www.dieuphap.com

 
Trang Pháp Đàm
Tháng 5 năm 2004
Câu Pháp Đàm  277
Câu Pháp Đàm  278
Tháng 4 năm 2004
Câu Pháp Đàm  273
Câu Pháp Đàm  274
Câu Pháp Đàm  275
Tháng 3 năm 2004
Câu Pháp Đàm  260
Câu Pháp Đàm  261
Câu Pháp Đàm  262
Câu Pháp Đàm  263
Câu Pháp Đàm  264
Câu Pháp Đàm  265
Câu Pháp Đàm  266
Câu Pháp Đàm  267
Câu Pháp Đàm  268
Câu Pháp Đàm  269
Câu Pháp Đàm  270
Câu Pháp Đàm  271
Câu Pháp Đàm  272





Hân Hoan Đón Chào
Chư Tôn Đức, Quí Phật Tử
Cùng Toàn Thể Đọc Giả Bốn Phương



Câu Pháp Đàm Số 278, Ngày 07 Tháng 05 Năm 2004

 

Minh Hạnh thực hiện

 

Khánh Linh hỏi: tại sao con người có lúc lên, có lúc xuống, lúc vui, lúc buồn, lúc thành công và lúc thất bại?



TT Giác Đẳng giảng:  Câu hỏi này có 3 điểm, nói chung chung.  Thứ nhất chúng ta vui buồn, lên xuống là việc tự nhiên của đời sống, cuộc sống nó như vậy, không thể nào khác hơn.  Đôi lúc chúng ta rất tức tối, rất bất măn với một điều gi` đó, bởi vi` chúng ta nghĩ rằng nó không nên như vậy, bởi chính do cái nhi`n sai của mi`nh.


Tại sao? Tại vi` cuộc sống không thể nào đi theo một cường độ liên tục như vậy hoài.  Bất cứ hiện tượng nào về vật chất cho đến tâm thức đều có thăng có trầm, như một vận mạng của đất nước, hay những chỉ rối của kinh tế, hoặc giả cái vui buồn trong lo`ng mi`nh.  Trước nhất chúng ta phải quan niệm đó là một điểm hiển nhiên của đời sống, mà Đạo Phật gọi là hữu vi pháp.  Chữ này rất quan trọng, hữu vi là sự kết cấu do nhiều điều kiện mà thành, không phải do một y' duy nhất, một cái chủ tâm, giả sử chúng ta vui hay chúng ta buồn, nếu chúng ta vui thi` chúng ta nghĩ rằng, do có người này người kia trong cuộc đời của mi`nh mà mi`nh vui, lúc chúng ta buồn thi` lấy ly' do, do cái này do cái khác mà mi`nh buồn, nhưng không hẳn những yếu tố như vậy. 

 

Cái vui, cái buồn hầu hết do nhiều yếu tố, do ngoại cảnh bên ngoài, do sự cảm nhận của mi`nh ở trong một gia đoạn nào đó cho sức khoẻ và nhiều yếu tố tạo nên.  Đạo Phật gọi là những pháp bị điều kiện, bị nhân duyên tác động, và tất cả những hữu vi pháp đều do nhiều điều kiện hết, chúng tôi lấy ví dụ rơom Diệu Pháp chúng ta đang tổ chức ở tại đây, những điều kiện như có vị giảng Sư, có các ops và MC và rồi có quí vị vào học, rồi có kỹ thuật của paltalk. Nhưng tất cả những điều này không cái nào quyết định hết, nó vốn dĩ là một ở trong nhiều từ điều kiện.  Nếu chúng ta có được rơom paltalk này và thỉnh thoảng bị trục trặc, chúng tôi nói trục trặc như ngày hôm nay chúng ta đang có, thi` không nên lấy đó để làm chuyện trách mi`nh.


Dĩ nhiên chúng ta làm rất nhiều cách để cải thiện chính mi`nh, để cải thiện công việc, tuy nhiên luôn luôn phải nhắc nhở mi`nh, các hành hay các pháp hữu tuy nó là sự tập hợp của nhiều nhân nhiều duyên, không một nhân duyên nào là duy nhất quyết định tất cả, và bởi vi` không có một nhân duyên nào quyết định cho tất cả nên cái gi` mi`nh muốn, cái gi` được ky` vọng, thi` nên đặc nó ở chỗ tương đối thôi, một cách rất tương đối, nó co`n có nhiều thứ khác chi phối vào nữa, chúng ta không kiểm soát hết và chúng ta cũng không chủ động được hết.  Đó là điều thứ nhất người Phật tử phải tâm niệm rằng bản chất của các pháp hữu vi vốn có thăng có trầm, có thịnh, có suy, có lên, có xuống, không có giữ một cường độ măi măi được.

 

Điều thứ hai là một người có sự thăng trầm, vinh nhục, lên xuống, do nghiệp của quá khứ, chúng ta biết sanh làm người là đă có phước rồi, nhưng trong một kiếp người thi` do nghiệp quá khứ nó sanh khởi, nên có những ngày chúng ta rất may mắn, rất hoan hỷ, hoặc có những ngày gặp rất nhiều trục trặc buồn phiền.  Khi đă gặp những việc đó chúng ta không nên đặt quá nặng, và nghĩ rằng mi`nh chịu trách nhiệm hoàn toàn. Cuộc sống lạ lắm thưa quí vị, quí vị để y' cái sự run rủi của nghiệp nó khiến cho chúng ta càng suy nghĩ nhiều, chúng ta không khen, không chê ai giỏi dở, hay có những người rất giỏi nhưng họ gặp những tai nạn, nó cũng khiến cho chi phối được sự thăng trầm lên xuống trong đời sống. 

 

Một con người chuyên tâm thiền định có thể cuộc sống bên ngoài không thích hợp với họ, hay hoặc giả họ không có điều kiện vật chất tốt, tuy nhiên do sự kiên tri` của họ, những lúc họ ngồi xuống, họ phải hướng tâm vào đề mục thiền định một cách dễ dàng và họ sống trong một cảnh giới an lạc mặc dù có bao nhiêu thay đổi ở bên ngoài.


Ba  ví dụ về tánh tự nhiên của hữu vi pháp, về cái nghiệp quá khứ, và do nỗ lực hiện tại, cho chúng ta thấy rằng sự lên xuống thăng trầm của đời sống vốn là một chuyện rất bi`nh thường. Chúng tôi vẫn thường lập lại quí vị nghe một câu nói được Hoà Thượng Hộ Giác Ngài thường nhắc, ở trong cuộc đời này nếu cái gi` mà mi`nh có được trong tay của mi`nh, thi` đừng nghĩ là mi`nh giỏi mà tại người khác họ chưa muốn lấy thôi, và nếu cái gi` mi`nh có rồi mi`nh mất thi` mi`nh đừng tự trách mi`nh là mi`nh không có khả năng để giữ nổi, mà tại vi` người khác họ muốn thi` họ lấy thôi.

 

Chúng tôi ngồi trong một căn pho`ng, căn pho`ng này cũng có khóa, nhưng chúng tôi thừa nhận một điều rằng cái khóa đó nó chỉ dành cho những người tốt thôi, nếu những người thật sự họ muốn lấy đồ thi` dầu rằng ba, bốn cái khoá, hay như nhà băng đi nữa thi` họ cũng có thể vào lấy đồ được, đừng nói chi là pho`ng mỏng manh của chúng ta đang có, nên do vậy trạng thái thăng trầm vui buồn được mất chúng ta xem như hiện tượng cố hữu của đời sống này và nên nhi`n đó bằng tâm tư bi`nh thản.


Minh Hạnh Biên Soạn