www.dieuphap.com

 
Trang Pháp Đàm
Tháng 3 năm 2004
Câu Pháp Đàm  260
Câu Pháp Đàm  261
Câu Pháp Đàm  262
Câu Pháp Đàm  263
Câu Pháp Đàm  264
Câu Pháp Đàm  265
Câu Pháp Đàm  266
Câu Pháp Đàm  267
Câu Pháp Đàm  268
Câu Pháp Đàm  269
Câu Pháp Đàm  270
Câu Pháp Đàm  271
Câu Pháp Đàm  272





Hân Hoan Đón Chào
Chư Tôn Đức, Quí Phật Tử
Cùng Toàn Thể Đọc Giả Bốn Phương



Câu Pháp Đàm Số 273, Ngày 04 Tháng 04 Năm 2004

 

Minh Hạnh thực hiện

 

Câu hỏi ngày 04 tháng 04 năm 2004

 

Minh Hạnh hỏi: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con thành kính cảm tạ ơn Sư Trưởng đă từ bi mở lớp dậy về A Tỳ Đàm, và con cũng kính cảm tạ ơn Sư Huệ Giác đă giảng về sự cảm thọ trong giáo lư A Tỳ Đàm đă cho con được hiểu rơ. Và qua lời giảng của Sư Trưởng và Sư Huệ Giác thi` giáo lư A Tỳ Đàm giết chết chúng sanh và y' nghĩa giết chúng sanh đó là giết tự ngă của mi`nh.  Câu hỏi của con là khi mi`nh giết cái tự ngă của mi`nh tức là mi`nh không co`n cái ngă nữa, và khi mi`nh không co`n cái ngă nữa thi` mi`nh đâu co`n muốn làm cái gi` nữa thưa Sư Trưởng, và nếu tất cả chúng sanh đều giết hết cái ngă đi thi` con không hiểu rằng thế giới này sẽ đi về đâu, con thắc mắc như vậy vi` con luôn luôn muốn giết cái ngă của con nhưng con không giết được, con hiểu rằng cái ngă của con rất lớn, con cứ suy nghĩ hoài là nếu con giết cái ngă đi thi` chắc con sẽ không co`n xuất hiện trong bất cứ rơom nào nữa.  Con Xin cung thỉnh Sư Trưởng giải thích cho chúng con được rơ.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

TT Thích Hoàng Pháp: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Phần nhiều chúng ta bị vướng mắc tư tưởng đó.  Nên trong kinh có một đoạn có những vị hỏi Đức Phật:

 

-  Bạch Đức Thế Tôn, có khi nào những vị Sa Môn, Bà La Môn nghe Đức Thế Tôn hay đệ tử của Đức Thế Tôn giảng về Niết Bàn vô ngă, những vị đó đấm ngực, lăn dài trên đất, bức tóc khóc than rằng: tôi không co`n, tôi bị tiêu diệt hay không?

 

Thi` Đức Phật đáp:

 

-  Này các Tỳ Khưu, không phải là chỉ có một Sa Môn hay Bà La Môn, mà có rất nhiều Sa Môn, khi nghe đến Như Lai hay đệ tử của Như Lai giảng về thuyết vô ngă Niết bàn. Với mặt đầy nước mắt, họ than khóc: tôi bị diệt, tôi bị mất, tôi không co`n. 

 

Nhưng thật sự cái tự ngă, hay cái anh đó, chỉ là một quan niệm hay một kiến chấp, chứ thực tế thi` không có một cái gi` là ngă cả.  Không cần giết, đúng ra thi` không cần giết, chỉ cần thấy rơ mà thôi.

 

Nhưng câu giải thích của các nhà chú giải có nhiều cách. Tạng luật giống như rễ cây, tạng kinh giống như hoa lá, tạng Abhidhamma giống như lơi cây. Có vị giải thích rằng tạng luật sâu sắc về việc làm, tạng kinh sâu sắc về nghĩa ly', tạng Abhidhamma sâu sắc về pháp tính. 

