www.dieuphap.com

 
Trang Pháp Đàm
Tháng 4 năm 2004
Câu Pháp Đàm  273
Câu Pháp Đàm  274
Câu Pháp Đàm  275
Tháng 3 năm 2004
Câu Pháp Đàm  260
Câu Pháp Đàm  261
Câu Pháp Đàm  262
Câu Pháp Đàm  263
Câu Pháp Đàm  264
Câu Pháp Đàm  265
Câu Pháp Đàm  266
Câu Pháp Đàm  267
Câu Pháp Đàm  268
Câu Pháp Đàm  269
Câu Pháp Đàm  270
Câu Pháp Đàm  271
Câu Pháp Đàm  272





Hân Hoan Đón Chào
Chư Tôn Đức, Quí Phật Tử
Cùng Toàn Thể Đọc Giả Bốn Phương



Câu Pháp Đàm Số 277, Ngày 07 Tháng 05 Năm 2004

 

Minh Hạnh thực hiện

 

Câu hỏi ngày 07 tháng 05 năm 2004

 

 

Kevinnguyen hỏi: Xin cho con hỏi, trí nhớ của con người được chứa ở đâu?, vi` nghe rằng, khi Tâm bắt cảnh thi` có sự so sánh, vậy với cái ǵ mà tâm sẽ so sánh và cái đó do nhân nào, duyên nào mà khởi sanh?

 

TT Giác Đẳng giảng: Thưa quí vị câu hỏi này có nhiều điểm, nếu trong lớp học khác thi` chúng ta không cần nói nhiều, riêng về A Ty` Đàm thi` chúng ta biết rằng đề cập đến lănh vực tâm thức như một đề tài lớn bậc nhất, do vậy về điểm này ở đây chúng ta phải chia ra nhiều phần, theo trong kinh Phật nói chung và A Ty` Đàm nói riêng thi` có hai điểm phải nói rơ tại đây:

 

Thứ nhất, tâm trong cái nhi`n thường thức, nó như một sự hiện hữu, một sự chiếm cứ về phương diện không gian nó có dung tích, có thể tích nào đó.  Nhưng tất cả những gi` mang tánh cách chiếm hữu về không gian, nó đều nằm trong hiện tượng vật lư hết.

 

Nói một cách khác tâm khi có mặt thi` chúng ta biết rằng nó đang có mặt tại đó, nhưng gọi nó có một chất hay sự hiện hữu gi` mang tánh cách vật chất xen lẫn vào những thứ khác ở trong cơ thể thi` chúng ta không đề cập đến tâm như vậy, do đó trong A Ty` Đàm tâm là danh pháp. 

 

Danh pháp tức là cái gi` có tên mà hoàn toàn không có hi`nh tướng theo quan niệm vật chất. Tuy vậy chúng ta có nói đến hiện tượng khác, chúng ta nói đến căn, cảnh và thức. Trong căn, cảnh và thức, tâm nương ở các căn.  Ví dụ như tâm nhăn thức cần nhăn căn hay thần kinh nhăn, một bộ phận rất tinh vi nằm trong con mắt của chúng ta.

 

Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn như vậy.

 

Riêng về y' căn vẫn co`n nhiều bàn thảo, chưa có hi`nh dạng nhất định cho y' căn, như ngày hôm nay người ta nói rằng y' của chúng ta nó dựa vào bộ óc, ngày xưa nói y' dựa vào trái tim, hoặc giả có nhiều người thi vị hơn họ nói rằng chúng ta thương yêu bằng trái tim và suy nghĩ bằng bộ óc. 

 

Nhưng y' vật hay y' căn, là nơi nương của y', trong A Ty` Đàm không nói rơ.  Có thể nói rằng chúng ta có một  thể với một bộ phận thần kinh cực kỳ phứt tạp, và y' căn có thể là bất cứ nơi nào trong hệ thống đó, ở thời điểm nhất định thi` phải như vậy, thi` hỏi rằng tâm chứa ở chỗ nào? Trước nhất chúng ta nói thức nương ở căn, khi nói như vậy chúng ta lại đi thêm một câu khác.  Hỏi trí nhớ nó chứa ở chỗ nào?, chúng ta nên nhớ rằng trí nhớ trong A Ty` Đàm nó dựa trên tâm và tâm nương vào các căn. 

