Cận Y
Giảng trong rơom Diễn Đàn Phật Giáo Nguyên Thủy
TT Chánh Minh giảng ngày 20 tháng 6 năm 2007
Minh Hạnh chuyển biên ngày 10 tháng 7 năm 2007
Một vấn đề mà chúng ta thường ưu tư là vì sao mà trong cuộc hành đạo của chúng ta dù có những hành giả rất là nhiệt tình tinh tấn mà không thành tựu được như ý. Vấn đề này thật ra thì Đức Phật Ngài cũng đã dạy cho chúng ta nhưng chúng ta không có lưu ý. Ngài dạy một cách tóm tắt, bởi vì khi Ngài dạy về bộ Duyên Hệ tức là bộ PATTHĀNA thì Ngài đưa ra tất cả là 24 duyên chánh, trong 24 duyên chánh đó có một duyên gọi là "Cận y duyên" "upanissayapaccaya" Duyên này gọi là cận y upanissaya là nương nhờ chúng ta dịch là y, upa là ở gần. Nhờ duyên này mà những vị hiền Thánh ở cõi xưa hành đạo rất nhanh chóng và đắc được đạo quả rất mau chóng, còn chúng ta thì thiếu duyên này. Một khi người nào thiếu duyên này thì cuộc hành đạo trở nên chậm chạp và trì trệ.
Vậy trước tiên chúng ta tìm hiểu ý nghĩa "Cận y" trước và "Duyên cận y" là như thế nào?
"Cận y" chữ "upa" có nghĩa là nhấn mạnh "y" là sự nương nhờ, vậy thì nương nhờ như thế nào. Xin thưa rằng trong tất cả các pháp đều là cận y, đều là nơi nương nhờ rất mạnh. Về mặt tâm linh cũng có, về mặt thế sự cũng có. Chính trong bộ PATTHĀNA Đức Phật Ngài dạy rằng những pháp thiện sanh trước đó là duyên cận y cho pháp thiện sanh sau này, hoặc là những khí hậu cũng là một duyên cận y cho tâm sanh khởi lên, người cũng là một duyên cận y, trú xứ cũng là một duyên cận y. Bây giờ chúng ta sẽ thấy rằng duyên cận y bao trùm cả Tam Giới: từ Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới, t
từ quá khứ cho đến hiện tại đến cả vị lai. Bây giờ chúng ta nói trước là một người là một cận y để từ đó chúng ta mới tạo thành một điều kiện đặc biệt gọi là "cận y duyên" để mà có thể chứng đắc được thiền định đạo quả hay là thắng trí.
Trước tiên thì người là một cận y tức là một nương nhờ rất mạnh, những người đó thì chúng ta sẽ thấy rằng thứ nhất là Đức Phật. Đức Phật là một cận y, là một nơi nương nhờ rất mạnh và chính Đức Phật Ngài dạy rằng những ai nương nhờ Phật, những ai nương nhờ Pháp, những ai nương nhờ Tăng, những nơi nương đó sẽ đưa tới sự giải thoát bởi vì sẽ xa lánh được sự phiền não. Đây là những câu kệ kinh Pháp Cú. Do nương nhờ Phật, do nương nhờ Pháp, do nương nhờ Tăng một cách vững chãi vững mạnh cho nên những người Phật tử sẽ cố gắng tạo những thiện nghiệp, tạo những phước lành, tạo những điều công hạnh. Những điều công hạnh nào, những phước lành nào, những thiện nghiệp nào mà không thấm nhuần ân đức của Phật Pháp Tăng thì những công hạnh đó, những thiện nghiệp đó không trở thành một cận y duyên cho vấn đề chứng đắc được đạo quả. Một khi người nào làm việc phước, làm hạnh lành mà niệm tưởng được ân đức Phật, nghĩ tới ân đức Phật, ân đức Pháp hay ân đức Tăng, thì bấy giờ trở thành cận y duyên để sau đó suy nghiệm hoặc nghe pháp hoặc là niệm tưởng ân đức của Đức Phật thì cũng có thể chứng đắc được đạo quả.
