T̀NH ĐỜI Ư ĐẠO

T́nh đời, Ư đạo
(Cuộc đời Thánh tăng Ananda)
Ḥa thượng Hộ Giác

Phần 3

 

Tể tướng Bandhula và Nhà vua

Một sáng mùa xuân. Lá non xanh mướt, đều đặn theo cành như phô trương sức sống, như đùa giỡn gió xuân, khiến tao nhân mặc khách như quyến luyến sanh t́nh.

Mùa xuân không phải chỉ dành riêng cho cây cỏ mà dành chung cho loài người. Thật vậy, khi gió xuân mát và nắng xuân ấm báo hiệu mùa xuân đến th́ loài người cũng cảm thấy tâm hồn phơi phới và tứ đại điều ḥa. Do đó, thiểu bệnh, thiểu tật, cuộc sống có nhiều khởi sắc. Loài chim cũng nô đùa trên cành líu lo gọi bạn. Tiếng ríu rít hữu t́nh, hồn nhiên và đều rộ của chúng cũng báo hiệu một b́nh minh mới.

Đại đức Ananđa kinh hành trong không khí tươi mát của mùa xuân, suy nghiệm: "Quạ và tu hú đều đen. Cái ǵ khiến chúng khác nhau. Xuân đến quạ cũng là quạ, tu hú cũng vẫn là tu hú. Người hiền người dữ cũng là người. Vậy lấy tiêu chuẩn nào để phân biệt?". Và Đại đức tự chọn một tiêu chuẩn, đó là tiếng kêu , là lời nói.

Đại đức liên tưởng đến Phật ngôn: "Nơi nào không có thức giả, nơi đó không có hội trường. Người nói những lời bất chánh không gọi là người trí ".

Ngay lúc ấy, h́nh ảnh một thiếu phụ hiện ra. Khi đến gần, Đại đức mới nhận ra là tín nữ Mallikà phu nhơn của Tể tướng Bandhula, một Phật tử rất ngoan đạo và có nhiều thiện cảm với Đại đức.

Đại đức hỏi:

- Hôm nay có chuyện chi mà Đạo hữu đi chùa sớm vậy?
- Bạch Đại đức, đệ tử đến bái biệt Đức Bổn Sư trở về Kusinàrà, quê nội của Tể tướng. Đệ tử định sau khi bái biệt Đức Bổn Sư, sẽ đến từ biệt Đại đức. Không ngờ được gặp Đại đức ở đây.
- Có chuyện chi quan hệ không Đạo hữu?
- Bạch Đại đức, Tể tướng bảo đệ tử như vậy.

Khi nàng vào bái biệt, Đức Tôn Sư phán hỏi:

- Có chuyện chi, Mallikà ?
- Bạch Thế Tôn, đệ tử đến bái biệt Đức Thế Tôn để trở về Kusinàrà.
- Tại sao vậy ?
- Tể tướng bảo đệ tử như vậy.
- Có chuyện ǵ quan hệ lắm không?
- Bạch Đức Thế Tôn, câu chuyện xảy ra chỉ v́ đệ tử không có con để nối dơi tông đường.
- Câu chuyện chỉ có bấy nhiêu sao?
- Bạch Đức Thế Tôn, đúng vậy.
- Này Mallikà, nếu đúng vậy th́ ngươi cứ ở lại và hăy nói cho Tể tướng biết đây là lời dạy của Như Lai.

Mallikà chi xiết vui mừng. Nàng có cảm giác của một tử tội được ân xá trước giờ hành quyết. Nàng đănh lễ Đức Bổn Sư và trở về đường củ. Được gặp Đại đức Ananđa vẫn c̣n kinh hành, nàng bèn thuật tất cả cho Đại đức nghe. Đại đức khích kệ:

- Đạo hữu thật là người hữu phước. Từ nay, đạo hữu ước mong điều chi sẽ được toại nguyện. V́ lời dạy của Đức Tôn Sư lúc nào cũng hội đủ yếu tố nhân duyên. Nay Ngài cản như vậy chắc chắn phải có điều hạnh phúc lớn cho Đạo hữu. Đạo hữu hăy vững niềm tin.

