Trong quá khứ ông Nanda cũng đã sát hại người rồi. Như chúng ta thấy câu: Điều mà kẻ nghịch hay kẻ thù đi nghịch với chúng ta đó có nghĩa là gặp địch thủ, kẻ thù họ sẽ hành động mưu sát để hại lẫn nhau bằng những tâm tư, bằng những sự mưu tính, bằng hành động. Ta thấy tâm tư chúng ta cũng như vậy. Chúng ta còn phàm phu. Chúng ta bực bội người nào đó thì lập tức tâm sân sẽ xuất hiện. Tâm sân tức là sự hủy diệt đối tượng. Nếu như chúng ta yếu sức hơn họ thì chúng ta dùng thế; chúng ta yếu lời hơn họ thì chúng ta dùng sức, rồi nói chung người yếu kẻ mạnh. Đây là hai điều rất lớn lao, người ta chống đối nhau. Nhưng ở đây tâm ác ghê gớm nhứt, có thể nói như vậy, bởi vì kẻ thù hôm nay anh hại tôi thì ngày mai tôi hại lại anh cũng như bao nhiêu cuộc chiến đấu từ cổ đại, trung đại, hiện đại thì chúng ta thấy tất cả là óan thù . Mà sự óan thù thì chúng ta thấy hễ nước lớn đánh nước nhỏ, nếu nước nhỏ không có vũ khí tối tân thì chắc chắn họ cũng có những hành động khác để quấy nhiễu lại.
Đây là cái gì? Đây là kẻ thù với nhau thì người ta hủy diệt nhau. Đối với con người phàm phu, con người không quân tử, con người không hiểu đạo thì quả thật người ta nghĩ rằng, hôm nay mình trả thù mình cảm thấy mình vui. Nhưng đứng trên cái nhìn của người đệ tử Phật lại là khác. Cũng như Phật ngài dạy, hận thù diệt hận thù thì đời này không bao giờ có thể diệt được mà chỉ có lấy từ bi, lấy sự từ tâm, lấy sự hiền thiện để chúng ta đối lại.
Chúng tôi nhớ, trong một lần giảng câu Pháp cú này tại chùa thì có một vị ni cô hỏi rằng: “Quả nhiên là lời Phật dạy thì y như vậy, nhưng có thể nào chính chúng tôi khi nghe người ta chửi mình, khi nghe người ta đánh mình, người ta đập mình mà mình nói được lời từ bi hay có hành động từ bi được hay không?”
Chúng tôi trả lời như sau :
Chúng tôi còn phàm thì chúng tôi có những cách phản kháng lại. Nhưng nếu chúng tôi tu tâm linh thực nghiệm lời Phật dạy thì chắc chắn rằng tôi sẽ có cách hành xử khác hơn, phù hợp hơn để giữa chúng tôi và người hại tôi cảm thấy đứng dậy, cảm thấy ra về không cảm thấy thua thiệt, không cảm thấy bực tức nữa. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ cố gắng thực hiện bằng cách vậy thôi. Chứ quả nhiên khi mình nghe câu nói này, kẻ thù đem hại kẻ thù. Tức là người ta gây hại mình, thì chắc chắn mình hại lại phải không? Chính mình hại lại cho nên trưởng giả Nanda phải bị thợ săn đó bắn vào và cuối cùng đi đến cái chết. Kẻ thù gây thù thì chắc chắn rồi.
Trong đời sống thường nhựt của con người như cha mẹ làm thì con chịu. Như trong phim kiếm hiệp chúng ta thấy hễ người ta giết thì người ta giết hết không chừa bất cứ cái gì. Tinh thần phong kiến hồi xưa tru di tam tộc vì người ta sợ mầm móng về sau trả thù. Cho nên không còn một cơ sở nào, một chủng tử, phần tử nào có thể là mầm móng có thể lật đổ lại. Cũng như vậy đó. Theo nghiệp duyên của Phật Pháp thì chúng ta thấy tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng, có điều lành, điều tốt của cá nhân họ, không ai có thể hại họ được. Sự thật, thưa quí vị, khi chúng ta hiểu Phật pháp, chúng ta tin nghiệp quả, chúng ta mới nghiệm lại. Bây giờ người ta hại mình, mình hại lại người ta có được hay không thì đó cũng là cái nghiệp của người ta thôi.