 

Ngày hôm nay có một quan niệm của những nhà sinh vật học, nhất là những nhà nghiên cứu về DNA, họ cho rằng trong năo bộ của chúng ta có một số tế bào năo, nó chịu trách nhiệm để chứa đựng trí nhớ giống như bộ nhớ ở trong computer.  Về điểm này chúng ta có thể nói rằng có những hiện tượng của cơ thể, ví dụ như một người bị áp huyết khi họ cảm thấy bực bội một điều gi`, tức giận điều gi` thi` áp huyết lại tăng lên, không có nghĩa  tâm sân nằm ở chỗ gia giảm của áp huyết, mà tâm sân chỉ tác động điều kiện của cơ thể,  dựa trên điều này chúng ta có thể nói rằng sự hoạt động của năo bộ không nhất thiết cho thấy rằng ở đó là nơi nương của một trạng thái tâm ly' mà có thể nó bị ảnh hưởng, ảnh hưởng một cách rất trực tiếp.

 

Trong nhiều năm nữa chúng ta mới có được khái niệm rơ hơn về gene hay tế bào cực vi của cơ thể, mà các nhà khoa học gọi là chịu trách nhiệm một chứng bịnh nào đó,  tạo ra căn bịnh nào đó, nó modify, nó có được gia giảm hay không, tùy nó có được thay đổi hay không, tùy theo lượng protein chẳng hạn đưa vào.  Tuy nhiên đây là một lănh vực hoàn toàn dựa trên quan niệm về vật chất bị chi phối bởi tâm thức.  Nghĩa là nếu cải biến được những tế bào đó thi` tâm thức của chúng ta nó sẽ thay đổi. 

 

Thưa quí vị, không có một dấu hiệu gi`, mặt dầu trong tôn giáo thỉnh thoảng người ta cho rằng một số thực phẩm nào đó đặc biệt thay đổi chúng ta, và một số thực phẩm nào đó nó không thay đổi chúng ta.  

 

Ví dụ như  chúng ta nghe một số Phật tử cho rằng một người ăn chay sẽ diệt dục, đó là quan niệm thôi, chúng ta cũng biết có một số dân tộc như người Ấn, có những gia đi`nh mà họ ăn chay từ đời cha đến đời con, nhưng cũng không có dấu hiệu gi` là họ đă diệt dục được, nên về sự việc này cũng vẫn co`n là một vấn đề tạo nhiều tranh luận, khi chúng ta nói đến vật chất ảnh hưởng đến tinh thần như thế nào, nói đến thân ảnh hưởng đến tâm như thế nào, và chúng ta biết rằng hiện tượng tâm ly' cũng như sinh ly' nó mang tánh cách tương tác, nghĩa là nó tác động qua lại chứ nó không tác động một chiều để nói rằng, con gà đẻ ra trứng hay trứng tạo ra con gà thi` đôi lúc chúng ta bị rơi vào trong vo`ng luẩn quẩn.

 

Bây giờ hỏi rằng trí nhớ chứa ở chỗ nào?, một câu hỏi rất thú vị trong đời sống bi`nh thường của chúng ta, bởi vi` chúng ta vào trong lớp học nghe Chư Tăng giảng, hay cắp sách đến trường, nếu chúng ta có điều kiện gia tăng trí nhớ thi` rơ ràng nó giúp cho chúng ta nhiều trong việc học. Chúng tôi nhớ rằng hồi nhỏ đi thi thường thường bà cụ hay cho ăn canh bí rợ, vi` chúng ta quan niệm rằng bí rợ làm bổ óc, và óc là nơi chứa trí nhớ của mi`nh, cái quan niệm đó là quan niệm rất thường thức dân gian ở bên ngoài, nó không có cơ sở của khoa học và dĩ nhiên A Ty`  Đàm cũng không nói như vậy.