Nàng Mallikà vợ của Tể tướng Bandhula là một trong ba tín nữ đại phước, có những món đồ trang sức có giá trị liên thành. Ngoài nàng ra, c̣n có hai người nữa là Đại tín nữ Visàkhà và ái nữ ông bá hộ tại Bàrànaś.

Với tâm trạng vô cùng cởi mở, hân hoan, nàng đem lời dạy của Đức Tôn Sư thuật lại cho chồng nghe. Tể tướng lấy làm hoan hỉ và nghĩ rằng, chắc chắn phải có một nhân duyên đại sự thế nào đó, nên Đức Tôn Sư mới khuyên Mallikà ở lại. Hơn nữa, tuệ giác Đức Tôn Sư thông thiên đạt địa, không một việc thầm kín nào vượt ngoài tầm lưới thiên nhăn của Ngài. Tể tướng tŕu mến nh́n vợ:

- Này em, sở dĩ anh bảo em trở về quê không phải v́ anh không yêu em mà chính v́ tục lệ đă có từ ngàn xưa. Người vợ không sanh con, phải nhường quyền cho chồng cưới vợ lẻ để có con nối dỏi tông đường. Anh chỉ hành động theo tục lệ cổ truyền chứ trong thâm tâm anh lúc nào cũng yêu em.

Mallikà sung sướng ngă đầu vào ngực chồng, nước mắt chảy dài theo má. Tâm trạng nàng vui buồn lẫn lộn. Vui là sẽ được tiếp tục sống bên chồng và có cơ hội phục dịch. Buồn v́ thân phận hiếm hoi bạc phước của ḿnh. Nàng cũng thông cảm sự thiệt tḥi lớn lao của chồng trong vấn đề tuyệt tự. Nàng nói qua nước mắt:

- Anh, em hiểu ḷng anh và sẵn sàng tuân lời anh dạy. Em đă hiến dâng tất cả cho anh. Em hằng tâm nguyện là sẽ làm hết sức ḿnh để anh được vui ḷng, dù gian nguy, cực khổ. Nhưng vấn đề bất lực của em hôm nay thật vượt ngoài khả năng hữu hạn của em. Em tự an ủi, trên đời đă có mấy ai toại nguyện. Cuộc sống là sự lẫn lộn giữa mật đắng và mật ong, giữa ngọt ngào và cay đắng. Chúng ta không phải là chủ nhân của vạn hữu, mà chỉ là nô lệ, nô lệ thường trực và liên tục cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt.

Tể tướng nói thật nhẹ nhàng:

- Tại sao em tự chuốc lấy lụy phiền bằng tự ti mặc cảm. Cuộc sống không có ǵ đến đổi phải quá khổ sở, đắng cay. Những sự kiện bất như ư xảy ra bất thường ấy cũng phần nào nói lên giá trị của những sự kiện như nguyện. Nếu không có vị đắng th́ vị ngọt sẽ trở thành vô nghĩa. Nếu không có cái nóng cháy mùa hè th́ cái tươi mát của mùa xuân sẽ không c̣n thú vị. Em hăy nh́n thẳng vào sự thật cuộc đời trong khái niệm lạc quan, để hy vọng đẹp được tràn đầy, để cuộc sống được vươn lên.

Nàng ngước nh́n thẳng đôi mắt chồng và nói:

- Thưa anh, nếu ḿnh cố gắng lạc quan trong khi tâm hồn ray rứt th́ chẳng hóa ra ḿnh tự dối ḷng sao?

