Do đó ví như một con ếch ở đáy giếng thì tầm nhìn của nó cũng chỉ xung quanh mà thôi. Một người sống trong đời sống thực tế của họ thì tầm nhìn của họ cũng vậy. Hoặc chúng sanh sống trong nước như cá thì tầm nhìn của chúng sanh đó xung quanh chỉ là nước mà thôi. Hoặc như con rùa thì nó vừa có thể sống trên đất liền mà cũng vừa có thể sống dưới nước, tầm nhìn của nó cao hơn con cá một phần. Cũng vậy Đức Phật có thiên nhãn thần tịnh thiên nhiên. Nhờ có tuệ nhãn Ngài thấy được tất cả chúng sanh. Kẻ cao sang, người đẹp đẻ, kẻ hư xấu. Người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Và nhìn thấy chúng sanh chôi lăn trong luân hồi liên tục vì duyên nghiệp của chúng sanh. Đó là ý kiến thứ nhứt.
Khi chúng ta tiếp xúc trên thực tế cuộc sống. Chúng ta tiếp xúc với bất cứ người nào, chúng ta phải biết tầm nhìn của mình tới đâu và tầm nhìn của người đó đến mức độ nào. Chúng ta cũng không bắt buộc người khác có tầm nhìn giống như mình. Hay chúng ta cũng không thể nào có tầm nhìn giống như người khác. Do đó là chúng sanh, trong vòng sanh tử luân hồi do duyên nghiệp tiền kiếp làm người, làm trời, hoặc quỉ a tu la, địa ngục v.v. Duyên nghiệp đó, tầm nhìn đó do nghiệp báo của chúng sanh đó quyết định. Cho nên khi tiếp xúc với bất cứ người nào trong cuộc sống dù họ là chồng, vợ, con cái, anh em, quyến thuộc chúng ta, chúng ta cũng phải biết mỗi chúng sanh có một cái nghiệp, có một tầm nhìn riêng biệt. Một người không có duyên lành với Phật pháp, một người không có niềm tin chánh pháp thì họ không thể nào giống chúng ta, có niềm tin trong sạch với Phật pháp. Một người mà không từng nghe pháp thì không thể nào có trí tuệ giống như người đã từng nghe pháp.
Khi đối diện với bất cứ người nào, chúng ta cũng tìm hiểu một chút về căn cơ, tầm nhìn và trình độ của người đó. Người nào gọi là người trí, người có trí tuệ, bỏ đi những phóng dật, sống với hạnh không phóng dật. Người này có trí tuệ, giống như leo trên lầu cao. Người này không đau khổ nhìn chúng sanh không đau khổ. Ví như người đứng trên đỉnh núi thật cao nhìn những người đang ở dưới đất bằng. Chúng ta đi máy bay. Người nào thường bay sẽ thấy, sẽ biết. Người ngồi trên máy bay nhìn xuống dưới là nhà cửa, xóm làng, đường xá, phố phường v.v. Chi chít những chúng sanh đang di chuyển từ đường này sang đường khác, từ chỗ này sang chỗ khác. Chúng sanh mà ta nhìn xuống cũng rất nhỏ bé. Một người không cùng ngồi máy bay thì họ không có cùng cảm gíac như vậy, tầm nhìn như vậy. Do đó, những người có trí tuệ, người sống không phóng dật, người không khổ đau sẽ nhìn được những chúng sanh đang đau khổ mà trong kinh pháp cú, kệ 28 này đức Phật đã dạy:
Khi dùng tâm niệm đẩy lui phóng dật, người có tri kiến chân chánh thoát khỏi phiền não, vượt lên tận đền đài trí tuệ, nhìn xuống đám người đau khổ. Như người khéo trèo núi, lên đỉnh cao, nhìn trở lại đám vô minh còn ở dưới đất bằng.
Chư vị la hán đã thoát khỏi phiền não, dùng nhãn quan siêu phàm của các Ngài để từ bi nhìn lại đám đông chúng sanh vô minh, còn phải chịu sinh tử triền miên, nghĩa là còn ở trong vòng đau khổ. Người thoát khỏi đau khổ, người thoát khỏi sinh tử, luân hồi thấy những người đang sanh tử luân hồi là đau khổ. Còn những người trong vòng sanh tử luân hồi thì họ không thể thấy được sinh tử luân hồi đau khổ.
