| |  dieuphap.com  |   Ch́a Khóa Học Phật  |  Tu Hoc  | Video | H́nh Ảnh |Pháp Âm | | 

     

 ĐỀ ÁN THÁNG TÁM -2010

 

 Hữu Duyên

    


Thế nào là hữu duyên trong Phật Giáo - TT Giác Đẳng 

Trước nhất đạo Phật quan niệm rằng ở trong cuộc đời này sự quan hệ giữa con người và con người, chúng sanh với chúng sanh nó không đơn giản là đẹp là xấu, là hay, là dở mà bên cạnh đó nó c̣n có những yếu tố chúng ta gọi là túc duyên hay là tiền nghiệp.

Ví dụ như qúi vị nghe pháp của vị Pháp Sư, có vị họ thuyết rất hay nhưng quí vị lại không thấm thiá, không cảm thấy gần, không cảm thấy thân thiết với vị đó, không phải vị đó thuyết dở mà tại v́ giữa vị đó và qúi vị không có duyên. Trái lại có một vài vị dùng ngôn từ rất đơn giản, nói rất ngắn gọn khô khan nhưng v́ vị đó có duyên lành với ḿnh nên ḿnh cảm thấy hết sức thân thiết, hết sức qúi mến. Th́ như vậy vấn đề ở đây không phải là hay hay dở hay có tài hay không có tài.

Lấy ví dụ như hồi xưa có Ngài Hộ Tông, Ngài Hộ Tông viết nhiều sách, nhưng nếu chúng ta nói chuyện với Ngài th́ chúng ta thấy Ngài không phải là vị Pháp Sư theo cách mà chúng ta nói là dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, nói năng một cách rất mạch lạc như một bài thuyết giảng, có thể nói ngược lại là trong cách dậy đạo th́ Ngài hay la hay rầy, chúng ta dùng chữ la rầy không phải là quá đáng là v́ có nhiều khi Ngài la rầy Chư Tăng và quí Phật tử, nhưng ở trong chùa Ngài th́ Phật tử tu tập rất đông người xuất gia cũng vậy, người tại gia cũng vậy, nhất là những vị cư sĩ, những vị tu nữ và những vị này không phải tu một cách b́nh thường mà tu hành rất tinh tấn. Nếu chúng ta đem vị pháp sư giỏi chưa chắc đă cảm hoá được 5 người 3 người có thể tu hành tinh tấn được như những đệ tử của Ngài, và ở gần Ngài th́ chúng ta thấy rằng thường thường Ngài không dùng sự thuyết phục bằng ngôn từ nhiều, bằng mỹ từ, bằng cách nói nhẹ nhàng cảm hóa mà thường la rầy, nhưng lại có sự thành tựu rất lớn trên phương diện hoằng phápm và khi chúng ta nói về điểm này th́ ai cũng nói rằng đó là đức độ của Ngài, quả thật Ngài là một vị chân tu có nhiều đức độ về niềm tin về giới hạnh v.v... Nhưng cũng phải nói thêm một điểm rằng Ngài có rất nhiều duyên lành ở trong quá khứ. Như ở Đài Loan có những vị như Pháp Sư Ấn Thuận là một vị thông suốt Tam Tạng kinh điển nhưng cũng không có nghĩa v́ vậy mà Pháp Sư Ấn Thuận lại có nhiều đệ tử hơn những vị khác, có những vị không có tài năng về kinh điển như Pháp Sư Ấn Thuận trong lúc đó lại có rất đông đệ tử.

Xem Tiếp


Tương duyên trong đạo Phật - TT Giác Đẳng

Đối với người Phật tử Việt Nam th́ văn hoá trong đạo Phật đă bám sâu trong cội rễ cho đến hôm nay. Do vậy có rất nhiều văn hoá của đạo Phật đă ảnh hưởng sâu đậm vào đời sống của chúng ta. Có những lời nói giống như những ư nghĩ hằng ngày, có đôi khi quá phổ thông về ư nghĩa liên hệ. Một trong những điều mà chúng ta thường hay nói đó là chữ "nhân duyên". Hễ cái ǵ thành hay bại, được viên măn hay là thất bại chúng ta đều nói đến nhân duyên.