- Nếu lạc quan để đạt mục đích thiện, mỹ th́ hành động ấy đâu có hại. Vấn đề đáng ngại, là người đời thường dối ḷng trong mục đích xấu xa tội lỗi. Vậy tại sao không hướng tâm theo một kích thước lạc quan để phụng hành chánh pháp. Người phụng hành chánh pháp sẽ được an vui trong hiện tại và được sanh về nhàn cảnh trong vị lai.

Cũng có thể em không đồng quan điểm với anh. Trên thế gian này, bất cứ quan điểm nào cũng có kẻ tán đồng có người chống đối. Chẳng hạn như em thương anh cũng có nhiều người ghét anh. Nhưng ai ghét anh cũng được miễn em thương anh là đủ lắm rồi.

Mallikà nh́n thẳng mắt chồng mà ḷng ngập tràn sung sướng. Trên cao, mảnh trăng thượng tuần treo lơ lững, chiếu ánh sáng ngà ngọc xuống trần gian, xua đuổi bóng đen tối tăm buồn nản, đem lại cho hai tâm hồn nguồn hy vọng mới.

Nơi cửa sổ từng lầu thứ ba, Tể tướng đứng choàng tay trên vai mảnh dẻ của vợ như bảo vệ chở che, c̣n Mallikà đứng nép ḿnh bên chồng như chờ đợi âu yếm.

Mới đầu hôm mà gió đưa trăng đă thổi nhẹ từ chân trời. Mùi thơm hoa viên theo gió quyện vào thoang thoảng. Tể tướng nh́n vợ:

- Này em, trong gió mát, dưới trăng ngà được gần bên em quả thật đời anh sung sướng. Anh có cảm tưởng như ngày đầu ḿnh mới yêu nhau. Anh xin xác nhận một lần nữa với em rằng anh yêu em chân thành, tha thiết.

Sau đêm ấy, Mallikà thọ thai và đến ngày khai hoa, nàng song sanh 16 lần, tất cả được 32 đứa trai vô cùng kháu khỉnh và giống cha như khuôn đúc. Tể tướng mừng như bắt được vàng. Các cậu được cha mẹ cưng như trứng mỏng.

Nhưng cuối triều đại vua Pasênađi cái hung tin Tể tướng và 32 đứa con trai bị ám sát đă khiến dân chúng và chư vị Tỳ kheo bàn tán xôn xao. Vị th́ nói, Tể tướng là người đức độ, liêm chính, tài ba xuất chúng, tại sao lại chết một cách oan uổng; vị th́ bảo, Tể tướng và 32 đứa con trai là cột trụ triều đ́nh tại sao lại bị sát hại một cách tức tửi. Lúc ấy Đại đức Ananđa đi ngang qua. Các vị Tỳ kheo đứng lên cung kính mời ngồi. Sau khi an toạ Đại đức lên tiếng:

- Chư vị đang bàn chuyện chi vậy?
- Bạch Đại đức, chúng tôi đang bàn về cái chết vô cùng thê thảm của Tể tướng và 32 đứa con trai của ông.

Đại đức Ananđa cũng tỏ ra xúc động thật sự. Thoáng phút giây, Đại đức tiếp lời:

- Quả thật cái chết của Tể tướng khiến tôi vô cùng xúc động. Mặc dù sinh quán của Tể tướng ở Kusinàrà, nhưng gia đ́nh cũng như cá nhân Tể tướng đối với tôi th́ mối cảm t́nh rất sâu đậm. Do đó, cái chết của Tể tướng làm tôi chua xót không ít.

Các vị Tỳ kheo đâm ra thắc mắc khi Đại đức bảo rằng Tể tướng là người sanh trưởng ở Kusinàrà.

Một vị Tỳ kheo đặt câu hỏi:

- Bạch Đại đức, tôi lấy làm thắc mắc v́ Đại đức bảo rằng Tể tướng không phải người bản xứ th́ làm sao làm đến chức Tể tướng, một chức vụ mà tôi cho là vô cùng quan trọng đối với triều đ́nh, ngoại nhân không khi nào được giao phó. Lại nữa, dân chúng xứ Kôsala này rất quí mến Tể tướng và chính tôi cũng chưa bao giờ nghe ai đề cập đến vấn đề sinh quán của vị văn quan khả kính ấy.

