Psychotheraphy, Meditation

Kệ Ngôn 100

Lời vàng dù ít vẫn là vô giá




Thap Nhi Nhan DuyenGiảng Sư: TT Trí Siêu

 

Dù nói cả ngàn lời
Nhưng không mang lợi lạc
Không bằng chỉ một lời
Nghe xong được chứng đạt

.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Sahassamapi ce vaacaa anatthapadasa.mhitaa
Eka.m atthapada.m seyyo ya.m sutvaa upasammati.


Như Trúc chuyển biên:

TT Trí Siêu: Hôm nay chúng ta buớc qua phẩm thứ 8 của Kinh Pháp Cú, phẩm Sahassavagga- phẩm Ngàn. Khi nãy chúng ta đã đuợc nghe TT Giác Đẳng giới thiệu về ý nghĩa của phẩm Ngàn. Như vậy đã trải qua 100 câu pháp cú hết sức hoan hỷ, và chúng ta tiếp tục để thảo luận thêm Kinh Pháp Cú cho đến khi chấm dứt, vì với ngần ấy pháp môn xem như chúng ta đã có đuợc một vốn liếng kiến thức về Phật học, cũng như những kinh nghiệm về tu tập xuyên qua lời giải thích của chư tôn đức, do đó chúng ta cần phải hoan hỷ và tinh tấn nỗ lực thêm trong thời gian sắp tới để nghe giảng Kinh Pháp Cú. Hôm nay chúng tôi sẽ trình bày về câu pháp cú số 100, Đức Phật thuyết nguyên văn tiếng phạn như sau:

Sahassamapi ce vaca
Anatthapadasanhita
Ekam atthapadam seyyo
Yam sutva upasammati

Dù nói ngàn ngản lời
Nhung không vì lợi ích
Tốt hon một câu nghia
Nghe xong đuợc tịnh lạc

Câu kinh trên đuợc TT Giác Đẳng dịch như sau:
Dù nói cả ngàn lời

Nhưng không mang lợi lạc
Không bằng nói một lời
Nghe xong đuợc chứng đạt

Như đuợc biết là đây là cách nói so sánh, chúng ta phải hiểu rằng đó là một quy uớc, khái niệm về ngôn ngữ so sánh. Đức Phật thuyết bài kệ nầy để giải thích cho chư tỳ kheo nghe về thành quả mà đao phủ thủ Sammadathika đạt đuợc sau khi nghe một lời thuyết giảng của tôn giả Sariputta. Nguời đao phủ thủ nầy hành nghề chém đầu những kẻ tử tội trong suốt 55 năm. Trong những ngày già yếu nghỉ huu, đao phủ thủ đó tình cờ trong một bữa chuẩn bị ăn thức ăn ngon lành của mình, đã khởi lòng tịnh tín với tôn giả Xá Lợi Phất và đem cúng duờng cho Ngài. Với lòng bi mẫn của một vị thánh nhân, Ngài đã tìm cách để cho nguời đao phủ thủ đó có thể nghe đuợc chánh pháp, nhưng vị nầy không nghe đuợc mặc dù truớc mặt là một vị đạo cao đức trọng, bởi vì vị nầy suốt cả cuộc đời lúc nào cũng bị ám ảnh vì những hành động giết nguời của mình, cho dù hành động giết nguời đó là theo lệnh vua phép nuớc. Và Ngài Xá Lợi Phất biết như vậy nên Ngài có một phuong pháp rất là đặc biệt để làm cho nguời nầy có thể nghe và cảm nhận đuợc chánh pháp.

Bài kệ hôm nay chúng ta sẽ đuợc hiểu về ý nghĩa của một lời nói có giá trị. Truớc hết, trong đời sống của chúng ta có 3 sự hành động: thân hành động, khẩu hành động và ý hành động. Thân hành động là việc làm, khẩu hành động là lời nói, ý hành động là sự tư duy, sự suy nghĩ. Bài kệ nầy Đức Thế Tôn dạy cho các vị tỳ kheo khi các vị thắc mắc về sự tái sanh của đao phủ thủ Sammadathika. Lúc bấy giờ, Đức Phật dạy rằng nhờ ông đao phủ thủ nầy đuợc thân cận một bậc hiền trí như tôn giả Xá Lợi Phất, và khi một bậc hiền trí nói một lời lợi ích như vậy khiến cho nguời nghe xong thành tựu đuợc sự an lạc, sự hạnh phúc thì giá trị của lời nói hữu ích đó tốt hon nói cả ngàn ngàn lời nhưng không có lợi ích.