 

Bây giờ chúng tôi xin trở lại với câu hỏi của đạo hữu Kevinnguyen đó là trí nhớ chứa ở chỗ nào? Trước khi trả lời trí nhớ chứa ở chỗ nào, thi` chúng ta phải đặt ra vấn đề rằng tâm nương ở đâu trong cơ thể của mi`nh. Thưa quí vị khi nói tâm nương ở đâu thi` có một sự việc rất rơ ràng là tâm nương ở các căn, và trí nhớ nó đi chung với tâm thức.  Khi nói về điểm liên quan đến trí nhớ và nội tâm, trong A Ty` Đàm cũng như trong kinh Phật nói chung là một khả năng phát triển trí nhớ của chúng ta nó do nghiệp trong quá khứ, và đồng thời do điều kiện hiện tại nhất là sự chú y' của chúng ta.  

 

Lấy ví dụ một người phát triển chánh niệm, thường ít quên mi`nh, sống tỉnh táo, sống tương đối an tịnh thi` trí nhớ thường xuyên trao dồi, trong trường hợp đó ấn tượng đi sâu đậm vào trong lo`ng của chúng ta, và cái san~n~a làm việc rất tốt, để chúng ta có thể có một trí nhớ bền bỉ. Một từ ngữ Phật học, ví dụ như một danh từ Phạn ngữ được nói thoáng qua, nếu chúng ta tập trú chúng ta để y’ và thích thú học rất nhiều, đem vào trong lo`ng rất rơ nét thi` nó sẽ tồn tại lâu dài theo năm tháng hơn là một danh từ nghe chỉ có nghe thôi. 

 

Trí nhớ đó là một đề tài rất lớn như đề tài về tâm, và không có một cơ sở gi` để cho thấy rằng y’ căn, y’ vật tức là nơi nương của y’ nằm ở bộ óc hay nó hoàn toàn nằm ở trái tim hoặc giả nằm ở trung khu thần kinh, hoặc giả nó hoàn toàn nằm ở vị trí nào, ở trong A Tỳ Đàm không có nói đến điều này.

 

Trong câu hỏi của Kevinnguyen cũng có một đoạn phía sau. Tâm và cảnh có sự so sánh, vậy  với cái gi` mà tâm sẽ so sánh, và cái đó do nhân nào, duyên nào mà khởi sanh. Chữ so sánh ở đây là một chữ tương đối rất tổng quát, bởi vi` chúng ta đang nói trong A Ty` Đàm, do đó chúng ta không nói một cách tùy tiện được, chúng ta nói phải có chính xác của nó.

 

 Có những sự so sánh mang tánh cách phiền năo, ví dụ sự so sánh của ngă mạn, chúng ta  so sánh ta bằng người, hay ta hơn người, hay ta thua người chẳng hạn.  Những quan niệm so sánh giữa mi`nh với người, sự so sánh đó chúng ta gọi là mạn.

 

Có những sự so sánh khác nó mang tánh cách dựa trên kinh nghiệm của quá khứ, và nói về sự so sánh thi` nó có vẻ hơi mạnh, bởi vi` khi chúng ta nói đến quan niệm về san~n~a  hay là tưởng, tưởng tức là chúng ta có khả năng ghi nhận một sự vật, nhờ chúng ta đă từng ghi nhận trong quá khứ.  Ví dụ như qúi vị vào trong rơom này, quí vị nhi`n một nick của một vị làm mc, như trường hợp cô Minh Hạnh chẳng hạn, thấy cô Minh Hạnh quí vị biết rằng cô là một vị MC của rơom A Ty` Đàm, thi` bấy giờ biết như vậy, bởi vi` quí vị đă từng biết, bây giờ quí vị nhi`n thấy cái nick là quí vị nhận ra ngay, ở trong đó chúng ta không thể nói nó là so sánh được.