Thí dụ hôm nay chửi tui, tui chửi lại quí vị nhưng quí vị chửi một cách rất khôn khéo. Mình liệu mình chửi được như vậy hay không? Hay người ta đánh mình một cái mình có tình huống mình đánh lại người ta hay không? Nhưng trên tinh thần của Phật, nhiều khi người ta đánh mình rồi người ta bỏ đi mình không bao giờ gặp lại. Thì sao đây? Chúng tôi muốn nói cái nghiệp của mình. Khi người ta hành động ác không phải nghiệp ác trả liền nhưng chắc chắc rằng hễ mà nhân tác động. Nghiệp tức là tư, tư hành động. Hành động ở đây có thể là thân hành động, khẩu hành động, ý hành động, chắc chắn gây nên nghiệp.
Là người Phật tử thì dù cho người ta có chửi mình, mắng mình, có hại mình thì chắc chắn thì tự người ta ôm. Mình không trả thù thì chắc chắn sẽ có nghiệp ác xảy đến cho họ. Vì chỗ này cho nên chúng tôi nghĩ rằng người Phật tử mình phải hiểu và có cái nhìn tổng quát hơn. Và chính ở gốc độ khác hơn đối người Phật tử như hồi nảy chúng tôi đã nói là trả thù. Mình trả thù mà cái nghiệp người ta không chết thì không bao giờ người ta chết được. Mà khi người ta không chết được thì sao? Thì chính mình đã mang thêm một cái nghiệp ác nữa, mình cũng tạo nên cái nhân mới nữa chính mình. Rốt cuộc mình chưa hại được kẻ thù của mình mà mình lại chính là kẻ thù của chính mình rồi. Chính mình đã tạo các nghiệp ác.
Tâm thường xu hướng theo điều quấy như tham, sân, si, tà kiến tức là chúng ta có những hành động bất thiện về lời nói, về hành động và về ý nghĩ như chúng tôi vừa nói đó thì quả nhiên tất cả và tất cả. Chúng ta không bao giờ đếm bước được lời nói của mình, hành động của mình và ý nghĩ của mình. Tại sao ta không đếm bước được? Vì tâm chúng ta không tu, tâm chúng ta không khéo tu, tâm chúng ta không có thể kiểm sóat được chính mình thì chắc chắn rằng khi người ta phản công mình phản ứng lại liền. Chứ thật ra chúng ta tu thì chúng ta biết người ta nói sốc mình, người ta nói xấu mình, người ta hại mình. Người ta nói xấu mình, mình nghiệm lại cái xấu mình. Người ta đánh mình thì mình tự hỏi tại sao người ta đánh mình? Bởi vì mình nói người ta không vui hoặc mình làm mất lợi ích của người ta. Suy nghĩ như vậy thì lập tức mình thấy mình đỡ sân hận. Chứ còn thường vì vô minh, vì sự óan hờn nhứt thời là cái tâm sân hận, sân, tật, lận, hối của chính mình mà mình sẵn sàng đối nghịch. Mình phản ứng như một cái máy vậy đó. Đưa vào một cái là đẩy ra liền. Trên tinh thần tu tập thì chúng tôi nghĩ là chúng ta gặp sự sự rắc rối chỗ này. Là người Phật tử tu tập thì chúng ta đếm bước, đếm bước cũng như vị hành giả tu tập mọi oai nghi, mọi hành động họ có chánh niệm và có tịnh giác.
Cũng vậy, khi chúng ta nghe một lời nói có khi mình xét vì sao người ta nói xấu mình? Tự nhiên người ta nói xấu mình cái mình cảm thấy mình bực. Nhiều khi cũng xấu thiệt nhưng có ai chấp nhận cái xấu đó đâu. Có khi nào quí vị đón nhận tự nhiên người ta nói xấu mình, mình cám ơn người ta không? Chính vì cái tâm phàm phu không cám ơn chứ người trí thì người ta cám ơn rất lớn lao. Khi được người khác chỉ cho cái lỗi như chỉ cho kho tàng. Đối với người trí, nếu là người Phât tử thì chúng ta không cần thiết phải là người trí lơn lao gì, nhưng chỉ là cái gì ta đếm bước được. Nghe người ta nói như vậy, mình bình tâm suy nghĩ lại chút xíu nếu mình có xấu như vậy thì mình sửa sai. Đây đòi hỏi sự tu tập. Sự chấp ngã, cái ta của chúng ta nó có lớn hay có nhỏ tùy theo cái tâm tu tập của quí vị đó.
