Giảng Sư: ĐĐ Lá Bối
Ý dẫn đầu các pháp
Ý chủ trì, tạo tác
Nếu ngôn từ, hành động
Với tâm ý nhiễm ác
Khổ theo tựa bánh xe
Đi sau dấu chân bò
(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng) .
Minh Hạnh chuyển biên
ĐĐ Lá Bối giảng: kệ ngôn này kể về một vị trưởng lão chẳng may vì tiền duyên trong đời quá khứ đã tạo ác nghiệp do vậy trong đời sống hiện tại dầu đã chứng quả vị thánh nhân, tuy nhiên Ngài phải nhận chịu các ác nghiệp trong đời quá khứ trong đời sống hiện tại, như chúng ta được biết đây là câu chuyện của Đại Đức Hộ Mù ngày xưa, tên Pali là Cakkhupàla, vị Tôn Giả chuyên trì hành đạo do vì không phù hợp với một vài cơ thể sinh lý cuối cùng đôi mắt bị mù, trong đời sống thường nhật hàng ngày, những khi hành đạo Tôn Giả vẫn cố gắng làm những thói quen sinh hoạt cá nhân, vào mùa mưa các côn trùng sống chung quanh tịnh thất cũng như trên đường kinh hành của vị trưởng lão này, sau giờ khuất thực, sau giờ tịnh tọa tham thiền trong phòng, vị trưởng lão vẫn dành thời gian để kinh hành trên con đường gần ngôi tịnh thất.
Vì đôi mắt mù nên vị trưởng lão không thấy côn trùng trên con đường mình đi lại, chính vì như vậy do sự vô ý rất bình thường, vị trưởng lão này đã dẵm đạp lên các côn trùng, mà theo giới luật của người xuất gia thì dầu trong bất cứ hình thức nào cũng không thể cướp đi mạng sống của chúng sinh, dù rằng chúng sinh nhỏ bé. Chuyện của vị trưởng lão đi kinh hành qua lại đạp côn trùng theo thế sự bình thường thì chuyện đó là chuyện nhỏ, nhưng trong giới luật của hàng Tăng sĩ như vậy thì đó là chuyện không bình thường, do vậy cuối cùng câu chuyện đến tai Đức Phật, Đức Phật sau khi biết rõ nguồn cơn, Đức Phật hiểu rằng Tôn Giả này vì đôi mắt bị mù do đó dẵm đạp các côn trùng một cách vô tình nên tất cả các hành sử của vị đó không thể gọi là đã vi phạm giới luật, do nhân duyên sự này Đức Phật thuyết câu kệ ngôn số một mà chúng ta học ngày hôm nay.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý chủ trì tạo tác,
Nếu ngôn từ hành động
Với tâm Ý nhiễm ác
Khổ theo tựa bánh xe
Đi sau dấu chân bò
Trước hết chúng ta bàn chữ "ý" trong kệ ngôn này, đây là một trong những chữ then chốt để chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của câu kệ ngôn. Quả thật trong mọi ngôn ngữ đôi khi chúng ta có nhiều danh từ để chỉ cho một sự vật tương tự như vậy, trong ngôn ngữ Pali gọi là ngôn ngữ bắc Phạn, chúng ta thường nghe trong kinh điển thì có nhiều chữ chỉ cho cái gì nó không thuộc về vật chất, mà thuộc về tâm linh, chẳng hạn giống như trong tiếng Việt chúng ta thường nghe là ý và tâm v.v... thì trong chữ Pali hay chữ Phạn nó cũng có nhiều danh từ để chỉ cho một phần trong con người của mình ngoài phần vật chất có gì đo' gọi là tâm linh, tuy nhiên chữ ý ở đây Đức Phật muốn nói về điều kiện để tạo nghiệp mà thường ta vẫn quen gọi là tội.
Đức Phật Ngài nói rằng mỗi hành động như vậy dù là thân, dù là khẩu, dù là ý nó để lại ảnh hưởng của nó, mà ta gọi là để lại kết quả, để lại quả báo, Đức Phật Ngài nói trong mỗi hành động như vậy, hành động về thân, hành động về khẩu, hành động về ý thì trong ba hành động này, hành động ý là quan trọng.