Nói những điều có lợi ích là như thế nào? Chúng ta tùy theo hoàn cảnh, tùy theo môi truờng sống, tùy theo tư duy của mỗi nguời, chúng ta nhận xét lời có lợi ích và lời không có lợi ích. Ví dụ như bây giờ một sinh viên ngồi vào giảng đuờng, khi nghe vị giáo sư giảng giải về môn học của mình thì nguời sinh viên đó sẽ nhận thức đuợc đây là lời nói có lợi ích. Một bệnh nhân khi đến một vị bác sĩ và đuợc lời khuyên của vị bác sĩ đó khiến cho bệnh nhân nầy cảm thấy an tâm và lạc quan khi chữa trị căn bệnh của mình, thì như vậy lời nói của vị bác sĩ đuợc bệnh nhân xem như là lời nói có lợi ích. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể đánh giá rất nhiều lời nói có lợi ích, khi chúng ta làm ở bất cứ ngành nghề nào, và có những nguời khuyên nhắc chúng ta những điều thuận lợi cho ngành nghề của chúng ta thì đó cũng đuợc xem như là lời nói có lợi ích. Do vậy nếu chúng ta nói rằng lời nói lợi ích, có giá trị hơn cả ngàn ngàn lời vô ích, chúng ta nói khía cạnh chung chung, ý nghĩa chung chung thì chúng ta có thể áp dụng trong bất cứ truờng hợp nào ở cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta gặp mặt nhau, chúng ta nói những điều gì khiến cho nguời khác nghe xong mà họ thu thập đuợc những điều hay, những điều có lợi cho cuộc sống của họ về mặt vật chất cũng như tinh thần, như vậy lời nói đó đuợc xem như lời nói lợi ích. Và nếu đuợc nghe một lời nói lợi ích thì quả thật lời nói đó có giá trị hơn cả ngàn lời nói vô ích.

Lời nói vô ích ở đây đuợc đánh giá như thế nào? Nói một cách chung chung thì lời nói vô ích là lời nói rỗng không, chẳng có ý nghia và chẳng có tác dụng cho chúng ta. Ở đây khi chúng ta đề cập đến lời nói có lợi ích giá trị hơn cả ngàn lời nói không có tịnh lạc, không lợi ích, trong bài kệ nầy chúng ta phải nhận định đó là một lời nói có liên hệ đến sự an lạc tinh thần bởi vì Đức Thế Tôn là bậc giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ, là bậc đã vuợt qua, Ngài thuyết pháp để vuợt qua, là bậc tịch tịnh Ngài thuyết pháp để đua đến sự tịch tịnh, do đó khi Đức Thế Tôn nói lời nầy thì chúng ta phải hiểu trong một ý nghia hết sức đặc biệt thù thắng, chứ không phải ý nghĩa thông thuờng. Mặc dù chúng ta vẫn có thể áp dụng câu Phật ngôn mà Đức Thế Tôn thuyết trong đời sống thuờng nhật của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế cái gì thuộc về hiệp thế bỏi vì nguời phật tử lúc nào cũng nhắm đến mục đích giải thoát. Sự tịch tịnh, sự tịnh lạc trong đạo hạnh là điều tốt đẹp nhất, và do đó lời nói lợi ích ở đây đuợc xem như là lời nói có liên hệ đến giới hạnh, liên hệ đến sự tinh tấn, liên hệ đến sự viễn ly, liên hệ đến sự thiểu dục, tức là ít có sự ham muốn, liên hệ đến sự tri túc là biết đủ, liên hệ đến sự giải thóat, liên hệ đến tri kiến giải thóat.

Chúng ta khổ có hai mặt, khổ về mặt vật chất và khổ về mặt tinh thần hay gọi là khổ thân và khổ tâm. Khổ thân là sự khổ về già, bệnh và chết, hay là thiếu ăn thiếu mặc, trời nắng nóng hay trời mưa uớt át, gió lạnh thì những cái gì thuộc về cảm xúc, cảm thọ khổ thuộc về thân thì cái đó chúng ta gọi là khổ thân. Còn về khổ tâm (cetasikkha dukkha) tức là những sự khổ ảnh huởng về mặt tinh thần, tâm buồn bực âu lo phiền muộn, bất an, hoang mang sợ hãi, tâm trạng đó gọi là khổ tâm. Mặc dù chúng ta có thể giúp đỡ cho nguời khác về vật chất, phần lớn nguời ta chỉ nghĩ rằng giúp đỡ về mặt vật chất sẽ thiết thực hơn. Tuy vậy chúng ta không thề phủ nhận một điều rằng những lúc chúng ta âu lo, phiền muộn, chúng ta có những nỗi ám ảnh sợ hãi, bấy giờ nếu chúng ta đuợc nghe một lời khuyên hữu ích, hữu hiệu, một lời khuyên có giá trị sẽ tác động tâm lý chúng ta, sẽ đem lại cho chúng ta một sự hy vọng hay một tư tuởng lạc quan, một sự an vui; chúng ta không thể phủ nhận điều đó. Do vậy cho nên trong đời sống của chúng ta có khi chúng ta chỉ cần một lời nói khuyên nhủ, khuyến khích, động viên cũng đủ rồi.

