Độc hành cõi xa xăm. Tại sao đức Phật gọi là độc hành? Bởi vì khi nào chúng ta đi xa mà đi đông người thì chúng ta có giữ ý tứ. Đi một đòan như vậy, chúng ta còn ngó trước, ngó sau. Nhưng khi chúng ta đi một mình. Ở trong tình trạng một mình mà không ai biết, không ai đi cùng, không ai hiểu chuyện, một mình thì chắc chắn có những phiêu dạt, khác hơn chúng ta đi với đám đông. Thành ra thế giới nội tại của chúng ta sở dĩ nó hoang vu vì không ai thấy, không ai biết nó. Chúng ta thường khéo che đậy nội tâm của mình, không để cho người khác tìm biết đựoc thực chất của nội tại mình còn giữ được thể diện, còn thấy rằng ít nhứt trong tâm tư của mình vẫn có một số quyền tự do. Tư do nghĩ gì mình muốn nghĩ. Miên man với cái gì mình muốn miên man. Nên đức Phật ngài gọi thế giới của nội tại là một thế giới độc hành hay là đi một mình. Trong cái một mình đó có rất ít người biết chúng ta đang nghĩ cái gì và vì vậy nó trở nên hoang vu, nó trở nên man dại và nó rất khó kiểm sóat. Ở một cõi xa xăm, cõi xa xăm này là cái gì vượt ngòai thực tại. Nếu chúng ta đi một mình, nó tạo cho ta sự hoang du. Khi chúng ta về nơi xa thực tại này thì nó có trăm ngàn thứ để tâm tư của mình phiêu dạt.
Bây giờ chúng tôi ngồi trước cổng chùa Bửu Môn bởi vì trong chùa bây giờ có sinh họat đông đảo Phật tử và quan khách đến. Chúng tôi đang ngồi ở đây trên chiếc xe để nói chuyện với quí Phật tử qua đường dây điện thọai. Thưa quí vị thực tại ở đây rất đơn giản. Đó là một buổi sáng mùa hè tại Texas, chúng tôi có thể nhìn thấy sen, trúc trong vườn sen chùa Bửu Môn. Chúng tôi cũng nhìn thấy ông đi qua, bà đi lại. Đó là một thực tại cho dù chúng tôi có khéo quan sát, có khéo suy nghĩ thì ở đây cũng chỉ là bối cảnh của chùa Bửu Môn, thuộc thành phố Port Authur vào một ngày hè. Nó không có quá nhiều để chúng ta phải miên man, phải đuổi bắt. Nhưng một khi chúng ta rời xa thực tại, cái gì trước mắt, cái gì mình cảm giác thì lúc bấy giờ ở đó nó mở ra một cánh cửa mênh mông. Cái cõi mênh mông đó nó bao gồm cả chuyện quá khứ, chuyện tương lai. Những gì mình đã từng trải qua trong cuộc đời, là cái gì ở trước mắt, mà mình chỉ dùng hòan tòan bắng trí tưởng tượng. Nói đến trí tưởng tượng thì có rất nhiều thứ. Chúng ta tưởng tượng rằng mình sẽ là ai, sẽ đi đâu và sẽ trở thành một người như thế nào. Những tưởng tượng này nó dồn dập, làm phương tiện cho những trí tưởng tượng khác.
Bệnh tưởng tượng là một bịnh lớn trong đời sống của chúng ta, chúng ta thường sống với những giấc mơ hảo. giấc mơ hảo nó như một giấc chiêm bao, chiêm bao giữa ban ngày, như một cuốn phim. Có khác chăng là cuốn phim đó không cần đến diễn viên, người quay phim, kỹ thuật để thực hiện. Cuốn phim trong tâm của chúng ta cũng chỉ là hư cấu. Nó là một sản phẩm được chế tác bởi trí tưởng tượng của mình.
Qua duyên sự này chúng ta cảm thấy hơi khôi hài về ý nghĩ rồ dại của vị sư cháu. Nhưng dù sao trong đời sống hằng ngày của chúng ta cũng mang một tâm tư như vậy. Như vậy trong thế giới nội tại của chúng ta, chẳng những cho chúng ta một sự riêng tư. Sự riêng tư không những làm chúng ta hòan tòan trở nên cô độc mà còn đưa chúng ta đến một phương trời phiêu bạt. Phương trời phiêu bạt đó chìm nổi đó đây, Đông, Tây, Nam, Bắc, quá khứ, hiện tại, vị lai nhiều hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng được. Tâm tư hoang vu là nhu vậy, hoang dại là như vậy.
