Đối với những người không hiểu được điều đó, thì làm sao họ có thể đạt được chân lý.
Trong bài kệ này cái gì phi chân lý thì chúng ta phải hiểu rõ là phi chân lý. Cái gì chân lý chúng ta phải hiểu rõ là chân lý. Có hiểu như vậy nên chúng ta tu tập mới đúng .
Có một câu chuyện hai người tại nông trại chăn nuôi bò và nhờ phương tiện này họ có thể nuôi thân và nuôi vợ con. Hằng ngày hai người thường đi cắt cỏ cho bò ăn. Cho đến một ngày kia trên đường cắt cỏ trở về họ nhặt được một túi bạc. Một trong hai người nói ta hãy bỏ gánh cỏ và nhặt lấy túi bạc. Người bạn thứ hai nghe vậy thì nói:” Không được gánh cỏ tôi đã cắt từ sáng đến giờ và tôi đã gánh nó trên vai, bây giờ bỏ thì thật là uổng. Thôi thì nếu bạn thích thì bạn hãy nhận cái túi bạc đó. Người thứ nhất liền bỏ gánh cỏ của mình lấy túi bạc.”
Những điều mà chúng ta thương hoặc ghét. Những cái đó chúng ta hãy để qua một bên khi làm việc xử sự trong mọi trường hợp, nên xử trí đúng và sai. Cái nào thật là thật. Cái nào giả là giả. Chớ chúng ta đừng có dùng tình cảm xen vào trong đó để phán xét thì sẽ tai hại cho chúng ta vô cùng. Chính vì chỗ này mà chúng tôi nói bài kệ rất quan trọng bởi vì chúng ta tu tập từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, nếu chúng ta làm đúng theo pháp thì sự giải thoát của chúng ta mới có thể có được.
Chuyện nhỏ là chuyện chúng ta xử sự trong đời sống hằng ngày. Nếu chúng ta xử sự không đúng pháp, không đạt được giá trị chân lý như vậy trong việc tu tập càng nguy hiểm hơn nữa. Bởi vậy người ta mới nói rằng một ông thầy thuốc chữa lầm thì hại một bệnh nhân. Một nhà văn viết lầm thì hại một thế hệ. Một nhà chánh trị xử lầm thì hại một quốc gia. Chúng ta cũng có thể nói một nhà tu mà lầm thì hại vô lượng kiếp. Nghe những điều gì chúng ta cần phải chính chắn suy tư. Chúng ta thấy cái nào đúng chúng ta nghĩ là đúng, cái nào sai chúng ta nghĩ là sai. Như vậy chúng ta mới đạt được chân lý. Còn nếu chúng ta nghe mà chúng ta suy nghĩ , kết luận theo chủ quan thiên kiến thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được chân lý. Như một người bình thường dù họ dở gì đi nữa hay mình ghét bỏ họ gì đi nữa nhưng họ nói cũng có những cái hay, họ làm cũng có những cái đẹp, những cái đúng và chúng ta cần phải đừng vì thành kiến mà ta chê họ, hay chúng ta bỏ những cái hay, cái đẹp của họ.
Cũng như những người chúng ta yêu, chúng ta thương làm những cái không đúng, có những cái sai, những cái dở, cần phải dùng trí xét cho đúng nghĩa bậc trí
Trong đời sống tu tập hằng ngày của chúng ta, những sự sinh hoạt ở chùa chiền, những nghi lễ. Những nghi lễ lẻ ra chúng ta cần phải thận trọng để chúng ta tổ chức, sắp xếp. Như vậy nó không sai lệch với tông ý của pháp và luật. Chúng tôi nói như vậy chỉ bằng sự kiện khách quan thôi. Bởi vì nếu như cho rằng cái lễ này có những hình thức như vầy, như vầy thì sẽ không thành tựu, không có phước báo. Điều đó rất nực cười bởi vì ở đây thưa quí vị có những điều chúng ta làm mất thời gian của chúng ta khi chúng ta nhận định một cách sai lầm như vậy. Phật giáo trong thời kỳ bây giờ cũng gặp tình trạng đó rất nhiều.