Trong mọi người đều có tăng thừơng mạng của chính mình. Tu cũng vậy, đời cũng vậy. Khi mình làm cha, làm cô, làm dì, làm cậu, làm ông, làm bà thì không bao giờ mình nghe một lời người nhỏ hơn mình nói. Còn ở trong đạo thì những người đệ tử là những người nhỏ hơn các vị thượng tọa, hòa thượng thì các vị thầy có đón nhận được lời nói của các người đệ tử hay không? Cũng như ở xã hội, ở cuộc đời cũng vậy. Ngừơi ta có nghe những lời của con cháu người ta hay không? Mà thực sự nếu như ông, bà, cha, mẹ đón nghe và nhận được lời của những người con, những người cháu mình ý kiến, xin phép bộc bạch phần nào tâm tư của họ thì chắc chắc rằng không có chuyện cha mẹ phải giận con, phải ghét con. Dì phải giận cháu. Anh em không có tương tàn và ông bà không phải chê trách con cháu của mình như thế này, như thế nọ.
Đây là một điều mà chúng tôi thấy như một người biết bình tâm lại. Chính sự bình tâm đó là một sự tu tập. Bởi vì tâm chúng ta bình lại là chúng ta có tư duy đúng. Đây là tâm hướng chánh. Vì vậy cho nên cũng vậy, các vị thượng tọa, tôn túc hòa thượng mà biết đón nghe thì chắc chắn rằng không bao giờ buồn phiền các vị đệ tử. Chúng tôi thành thật nói, chúng tôi cũng có một số chú tiểu nhỏ nhỏ đó.
Có một hôm có một chú tiểu, bây giờ cũng lên chức sa di rồi, cũng khỏang chừng 12, 13 tuổi. Trong một lần chúng tôi cũng dạy kinh Pháp cú:
“Nó mắng tôi, đánh tôi, nó cướp giựt tui, nó ôm niềm hận ấy, hận thù không bao giờ nguôi.”
Chú sư sa di nhỏ đó mới vừa dạy cách đó một tuần sau một chú tiểu khác lên tụng kinh không nghiêm chỉnh, xây qua, xây lại cười cười, giỡn giỡn. Xong thời kinh chúng tôi quay xuống, chúng tôi hỏi, sao con không biết cung kỉnh trước điện Phật. Tung kinh con phải nghiêm chỉnh, đàng hòang. Thì nó nói, con không biết thì sư phụ dạy con chứ sao sư phụ la con?. Tự nhiên chúng tôi phát sùng lên và nói. “sao con nhỏ mà con cãi lời sư vậy?”
Thì một lát ông sư nhỏ đó xuống, nói, “Bạch sư phụ, sư phụ dạy tụi con là nó mắng tui, đánh tui, cướp giựt tui. Con thấy sư phụ ôm xuống đến bây giờ sư phụ cũng buồn hiu hà.”
Tự nhiên chúng tôi nghĩ. Đầu tiên chúng tôi nghe, chúng tôi quay qua với cái nhìn không thiện cảm được. Tại sao mà nó lại châm chích mình. Chúng tôi mới trả lời,
“Hồi nảy chú tiểu đó đã nói với sư như vậy rồi, tại sao con nói với sư như vậy nữa?”
“Không, con nói như vậy vì sư phụ dạy con như vậy, con đâu có nói gì sư phụ.”
Sự thật chúng tôi giựt mình. Chúng tôi mới thấy, chưa chắc mình dạy người ta mà khi gặp một hòan cảnh thực tại mình kiềm chế được. Lập tức chúng tôi có cái tỉnh thức ngay lúc đó. Nếu như chúng tôi la vị sư trẻ này nữa thì vô tình chúng tôi gây ra sự mâu thuẫn giữa những thầy trò của chúng tôi với nhau rồi. Chúng tôi mới cười nói:
“Thực sự hồi nảy thì Chín nó còn trẻ thơ nó trả lời, sư không chánh niệm, không bình tĩnh nên sư trả lời nó như vậy. Quả nhiên con nhắc như vậy là rất đúng.”