Trong Kinh Tương Ưng, đức Phật dạy; Cha sầu vì con cái. Người chăn sầu vì bò. Người sầu vì sanh y. Không sanh y, không sầu. Trong khi đó ác ma đi đến đấng Thế Tôn nói lên bài kệ trước mặt đấng Thế Tôn: Cha sung sướng vì con. Người chăn sướng vì bò. Người sướng vì sanh y. Không sanh y không sướng. Có nghĩa là ác ma nghĩ rằng người cha có con thì sung sướng hạnh phúc vì con. Người có tài sản của cải thì sẽ hạnh phúc, sung sướng vì của cải. Người sanh tử luân hồi thì có hạnh phúc vì sanh tử luân hồi. Còn ngược lại đức Phật dạy: Cha sầu vì con cái. Người chăn sầu vì bò. người sầu vì sanh y. Không sanh y không sầu. Nghĩa là có con khổ vì con. Có chồng khổ vì chồng. Có vợ khổ vì vợ. Người có thân bằng quyến thuộc thì khổ vì thân bằng quyến thuộc. Có học trò đệ tử thì khổ vì học trò, đệ tử. Người có tài sản thì đau khổ vì tài sản. Người sanh tử luân hồi thì đau khổ vì sanh tử luân hồi. Đó là lời dạy của đức Phật. Tầm nhìn của đức Phật khác tầm nhìn của ác ma. Tầm nhìn của người nặng tham, sân, si thì khác với người từ bỏ tham, sân, si. Người có tu tập chánh niệm, người có trí tuệ, có tu thiền thì tầm nhìn của họ khác. Người nặng về sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, xúc lạc thì tầm nhìn của họ cũng khác.
Câu kệ dạy chúng ta, người trí dẹp phóng dật, giới hạnh không phóng dật. Người có chánh niệm, người tỉnh giác, không phóng dật thì sẽ thành tựu trí tuệ. Cũng như người đứng núi cao nhìn những người phóng dật, những người đang đam mê trong trường ái. Chúng ta thấy với nhận xét có hai hạng người. Hạng người đang sống trong phiền não, trong khổ đau, trong phóng dật và một người đã giải thoát phiền não, khổ đau, phóng dật. Người sống trong phóng dật thì không biết mình sống trong phóng dật. Người sống trong khổ đau, người sống trong phiền não thì người đó không biết mình đang sống trong khổ đau, trong phiền não.
Người nào thóat khỏi khổ đau, phiền não, người không sống trong phóng dật thì người này sẽ thóat được khổ đau, phiền não và thấy được người đang sống trong phiền não, khổ đau là người khổ đau. Do đó, chúng ta học bài kệ này, ta thấy rằng trên thế gian này người sống trong phiền não, trong tham, sân, si và người sống thóat khỏi phiền não, tham, sân, si. Người sống trong tham, sân, si giống như đang ở đất bằng, người sống thóat khỏi tham, sân si giống như người lên trên đỉnh núi. Trên núi cao nhìn trở lại những người đang còn tham sân si đang lần mò trong tối tăm phiền não. Đức Phật ngài cũng xem xét chúng sanh như vậy ngài mới nói lên câu kệ pháp cú 28 này. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta cũng thấy như vậy.
Cuối cùng chúng tôi muốn nói một ý nữa. Đó là, thưa quí vị, chúng ta không thể bắt người khác làm theo ý mình được. Bởi vì một người nặng về phiền não, nặng về phóng dật, nặng về tham, sân, si thì chúng ta không thể nào bảo người đó trở thành trí tuệ, trở thành người dứt bỏ những điều đó được. Chúng ta là người biết Phật pháp, biết tu hành, biết giải thóat, biết làm phước. Tuy nhiên những người thân bằng quyến thuộc chúng ta lại không làm những điều đó khiến chúng ta nóng ruột mong muốn họ cũng phải giống như mình. Tuy nhiên trên thế gian này có hai hạng người. Hạng người bị phóng dật chi phối, phiền não chi phối, bị tham sân si tấn công. Và hạng người thóat khỏi tham sân si, không bị phóng dật, không bị phiền não tấn công. Cho nên người nào bị phiền não tấn công, tham sân si tấn công thì hãy thương xót họ, thương cảm cho họ. Do phiền não vì lý do nào đó chưa chuyển hóa được tâm linh. Và tế độ những người hữu duyên tế độ. Những người có duyên lành thì chúng ta mới có thể tế độ. Còn những ngừơi không có duyên lành thì chúng ta không thể nào tế độ được. Những người nào có duyên lành thì chúng ta giúp cho họ để họ trở thành người thiện, người lành trong Phật pháp. Chuyển hóa được thì từ từ chúng ta cũng tìm cách chuyển hóa. Có những hạng người không chuyển hoá được thì không vì thế mà chúng ta buồn bực, khó chịu.
Trong thế gian này có hai thành phần. Một là những người phiền não, tham sân si. Một là những người ít phiền não, ít phóng dật, ít tham sân si. Những người đang sống trong tham sân si, trong phiền não thì khó có thể phát hiện được rằng là họ là những người đang tham sân si, đang phiền não, đang phóng dật. Đọan kinh này nói rất rõ. Đó là hai hạng người. Người nào biết dùng tâm niệm đẩy lui phóng dật, người có tri kiến chân chánh, thoát khỏi phiền não, vượt lên tận đền đài trí tuệ nhìn xuống đám người đau khổ như người khéo trèo núi lên đến đỉnh tuyệt cao nhìn trở lại đám vô minh. Đó là vài nhận xét mà chúng tôi trình bài trong bài giảng của mình. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật./.
Namo Buđdhaya
Download
KN 28
Kinh Pháp Cú
Lưu Trữ
|