Đây là trường hợp rất đặc biệt, khi Đức Phật Ngài thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân, lúc bấy giờ có một dạ xoa tên là Sātāgiri nhớ lời hẹn ước với người dạ xoa bạn mình là Hemavata. Khi Đức Phật thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân quả địa cầu rung chuyển, dạ xoa Hemavata nghe quả địa cầu này rung chuyển thì biết là có một biến động nào đó cho nên lần về chỗ trung tâm rung chuyển đó, thì trên đường đi dạ xoa Sātāgiri nghe pháp của Đức Phật thì hoan hỷ quá cũng đi tìm người dạ xoa bạn, hai người mới gặp nhau ở trên đỉnh cao một ngôi lầu của cô công chúa, cô công chúa này sau sanh ra một vị tỳ kheo tên là Sonnat, có âm thanh thuyết pháp rất hay khi thuyết lên bài kinh Banajona 8:53 ...được Đức phật tán thán. Thì bấy giờ hai dạ xoa gặp nhau đứng ở giữa hư không bàn luận về ân đức Phật, tình cờ đêm đó là đêm trăng cho nên cô công chúa này cũng lên lầu bảy, do phước duyên đặc biệt nên cô công chúa này nghe được sự tán thán ân đức Phật của dạ xoa Sātāgiri và tâm của nàng niệm tưởng, nghĩ tới ân đức đó và phát triển được tuệ quán chứng đắc được sơ quả, mặc dù chưa gặp được Đức Phật nhưng nghe nhắc tới ân đức Phật tự nhiên nhớ lại, tự nhiên cảm thấy một cái gì đó đáng thích thú đáng hài lòng, đáng cao diệu và đưa tâm quán xét và nhờ đó thấy được tam tướng chứng đắc được sơ quả, bởi vì trong tiền kiếp vị này cũng từng làm việc phước mà mỗi khi làm việc phước là một ân đức Phật. Như vậy chúng ta thấy là người cũng là cận y duyên, người tốt đẹp cũng là cận y duyên. Đối với Đức Phật chúng ta thì chúng ta phải nghĩ rằng Ngài là vị Phật ở quá khứ, mặc dù giáo pháp của Ngài vẫn tồn tại, nhưng hiện nay cả tăng tín đồ Phật giáo, hàng Phật tử đến chư tỳ khưu đều nương tựa vào Ngài, trường hợp này các vị luận sư gọi là “Cận y quá khứ.”
Như vậy trong hiện tại chúng ta có cận y nữa, cận y trong hiện tại là gì? Xin thưa cận y trong hiện tại cũng chính là Đức Phật, bằng chứng là những kim thân Phật được tạo thờ, những bảo tháp được tạo thờ, những người Phật tử khi đảnh lễ kim thân Phật với tâm thành tín, đảnh lễ kim thân Phật với tâm tưởng niệm ân đức của Đức Phật thì bấy giờ cũng tạo thành một cận y duyên ở trong hiện tại này hoặc ở trong tương lai. Chúng ta nói về cận y duyên của quá khứ, cận y duyên trong hiện tại thế thì còn cận y duyên trong tương lai như thế nào? Xin thưa cận y duyên trong tương lai cũng có, cũng chính là Đức Phật, nhưng không phải Đức Phật Gotama mà là Đức Phật Di Lặc, bởi vì trong kinh tạng chúng ta thấy rằng trong quả địa cầu này cũng có một vị Phật vị lai là Phật Maitreya (Phật Di Lặc). Những người thiện gia muốn chứng đắc đạo quả trong thời của Đức Phật Di Lặc thì người này phải nỗ lực tinh tấn đã đành rồi nhưng người này phải niệm tưởng đến ân đức của Đức Phật Di Lặc, thì người này vào thời Đức Phật Di Lặc dễ dàng được chiêm bái Phật quang của Ngài hay là Phật tướng của Ngài thật sự.
Như vậy thì chúng ta thấy rằng người cũng là một cái cận y tức là một sự nương nhờ vào mạnh mẽ đối với tâm linh của chúng ta, hoặc giả thấy rằng có những chủ thuyết là cận y cho những tín đồ của họ, cho những xu hướng về tư tưởng về triết học, thậm chí về mặt tôn giáo khác cũng có. Hoặc là chính cha mẹ ông bà chúng ta cũng là cận y, bởi vì ông bà cha mẹ có những truyền thống tốt đẹp hoặc những truyền thống không tốt đẹp thì những hàng con cháu sẽ noi theo những truyền thống tốt nào đó hoặc những truyền thống không tốt đẹp đó. Những nghệ thuật của gia đình ngay những môn thuốc bí truyền, những phương võ bí truyền v.v… đó cũng là những cận y, như ở đây chúng ta không nói gì về cận y đó mà chúng ta nói những cận y đặc biệt để cho chứng đắc được đạo quả.