 

Cũng có những nhà chú giải nói rằng Đức Phật thuyết pháp về tạng luật tạng kinh, kêu chúng sanh đến vi` nghe pháp hoan hỷ mà họ đến với Phật Giáo. Rồi khi Đức Phật thuyết tạng luật thi` buột trói chúng sanh lại vi` họ đến với Phật Giáo họ phải thọ tam quy ngũ giới tức là vào khuôn khổ trói buột. Rồi khi Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma thi` giết chúng sanh chết, chúng sanh chế định như tư tưởng nghĩ rằng: Tôi, Anh, hay là Người hay Thú, Chư Thiên, Phạm Thiên v.v...

 

Nhưng khi học Abhidhamma rồi, thi` không co`n thấy là Người hay thú.  Cũng chỉ là danh sắc, ngũ uẩn, hay sáu đại hay 18 giới hay 12 xứ hoặc hai đế như khổ đế, tập đế v.v... chứ không co`n thấy có một cái gi` tôi ta.

 

Cũng giống như ngày xưa. lúc trước có câu chuyện nghe nói như khôi hài nhưng là chuyện thật.  Ở trong thôn quê người ta đem radio về mở cho hát, có một bà già, bà không biết, bà nghe radio mở có tiếng nói, bà tưởng có người ta trong đó. Rồi tới khi lính đi ruồng trong đó, máy radio đang mở, bà thấy lính đi vô mà người ta chạy hết, bà năn nỉ và nói đừng có nói nữa, lính vô rồi, nín.  Nhưng cái radio vẫn mở vẫn hát, bởi vi` những người mở, họ thấy lính vô họ chạy hết rồi, thi` bà qùy xuống bà lạy và nói: lính vô tới rồi, tôi lạy ông, ông đừng có nói nữa,  nhưng cái radio vẫn nói. Khi lính vô tới thấy vậy biết bà nhà quê tội nghiệp nên tắt giùm và cũng không bắt hại gi` bà.

 

Thi` câu chuyện này cũng giống như phàm phu của chúng ta, cứ nghĩ rằng có cái tôi, cái ta, ta có tự ngă.  Cũng như bà già cứ tưởng có người trong đó, hay quí vị đọc vài câu chuyện lịch sử đầu tiên, khi có radio hay có máy casset, kể cả các vị linh mục cũng cho là ác quỉ satăng, và mở ra coi để ti`m xem có ai trong đó mà nói v.v... như thế nào, thi` ngày nay chúng ta cũng có phàm phu, chúng ta co`n thấy về cái ta, cái tôi tương tợ như vậy, hay cũng giống như những loài chim nhi`n thấy những con bện bu` nhi`n, nó tưởng rằng có người ta ở đó nên không dám xuống ăn phá luá. 

 

Thi` cũng vậy cái kiến chấp của chúng ta rất nặng như vậy. Co`n cô Minh Hạnh đừng sợ, vi` khi diệt cái tự ngă rồi thi`không có đau khổ đâu mà rất hạnh phúc.  Nếu cả thế giới này trong tư tưởng vô ngă như vậy thi` không đi đến chấp thủ, tại sao?, vi` nhi`n nhau là danh sắc ngũ uẩn, nếu thấy chúng sanh có tâm tham, tâm sân, tâm si nặng thi` biết bộ ngũ uẩn đó xấu. Rồi thấy chúng sanh kia có ngũ giới tu hành thi` cũng biết bộ ngũ uẩn này tốt.  Như vậy giữa cái nhận thức, cũng giống như ta thấy máy xe, máy casset, cái này tốt, cái kia xấu thôi. 

 

Co`n cái vương mắc tự ngă, cái ngă ở đâu thi` khổ đau ở đó, bản thân của mi`nh thấy rằng thân của ta, đối với kể cả vợ chồng con cái, dầu thương dầu mến, nhưng không thương ai bằng thương bản thân chính mi`nh, dầu cho thương vợ hay thương chồng, hay thương con thương cái, nhưng muốn biết hay không tới lúc trước khi tai nạn nguy hiểm thi` cũng có ít trường hợp hy sinh bản thân mi`nh, nhất là mẹ bảo vệ cho con, co`n bi`nh thường ra thi` việc ăn uống, phần nhiều đa số thương bản thân của mi`nh hơn.  Nhưng rồi bản thân mi`nh ra thi` trong gia đi`nh của mi`nh, thi` dầu cho anh bà con chú bác gi` đi nữa cũng không bằng chồng mi`nh, vợ mi`nh, con trai con gái của mi`nh.  Như vậy mới có sự chấp thủ gây gỗ nhau cũng là do có cái chấp thủ về cái của mi`nh, của ta.