Kính thưa quí vị, nếu chúng ta lấy từ bi, chúng ta lấy sự hiền thục, lấy sự hài hòa cư xử thì tốt đẹp. Quả nhiên khi chúng tôi vừa nói xong như vậy, gật đầu xong như vậy mà sư sa di nhỏ rất là thông minh, quì xuống lạy:
“ Con hiểu nhưng mà con cũng thử sư phụ luôn.”
Ghê chưa? Con thử sư phụ luôn để coi sư phụ dạy đừng có chấp ngã, đừng có này nọ thử coi sư phụ hôm nay sư phụ lên tới đâu rồi. Dĩ nhiên chúng tôi trình bày thì nó gọn ghẽ nhưng vì trẻ quá nó nói bằng một cái tâm bình thường. Suy nghĩ sao nói vậy.
Cũng như chúng tôi kể cho quí vị nghe, chúng tôi hồi lúc còn sa di. Có một vị tỳ kheo tạm thời chúng tôi dấu tên ngày nay quí vị đó cũng lên room thuyết pháp nhiều, lúc đó ở chùa nguyên thủy. Vị tỳ kheo đó mượn của chúng tôi một cuốn kinh. Mà nhỏ thì mình giữ của lắm nên mình đòi. Thật ra mượn cuốn kinh có thể là quên trả nhưng chúng tôi yêu cầu. Chúng tôi gặp, “sư ơi sư! Sư trả lại cuốn kinh đi! – Sư mượn từ từ. – Sư mượn lâu quá sư không gởi lại con, sư trả lại con đi!” Là con nít mà nói chuyện đâu có bình thường. nhứt là mình giữ của nữa mà. Mình đòi.
Vị Đại đức đó mới quay qua nói, “con để từ từ, bộ sư lấy của con hả?
Kính thưa qúi vị, chúng tôi trả lời một cái gọn hơ, “-Sư mượn của con, sư trả con, sao sư nói là lấy của con được?.”
Sau này, vị tỳ kheo này vô tình mới nói cho mẹ chúng tôi, cho bà thân chúng tôi, la chúng tôi. Chúng tôi nhớ câu chuyện đó cho đến bây giờ. Sự xả bỏ thì đã từ lâu, nhưng tôi vẫn nhớ. Nhớ là sao? Chính vị Đại đức đó đã gây cho mẹ, cho bà thân la mình, rầy mình. Chuyện rất đơn giản nếu Đại đức đó nói, trả cho con thì lập tức đâu có chuyện gì. Chính vì lời nói của chúng tôi không có êm tai nên chắc chắn người ta phản ứng. Chúng ta cũng vậy. Ở trong gia đình quí vị tiếp xúc với con, với cháu. Có nhiều khi chúng ta nên đón nhận, chúng ta phải nên đón nhận, đón nhận những lời, ý kiến nhiều khi trẻ nhỏ nó vô tình nó nói mà như nói chơi mà quả nhiên đó là sự thật. Không phải tự nhiên mà nó nói chơi. Tự nhiên lời nói chơi mà nó hóa thật.
Ở đây cũng vậy. Nếu chúng ta bằng lời nói, chúng ta kẻ thù với lời nói, chúng ta ám ảnh, chúng ta chấp nhứt. Thế là đụng người đó là chúng ta kỵ. Gọi là kỵ rơ. Tự nhiên nhìn chưa nói mà cũng thấy ghét. Nói ra mình cũng không đón nhận. Đó là cái gì? Đó là tự nhiên chúng ta đã gây ra sự oán thù trong đầu óc tinh thần cả lời nói nên nhiều khi người ta hơn mình mình cũng không chấp nhận, ngừơi ta thua mình mình cũng không chấp nhận.