Chập chờn trong hang thẩm.
Độc hành cõi xa xâm.
Chập chờn trong hang thẩm. Tại sao gọi là chập chờn. Chập chờn ở đây là một từ được dịch thóat. Đúng ra trong nguyên văn nói rằng như là ảo ảnh, như là cái gì vô tướng, như là cái gì không có, bị giới hạn bởi vật thể, bởi vật chất. Trong bản tiếng Anh dịch dùng từ bodiless là vô hình, vô tướng. Bởi vì nó vô hình, vô tướng nên chúng ta rất khó thấy nó. Mình nghĩ rằng có một thứ gọi là tâm mang máng như vậy. Nhưng để nắm bắt nó, ta không nắm bắt nó được. Chẳng những nó chập chờn, chợt hiện, chợt mất nó còn mang một đặc tính nữa là nơi ẩn trú của nó là trong hang sâu thẩm. Hang sâu thẩm đó là cảnh giới không ai có thể tưởng tượng được. Một con người có thể là giấc ngủ như vậy, địa vi như vậy, học vấn như vậy. Nhưng có những góc tối của tâm hồn. Và nói góc tối đó chúng ta chỉ mường tượng một phần nhỏ nào đó ở trong một căn nhà. Nhưng đức Phật ngài dùng một ví dụ ở đây như một con vật sống trong hang sâu như là một bóng ma chợt ẩn, chợt hiện trong hang sâu. Chính trạng thái chợt ẩn, chợt hiện đã khó cho chúng ta nắm bắt từng lúc mà cảnh giới của nó lại là cái gì sâu thẩm.
“Dò sông dò biển dễ dò. Nào ai lấy thước mà đo lòng người.” Ca dao ngày xưa nói như vậy. Lòng người đã khó hiểu mà lòng mình lại càng khó hiểu hơn. Như vậy đức Thế Tôn đã nói đến bốn thể trạng của tâm tư. Tâm tư đó cô độc trong một thế giới riêng. Tâm tư đó có thể đi về những vùng đất lạ, hòan tòan xa lạ mà chính mình không ngờ được. Tâm tư đó chập chờn, chợt ẩn, chợt hiện như bóng ma trơi, như ảo ảnh và tâm tư đó luôn sống trong cảnh giới sâu thẩm, khó thấy, khó biết, nhìn như là vượt ngòai khả năng hữu hạn hiểu biết của bản thân mỗi người.
Khi đức Phật dạy rằng chính tâm như vậy mà ai điều phục được thì người đó có thể thóat đựơc ma chứơng. Đây là bài học lớn, bài học lớn chứ không nhỏ. Mỗi một người gọi là tu tập đều phải đối diện với một thứ hoặc sớm hoặc muộn là mình phải đối diện với chính mình. Không những đối diện với chính mình mà mình phải đặt ra một câu hỏi rằng mình sống như thế nào với tâm tư man dại của mình. Có bao nhiêu lần chúng tôi được gặp gỡ và chứng kiến một sự việc là những người Phật tử phát tâm vào trong chùa thường đưa ra những ưu tiên phải quan tâm. Chùa phải như thế nào, Thầy phải như thế nào, công sá phải như thế nào và đời sống mình phải như thế nào. Chính ra những thứ đó không quan trọng bằng một thứ mà chúng ta nói ở đây là mình phải sống với nột tâm ra sao? Chúng ta luôn luôn tìm một chiếc nôi êm ái, tìm một môi trường thỏai mái cho tâm tư của mình. Nhưng chúng ta biết rằng tâm tư của mỗi người không phải là con búp bê. Đặt ở đâu thì nằm ở đó. Muốn nó ngồi thì nó ngồi. Muốn nó nằm thì nó nằm. Tâm tư của chúng ta còn hơn tình trạng bắt cóc bỏ dĩa. Nó còn hơn là sự đi lại lăng xăng của một đứa trẻ, rất phá và rất là hư. Tâm tư của chúng ta ở đây, đức Phật ngài dùng những từ ngữ. Chúng tôi nhớ có một bản dịch khác:
Đi xa vời, diệu vợi .
