T̀NH ĐỜI Ư ĐẠO

T́nh đời, Ư đạo
(Cuộc đời Thánh tăng Ananda)
Ḥa thượng Hộ Giác

Phần 1 - Trang 2

 

Lệnh bà Mahà Pajàpati

Đại đức Ananđa c̣n có tính hay thương người, thấy ai khổ là chịu không được và sẵn sàng giúp đỡ tùy khả năng, không phân biệt thân sơ, nam nữ. Câu chuyện điển h́nh như sau:

D́ mẫu Mahapachapati (Mahàpajàpati) rất mực thương yêu và quí kính Đức Phật. Để thể hiện t́nh cảm sâu đậm ấy, Lệnh bà tự kiểm và nhận thấy rằng từ ngày Thái tử thành Phật, trong hàng hoàng gia Thích tộc có người hiến cúng lễ vật, có người rũ áo đi tu, riêng ḿnh th́ chưa làm được việc thiện nào cụ thể. Nghĩ xong, Lệnh bà tự chọn cho ḿnh một công tác là tự tay canh cửi dệt vải và cắt may một bộ y phục thật tốt để cúng dường Đức Phật. May xong, Lệnh bà đến chùa bạch Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn, D́ mẫu tự tay canh cửi, dệt vải và cắt may bộ y này để cúng dường, xin Đức Thế Tôn từ bi thọ dụng.
- Thưa D́ mẫu, xin D́ mẫu cúng dường đến vị khác. Như Lai đă có đủ y rồi.

Lệnh bà tha thiết năn nỉ ba lần, nhưng Đức Thế Tôn vẫn một mực khước từ. Lệnh bà vô vàn buồn tủi. Nhớ thuở nào, khi Đức Phật c̣n ấu thơ, Lệnh bà ẳm bồng, nưng niu. Cầm ḷng không được, Lệnh bà vừa khóc kể vừa ôm bộ y đến chổ ở Đại đức Xá Lợi Phất kể hết sự t́nh và yêu cầu Đại đức hoan hỉ thọ nhận.

Mặc dù thông cảm cảnh ngộ và tâm trạng của Lệnh bà, song Đại đức khước từ và đề nghị Lệnh bà cúng dường cho vị khác. Nhưng câu chuyện được ghi nhận là không có vị nào thọ y của Lệnh bà.

Cuối cùng, Đức Phật cho triệu tập tăng chúng, và khuyến khích Lệnh bà cúng dường đến chư tăng do Đại đức A-chi-ta đại diện nhận. Đồng thời, Ngài an ủi, khích lệ và tán thán đạo tâm tuyệt đối trong sạch của Lệnh bà, khiến Lệnh bà chẳng những hết tủi thân mà c̣n vô cùng hoan hỉ.

Nhơn câu chuyện này, Đức Phật giải thích về cung cách bố thí:

- Thưa D́ mẫu, bộ y mà D́ mẫu vừa cúng dường gọi là tăng thí trong sự chứng minh của Như Lai, một vị Phật Tổ. Cách thí này phước báu to lớn vô cùng, to lớn hơn cúng dường đến một cá nhân, dù cá nhân ấy là Như Lai. D́ mẫu ơi, sở dĩ Như Lai không thọ y của D́ mẫu, không phải Như Lai muốn làm khó hay làm buồn ḷng D́ mẫu, mà sự thật chỉ v́ Như Lai muốn cho D́ mẫu được thật nhiều công đức.

Đức Phật nh́n sang Đại đức Ananđa và dạy:

- Ananđa, ngươi khẩn cầu Như Lai thọ y của D́ mẫu bằng cách gợi lại mối t́nh dưỡng dục tuyệt vời mà D́ mẫu dành riêng cho Như Lai thuở ấu thời. Điều này Như Lai không phủ nhận. Do đó, Như Lai đă triệu tập chúng tăng, và hướng dẫn D́ mẫu cúng dường đến đoàn thể thay v́ cá nhân. Sự cúng dường đến tập thể có giới đức th́ phước báu thật là vô lượng. Ananđa này, cá thể th́ có 14 hạng:

1- Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
2- Bậc Độc giác Phật.
3- Bậc Alahán.
4- Bậc đang hành đạo để đắc quả Alahán.
5- Bậc Anahàm.
6- Bậc đang hành đạo để đắc quả Anahàm.
7- Bậc Tư đà hàm.
8- Bậc đang hành đạo để đắc quả Tư đà hàm.
9- Bậc Tu đà hườn.
10 -Bậc đang hành đạo để đắc quả Tu đà hườn.
11- Tu sĩ ngoại đạo đă diệt ái dục.
12- Phàm nhơn có giới đức.
13- Phàm nhơn không có giới đức.
14- Loài súc sanh.