 

So sánh tức là chúng ta cân nhắc giữa hai cái, nhưng rơ ràng trong cái (san~n~a) tưởng, là chúng ta dùng kinh nghiệm quá khứ để giải thích hiện tại.  Kinh nghiệm quá khứ là cái gi` chúng ta từng trải từng đi qua, có thể là sự giáo dục, có thể là sự tiếp xúc và có thể là bao nhiêu kiếp trước co`n tồn đọng lại ở trong tâm tư của mi`nh, do vậy nếu có gi` gần nhất so với quan niệm chúng ta gọi là do cái gi` tâm sanh khởi, hay là khởi sanh thi` phải nói rằng cái mà đạo Phật gọi là san~n~a hay tưởng tức là một trong những tâm sở, một trong hai tâm sở,  nó đóng một vai tro` quan trọng và bất cứ tâm nào đều có san~n~a  hết.  Tức là tâm thức sanh khởi lên, nhưng nó phải dựa lên trên kinh nghiệm đă qua để giải thích hiện tại. 

 

Chúng ta đi vào trong một thành phố xa lạ, nhưng cách nhi`n của chúng ta, cánh đánh giá của chúng ta, cách hưởng thụ của chúng ta về thành phố đó nó luôn luôn dựa vào sự giáo dục của mi`nh đă có nơi mà mi`nh đến.  Ví dụ như chúng ta đặc chân đến Thượng Hải, Thượng Hải là một thành phố tân ky`, chữ tân ky` được thốt ra, được nói lên, được nghĩ tới, nó không phải chỉ vi` đơn giản là thành phố tân ky` và mi`nh thấy nó tân ky`, mà phải nói đến nó dựa trên những thành phố chúng ta đă đi qua, nếu chúng ta đă từng có mặt tại Hồng Kông hay là chúng ta có mặt tại những thành phố lớn, không hẳn chúng ta nhi`n Thượng Hải giống như một người từ miền quê chưa lần nào thấy thành phố lớn mà đến Thượng Hải.

 

Cũng trong câu hỏi của Kevinnguyên cái đó do nhân duyên nào khởi sanh? nó là câu chuyện lớn, câu chuyện lớn trong A Ty` Đàm gọi là duyên sinh và duyên hệ, tâm thức sanh lên do nhiều điều kiện, do nhiều nhân, nhiều duyên, có khi do cảnh có khi do nghiệp, có khi do thiền định, có khi do tập quán thói quen của mi`nh, nó có bao nhiêu điều kiện, chớ nó không phải đơn thuần một hai cái và do đó ở đây chúng ta không nhất thiết nói lên một thứ nào hết. 

 

Tuy nhiên phải nói rằng một số các lănh vực mà nó cho chúng ta có một cái đậm dấu của cá tính cũng như quan niệm, thi` chúng ta nói đến sự giáo dục, sự thân cận và sở thích của mi`nh, sự giáo dục tức là nếu chúng ta đứng trên hấp thụ nền văn hoá Việt Nam, thi` thưa quí vị những cái so sánh, những đo đạc của chúng ta đối với cảnh nó dựa trên kinh nghiệm văn hóa Việt Nam, rồi do cảnh ở bên ngoài.   Nếu qúi vị đă từng ăn nhiều món ngon liên tục trong một tháng, bây giờ chúng ta ngồi trước bàn ăn có món ngon nữa thi` chúng ta không thấy nó ngon, không thấy đặc biệt, tại vi` tháng vừa qua chúng ta ăn qúa nhiều món ngon.  Nhưng có thời ky` đói kém một chén cơm trắng cũng quí, và bây giờ quí vị ngồi vào thấy một chén cơm trắng dĩ nhiên nó liên tưởng đến thời ky` đói kém đó, qúi vị vẫn thấy nó quí.  Và một số cái ky’ ức, ky’ tính của chúng ta nó nằm ở chỗ thói quen hay tập quán, chúng ta thường làm thường suy tư như quí vị học ngôn ngữ, qúi vị thường sử dụng, thường nói chuyện thi` trí nhớ của quí vị nó sẽ tồn đọng lâu dài.

 

Chúng tôi xin trả lời một câu sau cùng trước khi chấm dứt câu hỏi của Kevinnguyen là có những quan niệm mà chúng ta có thể bàn được, tuy vậy bàn một cách chính sát trong A Ty` Đàm thi` nó đo`i hỏi chúng ta phải nhi`n vấn đề khác hơn một chút. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Minh Hạnh Biên Soạn


Mọi liên lạc xin gởi về Minh Hạnh