Vô hình ẩn hang sâu.
Ai điều phục tâm ấy.
Tử thần không bắt được.
Trong bản dịch này của chúng ta:
Độc hành cõi xa xăm
Chập chờn trong hang thẩm.
Ai điều phục tâm ấy.
Thóat ma chướng trói trăn.
Dù ngôn từ nào đi nữa thì mỗi chúng ta đều phải ý thức rằng tâm tư không phải dễ để điều phục. Trị đựoc bệnh thân đã là khó rồi, nhưng bệnh tâm càng khó hơn. Chúng ta có thể kiểm sóat người khác đã là khó rồi. Nhưng kiểm sóat nột tâm thì càng khó hơn. Bởi vì như hồi nảy chúng tôi nói, nếu chuyến đi xa của mình mà chuyến đi đó đi với nhiều người, chúng ta còn giữ ý tứ, còn những giới hạn cần thiết, phải chăng. Nhưng môt khi chuyến đi đó, chuyến đi một mình thì có thể là lang bạt kỳ hồ, tùy theo sở thích, khó cho chúng ta định hứơng. Chúng ta cũng biết rằng con người thường đòi hỏi một cái gọi là riêng tư. Cái gọi là privacy. Một trong những chủ trương của xã hội phát triển là làm sao bảo vệ để chính quyền và những người khác không đi quá sâu và can thiệp quá nhiều vào đời sống riêng tư của mình. Người Hoa kỳ bắt đầu đất nước của họ từ buổi bình minh khai sinh ra Hiệp Chủng Quốc bằng quan niệm tự do. Bởi vì Tân Thế giới bấy giờ hứa hẹn một sự thay đổi so với Âu châu. Âu châu thì sống ràng buộc bởi khống chế của giáo hội La mã. Bởi hệ thống cai trị của các triều đình Âu châu. Người ta muốn nói đến cái gì tự do. Như vậy từ khi lập quốc Hoa Kỳ đã đặt biệt nhấn mạnh đến cái gọi là riêng tư, tư do của mỗi cá nhân của mỗi con người. Gần đây khi nạn khủng bố xảy ra, chính quyền đã bắt đầu thay đổi người ta nghĩ rằng có một số điểm nên thay đổi về khả năng của chính quyền xen vào đời sống riêng tư của dân chúng. Vì nếu không thì không kiểm sóat được. Xã hội đã nói cho chúng ta một điều rất đặc biệt là con người cần có riêng tư. Nhiều tổ chức dân sự đã phản đối chính quyền vi phạm sự riêng tư của dân chúng trong nứơc. Cho đến hôm nay cũng chưa có một thỏa hiệp nào phải chăng giữa hai bên. Một bên là bảo vệ an ninh chống khủng bố và một bên bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người. Chúng ta vừa đặt ra quan niệm tự do và cũng vừa đặt ra quan niệm trật tự. Cái cá nhân, cái riêng tư nếu nó đã tự do thì nó rất khó tồn tại trong điều kiện trật tự. Không phải là điều kiện xã hội mà cả một hiện tượng tâm lý. Đức Thế Tôn đã đặc biệt lưu ý, nhắc nhở cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta không có lãnh hội đúng mức, không hiểu đựợc tâm tư đúng mức thì không có cách gì chúng ta điều phục được tâm tư của mình.
Ở đây có danh từ ma vương hay mara dịch là ma vương. Ma vương tượng trưng cho thế lực đen tối. Thế lực đen tối này là thế lực vô hình. Chúng quyện lấy chúng ta để chìm sâu vào trầm luân sanh tử, trong khổ ải. Muốn vượt thắng ma chướng đó thì trước nhứt tâm tư của mình phải đủ mạnh, phải đủ tánh miễn nhiễm để không bị chi phối mà đức Phật cho chúng ta biết rằng một điều kiện hết sức quan trọng cần phải được nói đến ở đây là làm sao tâm tư của mình không bị ảnh hưởng bởi ma vương. Có nghĩa là tâm tư đó được điều phục trong điều kiện thật khó khăn. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại có rất nhiều tiến bộ về phương diện giao thông, về phương diện xã hội, ngay cả bây giờ chúng tôi có thể ngồi trong xe ngay trước chùa Bửu Môn mà nói chuyện với quí vị xa gần, mặc dù phương tiện kỹ thuật đó hết sức thô sơ nhưng cũng nói lên được một điều là chúng ta đã có những tiến bộ lớn. Nhưng điều đó chỉ là sự tiến bộ về kỹ thuật. Còn riêng về tâm linh của chúng ta thì hầu như có sự tiến bộ rõ ràng nào cho chúng ta có thể chắc chắn được.