Khi chúng ta tu tập có nghĩa là chúng ta phải áp dụng cả hai mặt, khi chúng ta tiếp xúc với nguời khác và chúng ta có tâm tiếp độ nguời khác, chúng ta có thể tùy cơ hội, tùy truờng hợp mà chúng ta có thể tiếp độ về vật chất hay tinh thần chứ không có một cái gì cụ thể. Giúp lời chứ không ai giúp của. Quả thật vậy, khi chúng ta nghèo khổ thì nguời ta đến khuyên nhủ chúng ta thôi, khuyên chúng ta đừng buồn, hãy sống an phận như vậy, chứ ít có ai giúp tiền của cho nguời đó thoát khỏi cảnh nghèo. Khi chúng ta đói nguời ta có thể cho mình muợn một cái chén một đôi đũa, nhưng nguời ta không thể cho cơm mình ăn. Nếu chúng ta suy xét cho kỹ thì trong đời sống của chúng ta, có đôi lúc không cần của mà cần l ời, và cũng có đôi lúc chúng ta cần một trạng thái tinh thần hơn là sự kiện vật chất. Chính điều nầy nói lên rằng khi chúng ta cần một trạng thái an lạc về tinh thần, thì một lời khuyên hữu hiệu, một lời khuyên lợi lạc nghe xong đuợc chứng đạt quả vị giải thóat thì lời nói đó quả thật quý báu.

Có vài truờng hợp ví dụ như chúng ta nghe câu chuyện của đao phủ Sammadathika, nếu trong tình trạng mà ông ta đang bị quẫn trí, đè nặng bởi những tội lỗi ông ta đa gieo rắc bấy lâu nay tức là giết chết cả 2.000 tên cuớp từ bốn phía thành giải về, thì lúc bấy giờ với một tâm trạng lo âu sợ hãi, không bao giờ ông ta mang đuợc một chút tư tuởng an vui, thảnh thơi, luôn luôn bị ám ảnh. Vào lúc nầy nếu tôn giả Xá Lợi Phất nghĩ rằng ông đao phủ thủ nầy đang có sự sầu muộn phiền lụy mà Ngài cho ông ta chút ít tài sản có lẽ ông ta cũng không thể vơi đuợc nỗi đau đớn, nỗi ám ảnh nội tâm. Ngay trong lúc đó, bằng lời khuyên hữu ích, bằng lời pháp nhưng thật chính xác với tâm tư của ông ta, an ủi tinh thần của ông ta. Ban đầu thì ông ta còn bị ám ảnh không thể ngồi lắng nghe lời phúc chúc của tôn giả Xá Lợi Phất nhưng tôn giả Xá Lợi Phất đã khéo gợi ý cho ông ta và vì bản tánh đần độn của ông đao phủ thủ nên khi nghe như vậy thì ông ta chỉ biết là như vậy, thế là tâm của ông tạm thời đuợc lắng dịu. Khi tâm đã lắng dịu, cũng do nhờ nhân duyên ở quá khứ, ông ta sẵn sàng lĩnh hội những ý nghĩa pháp mà tôn giả Xá Lợi Phất đã thuyết. Đó là một vấn đề mà chúng ta thấy cần có lời nói vô cùng.

Lại nữa chúng ta thấy như truờng hợp của cậu Pala, con trai út của ông truởng lão Cấp Cô Độc, cậu ta nghe theo lời cha khuyên đi đến chùa cố gắng thọ trì Tam Quy và Ngu Giới để rồi trở về nhà lãnh tiền thuởng. Một thời gian sau, ông Cấp Cô Độc khuyên con mình hãy đến chùa để nghe Đức Phật thuyết pháp, ‘con mà nghe đuợc một câu pháp nào có thể thuyết lại, nói lại cho cha nghe thì cha sẽ thuởng cho con gấp muời lần số tiền thuởng hàng ngày’. Cậu Pala vì ham tiền nên đi đến nghe Đức Phật thuyết pháp. Một vài lần cậu ta định sau khi nghe xong một câu pháp, nhớ đuợc một câu pháp để đem về nói cho cha nghe thì cậu ta sẽ đứng dậy bỏ ra về. Và Đức Thế Tôn đã dùng phương tiện giúp cho cậu ta ngồi lại lắng tai nghe pháp, sau đó cậu ta chứng đắc quả Tu Đa Huờn. Ngày hôm sau khi ông Cấp Cô Độc thỉnh Đức Phật về trai tăng luôn tiện để phát thuởng cho đứa con trai của mình, cậu Pala lấy làm hổ thẹn truớc mặt bậc đạo sư và xin sám hối với bậc đạo sư. Đức Thế Tôn biết rõ cậu Pala đã chứng quả Tu Đa Huờn, do đó Ngài đã thuyết một bài pháp và Ngài nhắn nhủ rằng với quả vị mà Pala đa đạt đuợc, quả vị đó quý báu hơn cả ngai vàng của Đế Thích hay là ngai vàng của vua Chuyển Luân Vương. Lời nói đó đuợc một vị thuyết giảng như là Đức Phật hay chư vị A La Hán thì quả thật lời nói nầy đáng giá hơn cả ngàn ngàn câu nói.