 

 Rồi đến đổi lớn hơn nữa, nó nới rộng  ra như một dân tôc, trong một quốc gia thi` hễ người miền nam thi` thương miền nam, thấy miền trung miền bắc thi` mi`nh có sự ky` thị, rồi người Việt Nam thấy người theo chủ nghĩa này, người kia y' thức hệ khác, cũng không ưa, tại sao?, vi` người kia theo tư tưởng, y' thức hệ như vậy không giống mi`nh trong này, y' thức hệ của mi`nh khác. 

 

Tôn giáo cũng vậy, dầu trong Phật giáo thi` mi`nh không thích những tôn giáo khác, vi` Phật giáo của mi`nh v.v... rồi cứ như vậy mà nhân lên tự ngă dài dài lên, giả sử có một cuộc chiến tranh giữa hành tinh này với hành tinh khác thi` tất cả nhân lại trong cái hạn hẹp của trái đất này sẽ đoàn kết nhau để chiến đấu với Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh đến xâm lăng hành tinh này, vi` tự ngă lúc đó của mi`nh chấp thủ bằng một quả địa cầu.  Thi` từ bản thân cá thể rồi nhân lên cho tới một quả địa cầu này thi` có chấp thủ như vậy mới gây khổ đau.

 

Nói riêng về bản thân của tôi thôi, đừng nói chi ở nhà, khi tôi lănh chức vụ trụ tri` một chùa, lúc bấy giờ tôi săn sóc chùa đó, thậm chí tôi nghe ngoài vườn chùa có tiếng động tự nhiên tôi có y' sợ người ta vô ăn cắp cây, người ta đốn phá cây trong chùa, dầu mi`nh hành xả nhưng  mi`nh nằm vẫn không thoải mái. Thà khi tôi giao chùa đến Chư Tăng thi` là khác rồi, xem như là dâng đến Chư Tăng dứt khoái, tôi qua ở một ngôi chùa khác, thi` bây giờ cái khổ của tôi nó nhẹ đi, tuy là giao cho vị khác, cho Chư Tăng quản ly', nhưng nếu tôi nghe ông Sư ở đó làm cho chùa chiền mang tai mang tiếng gi` đó thi` tự nhiên thấy nó bị phiền toái lo âu.

 

Cũng giống như mi`nh Phật giáo với nhau, mà lúc trước mi`nh nghe bên Afghanistan bắn phá mấy tượng Phật mi`nh cũng thấy đau khổ, khó chịu, rồi nghe bên Tích Lan, giữa những người Tích Lan, người Cao Miên họ bắn giết nhau, hay bên Thái Lan có khủng bố mấy Sư bị chết v.v... thi` khi nghe vậy, mi`nh bị động  là vi` mi`nh là Phật Giáo.  Nhất là Nam Tông với Nam Tông, Bắc Tông với Bắc Tông, du` Nam Tông bắc Tông dồn lại cũng là Phật Giáo, đó cũng là  y' thức hệ mà thôi, đó vi` cái ta, cái mi`nh, chấp trong đó. 

 

co`n nếu hoàn toàn cả thế giới này đều không co`n ngă chấp như vậy thi` vẫn ăn, vẫn uống, vẫn làm việc bi`nh thường, nhưng không có thù hận nhau, giống như trên sân khấu dầu rằng anh kép đóng vai Tiết Nhân Quí, co`n anh kép kia đóng vài Các tô Văn vẫn đánh nhau, vẫn hét nhau trên sân khấu như vậy, nhưng anh kép Tiết Nhân Quí không có thù hận anh kép đóng vai Các Tô Văn, hay anh kép đóng vai Các Tô Văn cũng không thù hận anh kép đóng vai Tiết Nhân Quí giống như thật.  Bởi v́ trên sân khấu lúc nào cũng y' thức rằng mi`nh chỉ đóng vai giả nên không thù hận như vậy, nếu y' thức được như vậy, quán sát được như vậy thi` cả thế giới này không lo ngại chiến tranh, sống trong sự an lành thanh bi`nh, cho tới khi nào hết nghiệp thi` mi`nh đi theo nghiệp riêng của mi`nh, sanh vào cảnh giới nào đó nó tương ưng với nghiệp.