Xin thưa qúi vị, mặc dù Đức Thế Tôn Ngài ban duyên lành cho ông Saccakha, bởi vì ông Saccaka là người rất thông minh, nhưng trong thời Đức Phật các Ngài giải thích rằng sở dĩ Saccaka được Đức Phật Ngài giảng lên bài kinh Saccaka Đại Kinh trình bày về ngũ uẩn rất rõ ràng chi tiết, nhưng tại sao Saccaka không chứng đắc được đạo quả? bởi vì ông thiếu cận y duyên, ông không có niềm tin nơi Đức Phật, hay nói cách khác niềm tin ông còn mỏng manh, niềm tin của ông còn hời hợt, và đến khi bài kinh Saccaka Đại Kinh thì niềm tin đó mới vững mạnh nhưng chưa đủ sức, và chỉ nhiêu đó thôi thì khỏan 200 năm sau hậu thân của Saccaka là một vị danh tăng Dhamathaseta rất nổi tiếng trong thời vua A Dục và cũng là một trong những vị tăng trong chính đoàn truyền giáo đi truyền giáo pháp. Cho nên chúng ta thấy sự cận y rất là quan trọng, quan trọng cho đến những thiền định, quan trọng cho đến những thắng trí, nó quan trọng cho đến những đạo quả. Bây giờ chúng ta nói người là một cận y rồi, người ở quá khứ, người ở trong hiện tại, người ở trong vị lai.
Thế thì còn Pháp, Pháp cũng là một cận y. Người thường quán tưởng vô thường, niệm tưởng vô thường, luôn luôn niệm tưởng vô thường thì người đó cũng dễ dàng chứng đắc được vô thường. Người luôn luôn niệm tưởng về khổ, người luôn luôn niệm tưởng về vô ngã thì đó cũng chính là một cận y, nó sẽ là điều kiện tốt để nhận thức được tam tướng. Chính là chúng ta thấy trong chú giải Pháp Cú kinh ở cách đây có 500 vị tỳ khưu ở kiếp quá khứ của thời Đức Phật Kassapa thường thường niệm tưởng về vô thường đi đến gặp Đức Phật, Ngài dạy câu kệ ngôn sabbe sankhara aniccati - Tất cả các pháp đều vô thường - và triển khai tuệ quán chứng quả A La Hán. Đây cũng là cận y duyên của thời quá khứ, của thời Đức Phật mà cận y duyên đó làm cho tâm hướng về chỗ đó, rồi 500 vị tỳ kheo khác niệm tưởng về tướng khổ đến gặp Đức Phật, Ngài dạy một câu kệ ngôn sabbe sankhara dukkhati như vậy thì cận y đó đã trở thành cận y duyên, cận y nào mạnh mẽ đó pháp là cận y duyên để rồi trở thành chứng đắc được đạo quả.
Tăng cũng vậy, qúi vị có thể nương nhờ ân đức tăng, hoặc chư tăng, người nào có niềm tin, có một sự hoan hỷ với một pháp môn của một vị samôn thanh tịnh và thực hành nó thì người này cũng mang đến nhiều lợi lạc có thể chứng đắc đạo quả, bằng chứng cho chúng ta thấy rằng là Ngài Upasada mới xuất gia nhưng lại có hạnh ở rừng, mặc y phấn tảo, đi bát khuất thực để ăn. Một hạnh tốt, một hạnh lành như vậy. Một lần nọ Ngài cùng người đệ tử về viếng thăm Đức Thế Tôn, sau khi hỏi thăm vấn an xong Đức Thế Tôn hỏi vị tân tỳ khưu đó: "Này tỳ khưu, ngươi có hoan hỷ trong niềm xuất gia này không." Vị tỳ khưu bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, trước tiên con chưa hoan hỷ trong niềm xuất gia, nhưng sau đó con hoan hỷ với hạnh của vị Thầy của con, bởi vì vị Thầy của con là bậc ở rừng, là bậc mặc y phấn tảo, hạnh đi bát khuất thực ăn, con hoan hỷ hạnh đó nên con xuất gia." Đức Thế Tôn phán rằng: "Lành thay, lành thay." Và Đức Phật ban cho một điều lệ người nào là thực hành hạnh đầu đà ở rừng đi bát ăn hay mặc y phấn tảo được viếng thăm Như Lai bất kỳ lúc nào, cho dù Như Lai đang nhập thất tịnh cư." Nhân đó Đức Phật thuyết lên lời pháp và người đệ tử chứng đắc được đạo quả đắc giòng Dự Lưu. Chúng ta thấy người hay một ân đức nào đó cũng là nơi nương nhờ, nương nhờ rất mạnh mẽ, chúng ta phải làm sao nương nhờ mà trở nên mạnh mẽ thì bấy giờ chúng ta sẽ có một cận y và từ cận y này trở thành điều kiện duyên để cho tiến hoá lên để chứng đắc được đạo quả. Nãy giờ chúng tôi nói về người.
