệp thì chúng ta cứ mãi luân lưu trong tam giới bị cái khổ của những ngọn lửa thiêu đốt. Vì tam giới như hoả trạch ( ba cõi như nhà lửa ). Lửa là 11 thứ lửa kể trên nên phải có ngọn đèn hay còn gọi là Pháp đăng,  minh sanh thì vô minh diệt. Nên trí tuệ là nhân tố cần thiết giúp thóat khổ trong tam giới.
Đó là câu trả lời của tôi.