Thế rồi kẻ thù hại kẻ thù, gây ra thù . Bắt đầu tiếp tục nghịch nghịch nhau nữa, thù óan óan nhau nữa. Đó là chính do tâm con người. Tâm con người tạo tác nên chứ có gì đâu. Chỉ có tâm mình thôi chứ không ai tạo ra. Vì tâm con người mới bắt đầu biết bao là cuộc chíến đau thương, bao nhiêu là lời nói, sỉ vả, bao nhiêu binh khí, đạn dược. Từ trong con người chúng ta có một hầm vũ khí rất lớn. Hầm vũ khí về lời nói, hầm vũ khí về tay chưn và nhứt là cái tâm này. Chính cái tâm này nó mới tạo nên cái gì? Tạo nên hạt nhân, tạo nên những vũ khí, vũ khí giết người hàng lọat ngày nay. Quả nhiên đó là do tâm con người.. Vũ khí giết người hàng lọat như nó dùng hóa chất này, hóa chất nọ thì dễ dàng nhưng do cái tâm của chúng ta. Vì sao vậy? Vì con người. Cuối cùng là cái gì? Mới gây ác hại hơn. Hành động do tâm rất là nguy hiểm. Nó hại cho người.
Cũng như chúng ta thấy chúng ta đánh mạnh.Chúng vuốt người ta vuốt nhẹ nhẹ nhưng đánh người ta, đánh mạnh. Mình ca tụng hay mình tâng bốc người thì cái tâm thiện, tâm tốt của mình yếu lắm. Đó là sự thật. Còn mình chửi người ta, mình mắng người ta, mình đánh người ta thì không bao giờ mình đánh nhẹ, không bao giờ mình chửi nhẹ. Mình chửi cho đả tức. Mình chửi cho đã giận và mình hủy diệt người ta làm sao người ta không còn trước mắt mình. Nếu người ta nói hơn mình thì mình làm sao mình bóp cái miệng người ta, làm cho người ta yếu hơn mình, làm sao cho ngừơi ta không đi, không đứng, người ta bịnh họan.
Trưởng lão Nan đa này, không phải tự nhiên mà ông thợ săn ổng bắn. Tất cả đều có nhân duyên. Nhân duyên đó chính là hậu báo nghiệp mà ông ta phải chịu trách nhiệm. Có thể nói rằng, người ta giết mình hay mình giết người ta, người ta chết là chết trong hiện kiếp đó thôi. Nhưng cái hậu báo nghiệp của chúng ta, chúng ta phải đọa xuống bốn đường ác đạo. Chúng ta trả hết nghiệp ác đó rồi thì chúng ta sanh lại làm người thì con người chúng ta nếu như chúng ta sát sanh thì chúng ta ốm yếu, chúng ta trộm cắp thì chúng ta mất mát, chúng ta tà dâm thì chúng ta không có hạnh phúc, còn chúng ta dối lừa, nói dối thì chúng ta bị sao? Lời nói của chúng ta không ai tin. Không ai tin chúng ta. Và tự nhiên mình bước vào bất cứ hội chúng nào cũng vậy thì người ta thấy con người mình vừa lời nói và hành động thì người ta biết con người mình tâm không thật. Thì cũng vậy, có thể nói rằng hậu báo nghiệp chỉ là một kết quả, chỉ là đơn giản mà tự chúng ta cho là đơn giản nhưng nó mang tới nghiệp quả hết sức là to lớn mà chính chúng ta không có ngờ được.
Cho nên đức Phật ngài dạy, người Phật tử biết bước tu tập, từng bước, từng bước mà chúng ta niệm được và hiểu được những gì trong tâm tư chúng ta. Có bao giờ một ngày quí vị ngồi xuống quí vị suy nghĩ coi chúng ta làm được cái gì. Ngày và đêm nó hằng qua mau lẹ. Bây giờ mình làm được cái gì? Đây là những điều tâm niệm hằng ngày đối với vị xuất gia hay có thể nói rộng hơn đối với người tu tập. Dẫu cho tỳ kheo, tỳ kheo ni, thiện nam tín nữ gì cũng phải đều, phải đều có những điều tâm niệm. Đó là gì? Tức là mình tự quán chiếu, tự quay về chính mình để tự mình có thể hiểu được, nắm bắt được những gì trong tâm mình làm không? Hôm nay mình làm bao nhiêu điều thiện, mình đã suy nghĩ bao nhiêu điều ác, mình nói bao nhiêu điều tốt và mình nói bao nhiêu điều thiện, mình làm bao nhiêu điều tốt và mình làm bao nhiêu điều ác.
Ít lắm! Mà một ngày như vậy tâm tư của chúng ta hình như ác nhiều hơn thiện. Bởi vì sao? Chúng ta phàm phu. Nếu chúng ta không tu tập, chúng ta không có chánh niệm thì lập tức khi chánh niệm hiện khởi hay khi tâm thiện hiện khởi thì không có tâm bất thiện mà khi tâm bất thiện hiện khởi thì không có tâm thiện.