Bây giờ chúng tôi nói đến trú xứ. Trú xứ cũng là duyên cận y chứ không phải là không, chúng ta thấy rằng nơi nào có văn hoá nghệ thuật nhiều thì nơi đó trí tuệ của dân chúng nơi đó phát triển, trái lại nơi nào không có sự văn minh, không có sự sáng suốt của ánh sáng khoa học chẳng hạn thì nơi đó dân trí thấp kém. Ngay trong vùng đất của chúng ta cũng vậy có những vùng quê, những vùng sâu, những vùng sơn cước, chắc chắn là trình độ khoa học kỹ thuật hay trình độ hiểu biết thấp kém hơn những người dân ở thành phố. Như vậy thì chính vì trú xứ này cũng là duyên cận y, cũng là nơi nương nhờ rất mạnh để mà phát triển. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ vì sao Đức Phật xuất hiện ở miền Trung Ấn, bởi vì nơi đó là vùng đất có nhiều tư tưởng, nhiều nền minh triết và theo Kinh Tạng cho chúng ta thấy rằng là cái nôi của tinh thần triết học của BàLaMôn vào thời điểm đó phát triển một cách rực rỡ. Thậm chí có những BàLaMôn ở ngoài Phật Giáo trước thời Đức Phật đã chứng đắc những thiền định mà những tầng thiền cao tột như là Thầy của Bồ Tát là ông Alarama Kalama hay ông Uddaka Ramaputta chẳng hạn, hai vị này một vị chứng tới Vô Sở Hữu Sứ, một vị chứng tới Phi tưởng phi phi tưởng là bậc thiền cao nhất và chính vì vùng đất đó tập trung những minh triết và Đức Bồ Tát đã xuất hiện ở đó và chứng đắc được đạo quả rồi từ đó lan truyền. Cho nên một trú xứ nó cũng là một cận y tức là có điều kiện nương nhờ rất mạnh, và chúng ta thấy rằng có những trú xứ mà nó là cận y cho thiền định đó là trú xứ nào, đó là trú xứ thanh vắng, Đức Phật Ngài dạy những hàng môn đệ hãy tìm nơi thanh vắng để mà ngồi lưng thẳng mặc niệm trước mặt để chứng đạt được tần thiền định, bởi vì ngay tầng sơ thiền tiếng động là cây gai, một lần nó các vị trưởng lão đi tới vùng xứ của nước Vesàli thì những thanh niên Licchavì làm ồn ào, các vị trưởng lão nói này đã bị các thanh niên người xứ Licchavì làm ồn ào nên cái Ngài lui ra đi tìm nơi thanh vắng, và khi Đức Thế Tôn Ngài thấy những vị trưởng lão ra đi mới hỏi lại, thì chư vị tỳ khưu còn lại nói là vì những tiếng động này làm ồn ào nên các Ngài ra đi. Đức Phật mới dạy rằng quả thật như vậy, tiếng động là cây gai của sơ thiền, nó làm cho sơ thiền dễ bị mất hoặc khó chứng đắc cho nên những trú xứ thanh vắng là cận y duyên cho thiền định.
Hoặc trong bài kinh Khu Rừng chẳng hạn. Đức Phật Ngài dạy rằng: "Chư tỳ khưu, khu rừng nào mà vật thực khiếm khuyết pháp không tấn hoá thì hãy đi ngay tức là khởi tâm đi bỏ khu rừng này dù ban đêm cũng ra đi, ban ngày cũng ra đi, vừa khởi tâm đi thì phải ra đi. Này chư tỳ khưu, cái khu rừng nào mà vật thực kém khuyết mà pháp tấn hoá thì nên ở lại, còn khu rừng nào vật thực đầy đủ mà pháp không tấn hoá cũng nên đi, này chư tỳ khưu vật thực đầy đủ pháp tấn hoá ở đó trọn đời. Bởi vì chính ở chỗ đó là cận y để cho pháp được tấn hoá tăng tiến lên." Cho nên chúng ta thấy rằng trú xứ cũng là duyên cận y, những trú xứ nào thích hợp cho cơ tánh của mình, cho tâm lý của mình thì trú xứ đó là duyên cận y cho mình.