Chính vì ý nghĩa này mà Đức Thế Tôn so sánh cho chúng ta biết rằng một lời nói hữu ích nghe xong đuợc tịnh lạc, lời nói đó tốt hơn cả ngàn ngàn những lời không đem lại lợi ích. Và trong cách mà Đức Phật thí dụ như thế giúp cho chúng ta hiểu đuợc cách sống trong việc tu tập: một là chúng ta luôn luôn đón nhận những lời nói tốt đẹp của bậc thiện trí thức đã răn dạy, trình bày cho chúng ta. Những lời nói của các bậc thiện trí thức mà chúng ta không lắng tai nghe và không lĩnh hội đuợc thì giống như chúng ta đuợc một nguời chỉ cho kho tàng mà không chịu chấp nhận, chúng ta lo đễnh bỏ qua. Như vậy rất là uổng phí.

Thứ hai là truờng hợp khi chúng ta đối đãi, tiếp xúc với nguời khác, chúng ta biết rõ rằng một lời nói lợi lạc, hữu ích có giá trị hơn cả ngàn lời nói vô ích, vì đem lại lợi lạc cho nguời khác chúng ta chỉ nên nói những lời nói hữu ích mà thôi. Và những lời nói hữu ích đó sẽ giúp cho nguời khác đuợc sự an vui, tinh tấn, hay xóa bỏ đi những mặc cảm để rồi họ tiến hóa trên đuờng tu tập. Đây cũng là phuớc báu lớn lao. Khi chúng ta tu tập, chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta chỉ im lặng, thân tu tập là đủ, vì trong tam nghiệp, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, chúng ta cũng biết lời nói là khẩu nghiệp và nếu như lời nói đó là lời nói tốt, lời nói hữu ích, lời nói có giá trị đạo đức thì lời nói nầy sẽ đem lại phuớc báu cho nguời nói, cho nguời đã trình bày lời nói đó. Trừ ra đối với Đức Phật và chư vị A La Hán, là những bậc vô lậu giải thoát, là những vị những gì nên làm đã làm, sau đời sống nầy không còn đời sống khác, thì đối với các Ngài cho dù các Ngài có nói nhiều những lời nói đem lại hữu ích, lợi lạc cho quần sanh đi nữa thì các Ngài cũng không cần đến quả báo của những lời nói đó, do vậy đuợc xem như không thành tựu khẩu nghiệp, dù cho đó là lời nói tốt. Nhung đối với kẻ phàm phu chúng ta, trong đời sống tu tập, chúng ta không thể so sánh với Đức Phật, hay chư vị A La Hán là chúng ta bất cần, không tạo khẩu nghiệp tốt, điều nầy thật không nên. Tiền thân của Đức Phật khi còn là vị bồ tát thì ngay kiếp sống đó, Ngài tu tập ba la mật với hình thức là thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp, chính lời nói chân thật, dịu ngọt, hữu ích, hợp thời mà bồ tát đa từng phát ngôn nên trong hiện tại trong 32 đại nhân tuớng đã hiện rõ về quả báo nầy. Do đó phật tử chúng ta cũng nên có những lời nói hữu ích khi nói chuyện với nguời khác. Và nguợc lại khi nguời khác nói những lời hữu ích đến ta thì ta cũng phải đón nhận một cách trân trọng vì những lời nói hữu ích đó hễ mà chúng ta nghe đuợc thì chúng ta sẽ đuợc tịnh lạc, sẽ đuợc an vui. Bởi vậy cho nên cho dù mình nghe hay mình nói những lời nói lợi ích thì bao giờ cung có giá trị cả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Download cau hoi 177-1
Download cau hoi 177-2


Phap Am Lưu Trữ


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Phẩm Song Yếu