Nói đến nhân duyên có người quan niệm rất sâu, có người quan niệm hời hợt. Nhưng chúng ta dù muốn dù không th́ biết rằng đó là một trong những giáo lư quan trọng trong đạo Phật. Thuyết nhân duyên của đạo Phật dạy đó là tất cả những hiện tượng, mọi sự thăng trầm, mọi sự được c̣n đặng mất trong đời sống của một cá nhân, của một quốc gia, của một xă hội. Một điều quan trọng mà quư vị cần lưu ư là chữ nhân và chữ duyên hai chữ đó ư nghĩa khác nhau, mặc dầu nó thường đi đôi với nhau, nhưng nếu không phân biệt từng chữ th́ có thể đưa đến những lầm lẫn đáng tiếc.

Trong Phạn ngữ chữ nhân là hetu chữ duyên là pratyaya. Nhân là một nguyên nhân, là một hạt giống, là một yếu tố trực tiếp để tạo ra một cái ǵ đó. Thí dụ một hột mít nó sẽ mọc thành cây mít. Một hạt giống hoa cúc sẽ mọc thành hoa cúc. Chúng ta nói hạt giống đó là nhân

Xem Tiếp


Thập Nhị Nhân Duyên - TT Giác Đẳng

Đức Phật ví dụ con người của chúng ta có nhiều thành phần giống như bày nai, có những con nai ngơ ngác, có những con nai tinh khôn. Ví dụ đó cũng giống như rất nhiều ví dụ khác mà Đức Phật Ngài đề cập về thân phận con người, mới nghe đôi khi chúng ta nghĩ đó là ngụ ngôn, nhưng càng nh́n th́ có lúc chúng ta cảm thấy rất gần gủi. Có một lần Đức Phật đưa ra một thí dụ khác về thân phận con người, Ngài nói rằng tất cả chúng ta giống như con ngựa, có bốn loại được đưa ra làm ví dụ tại v́ đó là cấu trúc của loài người. Có những con ngựa người ta chỉ máng yên cương vào là chạy, có con ngựa thấy bóng roi đưa lên th́ nó chạy, có những con ngựa phải đánh vào mông mới chạy, có những con ngựa đánh chết gục xuống cũng không chạy. Đức Phật ví dụ như đời sống của chúng ta sanh ra trong cuộc đời nhiều khi có những dạng người vừa thấy yên cương mắc vào, lớn lên tự biết con đường nào ḿnh lên ra đi và cuộc sống nào ḿnh lên theo để thoát khổ, nhưng có những dạng người trong chúng ta v́ căn tính nghiệp nặng hơi dày hơn một chút chúng ta chờ đến khi gặp đau khổ lởi vởn đâu đó ở xa xôi th́ mới bắt đầu ra đi, có những người trong chúng ta phải gánh vác sự khổ, nuốt vào ḷng những trái bồ ḥn rồi sau đó chúng ta mới chịu tu tập. Nhưng mà rồi may mắn là chúng ta không phải là hạng ngựa thứ tư, nghĩa là đau khổ chồng chất trên vai đến lúc gục xuống rồi cũng không t́m thấy sự thoát khổ.

Xem Tiếp


Cận Y - TT Chánh Minh

Một vấn đề mà chúng ta thường ưu tư là v́ sao mà trong cuộc hành đạo của chúng ta dù có những hành giả rất là nhiệt t́nh tinh tấn mà không thành tựu được như ư. Vấn đề này thật ra th́ Đức Phật Ngài cũng đă dạy cho chúng ta nhưng chúng ta không có lưu ư. Ngài dạy một cách tóm tắt, bởi v́ khi Ngài dạy về bộ Duyên Hệ tức là bộ PATTHĀNA th́ Ngài đưa ra tất cả là 24 duyên chánh, trong 24 duyên chánh đó có một duyên gọi là "Cận y duyên" "upanissayapaccaya" Duyên này gọi là cận y upanissaya là nương nhờ chúng ta dịch là y, upa là ở gần. Nhờ duyên này mà những vị hiền Thánh ở cơi xưa hành đạo rất nhanh chóng và đắc được đạo quả rất mau chóng, c̣n chúng ta th́ thiếu duyên này. Một khi người nào thiếu duyên này th́ cuộc hành đạo trở nên chậm chạp và tŕ trệ.
Vậy trước tiên chúng ta t́m hiểu ư nghĩa "Cận y" trước và "Duyên cận y" là như thế nào?