Chúng ta cũng nên ghi nhớ một điều là mãi mãi chúng ta phải sống với chính mình và mãi mãi chúng ta là người cô độc. cô độc lắm. Cô độc đến nỗi khi chúng ta nằm xuống ngủ hay lúc chúng ta thức dậy hoặc giả những lúc lái xe hoặc giả sống chung với đông đảo mọi người, không chắc rằng chúng ta hiểu được mọi người và mọi người hiểu được mình. Tâm tư đó khó hiểu, khó thấy vô cùng.
Câu chuyện của vị sa di ngồi nghĩ vẩn vơ khiến cho chúng ta bật cười bởi vì con người thường sống với những ý tưởng, ý tưởng không đâu, những ý tưởng có thể nói rằng không ra gì như vậy. chẳng những thế mà chúng ta còn trau chuốt, chúng ta còn đánh bóng cho đến khi chúng ta nhận ra thực tại của nột tâm thì thấy rằng mình không mạnh như vậy, không giỏi như vậy, không tốt như vậy mà nó chỉ là sự việc bắt buộc tương đối. Sống với nột tại. Hiểu được tâm của mình đó là dấu hiệu của bậc thiện trí. Không có ai cũng có thể làm được chuyện đó. Chúng ta cười vị sa di đã sống một sự tưởng tượng, nhưng trong đời sống của chúng ta cũng có vô số trường hợp chúng ta sống bằng ước vọng, những ước mơ, mơ về tương lai hay những hòai niệm về quá khứ. Mơ về tương lai hay hòai niệm về qúa khứ đều nói lên một điểm là chúng ta thường đánh mất thực tại.
Trong bài giảng này một lần nữa chúng ta nghe một giai thọai. Giai thọai này nói về một góc cạnh hết sức riêng tư của một người. Và từ góc cạnh riêng tư của một vị sa di trẻ đến hầu vị sư bác với ý nghĩ vẩn vơ trong đầu. chúng ta tìm thấy những cái rất tương đồng, giống nhau giữa tâm trạng của vị sa di đó và tâm trạng của con người. Đức Phật rất đặc biệt. Ngài dùng nhiều hình ảnh mô tả đời sống nội tâm của con người. Ngài nói nó hoang vu, man dại vì nó sống một mình. Ít có người thấy, ít có người biết. Có lẽ trước đây không lâu chúng ta có một câu chuyện một vị tỳ khưu đến sống trong một ngôi làng và khám phá ra rằng bà thí chủ trong làng là người đọc được tâm tư của mình thì vị tăng này trở nên hỏang hốt. Không hỏang hốt sao được khi cái gì mình nghĩ trong lòng có người khác họ biết hết thì thật sự là hỏang hốt. Trên thế giới cũng có một câu chuyện khác đề cập đến con người là khi không mặc quần áo thì đáng xấu hổ. Chúng ta đẹp được là nhờ mặc quần áo. Những cái xấu được che đậy cũng là nhờ quần áo. Có khi thân thể chúng ta không đẹp nhưng nhờ y phục bên ngòai làm cho con người chúng ta dễ coi, dễ nhìn hơn. Tưởng tượng chúng ta sống mà không mặc quần áo thì có lẽ xấu hổ đến mức độ nào. Nhưng điều đó chưa bằng khi chúng ta sống mà những người xung quanh đều có thể đọc được nội ý nghĩ thầm kín trong lòng của mình. Thưa quí vị thì không biết thế giới sẽ trở thành như thế nào, nó ra sao? Do vậy đức Phật đặc biệt nhấn mạnh rằng, tâm tư của chúng ta cô độc, một mình. Trong cái một mình có bao nhiêu là động thái, bao nhiêu hành tướng mà chính chúng ta cũng không ngờ được.