Trung Bộ kinh có kể giai thoại rằng, một lần có một vị gia chủ tên là UPali đến tham kiến Đức Phật và hỏi về chủ trương của Đức Phật về vấn đề nhân quả. Vị gia chủ này vốn là một người đã từng theo đạo của một vị ngoại đạo, theo chủ trương của một vị ngoại đạo thì những hành động của mình cái quan trọng nhất là cái thân hành động, có nghĩa là chúng ta có thể suy nghĩ như thế nào đó, khẩu nghiệp của chúng ta, ngữ nghiệp của chúng ta, lời nói của chúng ta thế nào cũng được, nhưng thân hành động của chúng ta mới là vấn đề quyết định. Chẳng hạn chúng ta có sự suy nghĩ, chúng ta có ý' muốn giết người, tuy nhiên chúng ta chưa giết người thì việc đo' chưa quan trọng, cho đến khi chúng ta cầm dao giết người thì khi đó mới quan trọng. Vì nghĩ như vậy nên một vị giáo chủ cùng thời với Đức Phật, chủ chương rằng trong mỗi hành động thì thân nghiệp mới quan trọng, vị gia chủ này thấy Đức Phật chủ trương khác với vị đạo Sư của mình cho nên mới đến tham kiến Đức Phật. Sau cùng mới nghe Đức Phật trình bày rằng tất cả mỗi hành động của mình dẫn đến nghiệp, thì ý nghiệp mới quan trọng hơn thân nghiệp và Đức Phật bằng nhiều phương tiện cho vị gia chủ này thấy rằng là ý nghiệp mới là quan trọng. Thì cũng câu kệ ngôn này Đức Phật Ngài dậy rằng trong mỗi hành động của chúng ta, những hành động ác nghiệp thì mọi thứ quan trọng nhất nó vẫn là riêng ý nghĩ của chúng ta, chủ ý của chúng ta mới là quan trọng.
Nhân đây chúng tôi cũng muốn chia sẻ cùng với quí vị Phật tử theo sự hiểu biết cá nhân của chúng tôi, chẳng hạn như khi chúng ta phải làm việc gì đo', việc đầu tiên là chúng ta suy nghĩ mình phải làm như thế nào, sau đó bằng phương tiện nào đó, bằng cách nào đó để mình thực hiện hành động đó. Thì theo ý tưởng trong kinh sự suy nghĩ ban đầu mới quan trọng, và việc chúng ta có thực hành như thế nào, cái đó không quan trọng mấy. Chẳng hạn giống như một bà mẹ co' thể mắng yêu một người con bằng những lời mà nếu đặt vào trong một bối cảnh khác, đối với một người khác không phải là những người con của mình, không phải là một đứa bé mà là một người lớn, thì những lời nói của bà mẹ đó co' thể người nghe sẽ có cách hiểu khác. Bằng một tình mẫu tử người mẹ có thể mắng yêu người con rằng " cái thứ súc sinh" v.v... Nhưng nếu bằng lời nói đó dùng với bạn bè hay với những người cao hơn mình thi` những câu nói đó sẽ được hiểu khác.
Do vậy trong đời sống nặng về tâm linh, Đức Phật luôn luôn Ngài nói rằng tinh thần quan trọng hơn những gì chúng ta biển hiện ở bên ngoài, bởi vì hình thức chúng ta biểu hiện, đôi khi cho chúng ta thấy một người nhân danh về đạo đức mà làm nhiều việc sai quấy, đôi khi một người về hình thức ở bề ngoài họ có vẻ họ tầm thường nhưng bên trong sự suy nghĩ của họ, ý tưởng của họ, mục đích của họ khác hơn cái gì mà họ làm.
