Psychotheraphy, Meditation

Kệ Ngôn 100

Lời vàng dù ít vẫn là vô giá




Thap Nhi Nhan DuyenGiảng Sư: TT Giác Đẳng

 

Dù nói cả ngàn lời
Nhưng không mang lợi lạc
Không bằng chỉ một lời
Nghe xong được chứng đạt

.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Sahassamapi ce vaacaa anatthapadasa.mhitaa
Eka.m atthapada.m seyyo ya.m sutvaa upasammati.


Như Trúc chuyển biên:

TT Giác Đẳng: Kính bạch chư tôn đức. Kính thưa Quý phật tử. Chúng ta lại buớc qua một phẩm mới. Như vậy chúng ta đi đã gần ¼ đọan đuờng trong số 423 bài kệ của Pháp Cú Kinh. Nói như vậy không phải để chúng ta thỏa mãn mà để chúng ta khích lệ rằng trong suốt 100 bài kệ vừa qua, dễ dàng nhận thấy bộ kinh nầy là một bộ kinh mang nhiều lợi lạc cho nguời Phật tử, không kể là xuất gia hay tại gia. Kinh Pháp Cú cho chúng ta nhiều ý niệm quan trọng, nếu không muốn nói là mới mẻ bởi vì đây là những gì đã đuợc nhắc đi nhắc lại rất là nhiều lần. Tuy nhiên Kinh Pháp Cú minh định cho chúng ta nhiều cơ sở quan trọng về tín lý của đạo Phật, về con đuờng đưa đến giải thóat giác ngộ mà qua đó chúng ta có thể hiểu một phần tôn ý của Đức Phật.

Hôm nay chúng ta nói về Phẩm Ngàn (Sahassavagga) thì chúng ta có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau về con số 1.000 nầy. Con số hàng ngàn ở đây mang ví dụ về sự so sánh ở trong ngữ văn của tiếng Phạn, và sự so sánh nầy cũng đua ra một số giá trị rất thú vị về lời dạy của Đức Phật. Đức Phật khi giảng pháp cũng như cách sử dụng ngôn ngữ trong kinh điển mà ngày nay chúng ta thấy có những ngôn ngữ thuộc về tục đế và ngôn ngữ chân đế mà Ngài Pusatassa, một vị danh tăng của Thái Lan, Ngài có một chữ mới, Ngài gọi là Pháp ngữ và thuờng ngữ. Thuờng ngữ là ngôn ngữ của thuờng thức, của trần gian, và trong ngôn ngữ của trần gian thì ý nghĩa phải hiểu một cách tương đối và chúng ta có thể dùng một cách tương đối. Nhưng Pháp ngữ thì phải đề cập một cách chuẩn xác, nghĩa là ở đâu thì chúng ta phải nói theo đó.

Phẩm Ngàn là phẩm so sánh. Có nhiều sự so sánh không đuợc lành mạnh trong cái nhìn của Phật Pháp, ví dụ sự so sánh giữa cá nhân và nguời khác, sự so sánh đó chỉ là một dấu hiệu của ngã mạn, dấu hiệu của tự ti, dấu hiệu của vô minh. Có những so sánh mà nguời ta gọi là đem trái cam so với trái táo, chúng ta đem giá trị nầy để so sánh với giá trị kia thì dĩ nhiên là cũng đuợc. Nhung với những gì mà chúng ta đuợc biết trong Phẩm Ngàn thì đó là những so sánh rất lý thú về thuớc đo giá trị của sự vật. Lấy ví dụ nhu Đức Phật dạy rằng một nguời thắng hàng ngàn binh hùng tuớng mạnh ở ngoài mặt trận, ở chiến truờng không bằng một phần nhỏ của sự tự thắng lấy chính bản thân mình. Sự so sánh nầy không mang tính cách ngã mạn mà đó là sự so sánh nói lên giá trị thực sự. Hay Đức Phật dạy rằng ngàn lời nói mà không mang lại sự tịnh lạc, không mang lại lợi ích thì không bằng một lời mà mang lại lợi ích. Có đôi khi chúng ta bắt gặp một số sự so sánh như vậy, hết sức là rõ nét ở trong phẩm nầy nói lên một giá trị, một sự lựa chọn dứt khoát của một bậc thiện trí. Và ở rất nhiều truờng hợp cũng cho chúng ta cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về cái nhìn của một vị giác ngộ khác với cái nhìn của phàm phu như thế nào; ví dụ nhu trong một câu chuyện đề cập đến một thiếu nữ con nhà giàu có. Là một mỹ nhân tài sắc vẹn toàn thời bấy giờ, nhưng vì lụy một chữ tình lại thương một nguời bất lương và về sau nầy nàng đã dùng trí tuệ để có thể đánh bại đuợc tuớng cuớp đó, nhưng rồi nàng lại rời bỏ đời sống thế tục để làm một nữ đạo sĩ đi đó đi đây, tìm nguời tranh luận, cuối cùng gặp Tôn giả Xá Lợi Phất và bị khuất phục bởi những câu hỏi của Tôn giả Xá Lợi Phất, nàng đi xuất gia. Cuộc đời nàng quả là một giai thoại hết sức kỳ thú mà chư tỳ kheo khi có dịp nhắc lại đời sống của vị thánh ni nầy từ thời là một cô gái, thương chồng và sau nầy lại có thể tự mình cứu lấy chính mình, rồi sau đó là xuất gia, vào đạo hết sức là đặc biệt của nàng.

