dieuphap.com | Trang web DieuPhap |
VU Times font |
Đến Bờ Kia - Pāramitā hay Pāramī: Tỳ khưu Chánh Minh
-ooOoo- LỜI NÓI ĐẦU Một điều không thể bác bỏ: Nghe pháp từ Đức Phật, một số nhanh chóng chứng đạo - quả, số khác phải nhiệt tâm nỗ lực mới chứng đạt Đạo, quả Nípbàn. Số khác dù nỗ lực, ngay kiếp sống ấy cũng không chứng đạt (sẽ chứng đạt ở những kiếp sau). Vì sao vậy? Đó là do trí tuệ nhanh nhẹn hay chậm chạp hoặc không đủ. Hay do phiền não ít hay nhiều. Và rõ ràng, trong quá khứ do có tu tập nên phiền não ít, ngược lại thì nhiều phiền não. Những phước báu đã thực hiện hay tu tập với mục đích duy nhất "giải thoát khổ luân hồi", thuật ngữ nhà Phật gọi là phước báu BALAMẬT. Ly tham (virāga) là pháp căn bản cho hành trình tiến vào Giải thoát môn. Chỉ có ly tham trong hành trình Balamật mới có khả năng chứng đạt "giải thoát sinh tử". Một tác ý đúng mang lại lợi ích vô biên, một tác ý sai trở thành chuổi dài tai hại. Tất cả chỉ do "biết hay không biết". Biết rõ ràng các pháp Balamật sẽ giúp hành giả tích lũy những thuận duyên, đồng thời loại trừ dần những phiền não tiềm ẩn trong tâm. Thế là, con đường dặc dài sinh tử sẽ ngắn dần, đạo lộ giải thoát được rộng mở và sự giác ngộ chân lý nhanh chóng thành tựu. Người Phật tử với tín tâm đặt vào Tam Bảo sẽ mở rộng tâm đại bi, thương tưởng đến với tất cả chúng sanh, mong cho chúng sanh thoát ly mọi khổ não, thành tựu an lạc lợi ích. Đó là tác ý tiên khởi khi thực hành những pháp thiện, tác ý này là điều kiện chung cho các pháp Balamật. Như con thuyền, tuy nổi trên mặt đại dương nhưng mãi lênh đênh vô định, cuối cùng cũng phải chìm vào đại dương xanh thẳm. Cũng vậy, tuy tạm thời lìa xa những khổ cảnh do nương vào phước thiện, nhưng không tìm hướng "đến bờ", cuối cùng phải chịu khổ sanh tử, để rồi mãi mãi chìm đắm trong luân hồi. Balamật là định hướng được "bờ kia", thực hành Balamật là "đi đến bờ kia". Người lái thuyền khôn ngoan sẽ tùy từng đợt sóng dữ (lớn hay nhỏ), khéo léo đưa con thuyền vượt qua sóng dữ, đến vùng an bình. Cũng vậy, người có trí sẽ khéo léo dẫn dắt con thuyền "danh-sắc" vượt bể ái trùng khơi, tìm đến bờ an tịnh. Và pháp Balamật là phương cách thực thiện những pháp thiện tùy theo từng trường hợp, phù hợp với từng hoàn cảnh thuận lợi. Đó là việc làm thiết thực đầy ý nghĩa. Chúng tôi cố gắng trình bày những hiểu biết nông cạn về pháp hành Balamật trong tập sách này, hy vọng hé mở những cánh cửa Balamật, và được các bậc cao minh "mở rộng". Tập sách này nhằm mục đích giúp thêm phương tiện hiểu biết nhỏ nhoi cho những Phật tử sơ cơ đang trên đường tầm cầu giải thoát. Tập sách được trình bày hai phần:
Trong phần Tổng quát về Balamật có hai chương: Đến bờ kia và Bồ tát hạnh. Trong phần Tu tập pháp Balamật, chúng tôi trình bày chi tiết về 10 pháp Balamật: Bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ và xả. Mười pháp này là sự triển khai rộng từ Lục độ : Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nại, thiền định và trí tuệ. Chúng tôi xin tri ân Đại Đức Minh Huệ đã trợ giúp tư liệu Phật học về đề tài này, đồng thời chúng tôi không quên ghi nhận công đức của Phật tử Như Huệ đã phiên dịch một số tư liệu cần thiết cho soạn phẩm, giúp soạn phẩm sớm hoàn tất. Dĩ nhiên, trong điều kiện hạn hẹp về tư liệu, chúng tôi không thể trình bày hết những điều sâu thẳm, vi diệu của pháp hành Balamật. Âu cũng đành "lực bất tòng tâm", lại nữa, tuy rất cố gắng nhưng sẽ không thoát khỏi những sơ sót như: lỗi kỹ thuật cùng lý pháp, nghĩa pháp chưa (hay không) được thuông suốt rõ ràng. Mong các bậc cao minh niệm tình dung thứ và chỉ điểm thêm. Kính tri ân các Ngài. Lành thay giai điệu hợp hòa Bồ Đề tự, ngày 02 tháng 06 năm 2004 Những chữ viết tắt: : Aṅguttara (Tăng chi Kinh). JA : Jātaka-atthakathā (Sớ giải kinh Bổn sanh). D : Dīghanikāya (Trường bộ kinh). Dhp : Dhammapāda (Pháp cú kinh). DhpA : Dhammapāda- atthakathā (Sớ giải Pháp cú kinh). Pug : Puggala paññatti (Nhân chế Định) - Tạng Luận. Budv: Buddhavaṃsa (Chánh giác Tông). M : Majjhimanikāya (Trung bộ kinh). Vn : Vinayapiṭaka (Luật tạng). S : Samyutta nikāya (Tương ưng kinh). Sn : Suttanipāta (Kinh tập). Sách tham khảo A- DỊCH THUẬT
Luật Đại phân tích (Tỳ khưu giới), Đại đức Giác Giới (dịch) Kinh tạng Kinh Trường Bộ, Hòa thượng Thích Minh Châu (dịch) Sớ giải Sớ giải kinh pháp cú, Đại Trưởng lão Pháp Minh (dịch) Luận tạng Bộ Pháp Tụ, Đại Trưởng lão Tịnh Sự dịch B- BIÊN SOẠN
|
Source: BuddhaSasana