Khí hậu cũng là duyên cận y, có những người không chịu được khí hậu lạ hoặc khí hậu nóng cho nên tâm bực bội, tâm khó chịu, trái lại khí hậu ôn hoà, khí hậu tốt đẹp thì người này lại hài lòng và thích thú và từ đó mới có thể là tạo nên cái điều kỳ lạ của một tâm linh, hoặc tạo những bất ổn của tâm linh, có những người có thể bị điên trong mùa trăng, khi mùa trăng khởi lên thì tâm tình họ bức rức khó chịu, cũng có nhiều người mùa trăng thì họ cảm thấy những tư tưởng mình lại thoải mái thích thú. Chúng ta nhớ là thi sĩ Hàn Mạc Tử bị bịnh hủi, hễ mùa trăng lên là bị đau đớn vô cùng, vết thương hành hạ, đó cũng là một cận y của thời tiết. Thời tiết trong tương lai cũng là cận y như một người muốn thu gặt những kết quả trong mùa đông thì cái mùa mưa họ bắt đầu làm việc để mùa đông có kết quả. Nói như vậy cũng có ý nghĩa rằng với những người mong mỏi cho đạo quả có thể có được thì người này không thể chờ đợi đạo quả mà phải cố gắng làm để đạt được đạo quả, bởi đạo quả không phải chờ mà có mà phải nỗ lực tinh cần, cũng giống như người nông dân mong mỏi đạt được kết quả ở mùa đông thì ngay mùa mưa họ cũng cày bừa vất vả một nắng hai sương ở đồng ruộng, thì những người mong mỏi được những thiền định thắng trí thì người này đã tạo phải nỗ lực tạo cận y duyên cho thiền định thắng trí đó, bằng cách nào? Bằng cách khí hậu, bằng cách trú xứ, trú xứ phải thanh vắng, khí hậu phải phù hợp với cơ thể không lạnh quá không nóng quá.
Chỗ ở cũng là một điều kiện cận y, trạch pháp giác chi chỉ sanh khởi lên ở những nơi mà được quét dọn sạch sẽ. Người nào ở trong trú xứ không sạch sẽ hay trong phòng không được quét dọn sạch sẽ thì trạch pháp giác chi không sanh khởi được, người nào ở trong một căn phòng hay nơi ở mà không được tươm tất sạch sẽ hỷ giác chi không sanh khởi được bởi vì nhìn không thấy vui, nhìn thấy bề bộn không ngăn nắp, không được tốt đẹp thì hỷ giác chi không sanh khởi được. Cho nên trú xứ cũng là điều kiện cận y cho thiền định hay là những pháp thượng nhân khởi sinh lên.
Bây giờ chúng ta nói về pháp thiện là điều cận y cho những thiền định của đạo quả, với một người nương nhờ vào Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, nhưng người đó không thường xuyên làm về một pháp môn đó thì người này không tạo duyên cận y đầy đủ, người này phải thường xuyên làm, có đôi khi trong đời sống hằng ngày những cảnh sắc hay những cảnh thinh, cảnh xúc tạo một điều kiện mà người này nhiều khi không biết, nếu biết rồi thì mới thấy đó là điều kiện cận y tức là nương nhờ rất là mạnh. Điển hình cho chúng ta thấy rằng người đệ tử của Đức Xá Lợi Phất 500 kiếp làm người thợ bạc, ông ta thường quen nhìn sắc tướng đẹp của vàng hay bạc, nhưng Đức Xá Lợi Phất nghĩ rằng người đệ tử của mình là một người trai trẻ cho nên giảng về những đề mục thể trược, bốn tháng trời không lên, bởi vì tâm của người tân tỳ khưu này chỉ quen với những tướng tốt chứ không quen những tướng xấu, cho nên chọn đề mục xấu thì không lên, Đức Phật thì Ngài thấy duyên lành này cho nên Ngài hóa ra một bông sen vàng để vị tỳ kheo này quán, Ngài dùng thần thông cho bông sen vàng từ từ héo úa để phát triển. Như vậy thì cảnh sắc này cũng là một cận y trong cơ tánh của chúng ta. Cho nên trong đời sống hàng ngày những người nào thích thú màu trắng, thích thú màu hồng hay màu vàng thì biết rằng trong quá khứ mình đã từng có một cái sự cận y nương nhờ hình ảnh của cái này, do đó nếu người này phát triển thì nhanh chóng hơn.