Đại đúc Ananđa tŕnh bày:

- Chư vị c̣n nhỏ tuổi nên chưa tận tường những vấn đề xa xưa có liên quan đến Tể tướng. Nếu các vị muốn, tôi sẽ tóm lược để các vị nghe:

- Ngược gịng thời gian cách đây hơn 30 năm. Lúc bấy giờ Tể tướng là một vị hoàng tử nổi tiếng tài ba, văn vơ kiêm toàn, nhất là kiếm pháp th́ vô cùng trác tuyệt. Sau khi thành tài từ trung tâm vơ đường Takasilà trở về, Tể tướng được Hoàng gia đón rước trọng thể. Theo tục lệ, khi một hoàng tử thành tài phải thi triển sở học của ḿnh trước hoàng gia và dân chúng. Vơ học sở trường của Tể tướng là kiếm pháp và cung pháp.

Trong cuộc thi triển kiếm pháp lần này th́ tất cả các bó tre chất cao khỏi đầu đều bị Tể tướng chặt đứt thật liền như chém chuối. Nhưng đến bó cuối cùng th́ bỗng nghe tiếng rắc. Truy nguyên th́ được biết trong hoàng tộc có người lén đút sắt vào bó tre ganh tài. Tể tướng quá tức giận v́ nghĩ rằng trong hàng hoàng tộc đối xử quá tệ bạc với ḿnh. Phải chi có một cá nhân nào cho ḿnh biết trước, ḿnh sẽ chặt đứt thật ngọt, không hề nghe tiếng rắc.

Tể tướng ngỏ ư trả thù nhưng song thân chàng dùng lời an ủi và khuyên ngăn không được hành động táo bạo.

Vâng lời song thân Tể tướng không dám có hành động tàn sát nhưng trong thâm tâm th́ đă dứt nghĩa đoạn t́nh. Tể tướng xin phép song thân bỏ xứ ra đi mặc cảm v́ tự thẹn:

"Chặt tre c̣n nghe tiếng rắc !"

Này chư hiền đệ, theo thông lệ, tự ái nam nhi rất lớn, nhất là nam nhi tài ba xuất chúng th́ tự ái nam nhi rất lớn hơn. Do đó, Tể tướng không bao giờ chấp nhận một cuộc sống mà danh dự bị tổn thương, dù sự tổn thương ấy do âm mưu thâm độc của tiểu nhân.

Nhưng đi đâu bây giờ, Tể tướng nhớ đến người bạn học hiện làm vua tại kinh đô Sàvatthi - tức đức vua đương kim- bèn gởi thơ ngỏ ư xin được sống nhờ bạn. Đức vua Pásênáđí Kôsalá thông cảm và thương bạn vô cùng. Hơn nữa, sự có mặt của một cộng sự viên tài ba xuất chúng vừa là t́nh bằng hữu chi giao th́ quả thật là điềm lành báo hiệu cho một triều đại vàng son cực thịnh.

Đức vua hạ lệnh tổ chức tiếp rước thật trang trọng và phong chức Tể tướng kiêm Tổng tham mưu trưởng quân lực. Tể tướng vô cùng cảm kích và tận tụy gánh vác công việc triều đ́nh một cách có sách lược.