Cả ngày chúng ta đối diện với sắc đẹp, tiếng hay, vị ngon, mùi thơm, xúc lạc. Cái đó nếu chúng ta vừa lòng thì tham xuất hiện. Nếu chúng ta không vừa lòng thì sân xuất hiện. Chỉ có hai điều đó thôi thì chúng ta tự nghĩ chúng ta thấy đi. Có thể đó là giờ ngủ của chúng ta thì cái giờ ngủ đó nó không tạo nghiệp thôi. Chứ làm suốt từ sáng tới chiều. Chúng ta làm công việc này, công việc nọ, vừa có sự đụng chạm, vừa có sự bực bội thì chắc chắc rằng chúng ta tạo nghiệp hết. Nói như vậy tất cả đạo Phật là đạo nói về nghiệp, có phải vậy không? Nếu chúng ta biết kiểm sóat, chúng ta biết tỉnh thức, chúng ta biết sống mà chúng ta biết được chính mình thì quả là hay rồi.
Như câu Pháp cú khác như là, nếu biết thương mình, người trí hãy bảo vệ lấy mình. Đối với người trí trong ba canh thì người ta kiểm sóat. Có thể cuộc đời chúng ta khó chia canh này, canh nọ nhưng chúng ta có thể nói rằng từ sáng tới chiều mà chúng ta huân tập, tạo các điều thiện sự thì từ từ chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta là người tu tốt. Nếu mà cả ngày chúng ta không huân tập các thiện sự, chúng ta sẽ là kẻ thù của chính chúng ta. Không cần người khác thù địch với chính mình hay là mình thù địch với người khác. Mà đây chính là tự chúng ta đã tạo một kẻ thù với chính chúng ta. Bởi vì sao? Tự chúng ta giết chúng ta, tự chúng ta hại chúng ta trên chính cái điều lợi ích của chính mình. Tức là sao? Chúng ta sanh ra khó được làm người, khó được nghe Phật pháp và chúng ta khó được sự tu tập, khó được học Pháp.
Cho nên cuộc sống bình thường của chúng ta, chúng ta làm sao mà thêm bạn, bớt thù. Chúng nói ác thì nói bớt. Nói thiện nhiều hơn thì nó tốt. Cũng như chúng ta làm điều ác quấy, ác xấu thì bây giờ chúng ta không làm những hành động đó nữa. Còn tâm chúng ta suy nghĩ ác nhiều quá thì chúng ta nên biết đếm bước cái tâm của mình, nên tỉnh thức và nên chánh niệm.
Hôm nay chúng tôi giảng câu pháp cú số 42 chỉ đưa ra cuối cùng cái thù óan là cái tâm của mình. Trước nhứt, cá nhân chúng tôi, nếu có ai óan thù chúng tôi thì xin hãy giải thù Kể từ đây. Kể từ nay khi học tập được những cái này khi chính chúng tôi nói cho quí vị nghe thì chúng tôi cũng đếm bước được phần nào. Kẻ thù hại kẻ thù. Kẻ nghịch hại kẻ nghịch. Chính do tâm tà của mình chứ chẳng phải là cái gì. Như vậy chúng tôi cố gắng chúng tôi tu tập để khi mình nói cho người ta thì một phần mình cũng phải cố gắng. Nếu có điều chi sơ thất kính xin quí vị hoan hỷ và cái phần công đức giảng thuyết này thứ nhứt xin kính dâng đến chư vị tôn túc thượng tọa trong room lúc nào cũng vững mạnh tín tâm. Quí ngài hãy là những bóng mát che chở cho con và những Phật tử, những đàn hậu tấn được an vui trong Phật pháp và tiến tu Phật pháp và cuối cùng xin chia đều phần phước này cho quí Phật tử trong room. Kính chúc quí vị luôn gặp nhiều thận duyên trong cuộc sống và lúc nào cũng vững mạnh tín tâm để hộ trì nghe Pháp, hành Pháp, cuối cùng chúng ta đạt được bờ an lạc giải thóat. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Download
KN 42
Kinh Pháp Cú
Lưu Trữ
|