Nên câu kệ ngôn này rất giản dị và trong sáng, tuy nhiên đặt vào bối cảnh của chúng ta ngày hôm nay cho chúng ta suy nghĩ rất nhiều, bởi vì thời đại ngày hôm nay chúng ta trông cậy rất nhiều về phương tiện vật chất. Quả thật ngày hôm nay khi Chư Tăng Phật tử cùng nhau sinh hoạt ở trên chương trình paltalk này, nếu cách đây mười năm ở Việt Nam thì không thể nào có một chương trình sinh hoạt giống như ngày hôm nay. Đành rằng chúng ta không phủ nhận tất cả những công cụ, những phương tiện chúng ta hiện có với một văn minh ngày hôm nay giúp đỡ chúng ta rất nhiều, nhưng mình suy nghĩ thì những cái mình có được, nó có những vấn đề phải suy nghĩ đến là có phải tất cả những thứ vật chất mà chúng ta có xung quanh ngày hôm nay là hoàn toàn đem lại những gì chúng ta mong cầu, khi chúng ta suy nghĩ như vậy thì nó có nhiều vấn đề khác nữa.
Chẳng hạn thưa quí vị Phật tử có đôi lần chúng tôi sinh hoạt ở trên chương trình Diêu Pháp này và một vài chương trình Phật Pháp khác, quả thật cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng những lớp giảng dậy giáo lý ở tại chùa hay những lớp mà bản thân tôi học giáo lý từ nhỏ đến giờ, vẫn cho mình một khả năng tiếp thu cao hơn khi ở chương trình hiện tại bây giờ. Một vài lần khi có điều kiện nói chuyện với các Phật tử, tôi nhận thấy một điều là quí vị Phật tử khi theo dõi chương trình học Phật pháp ở trên internet thì thoạt đầu chúng ta thấy rằng có một cái gì đó dễ dàng thoải mái, tiện nghi, tuy nhiên dần dà thì mình thấy rằng là những thứ đó không hẳn là tất cả, bởi vì đôi khi chính vì sự dễ dãi tiện nghi không làm cho mình cảm thấy rằng mình phải nghiêm túc hơn, mình phải tập trung hơn.
Khi chúng ta đến chùa thính pháp, chúng ta gặp quí Sư quí Thầy, chúng ta tham vấn một vấn đề gì thì mình sẽ lắng nghe nhiều hơn khi chúng ta theo dõi chương trình Phật Pháp ở trên paltalk như chúng ta đang theo dõi, bởi vì trong điều kiện tiện nghi như vậy, khi cái gì cũng có được hết rồi, mình quên rằng điều quan trọng nhất là tâm tưởng của mình, một người Phật tử không bao giờ laị dám có thái độ rất tự nhiên khi ở trước Phật điện, có nghĩa là khi ở trước điện Phật họ sẽ có một oai nghi nào đó thích hợp trước điện Phật, chẳng hạn họ sẽ ngồi một cách ngay ngắn hay có khi họ phải đi tới đi lui họ phải làm một cách rất đàng hoàng. Tuy nhiên khi chúng ta theo dõi chương trình sinh hoạt ở đây chúng ta có thể tự cho phép mình làm một việc gì đó rất tự nhiên, chẳng hạn giống như chúng ta đang nghe pháp có thể nằm, chúng ta đang nghe pháp chúng ta có thể làm việc gì đó riêng tư, mình nghĩ rằng việc đó thoải mái, bởi vì tiện nghi hôm nay cho phép chúng ta làm như vậy, nhưng về phương diện tu tập thì việc đó ảnh hưởng đến bản thân mình rất nhiều.
Thật sự ngoài các vị Tôn Đức thì có đại chúng, các vị luôn luôn dành thời gian để tu tập, chúng tôi chỉ nhằm mục đích là nói những gì mình có cảm giác chứ không dám gọi là trình bày để giảng giải và do vậy tóm lại câu kệ ngôn Pháp Cú ngày hôm nay, theo thiện ý của chúng tôi thì Đức Phật dạy rằng ở trong ba hành động của mình, là thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp chính là cái để tạo ảnh hưởng, sau đó thi` trong ba hành động này thì ý nghiệp là quan trọng và chữ ý ở đây được hiểu một cách chuyên môn là chữ citana trong chữ Phạn có nghĩa là tác ý là chủ tâm tức là ý nghiệp quan trọng hơn thân nghiệp hoặc ngữ nghiệp. Đó là những gì chúng tôi có thể chia sẻ với Phật tử. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Download KN 01
Kinh Pháp Cú Lưu Trữ
|