"Cận y" chữ "upa" có nghĩa là nhấn mạnh "y" là sự nương nhờ, vậy th́ nương nhờ như thế nào. Xin thưa rằng trong tất cả các pháp đều là cận y, đều là nơi nương nhờ rất mạnh. Về mặt tâm linh cũng có, về mặt thế sự cũng có. Chính trong bộ PATTHĀNA Đức Phật Ngài dạy rằng những pháp thiện sanh trước đó là duyên cận y cho pháp thiện sanh sau này, hoặc là những khí hậu cũng là một duyên cận y cho tâm sanh khởi lên, người cũng là một duyên cận y, trú xứ cũng là một duyên cận y. Bây giờ chúng ta sẽ thấy rằng duyên cận y bao trùm cả Tam Giới: từ Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới, t
từ quá khứ cho đến hiện tại đến cả vị lai. Bây giờ chúng ta nói trước là một người là một cận y để từ đó chúng ta mới tạo thành một điều kiện đặc biệt gọi là "cận y duyên" để mà có thể chứng đắc được thiền định đạo quả hay là thắng trí.

Xem Tiếp


Trong Thập Nhị Nhân Duyên thọ duyên ái, vậy thọ khổ có duyên ái không. Tại sao người ta sợ khổ đau mà thọ khổ lại duyên ái? - TT Giác Đẳng 

Khi chúng ta đề cập đến thọ duyên cho ái có thể nó gợi cho chúng ta ư nghĩa trực tiếp là cảm thọ nào mà nó hấp dẫn khả lạc khả hỉ th́ chúng ta mới dính mắc, mới lưu luyến, rồi mới phát sanh tâm ái. Thật ra ái là một sức sống mà sức sống này đến từ cả hai thái cực hoặc là chúng ta quá thích vật ǵ đó hoặc giả là chúng ta có thể không thích một cái ǵ đó, dù thích hay không thích th́ chúng ta cũng hướng vọng đến tương lai. Chữ ái trong kinh được Đức Phật Ngài giảng nghĩa là sự tầm cầu chỗ này hay chỗ khác, đó là bản chất mà tiếp tục lên đường, tiếp tục hướng vọng, và cái hướng vọng đó cho dù chúng ta mơ về một cái ǵ đẹp như là cái ǵ mà ḿnh đă từng trải qua, hay hoặc giả là chúng ta mơ về một cảnh giới vượt ngoài cái chúng ta đang có, hay là ngược lại những ǵ chúng ta đang có, th́ điều đó nó đều mang tánh chất của ái.

Mời Xem tiếp


Tất cả những nghịch cảnh khó khăn chúng ta gặp trong cuộc đời có nhất thiết là đều do nhân duyên trước đây mà có không?. - TT Chánh Minh 

tất cả những nghịch cảnh khó khăn chúng ta gặp trong cuộc đời đều do nhân duyên - Đúng. Nhưng do nhân duyên trước đây - Không. Chữ nhân duyên tức là từ sự kiện này, từ điều kiện này, từ nguyên nhân này nảy sanh kết quả này, nhân duyên không hẳn chỉ do trong quá khứ mà ngay trong hiện tại cũng có, tất cả mọi pháp sanh lên đều do nhân duyên - Đúng. Nhưng bảo rằng tất cả các pháp của nghịch cảnh mà gặp trong cuộc đời này do nhân duyên quá khứ - Sai. Nó có quá khứ, cũng có, mà nó ở trong hiện tại, cũng có, và chính điều này Đức Phật bác bỏ lư thuyết của ngoại đạo Nigantha ở đây chúng ta dùng từ nhân duyên th́ nằm trong những nhân duyên cũng nằm trong trường hợp đó là nghiệp báo, v́ nghiệp báo cũng nằm trong nhân duyên, là một lănh vực nhỏ của nhân duyên. Đức Phật bác bỏ trong bài kinh Thiên Tư (Devadaha) - Trung Bộ Kinh 3. Chủ thuyết của Nigantha Nàtaputta nói rằng phàm lạc khổ có hiện nay cũng do nghiệp quá khứ, Đức Phật Ngài bác bỏ điều này. Nếu do nghiệp quá khứ th́ trước đây một người không tu tập họ không khổ, tức là họ không hành thiền họ không khổ rồi bây giờ họ hành thiền họ mới khổ, như vậy lạc khổ này do nghiệp của quá khứ, th́ nghiệp quá khứ người này làm ǵ mà bây giờ hành thiền chi cho khổ vậy. Điều này sai lầm.

Xem Tiếp


 

 

 

Ban Biên Tập dieuphap.com Hoan hỉ đón nhận những ư kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi liên lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

 

 

 

>> Top       | E-Từ Điển | Việt Unicode | Chuyện Thiền| Phật Ngôn | Chùa Nguyên Thủy |  |

               

dieuphap.com 

 Email: minhhanh49@hotmail.com  - Website: www.dieuphap.com

Copyright ©2002 dieuphap.com,  All rights reserved 

HTML Counter