Một hôm, hữu sự đi ngang qua pháp đ́nh dân chúng trông thấy bèn hoan hô vang dội và yêu cầu Tể tướng xử lại vụ án bất công mà người ngay bị kết tội oan uổng. Sở dĩ có sự bất công vừa kể chỉ v́ người có tiền hối lộ th́ được kiện. Dân chúng đă oán hận ngập ḷng v́ nỗi oan ức gần thấu đến chín tầng mây. Không c̣n chịu đựng được nữa v́ sức người có hạn. Tức nước vỡ bờ. Người cầm cân công lư mà không công bằng chính trực th́ dân chúng sống cuộc đời khổ sở bất an. Không có sự khổ sở, bất an nào bằng sự bất công. Nó c̣n độc ác, nguy hiểm và đáng sợ hơn loài rắn độc. Người giữ cán cân công lư phải có lương tâm, biết hổ thẹn và ghê sợ sự bất công và hậu quả của nó th́ mới không dám hành động bất lương. Đức Phật gọi sự hổ thẹn và sự ghê sợ là trợ-thế-pháp. Nghĩa là hai pháp này có năng lực bảo trợ hạnh phúc và an lạc của thế nhân. Đức Tôn Sư cũng dạy thêm nghệ thuật lănh đạo phải công bằng và liêm chính. Ví như đàn ḅ lội nước, nếu con đầu đàn lội ngay th́ đàn ḅ cũng ngay, ngược lại cũng vậy.

Trong cuộc sống cộng đồng người lănh đạo công bằng minh chánh, th́ dân chúng an cư lạc nghiệp, nếu ngược lại thượng bất chánh, hạ tắc loạn. Khi dân chúng không c̣n tin tưởng th́ hậu quả khó mà lường được.

Hôm ấy, v́ phẩn uất và oán hận người cầm cân công lư, nên dân chúng mới hoan hô và thỉnh cầu Tể tướng tái xử vụ án. Thật không hổ danh là vị Tể tướng đạo đức, liêm chính, tất cả những nghị án mà Tể tướng phán quyết đều công minh, khiến dân chúng vô cùng hoan hỉ. Họ tiếp tục hoan hô Tể tướng làm chấn động cả khu vực pháp đ́nh. Đức vua biết chuyện lấy làm hoan hỉ bèn phong Tể tướng kiêm nhiệm chức vụ H́nh bộ Thượng thư.

Để trong sạch hóa guồng máy pháp đ́nh Tể tướng thanh lọc nội bộ và loại trừ những phần tử bất hảo, khiến cho không khí pháp đ́nh trở nên nghiêm minh, là nơi nương tựa của người cô thế. Nhưng chính sóng gió cũng bắt đầu manh nha từ đây.

Thế rồi những phần tử bất hảo cấu kết và phao tin Tể tướng âm mưu thí chúa. Thoạt tiên, đức vua không tin nhưng hết người này đến người khác họ nói rất giống nhau khiến cho đức vua tin lời.

Ngừng một lúc, Đại đức Ananđa kể tiếp:

- Này chư hiền đệ, có những sự kiện khó thể kham nhẫn được, đó là:

1- Người nữ biết chồng san sẻ t́nh yêu.
2- Người nam bị chà đạp danh dự.
3- Loài rắn bị cắp trứng.
4- Loài voi thấy vợ ḿnh bị cưỡng ái.
5- Nhà vua biết người khác muốn cướp ngôi.

V́ mất sáng suốt, đức vua nghĩ kế loại trừ Tể tướng bằng cách phao tin nơi biên thùy có loạn. Cướp bóc nổi lên sát hại lương dân gây xáo trộn nền an ninh biên pḥng và hạ lệnh cho Tể tướng cùng 32 đứa con hỏa tốc đem binh ra biên thùy dẹp loạn.

Trong khi Tể tướng và 32 đứa con chuẩn bị lên đường th́ phu nhân Mallikà linh cảm có chuyện chẳng lành, thỏ thẻ với chồng:

- Thưa phu quân, ngoài phu quân ra không có người nào đủ sức dẹp loạn hay sao mà đức vua phải cần đến một vị Tể tướng như phu quân?

- Em ạ, đừng nói là đức vua sai anh dẹp loạn mà ngay như bảo anh chết anh cũng không từ nan. Em nên nhớ rằng, đức vua là chúa của thần dân và chính sự sống của chúng ta đều do người thanh toàn. Do đó, bất cứ lúc nào người cần đến là chúng ta phải hy sinh.