Này Ananđa, thực phẩm mà người cho đến súc sanh vẫn được phước báu to lớn. Ananđa, có lần Như Lai nói với một du sĩ ngoại đạo rằng:

- Dù đổ nước rửa bát với ư định bố thí cho những loại thấp sinh vẫn được phước nhiều. Do đó, sự bố thí từ người có giới đức trở lên đến bậc Chánh Đẳng Chánh Giác th́ phước báu lại càng to lớn hơn. Tuy nhiên, phước của cá thể vẫn là phước tương đối, giới hạn; c̣n phước của tập thể thí th́ tuyệt đối, vô hạn. Này Ananđa, đến thời mạt pháp sẽ không c̣n bậc xuất gia có giáo phục và giới đức, mà chỉ có h́nh thức tối thiểu để ghi nhận mà thôi. Chẳng hạn như, quấn vải vàng trên cổ, buộc chỉ vàng nơi cườm tay hoặc trên búi tóc. Mặc dầu vậy, sự bố thí đến h́nh thức tăng ấy cũng được phước vô lượng miễn là tác ư hướng vọng tăng già.

Đức Thế Tôn an ủi thêm D́ mẫu:

- Thưa D́ mẫu, do đó, sự cúng dường hôm nay của D́ mẫu là sự cúng dường đến tập thể. Quả thật D́ mẫu là người đại phước, đại duyên, v́ nó đánh dấu một thắng lợi lư trí. Nguyên D́ mẫu đă phát tâm muốn xuất gia theo Phật ngay từ lúc Ngài c̣n ngụ tại chùa Ni-gô-rô-tha-ra-ma (Nigrodhàràma) xứ Ca-b́-la-vệ. Nhưng Đức Phật khước từ. Lệnh bà không thối chí nản ḷng, cứ tiếp tục khẩn cầu nhiều lần nhiều lượt, nhưng Đức Phật vẫn không đổi ư. Măi đến khi Đức Phật ngự sang xứ Vesàli và tạm ngụ tại Cu-đa-ga-ra-sa-la (Kutàgàrasàla) rừng Đại lâm (Mahàvana) th́ Lệnh bà cùng với một số đông công nương Thích tộc phát đại nguyện xuất gia làm tỳ kheo ni. Tất cả đồng loạt thí phát, đắp y cà-sa, đi chân đất từ Ca-b́-la-vệ đến Vesàli, khoảng đường dài 200 cây số. Mặc dù đôi chân vương giả đă bị sưng phồng, Lệnh bà và hàng công nương vẫn vào bái kiến Đức Phật xin phép xuất gia. Đức Phật vẫn không chấp thuận. Lệnh bà vô cùng buồn tủi, bèn ra đứng ngoài ven rừng Đại lâm khóc than thảm thiết.

Đại đức Ananđa thấy vậy động ḷng, bèn an ủi Lệnh bà dằn cơn sầu khổ. Đại đức vào bạch Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn, Lệnh bà Gotami, D́ mẫu của Đức Thế Tôn, đă tự động thí phát, đắp y cà-sa, thân h́nh tiều tụy, nét mặt bơ phờ hai chân sưng phồng v́ đi bộ từ Ca-b́-la-vệ. Mặc dù vậy, Lệnh bà vẫn không nghĩ đến sự cực khổ, đau đớn, mà chỉ cầu mong được xuất gia. Bạch Đức Thế Tôn, Lệnh bà là người có nhiều công ơn, đă thay từ mẫu cho Đức Thế Tôn những ḍng sữa ấm. Xin Đức Thế Tôn mở ḷng bi mẫn cho phép Lệnh bà được xuất gia theo sở nguyện.

Một phút im lặng, Đức Phật dạy:

- Này Ananđa, D́ mẫu có nhiều công ơn đối với Như Lai, điều này Như Lai vẫn hằng tâm niệm. Nhưng Ananđa cũng đừng quên rằng Như Lai là vị Pháp vương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với giáo đoàn, giáo sử và càng không thể lẫn lộn giữa vấn đề t́nh cảm và lư trí. Do đó, Như Lai phải tuyệt đối vô tư. Này Ananđa, nếu ví giáo đoàn Tăng già như thửa ruộng th́ sự có mặt của ni chúng sẽ là loài sâu bọ làm hại mùa màng. Này Ananđa, Như Lai đă từng dạy rằng, nữ giới là phiền trược của phạm hạnh. Ananđa ơi, nếu chánh pháp của Như Lai có thể tồn tại và thạnh hành 1000 năm, nhưng khi có ni chúng th́ thời hạn ấy sẽ giảm thiểu c̣n phân nữa. Hăy cho thông qua chuyện ấy. Ananđa chớ nên sốt sắng khẩn cầu mà sẽ có điều bất lợi về sau.

Nhưng h́nh ảnh vô cùng tiều tụy, xác xơ, với nét mặt bơ phờ và đôi chân sưng húp của D́ mẫu trong bộ y cà-sa dính nhiều bụi đất đă khiến Đại đức chạnh ḷng thương cảm:

- Bạch Đức Thế Tôn, nữ giới nếu được xuất gia đúng chánh pháp có thể đắc được thánh quả hay không?
- Có thể được không trở ngại.
- Bạch Đức Thế Tôn, nếu vậy xin Đức Thế Tôn từ bi chấp thuận cho D́ mẫu xuất gia.