Như hôm nay chúng ta thường thường phát triển về đề mục hơi thở, thì hiện nay qúi vị đang theo dõi đề mục hơi thở, đang tập làm cho pháp hơi thở nó trở lên vững mạnh tốt, nhưng mà điều kiện nương nhờ mạnh gần gủi nhất thì điều kiện đó phải làm cách thường xuyên chứ không thể làm một cách không thường xuyên, và nhờ làm cách thường xuyên thì nó đã thuần thục quen và nếu như trong kiếp này không chứng đắc được thì cũng là duyên cận y cho kiếp sau. Điền hình chúng ta thấy rằng 7 vị tỳ khưu lên trên non cắt đứt giây, không chứng đắc đạo quả thì không xuống núi và hai vị chứng đắc đạo quả, 5 vị còn lại mệnh chung, cho thấy rằng có lẽ là các Ngài quá khe khắc, nhưng duyên cận y đó một sự nương nhờ pháp một cách rốt ráo đã khiến cho Đức Phật cả 5 vị đều chứng đắc đạo quả thậm chí đến mức độ A La Hán do phát triển trí tuệ.
Cũng giống vậy khi ngồi thiền mặc dù trên nguyên tắc khi thân thể chúng ta đau quá thì người hành giả có thể không kham nhẫn nổi có thể xả ra và tiếp tục ngồi lại nhưng phải chịu đựng chứ không phải đau xong rồi xả ra thì duyên cận y thiếu. Giống như là một người muốn pha một tách cafe đầy hương thơm để uống, nhưng nước vừa sôi lên thì người này tắt lửa dùng nước mới vừa âm ấm đó thì không thể có tách cafe được, mà trái lại người này để sôi một chút xíu thì mới có thể sài được như thế nào cũng vậy khi mới vừa chớm khổ thọ mà vội vàng lui bước thì duyên cận y đó thiếu, phải cố gắng ép tâm đi vào trong một khuôn khổ, từ từ đưa tâm đi vào khuôn khổ tại vì ráng 5 phút nữa, 7 phút nữa rồi mới xả thiền thì người này làm cách vậy tốt đẹp, hơn dần dần nó trở thành một thói quen. Hoặc giả trong vòng tư tưởng của mình ở trong pháp hành của mình người này thiếu pháp quyết đinh cho nên duyên cận y thiếu, khi đã quyết định một việc gì đó thì sẽ không thay đổi và cố gắng thực hiện cho được. Trong thời thiền cũng vậy đã quyết định và ngồi cho được bao nhiêu lâu thì cố gắng ngồi, dần dần quyết đị, và thưa qúi vị duyên cậy y đó từ quyết định mà có, chúng ta thấy rằng Đức Bồ Tát chúng ta: "Dù cho máu có khô thịt gân có teo lại nhưng chưa chứng đắc được đạo quả ta cũng không rời bỏ bồ đoàn này", cho nên pháp cận y này ăn thua cái pháp quyết định, nếu pháp quyết định của người nào càng nhiều càng mạnh thì sự cận y này nó càng tăng và một khi sự cận y này càng tăng thì những pháp lành kia với một sự làm việc thường xuyên như vậy nó sẽ nảy sinh ra thiền định hay là thắng trí hay là đạo qủa Niết Bàn.
Thì Đức Phật Ngài dạy có hai loại giải thoát, một là tâm giải thoát, loại thứ hai là tuệ giải thoát. Ở đây người làm để cho có cận y đối với những pháp thiền định của mình hay những thắng trí hay những thần thông thì cũng không ngoài hai pháp này ra. Ở trên đỉnh cao của giải thoát khỏi sinh tử luân hồi tức là A La Hán tâm giải thoát là bậc đó đã chứng đắc thiền phi tưởng phi phi tưởng luôn cả A La Hán. Còn tuệ giải thoát những vị thánh A La Hán có tuệ quán không mà thôi. Nhưng trong đời sống mà bình thường hằng ngày chúng ta cũng có thể xử dụng tâm giải thoát này và tuệ giải thoát này để tạo thường cận duyên hay là một cận y duyên cho thiền định hay thắng trí. Tâm giải thoát, tuệ giải thoát có nhiều ngăn cách mà tạm thời giải thoát, áp chế giải thoát, đoạn trừ giải thoát, khinh an giải thoái và cuối cùng là Niết Bàn giải thoát.