Nhưng thưa quý vị, khi nghe đến những điều đó thì Đức Phật Ngài lại đưa ra một điều khác. Ngài dạy rằng với một nguời có thể thắng binh hùng tuớng mạnh thì điều đó không bằng một phần ngàn nguời thắng đuợc chính mình, thắng đuợc dục vọng. Ý Ngài muốn nói rằng với một sự chiến thắng nào đó mà trong đời cô đã chiến thắng ví dụ như chiến thắng tên tuớng cuớp chẳng hạn, thì điều đó cũng không bằng tự mình thắng dục vọng, tức là sự chiến thắng về sau nầy. Và Đức Phật cũng nói thêm rằng trong lúc vị tỳ kheo cảm thấy rất đặc biệt về một nguời nữ có biện tài có thể khuất phục đuợc nhiều nguời, thì đừng quên rằng những lời nói lý luận dông dài đó dù có ngàn lời đi nữa cũng không bằng một lời đã đưa cô từ bờ mê sang bến giác.

Ngày hôm nay có một khuynh huớng rất là cố hữu, rất rõ nét về một số các tông phái, và một số cá nhân quan niệm rằng đạo Phật đã xóa đi tất cả những biên giới của dị biệt, kể cả sự phân biệt pháp nầy và pháp khác; nếu có sự phân biệt nào đó thì thuờng dễ dàng bị lên án đó là pháp chấp. Nhưng chúng ta đã quên đi một số giáo lý hết sức căn bản của đạo Phật, ở trong đó ví dụ nhu Trạch Pháp Giác Chi. Trạch pháp là gì? Trạch pháp là một sự phân biệt, sự phân biệt thấy rõ biên giới của thiện và ác, cái nào nên lựa chọn và cái nào không nên lựa chọn. Về mặt tu tuởng giác ngộ thì trong Phẩm Ứng Cúng (Phẩm A La Hán), chúng ta đã nghe đuợc một số cái nhìn của các vị A La Hán, sau khi đã giác ngộ rồi thì những giá trị đối đãi, chúng ta gọi là những giá trị dị biên không còn đuợc xem là quan trọng nữa, nhưng đó là chúng ta nói ở một phuong diện rất tuyệt đối khi các vị đó đã chứng ngộ Niết Bàn và những giá trị của trần gian không còn dùng để là thuớc đo của Niết Bàn nữa. Tuy nhiên, nỗ lực để xóa đi sự đối đai mà đạt đến giáo lý bất kỳ đó phải đuợc áp dụng đúng chỗ, nếu không nó sẽ trở thành một cái gì rất là buồn cuời khi chúng ta cố gắng để quên đi rằng sự phân biệt dựa trên những giá trị thật sự, những giá trị đó chính Đức Phật cũng làm một sự so sánh: ‘cho dù nói ngàn lời nhưng không có đuợc tịnh lạc, không bằng nói một lời mà nghe sẽ đuợc tịnh lạc’. Chúng ta thấy Đức Phật làm một sự so sánh ‘thắng một ngàn nguời ở tại chiến truờng dù là binh hùng tuớng mạnh cũng không vẻ vang bằng tự thân thắng lấy chính mình’.

Ở đây chúng ta thấy sự so sánh tuy rằng không phải là một con số tính cách nhưng nói lên sự khác biệt một trời một vực, nói đến cái trọng cái khinh, nói đến cái nào thật ra có giá trị và cái nào thật sự không có giá trị. Nên khi đọc kinh Pháp Cú, ở Phẩm Ngàn, chúng ta lại nhìn thấy sự so sánh. Sự so sánh từ cái nhìn của bậc giác ngộ dựa trên ý lý hết sức đặc biệt của đời sống. Chúng tôi đặc biệt mời tất cả quý phật tử bỏ thời giờ để chiêm nghiệm về những thuớc đo giá trị nầy. Trong những thuớc đo giá trị đó, chúng ta có thấy một phần nào tôn ý của Đức Phật và một lần nữa nhắc cho chúng ta rằng có một số khái niệm kể cả về giáo lý bất dị cũng không thể đem áp dụng cho tất cả mọi truờng hợp, nếu không khéo thì sẽ trở nên hết sức là nguy hiểm. Chúng ta đúng nhiều thứ thì có thể tha thứ đuợc nhưng chúng ta lấy búa mà đóng trên chính mình thì việc đó là việc không nên chút nào hết.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Download cau hoi 177-1
Download cau hoi 177-2


Phap Am Lưu Trữ


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Phẩm Song Yếu