Qua một phút im lặng nữa, Đức Từ Bi phán dạy:

- Này Ananđa, nếu D́ mẫu chịu nghiêm hành 8 trọng pháp (1) th́ Như Lai có thể chấp thuận. Tám trọng pháp ấy là:

1- Tỳ kheo ni dù có 100 tuổi đạo cũng phải đănh lễ, đứng dậy tiếp rước và phụng sự xứng đáng đối với vị tỳ kheo tăng dù mới xuất gia trong ngày.

2- Không được nhập hạ tại địa điểm không có tỳ kheo tăng.

3- Phải tự hành lễ Phát lồ (2) và sau đó phải đến thỉnh giáo với tỳ kheo tăng trong mỗi định kỳ nữa tháng.

4- Phải tự hành lễ Tự tứ (Pavàranà) và sau đó phải đến xin hành lễ với tỳ kheo tăng.

5- Nếu phạm tăng tàng phải chịu thọ phép Ma-nach-ta (Mànatta) (3) 15 ngày thay v́ 7 ngày nơi hai giáo hội.

6- Giới tử ni (Sikkhamànà) trước khi xuất gia phải nghiêm tŕ lục giới suốt thời gian hạn định 2 năm và phải được hành lễ thọ cụ túc giới nơi lưỡng phái giáo hội.

7- Không được nặng lời chỉ trích, hoặc mắng chửi tỳ kheo tăng.

8- Không có quyền giáo huấn tỳ kheo tăng, mà chỉ có tỳ kheo tăng mới đủ thẩm quyền giáo huấn tỳ kheo ni.

- Này Ananđa, đây là 8 trọng pháp mà ni giới phải nghiêm hành suốt đời.

Chú thích:

(1) Cũng được gọi là Pháp Bát Kính.
(2) Lễ Bố tát.
(3) Nghi thức giáo luật để trong sạch hóa tỳ kheo phạm trọng tội.

Đại đức Ananđa thuật lại tất cả cho D́ mẫu nghe và chờ xem phản ứng. Lệnh bà vô cùng hoan hỉ, có cảm tưởng như cô gái đẹp tắm rửa sạch sẽ, điểm trang lộng lẫy, đầu đội tràng hoa, th́ thử hỏi làm sao Lệnh bà không vui mừng cho được. Lệnh bà bạch với Đại đức Ananđa là sẽ trọn đời nghiêm hành Bát kính pháp.

Đức Phật cho Lệnh bà và 500 công nương Thích tộc được xuất gia thọ cục túc giới. Đây là khởi đầu cho trang ni sử trong Phật giáo.

Tại sao Đức Phật có tôn ư không cho nữ giới xuất gia? Điều này đă được trả lời dứt khoát và minh bạch qua thái độ không chấp thuận lời khẩn cầu của D́ mẫu. Ngài lo xa: Ni giới sẽ gây trở ngại cho bản thân ḿnh cũng như tha nhân. Chẳng hạn, tỳ kheo ni không thể bảo vệ an ninh cho chính ḿnh. Do đó, ni chúng không có quyền sống biệt lập, mà phải luôn luôn đặt dưới sự giáo huấn và giám hộ của tỳ kheo tăng. Sự liên đới trách nhiệm này là một trở ngại lớn cho cả hai giới.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bất khả kháng, Đức Thế Tôn cũng hoan hỉ chấp thuận với những điều kiện trên. Qua Pháp Bát Kính, chúng ta phải nhận rằng, tôn ư Đức Phật cho phép nữ giới xuất gia nhưng chế định giới luật vô cùng khó khăn để ni giới không phát triển được và cuối cùng giáo đoàn ni bộ không c̣n nữa. Sự kiện đă xảy ra như dự liệu. Nghĩa là sau khi Đức Phật tịch diệt, không có đoạn kinh nào đề cập đến ni giới. Măi cho đến triều đại A-Dục vương (1), giáo đoàn ni bộ mới tái xuất hiện.

Một điều quan trọng khác, tưởng cũng nên biết, đó là nghi thức và cung cách cho nữ giới xuất gia. Theo luật định, một vị tế độ chỉ có quyền cho một giới tử ni xuất gia và sau đó phải nghỉ một năm. Nghĩa là cách năm mới được phép cho xuất gia. Với điều kiện này, dù muốn dù không, giáo đoàn ni bộ cũng phải đi đến chổ tự diệt.

Vả lại tôn ư Đức Phật chỉ muốn nữ giới giữ vai tṛ tiếp liệu, tỳ kheo tăng là chiến sĩ, mà Đức Phật là vị Tổng tư lệnh tối cao.

-oOo-

Xem Tiếp Phần 2

Trở Lại Phần 1