Thì tâm giải thoát không phải chỉ là định không thôi, nhưng người này nhìn thẳng vào tâm của mình, khi tâm bất ổn khởi lên thì nhìn thẳng vào tâm bất ổn đó, khi tâm đang vui thích thì nhìn thẳng vào tâm vui thích đó, tâm đang hoài nghi lưỡng lự một vấn đề gì đó thì nhìn thẳng vào nó thì cũng tạm thời được giải thoát, cũng giống như người mà trích từng giọt dầu của mè, bởi trong một tâm cái định (tâm chỉ cái định) nhưng tâm này nó vừa sanh diệt nhìn thẳng vào nó để thấy được nó, để nắm bắt được nó. Rồi một người nhìn thẳng vào tâm mình, tâm mình khó chịu thì nhìn thẳng vào để thấy sự khó chịu của nó thì lập tức nó hết, rồi nhìn thẳng vào tâm lập tức hết khó chịu đó. Thì thấy như thế nào? rồi nhìn vào đâu nữa? sau tâm thứ ba là nhìn thẳng vào tâm thứ hai đó là thấy tâm đó nó như thế nào. Cứ tâm nhìn tâm tâm nhìn tâm. Giai đoạn đầu người hành giả có thể không nắm bắt được hết thì nhìn cả cụm lộ tâm, nếu xuất hiện lộ tâm nào khác nhìn thẳng vào nó, trường hợp này cũng được gọi là tâm giải thoát. Chúng ta tạo như vậy khi gặp những bất ngờ những khó chịu hoặc những bất ổn, ta nhìn thẳng vào nó. Qúi vị cứ làm và khi qúi vị làm vài lần như vậy sẽ thấy sự khổ biến mất.
Có những lúc tâm qúi vị cảm thấy hồi hộp, không biết lo sợ cái gì, cái điềm nghiệp nó xấu, nó tới, các nghiệp chuẩn bị báo cho biết là sẽ tới, thì người này nếu mà thật khéo léo nhìn thẳng vào sự lo sợ bồn chồn của nó, nhìn thẳng coi lo sợ cái gì, bồn chồn cái gì, lo lắng cái gì thì lập tức nó dịu đi và khi nó hết rồi thì qúi vị cảm thấy ít hay nhiều gì, thì hành giả này không tạo điều kiện cho những ác quả của ác nghiệp sanh khởi tức là nó có thể sanh khởi chăng là khi quả nặng trở thành nhẹ, quả nhẹ thành mất đi, nhờ nhìn thẳng vào tâm đó để mình thoát ra, tạm thời thôi. Thì thực tập như vậy hoặc là thực tập khác gọi là tuệ giải thoát, cũng nhìn thẳng vào tâm đó nhưng phải là nguyên nhân nào mà lại khó chịu như vậy, nguyên nhân nào mà lại thích thú như vậy, nguyên nhân nào khiến mình phải như vậy, thấy được nguyên nhân đó, thấy được kết quả này đó là tuệ giải thoát và từ hai pháp này phối hợp với nhau, thấy được tâm đó hiểu được nguyên nhân đó, thấy được tâm đó hiểu được nó là kết quả của một pháp nào đó và cứ thực tập như vậy, không cần phải ngồi, ngay cả đi, ngay cả đứng, ngay cả làm việc, đều cũng có thể thực tập được và trường hợp này gọi là "Chỉ quán song tu", nhìn thẳng cái tâm thấy rõ nguyên nhân, trước tiên thì nhìn thẳng tâm thôi để biết cái tâm đó nó thuộc dạng nào, hoài nghi hay là khó chịu, sân hay là thích thú hay là nó thuộc về thiện.
Ngồi nghĩ tưởng tới ân đức Phật, có nhiều khi không bắt được tâm nhưng mà xả ra dứt cái lộ tâm đó thì lộ tâm ngồi tưởng niệm ân đức Phật hiểu biết ngay nó là thiện, bắt lại nó, nhìn lại nó, nhìn lại nó xong rồi thì nhìn lại nó lần thứ hai tâm mà vừa nhìn lại nó và hiểu nguyên nhân ra sao, tại sao như vậy, do bối cảnh nào mà bị như vậy. Chẳng hạn khi người vừa nhìn kim thân Phật tự nhiên nghĩ tới ân đức Phật, như vậy thì kim thân Phật là cái nguyên nhân mà tâm nghĩ tới ân đức Phật nghĩ tưởng tới ân đức Phật đó là kết quả. Thế thì như vậy hiểu biết được như vậy hay nghe ai tụng kinh rồi tự nhiên mình đưa tâm mình xem xét cái pháp đó, nghe suy nghiệm cái pháp đó rồi nghĩ trở lại thấy trở lại cái tâm đó và thấy biết được nguyên nhân đó. Tức là nói cách khác tâm nhìn tâm nó là tâm giải thoát, chúng tôi muốn nói tâm giải thoát đây còn ý nghĩa tức là mức độ đạt được thiền định, nhưng ở đây trong đời sống thực tập chúng ta tập nhìn thẳng vào cái tâm đó, để biết nó là gì thì cũng là tâm giải thoát rồi chúng ta nhìn thẳng vào tâm đó hiểu được nguyên nhân như thế nào cũng là cái tuệ giải thoát và hai pháp tâm giải thoát tuệ giải thoát này nó là cận y cho thiền định cho thắng trí cho đạo quả, có được như vậy thì chúng ta có lợi ích rất nhiều.