Ở những xứ Quốc giáo, chúng ta đừng nghĩ rằng luôn luôn họ làm cái gì đó đều luôn luôn đúng theo pháp và luật của đức Phật. Cũng có những cái họ làm theo phong tục tập quán của dân tộc, của quốc độ và những cái đó không cần thiết cho một người tu tập. Nhưng họ cũng làm để rồi họ tìm cách chống chế cho rằng làm như vậy mới là đúng, mới là linh thiêng v.v. Chúng ta thấy như vậy. Điều đó chúng ta hãy nhận thức rằng đó cũng là cơ nguy của giáo pháp. Nhưng bây giờ khi chúng ta thấp cổ bé miệng. Chúng ta không có thẩm quyền để phê bình điều đó, xây dựng điều đó. Chúng ta chỉ là một hạt cát trong bãi sa mạc mênh mông. Một người Phật tử hay một vị Tăng sĩ chỉ là một trong bao nhiêu ngàn người, bao nhiêu trăm ngàn người, triệu người, chúng ta làm sao có thể nói cho họ nghe hết được.
Cho nên điều chúng tôi muốn trình bày để gợi ý cho các Phật tử chúng ta về với chánh tri kiến, giá trị của cái nhìn đúng. Giá trị của cái nhìn đúng đó chúng ta hãy đem áp dụng trong việc tu học của chúng ta, của bản thân chúng ta là đủ rồi.
Ví dụ bây giờ trong nhà khi chúng ta thờ hình Phật, chúng ta thờ bàn thờ Phật. Nếu chúng ta nhận thức được rằng vì muốn tưởng nhớ đức Phật, nhìn hình bóng Ngài để cảm nhận ân đức của Ngài. Nếu mà chúng ta có ý nghĩ đó thì chúng ta nên thờ Phật. Còn nếu như chúng ta thờ Phật chỉ vì chúng ta nghe người ta khuyên chúng ta phải thờ vì trong nhà có bàn thờ như vậy để được an lành, để được mạnh giỏi v.v.
Nếu mà chúng ta chỉ vì việc đó thì chúng ta không cần thiết phải thờ như vậy. Trong mỗi việc làm của một người chúng ta cần phải gạt bỏ khi mà những cái đó không đáng. Thời gian của chúng ta trong cuộc sống này không có nhiều . Chúng ta sẽ sống được bao nhiêu? Năm năm, mười năm, hai mươi năm nữa. Trong khỏang thời gian đó chúng ta đã phí mất hai hoặc ba phần tư thời gian để mà chúng ta làm những chuyện vô ích. Như vậy rất uổng phí cho chúng ta. Do vậy trong bài học này, đức Phật ngài dạy cho chúng ta một kinh nghiệm tu tập để chúng ta rút ngắn, bỏ bớt đi những gì không đáng.
Chúng tôi xin thí dụ như thế này. Như trong máy computer có những chương trình, những tập tin, những file hay có những địa chỉ trang web mà không cần thiết sẽ làm cho đường truyền của chúng ta yếu đi thì không cần thiết. Và trong cuộc sống của chúng ta, sở dĩ mà chúng bị phiền toái, phiền phức nhiều vì chúng ta phải quá nhiều những sự kiện vô, vô ích.
Những chuyện chúng ta hơn thua với người khác hay chuyện nhỏ một chút thôi mà chúng ta thấy cần phải cải lý rồi chút ta mất thời gian để lý luận, tranh luận với người khác. Như vậy là một đều không đáng. Những cái đó chỉ làm cho chúng ta phiền tóai. Và do vậy trong cuộc sống này, một điều chúng ta kinh nghiệm rằng nếu như những điều gì chính đáng thì chúng hãy biết là chính đáng. Còn những điều gì không chính đáng thì chúng ta nên biết là không chính đáng. Những điều đúng chúng ta thấy là đúng. Điều sai chúng ta thấy là sai. Điều thật, chúng ta thấy là thật. Điều giả, chúng ta thấy là giả. Với cái nhìn đúng đắn như vậy sẽ giúp cho chúng ta có ba cái lợi:
1/Không bị phí thời gian để làm những việc vô ích.
2/Thứ hai nữa là do cái nhìn đúng như vậy cho nên chúng ta trở thành một người có giá trị trong mọi trường hợp, mọi hòan cảnh.
3/Thứ ba là nhờ cái nhìn đúng đó mà lúc nào chúng ta đúng là thấy đúng, sai là thấy sai. Nhờ tri kiến như vậy mà cuối cùng ta đạt được chân lý.
Đó là nội dung của bài học trong ngày hôm nay. Trước khi dứt lời, chúng tôi xin chia phước hồi hướng đến tất cả quí vị. Mong cho quí vị luôn được sự an vui, tiến hóa. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
Download KN 11 & 12
Kinh Pháp Cú Lưu Trữ
|