Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Người dạy dỗ, khuyên nhắc
Can ngăn sự làm ác
Được người tốt thương mến
Bị kẻ xấu ghét bỏ.
.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Trí Siêu dịch từ
Pali
Ovadeyyānusāseyya,
Asabbhā ca nivāraye,
satam. hi so piyo hoti,
asata.m hoti appiyo.
.
Minh Hạnh chuyển biên:
TT Giác Đẳng: Kinh Pháp Cú là một trong những bản kinh chúng ta có thể tìm thấy một số lời dạy liên quan đến cái nhìn của Đức Phật về một số sự việc mà có thể rất gần với đời sống của chúng ta, và câu kệ này là một thí dụ. Chúng ta không cần phải bỏ nhiều thì giờ, mọi người đều thấy rằng ở đây Đức Phật Ngài đã xác định rằng những người đi làm công việc của những bậc mô phạm, của những người làm giáo dục thì phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Một số sẽ đón nhận công việc đó với tất cả tấm lòng cảm kích, và một số khác thì chẳng những không cảm kích mà không ưa về chuyện đó. Người xưa thường nói "giáo đa thành oán" và việc đó là một việc rất thường xảy ra. Ngày hôm nay vai trò của các nhà giáo, vai trò của các bậc cha mẹ càng lúc càng giới hạn, bởi vì người ta không muốn có những mích lòng gây gỗ vô ích.
Trong câu chuyện duyên sự, ở trong một khu làng nhỏ cách Xá Vệ cũng tương đối xa, có một số các vị Tỳ Kheo không có ý thức được thế nào là đời sống xuất gia, và thế nào là sự cư xử thích hợp với đời sống xuất gia. Những vị này vào chùa có những hành vi không thích đáng, và một trong những thứ mà thật sự hết sức phiền toái đó là gây khó khăn cho những đàn tín những người Phật tử có lòng. Câu chuyện về các vị Tỳ Kheo tại Kìtàgiri rất đáng buồn nhưng thường xảy ra. Là một số các vị tỳ kheo sống tại đó nghĩ rằng mình đang sống trong khu làng của người những người Phật tử, và những người Phật tử này có bổn phận phải lo cho mình thế này và lo cho mình thế kia, nên chi khi những người Phật tử đến chùa thì những vị tỳ kheo hay đòi hỏi là đạo hữu tại sao không làm cái này cho Chư Tăng làm cái kia cho Chư Tăng, do vậy thưa qúi vị chẳng những làm tổn thương đến niềm tin và lại có nhiều sự tranh chấp mất hoà khí ở trong giữa Chư Tăng. Nên chi vấn đề là những vị này hoàn toàn không ý thức được và cho dù những người Phật tử có lòng thì không có nghĩa rằng họ có bổn phận phải lo và phải chăm sóc cho các vị tỳ kheo. Và đời sống của những người xuất gia không có nghĩa là đời sống của những người đòi hỏi mà là đời sống của những người thích nghi, cái gì được Phật tử mang đến thì chấp nhận như vậy, nhưng không có nghĩa là không có rồi mình đòi hỏi.
Nhân dịp này Đức Phật Ngài dạy hai vị Đại Đệ Tử của Ngài là Tôn Giả Xá-Lợi-Phất và Ngài Mục-Kiền-Liên đến đó giáo hóa những vị tỳ kheo. Lại một lần nữa chúng ta nhắc tới Tôn Giả Xá-Lợi-Phất mặc dầu trong câu chuyện này nhắc tới rất ít. Tôn Giả Xá-Lợi-Phất trong vai trò của một vị giáo thọ, một người thay thế cho Đức Phật để làm nhiều công việc giáo dục, từ câu chuyện một sa-di trẻ 7 tuổi như là Tissa cho đến vị lão tăng Radhà chúng ta nghe hôm qua và hôm nay chúng ta lại nghe đến một số những vị Chư Tăng không có hạnh kiểm tốt. Thì trong những lần như vậy Đức Phật Ngài thường dạy Tôn Giả Xá-Lợi-Phất đến những nơi cần thiết để làm những công việc hướng dẫn Chư Tăng, bởi vì ngoài sự hiểu biết, tư cách sự xử sự, của Tôn Giả Xá-Lợi-Phất là một người luôn luôn mang lại rất nhiều kết quả hết sức đáng hoan hỷ trong nỗ lực giáo dục của Ngài.
Rồi nhị vị thượng thủ thinh văn Ngài Xá-Lợi-Phất và Ngài Mục-Kiền-Liên lên đường theo lời Đức Phật dạy đã đến khu làng đó, sau một thời gian hai vị sống trong khu làng thì một số các vị Tỳ Kheo được giáo huấn thuần hoá và một số khác thì rời bỏ đời sống xuất gia để trở về với đời sống thế tục. Nhân đề cập đến việc này thì Đức Phật Ngài đã nhắc nhở cho tất cả Chư Tỳ kheo về một thái độ lựa chọn ở trong đời sống, thái độ lựa chọn đó là nếu chúng ta sống ở trong cuộc đời này làm công việc giáo dục, làm công việc cảm hoá người khác thì đừng bao giờ nghĩ rằng công việc đó sẽ mang lại cho chúng ta tất cả cảm tình. Ở trong cuộc đời này rõ ràng là phải có người thương và có người ghét, và trong trường hợp này nó lại là một trường hợp điển hình nhất về sự việc chúng ta thấy rằng ngay cả nhị vị thượng thủ thinh văn ở trong một hoàn cảnh mang đầy thi vị các Ngài cố gắng để làm cái gì có thể làm được mang lại sự tốt đẹp cho tăng chúng, hoặc mang lại cho một số qúi vị hài lòng, và một số các vị không hài lòng.
Thì thưa qúi vị câu chuyện này tuy là một giai thoại rất ngắn và có lẽ khi chúng ta nghe câu chuyện này chúng ta không cần phải bóp đầu để suy nghĩ, nhưng nội dung của câu chuyện đã nhắc cho chúng ta biết là trong thế giới này không hẳn là sự tồn tại của giáo pháp hay là một nỗ lực hoằng pháp là một nỗ lực mang lại nhiều hảo cảm mang lại nhiều sự đón nhận nồng hậu của mọi người, ở trong thế gian này người ta thích những lời đường tiếng mật, người ta thường thích sự vuốt ve hơn là những gì mà chúng ta gọi là mang lại giá trị chân thật cho cuộc sống. Và con đường mà nói lên tiếng nói của lẽ phải có đôi khi nó vang vọng một cách cô đơn giống như tiếng nói ở trong sa mạc. Ở đây không có vấn đề bi quan hay lạc quan, nhưng thực tế cho chúng ta thấy rằng không có cái gì là hoàn toàn hết, được cái này thì mất cái kia và điều này hết sức quan trọng cho bất cứ ai thao thức đem đạo Phật đến cuộc đời, đem ánh sáng Phật Pháp đến cho thế gian này.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Download KN 77 (1)
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|
|