Rồi chúng ta cảm thấy thiếu thốn, thí dụ như người muốn chứng đắt đạo quả Niết Bàn này thì phải thực hành theo pháp dẫn tới sự trợ đạo nó là một cận y, bởi vì đạo quả Niết Bàn nó phải có cận y hay nương vào đâu, nương vào pháp trợ đạo, hoặc là người thực tập cảm thấy mình thiếu thốn gì thì năm quyền của mình tín tấn niệm định tuệ của mình thiếu, thì người này sẽ bổ túc bằng pháp Balamật: như là quyết định độ, trì giới độ, xuất ly độ, hay là tin tấn độ, hay xả độ, tức là ai nói gì mình dù không phải nói mình mình cũng cảm thấy khó chịu, nói có một số chúng sanh người ta không nói gì mình nhưng mình cũng cảm thấy khó chịu thì như vậy biết rằng xả độ mình còn yếu. Người ta không nói tới mình mà mình còn cảm thấy khó chịu như vậy, nếu như người ta nói tới mình thì mình càng khó chịu tới mức độ nào nữa. Rồi có những người có tâm hơi lạnh lùng thì người này hiểu biết rằng tâm từ độ của mình yếu phải mở rộng ra. Đó là những nền tảng của pháp trợ đạo.
Rồi những pháp trợ đạo Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc , Ngũ Quyền Ngũ Lực chi đó nó là pháp trợ đạo của đạo quả và những sắc thinh hương vị xúc có chướng ngại của những thiền tịnh nên nhìn thẳng vào sắc thinh hương vị xúc đó, khi mắt gặp cảnh sắc thì nhìn thẳng cảnh sắc đó như thế nào và hỏi tâm như thế nào, khi nghe âm thanh thì nhìn thẳng vào âm thanh đó hỏi tâm như thế nào, bởi vì ai ly dục ly bất thiện pháp người đó mới chứng được sơ thiền và từ những cuộc sống bình thường hàng ngày như vậy chúng ta có thể tạo một cận y duyên về pháp của chúng ta, bằng cách tâm giải thoát hay tuệ giải thoát. Và nếu như thấy rõ, hiểu rõ mức độ mà phước báu Balamật mình còn khiếm khuyết, hiểu được pháp trợ đạo của mình còn khiếm khuyết đó là trí sanh lên thì bổ túc nó. Và những hành bên ngoài, thí dụ như là người ta xin mà mình cảm thấy chưa hài lòng thì phải biết mình là bố thí mình còn bị yếu chẳng hạn như vậy, và người ta xin mình cái gì mình cũng cho hết thì hiểu biết là cái trí độ mình còn thấp kém, xin với mục đích gì, xin ra sao, ai xin cũng cho, cho nên ai xin mình cũng cho thì cũng là một khuyết điểm, bởi vì trí độ kém, không xét được lợi ích cho mình lợi ích cho người, ai xin là cho mà hễ xin mà không cho cũng là một khuyết điểm, phải làm sao cho hợp lý thì cho nó phù hợp với cái trí, rồi mình phải có sự quyết định của sự chân thật, chẳng hạn như vậy, tất cả những cái đó làm cái cận y cho đạo qủa hay là thiền định và đời sống hàng ngày chúng ta có thể thực tập được bởi cái tâm giải thoát hay là tuệ giải thoát, làm cho nó trở thành một nơi nương vững mạnh thì một lúc nào đó sẽ bực sáng lên ở trong hiện tại cũng có thể có còn nếu không thì trong tương lai cũng nhanh chóng khởi lên. Trong tương lai một số hành giả mà hành như vậy may mắn được tái sanh làm người rồi vào nước Phật giáo lập nghiệp thiền sư (vì nghiệp dẫn chúng sanh đi) như thiền sư Minh Triết Ngài chỉ dạy nhiêu đó tự nhiên hiểu biết mau chóng 5, 3 ngày một thời 10, 20 ngày có thể chứng đắc được những pháp thuận, bởi do cận y có từ trước. Bây giờ chúng ta không làm thì thiếu cận y, trước sau cũng phải làm thôi.
Chúng tôi vừa trình bày với qúi vị đó là trú xứ cũng là một cận y, khí hậu cũng là một cận y, người cũng là một cận y, pháp cũng là một cận y, những điều mình hành trì thường xuyên đó chính là cận y và mỗi khi dẫn chứng tới thiền định đạo quả hay là Niết Bàn gọi là cận y duyên ./.
|