 

Chứ khổ sở nhiều quá vi` sự chấp thủ như quí vị thấy, chẳng những Hồi Giáo họ đối với tôn giáo khác họ thẳng tay, ngày xưa họ đủ sức họ giết hại như ở Ấn Độ, bây giờ Hồi giáo phái này, Hồi giáo phái kia họ vẫn đánh giết nhau, bây giờ quí vị nghe nạn khủng bố khắp nơi trên thế giới cũng v́ chấp tôn giáo. Hồi giáo đối với Thiên chúa, Tin lành hay Phật Giáo họ phân biệt riêng tư, nhưng sở dĩ Phật Giáo tuy rằng vẫn co`n chấp ngă đối với phàm phu.  Nhưng hồi xưa tới giờ trong lịch sử, Phật Giáo không có cuộc chiến tranh trả thù ghê gớm như vậy, vi` giáo ly' của Đức Phật là giáo ly' vô ngă và có xả, dầu cho hèn cũng có thế, ít nhất đi nữa cũng co`n có hơi hám vô ngă của đạo Phật nên mới giữ được trạng thái là không thù hận, không sát hại, không trả thù. 

 

Co`n như các tôn giáo kia họ thẳng tay giết chóc nhau vi` họ chấp ngă, nghĩ rằng mi`nh trung thành tuyệt đối với thượng đế của mi`nh, thi` thượng đế sẽ đặc ân cho mi`nh, cũng giống như mi`nh trung thành với  một vị vua, thi` vua đó sẽ tin tưởng.  Cái y' nghĩ  trung thành với vị thượng đế sẵn sàng sát hại kẻ đối lập như thế nào thi` thượng đế sẽ thương yêu chúng ta, cũng như mi`nh trung thành với vua, thi` cả thế giới mới đem đến rối ren như vậy.  Co`n nếu như tinh thần xả ngă như trong Phật giáo nói  thi` thôi, nếu như người ta không đồng y' thi` thôi, người ta không muốn nghe thi` thôi, mà nếu không cũng không được thi` mi`nh tránh, mà tránh không được thi` chết cũng là trả nghiệp, chứ cũng không có tạo thêm nhân sát hại chúng sanh. 

 

Vi` Đức Phật không có trường hợp nào mà Ngài chấp nhận cho đệ tử Ngài cầm gương, cầm đao để giết kẻ thù, thi` đối với Phật Giáo không có, bất cứ trường hợp nào mà cầm vũ khí để sát hại chúng sanh thi` vẫn mang nghiệp như thường. 

 

Nên Đức Phật tuyên bố, Như Lai đối với đệ tử không phải như người thợ gốm  đối với món đồ, người thợ làm gốm họ nâng niu món đồ, họ đưa vào lo`, họ sợ bể, sợ hư.  Co`n  những người nào vi` ưa thích hội chúng của mi`nh, hễ là đệ tử của mi`nh thi` mi`nh bảo vệ, Thầy của mi`nh, mi`nh bảo vệ, sẵn sàng dùng mọi phương tiện khác để sát hại kẻ đối lập với mi`nh.  Phật Giáo thi` không, Đức Phật chỉ dậy rơ ràng chân ly' nghiệp báo là điều kiện đương nhiên, tất nhiên, không phải do Ngài đặc ra mà Ngài chỉ khám phá ra mà thôi. 

 

Nhận được ly' vô ngă như vậy, sẽ không co`n chấp thủ, mà không chấp thủ thi` sẽ không có giao động, tất nhiên thi` khinh an, tức là thân khinh an, tâm khinh an, đó rơ như vậy.  Co`n nếu có chấp thủ thi` có giao động, có giao động thi` không khinh an, hễ không có khinh an, thi` có hy cầu, có hy cầu thi` có khứ có lai, có đời này đời sau v.v.. tức là toàn khổ đau tiếp nối kéo dài.  Đó là y' nghĩa này mà Sư trả lời cho cô Minh Hạnh câu hỏi trên.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Biên Soạn


Mọi liên lạc xin gởi về Minh Hạnh