- Nhưng em linh cảm có chuyện chẳng lành. Phu quân cũng đă nhiều lần ra đi v́ công vụ nhưng em có khi nào dám cản trở. Tuy nhiên, lần ra đi này của phu quân khiến em đau ḷng như ai cắt ruột và run sợ như người đắm thuyền giữa đêm tối mông lung. Phu quân đừng đi có được không?

- Anh đă bảo với em rằng, bổn phận thần tử là phải tuyệt đối tận trung dù phải hy sinh.

- Nhưng tại sao lại phải đem các con theo. Để chúng nó ở nhà có được không?

- Lệnh truyền như vậy. Anh không dám di mạng.

Tể tướng hơi chột dạ, thoáng buồn khi nghe vợ đề cập đến các con. Ông cố gắng giữ nét mặt b́nh thản để trấn an vợ hiền.

- Phu quân không đem cháu Đikhácaradáná cùng theo cho có bạn?

- Không có lệnh em ạ!

- Cho em theo với có được không?

- Không nên đâu em ạ. V́ đây là nhiệm vụ của anh và các con. Em chớ quá lo ngại.

Trên thực tế giác quan thứ sáu của phái nữ nhạy cảm hơn nam giới trên mặt t́nh cảm. Do sự nhạy cảm của ư căn nên sự linh cảm của người nữ về mặt này thường thường là đúng.

Trên đường về, Tể tướng và các con đều bị phục binh của đức vua hạ sát.

- Bạch Đại đức - một vị tỳ kheo lên tiếng- thật khó tin quá. Không lẽ một người như Tể tướng mà không tiên liệu được những âm mưu tày trời như vậy hay sao. Theo tôi nghĩ, Tể tướng là người tự trọng, bỏ xứ đến sống nhờ với bạn, nay bạn sanh tâm hại ḿnh th́ thà chết c̣n hơn. Vả lại, Tể tướng là người trung hậu, trọng nghĩa, khinh tài nên bị thiệt thân. Mọi người đều biết đức vua nhẹ dạ và hay nghe lời tôi nịnh. Do đó, tôi cả quyết là Tể tướng có thể biết được âm mưu của nhà vua.

Đại đức Ananđa lặng nh́n về phía xa xăm. Mọi người đều im lặng. Cảnh vật như biểu đồng t́nh. Không gian như bất động.

Để phá tan bầu không khí bất động ấy, Đại đức tiếp lời:

- Khi biết được sự thật, đức vua hối hận vô cùng nhưng t́m đâu ra người bạn hiền như Tể tướng. Sự ân hận cứ ám ảnh, khiến đức vua không an tâm. Nổi tiếc thương như tê tái cả tâm hồn, nhất là mỗi khi quốc gia hữu sự mà khả năng và thông tuệ hữu hạn của Ngài khó bề giải quyết.

Này chư hiền đệ, "Người nhẹ dạ, thiếu sáng suốt hay tin lời nịnh hót không phải chỉ làm khổ bản thân mà c̣n gây đau khổ cho người thân yêu trung hậu. C̣n hạn người ác th́ nhiều như cỏ cú. Thế nhân dễ bị chúng đầu độc và, một khi đă tin chúng th́ vô phương cứu văn. Trước mặt th́ ngọt như mật ong nhưng sau lưng là rắn độc. Thân ác, khẩu ác, ư ác là tướng người ác. Thân cận người ác là tự sát. V́ ảnh hưởng tội ác của họ sẽ giết chết đời sống thuần lương đạo đức của ta".

Kể đến đây, Đại dức Ananđa cáo biệt chư vị tỳ kheo v́ đă đến giờ phục dịch Đức Tôn Sư.

-oOo-

Xem Tiếp Phần 3 Trang 2

Trở Lại Phần 2