Đi xa ở một cõi xa xăm. Cõi xa xăm này có muôn vàn cảnh giới. Nói đến bao nhiêu sự trôi dạt. Từ quá khứ, hiện tại, vị lai, chuyện mình đã thấy, đã biết, đã đọc cho đến do sự tưởng tượng mà ra. Chúng ta cũng hiểu được đức Phật ngài cho chúng ta hiểu rằng tâm là vô hình. Trong kinh có chữ Nāma. Nāma là danh hay là danh pháp. Đối lại với Rūpa là sắc hay là sắc pháp. Danh pháp là cái gì có trạng thái nhưng không có hình tướng, có tên gọi nhưng không có màu sắc, đường nét rõ ràng để chúng ta thấy. Do vây tâm tư rất là chập chờn, chập chờn như bóng ma, chập chờn như ảo ảnh. Cảnh giới của tâm là những vùng trời, vùng đất sâu kín, những nơi chúng ta rất ngại thám hiểm, chúng ta còn ngại khám phá. Do vậy suốt cuộc đời chúng ta sống tuân thủ theo một trạng thái tâm mang dại như vậy. Nếu hiểu được tâm mình, thấy được tâm mình. Nếu mình có thể nhận ra được những gì chúng ta gọi là những hình tướng muôn màu, muôn mặt của nội tâm thì chúng ta sẽ có thái độ khác. Thì thưa qúi vị! Chúng ta sống không còn trong sự đinh ninh là mình quá biết chính mình, cho rằng nội tâm mình ổn định, nội tâm của mình an lạc và do đó chúng ta sẽ có một thái độ khác, một thái độ thận trọng, thái độ tỉnh táo và chuyên chú để tu tập.
Nhiều năm qua người ta thường nói đến trật tự của thế giới. Không ai biết rõ cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt rồi thì thế giới sẽ đi về đâu. Không ai biết rõ rằng giá xăng dầu tăng vọt hiện nay có ảnh hưởng trầm trọng đến sự ổn định của thế giới như thế nào. Nhưng người ta lập đi lập lại những chữ như là trật tự. Một trật tự mới cho thế giới mới hay là sự ổn định cho thế giới mới. Sự ổn định cho thế giới xem ra một khẩu hiệu để trấn an con người. Như vậy người ta quên đi một điều rằng ngay trong lúc chúng ta tha thiết mong mỏi có được một trật tự ổn định với thế giới này thì chúng ta đang sống với một nội tâm, nội tâm đó man dại, nội tâm đó hoang vu, nội tâm đó phiêu bạt, nội tâm đó chập chờn. chợt đến, chợt đi.
Có một lần, chúng tôi không nhớ là bao lâu rồi, chúng tôi tình cờ xem một cuốn phim nói về những tay sát thủ khi xuất hiện rất khó tiên đóan trước và khi những người này ra đi thì cũng không ai biết họ đi đâu. Họ giống như những ảo ảnh, những bóng ma đã gieo rắc nổi kinh hòang đến nổi dân chúng trong xứ đã bỏ nơi đó mà đi bởi vì không biết lúc nào mình là nạn nhân. Trạng thái đó một lần nữa có thể làm ví dụ tại đây khi đức Phật ngài đề cập đến tâm thức. Tâm thức của chúng ta thì mỏng manh như sương, như khói, dù chúng ta không nắm bắt được nhưng đóng vai trò rất lớn và ngày nào nội tâm chưa được điều thuận, tối chúng ta đi ngủ, mình nghĩ rằng mình nên ngủ một giấc an lành bởi vì cửa đã khóa, công việc làm trong ngày đã xong và giấy tờ mọi thứ đã sẵn sàng. Chúng ta yên tâm về bản thân của mình, gia đình của mình, về công việc của mình và về cả thế giới nữa. Nhưng thực ra đó chỉ là một sự giả trá, nó là một sự tạm nói, gượng nói như vậy thôi nhưng trong tâm thức của chúng ta, thưa quí vị, không có gì ổn định hết. Nó mãi mãi là như vậy. đức Phật đã đưa ra lời mời gọi mọi người nên có ý thức mới về nội tâm và làm sao sống cho thích hợp với ý thức đó.
Đó là vài lời mà chúng ta muốn gửi đến quí ngài và quí vị ngày hôm nay.
Nam Mô BỔn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Download
KN 37
Kinh Pháp Cú
Lưu Trữ
|